Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

NGHỆ THUẬT TRÀO PHÚNG TRONG THƠ NGUYỄN KHUYẾN_2 potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.3 KB, 9 trang )

NGHỆ THUẬT TRÀO PHÚNG TRONG
THƠ NGUYỄN KHUYẾN

Ngay đến những cô tiểu nơi cửa thiền cũng bị thi nhân đem ra trêu cợt
khi thấy dáng điệu cô nằm ngủ thật là gợi cảm:

Ôm kinh gối mõ gáy khò khò,
Gió lọt buồng thiền mát mẻ cô.
Then cửa từ bi gài nửa cánh,
Nén hương tế độ đốt đầy lò.
(Cô tiểu ngủ ngày)

c. Thầy đồ:

Sự suy sụp của đạo lýkhông chỉ lan đến cửa chùa, mà còn làm bại hoại
cả tầng lớp trí thức. Tiêu biểu nhất là các thầy đồ. Mang danh nhà mô
phạm, nhưng sự đời đảo điên, tình dục đã làm mờ ám lương tri để rồi
Nguyễn Khuyến lên tiếng:

Ở goá thế gian này mấy mụ,
Đi ve thiên hạ thiếu chi thầy.
Yêu con cũng muốn cho thầy dạy,
Dạy cháu nên rồi mẹ cháu ngây.
(Thầy đồ ve gái)

Nếu có những “Thầy đồ ve gái” thì cũng có những “Thầy đồ bị gái lừa”:

Cùng nhau chửa được mấy ngày,
Cô tiêu cũng lắm thầy vay cũng nhiều.
Yêu người, người lại chẳng yêu,
Chiều hoa, hoa lại chẳng chiều mới căm.


(Thầy đồ bị gái lừa)

d. Cô đầu:

Ngay đến những hạng người như cô đầu cũng thấy xuất hiện trong thi ca
trào phúng của Nguyễn Khyến. Nhân nghe tin một cô đầu nằm mê bị
bóng đè, Nguyễn Khuyến lại có dịp châm biếm:

Cô đầu sen là người thi liệu,
Cớ làm sao õng ẹo với làng nho.
Bóng đâu mà đến đè cô,
Bỗng thấy chuyện nhỏ to đâm thắc mắc.
( Cô đầu bị bóng đè)

e. Những người tham dự Hội Tây:

Lời chỉ trích của thi nhân lại nhắm đến hạng bình dân. Người Pháp đến
Việt Nam thường tổ chức ngày hội nhân lễ độc lập của họ, thanh niên
nam nữ Việt Nam không biết cái nhục vong quốc lại còn hăng hái tham
dự, bày cảnh lố lăng:

Cậy sức cây đu nhiều chị nhún,
Tham tiền cột mỡ lắm anh leo.
Khen ai khéo vẽ trò vui thế,
Vui thế bao nhiêu nhục bay nhiêu.
(Hội Tây)

Như vậy chúng ta có thể ghi nhận rằng Nguyễn Khuyến đã cười, đã mĩa
mai rất nhiều đối tượng.


II. Đặc tính nghệ thuật:

Thái độ trào phúng của thi nhân bao giờ cũng biểu lộ những sắc thái
nghệ thuật đặc biệt. Sinh trước tú xương hơn 30năm, được chứng kiến
sự biến chuyển của xã hội trong buổi giao thời một cách trọn vẹn,
Nguyễn Khuyến không vội vàng hấp tấp. Thi nhân là một nho sinh cho
nên không ưa lối biểu lộ tình cảm một cách ồ ạt, suống sã. Khi châm
biếm, đùa cợt Nguyễn Khuyến vẫn giữ được cái cười kín đáo tế nhị và
sâu xa.

a. Lối chỉ trích kín đáo:

Khi chỉ trích người, nhà thơ bao giờ cũng giữ sự kín đáo. Chỉ trích quan
lại bất tài thi nhân chỉ ví bọn này như Tiến sĩ giấy:

Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng
Nét son điểm rõ mặt văn khôi.

Lời lẽ kín đáo được xem là một đặc tính nghệ thuật trong thi ca trào
phúng của Nguyễn Khuyến. Thi nhân thường mượn một hình thức tầm
thường bên ngoài để che đậy cái nội dung sâu kín bên trong. Mỗi lần
muốn chỉ trích một đối tượng nào, nhà thơ thường không nêu đích danh
mà chỉ dùng lối gián tiếp. Nói đến quan lại bất tài, Nguyễn Khuyến lại
mượn hình ảnh tiến sĩ giấy để lên tiếng công kích mỉa mia:

Mày râu vẻ mặt vang trong nước,
Giấy má nhà bay đáng mấy xu.
Bán tiếng mua danh thây lũ trẻ,
Bảng vàng bia đá vẫn nghìn thu.
(Tiến sĩ giấy)


Đôi lúc lại dựng lên một hoạt cảnh, một vở kịch như “Lời vợ phường
chèo” để gián tiếp mạt sát vua quan lúc bấy giờ:

Vua chèo còn chẳng ra gì.
Quan chèo vai nhọ khác chi thằng hề.
(Lời vợ phường chèo)

b. Lời chỉ trích nhẹ nhàng:

Không những thế, vì hấp thu đạo đức Nho giáo lại thêm bản tính hiền
hoà, lời chỉ trích của Nguyễn Khuyến không phải là nhứng lời trắng
trợn, sỗ sàng, thi nhân cho rằng lối răn dạy, sự sửa lỗi phải nhẹ nhàng để
người lầm lỗi đủ bình tĩnh nghiệm xét, may ra mà sửa lỗi chăng? Khi
nhắm đến ông đốc Hưng Yên, Nguyễn Khuyến chỉ dùng những lời thật
hiền lành:

Ông làm Đốc Học mấy năm nay,
Gần đó mà tôi chưa được hay.
Tóc bạc răng long chừng bậc cụ,
Khăn thâm áo thụng cũng ra thầy.
(Gửi ông Đốc Học)

c.Ý sâu sắc chua cay:

Nhưng khi những thói hư tật xấu tiếp diễn, nho sinh có bổn phận khôi
phục và duy thế đạo nhân tâm, nho sinh không chấp nhận tội lỗi, vì nếu
lời trào phúng nhẹ nhàng hời hợt thì nhiệm vụ hoàn lương xã hội làm
sao trọn vẹn được. Lời chỉ trích không nặng nề, song ý tứ phải sâu xa và
nếu cần chứa luôn sự chua chát. Cái cười cảu Nguyễn Khuyến đậm đà,

xa xôi. Như khi muốn mắng bọn quan lại hống hách, thi nhân đã dùng
những cười cợt nhẹ nhàng, nhưng khi đi vào chiều sâu chúng ta mới thấy
là những mạt sát: :

Ghế tréo lọng xanh ngồi bảnh choẹ
Nghĩ rằng đồ thật hoá hoá đồ chơi.
(Ông nghè tháng Tám).

Ngắm nghía ông tiến sĩ giấy, thi nhân thấy giá trị của nó hèn kém có
khác chi bọn dốt nát nhờ nịnh bợ luồn cúi mà đỗ đạt:

Mày râu mặt ấy vang trong nước,
Giấy má nhà bay đáng mấy xu.
(Tiến sĩ giấy).

Đọc qua nghe nhẹ nhàng, nhưng suy kỹ, biết thâm ý của Nguyễn
Khuyến mới hay đó là lời mạt sát.
Tính chất thâm trầm chua cay lại càng rõ ràng hơn chúng ta đọc đoản
kịch trào lộng “Lời vợ phường chèo”. Thật vậy, thái độ ấm ớ, ngớ ngẩn
của anh phường chèo:

Xóm bên đông có phường chèo trọ,
Đang nửa đêm với vợ chuyện trò.
Rằng ta thường làm quan to,
Sao người xem chẳng ra trò trống chi?
(Lời vợ phường chèo)

Giữa đêm khuya đem chuyện vớ vẩn hỏi vợ thì thiệt là điên. Không
những thế, chàng ta ngu dốt và vô liêm sỉ đến độ:


Vợ giận lắm mắng đi mắng lại,
Tuổi đã già sao dại như di.
Nửa đêm sao chẳng biết gì,
Người ta biết đến thiếp thì hổ thay.
(Lời vợ phường chèo)

Đừng tưởng Nguyễn Khuyến muốn nói đến chuyện phường chèo, lời lẽ
trên thi nhân dành cho bọn quan lại trong triều lúc bấy giờ đấy! Vợ mà
mắng chồng thì chồng là kẻ tồi, lại mắng đi mắng lại vì chồng ngu. Vợ
biết hổ thẹn trong khi chồng trơ ra không biết nhục. Thật là nhứng lời
chua cay mà Nguyễn Khuyến đã gửi đến bọn quan bù nhìn.

d. Thái độ quân tử:

Dù sao, Nguyễn Khuyến cũng là bậc túc nho cho nên khi chỉ trích người
đời thi nhân phải bảo vệ tác phong quân tử của mình. Thật vậy, trước khi
thế trào, Nguyễn Khuyến đã tự trọng, đem cái xấu xa của mình ra để mỉa
mai:

Nghĩ mình lại gớm cho mình nhỉ,
Thế cũng bia xanh cũng bảng vàng.
(Tự trào)

Khe khắt với mình xong mới bắt đầu lên tiếng sửa sai người đời. Lời
trào phúng của Nguyễn Khuyến luôn luôn có tính cách xây dựng, mang
nhiều tính chất giáo dục làm cho những đối tượng bị thi nhân trêu chọc
ngẫm nghĩ và nghiệm xét hành động mình. Họ đã lĩnh hội lời khuyên
nhủ của Nguyễn Khuyến. Sau khi chỉ trích bọn thanh niên nam nữ bày
trò lố lăng, tạo cảnh vong quốc trong ngày Hội Tây, Nguyễn Khuyến đã
kết thúc bằng lời khuyên của một người lớn đối với hậu sinh:


Khen ai khéo vẽ trò vui thế,
Vui thế bao nhiêu nhục bấy nhiêu.
(Hội Tây).

C- LỜI KẾT

Thơ văn Nguyễn Khuyến thường mang nhiều nét có tính chất trào lộng,
châm biếm. Tính chất châm biếm, trào lộng này cũng do nội dung tư
tưởng của thơ văn ông và tình trạng tầng lớp ông quy định. Thái độ trào
phúng của Nguyễn Khuyến thường nhẹ nhàng, mát mẻ, nhiều khi kín
đáo nhưng chua chát, sâu cay và thâm thuý. Mức độ trào phúng của nhà
thơ cao hay thấp, nặng hay nhẹ tuỳ từng đối tượng. Và thái độ châm
biếm của ông thường là thái độ của kẻ đàn anh đứng ở vị trí trên mà
nhiếc móc, mỉa mai kẻ dưới.

×