ĐỌC HIỂU BÀI THƠ "BẾN QUÊ" CỦA
NGUYỄN MINH CHÂU
I.Tìm hiểu văn bản
1. Tác giả: Nguyễn Minh Châu (1930-1989) quê ở Nghệ An, ông là
cây bút xuất sắc của nền văn học Việt Nam.
- Sau năm 1975, ông có nhiều tìm tòi về tư tưởng nghệ thuật
- Tác phẩm chính: Cửa sông, Những vùng trời khác nhau, Dấu
chân người lính.
2. Văn bản
a) Tóm tắt :
- Ngoài cửa sổ, hoa bằng lăng đậm sắc, Nhĩ ngồi cho vợ bón thức
ăn. Đã tiết lập thu, những cây bằng
lăng,vòm trời, bãi bồi bên kia sông hiện ra, nơi mà Nhĩ chưa đến
bao giờ trong khi anh đã đi rất nhiều nơi
trên thế giới.
- Tuấn lau miệng cho bố, Nhĩ hỏi Liên về tiếng động đêm qua, Liên
động viên chồng. Lần đầu tiên Nhĩ
thấy vợ mặc áo vá.
- Nhĩ giục Liên đi chợ, Nhĩ gọi Tuấn vào, ngắm con, dặn con sang
bên kia sông. Tuấn miễn cưỡng nghe
lời bố. Anh cố dịch ra đầu phản nhưng không được nên phải nhờ
bọn trẻ.
- Anh thấy cánh buồm, con đò, dòng sông nhưng không tháy Tuấn
vì Tuấn đang sà vào đám chơi phá cờ
thế bên đường. Anh buồn bã, nghĩ về cái vòng vèo chùng chình
của cuộc, nghĩ về vợ lúc mới cưới.
- Cụ giáo khuyến, thấy anh khác thường, lúc ấy chuyến đò duy
nhất trong ngày vừa cập bến.
b) Thể loại: truyện ngắn
c) Ngôi kể: truyện được trần thuật ở ngôi thứ ba nhưng được diễn
ra theo cái nhìn và tâm trạng của Nhĩ. Tác
dụng: Tâm trạng và suy nghĩ của nhân vật được đặt trong hoàn
cảnh đặc biệt: Nhĩ sắp từ giã cuộc đời.
Việc lựa chọn cách trần thuật như thế giúp cho những suy ngẫm
và triết lý của tác phẩm thêm sâu sắc.
d) Xuất xứ : in trong tập truyện ngắn cùng tên, xuất bản năm 1985
e) Chủ đề: truyện thức tỉnh con người ta đừng sa vào những điều
vòng vèo chùng chình để hướng tới những
giá trị đích thực vốn giản dị của cuộc sống
f) Nhan đề “Bến quê”: tác giả đặt tên truyện ngắn là bến quê có ý
nghĩa rất sâu sắc. “Bến” là bến đậu, bến
đỗ, “quê” là quê hương, “Bến quê” là những suy nghĩ, trải nghiệm
sâu sắc của nhà văn về con người và
cuộc đời thức tỉnh ở mọi người sự trân trọng những vẻ đẹp và giá
trị gần gũi bình dị của gia đình và quê
hương
g) Những hình ảnh chi tiết mang ý nghĩa biểu tượng:
- Bãi bồi, bến sông → biểu tượng cho sự gần gũi bình dị của quê
hương
- Những bông hoa bằng lăng: khi mới nở, màu nhạt, đậm sắc đẫm
màu khi sắp hết mùa, một màu tím thẫm
như bóng tối → biểu tượng cho quy luật nở rồi tàn của tự nhiên
- Những tảng đất lở → biểu tượng cho cuộc sống của Nhĩ sắp lụi
tàn
- Nhĩ bám tay vào cửa sổ khoát khoát tay, mặt đỏ → biểu tượng
cho chút sức lực cuối cùng, Nhĩ cố bám
víu nhưng vô vọng, hụt hẫng.
II.Tìm hiểu văn bản
1. Tình huống nghịch lí
• Tình huống 1: trước đây Nhĩ đi khắp mọi nơi nay đã bị bại liệt
nằm một chỗ, phải dựa vào vợ con → Nhĩ
mới thấy được sự tần tảo hy sinh của vợ, mới thấy được gia đình
là bến đậu vững chắc cho cuộc đời.
• Tình huống 2: Nhĩ phát hiện ra bãi bồi bên kia sông rất đẹp
nhưng không bao giờ Nhĩ có thể đặt chân tới.
Nhĩ nhờ con trai sang bên kia bãi bồi nhưng người con không hiểu
khát vọng của bố nên đã lỡ chuyến đò.
→ Giá trị của những vẻ đẹp gần gũi quanh ta.
→ Nhĩ rút ra kết luận con người ta trên bước đường đời khó tránh
khỏi những điều vòng vèo chùng chình.
→ Hai tình huống nghịch lí liên quan mật thiết với nhau là những
chiêm nghiệm triết lí trong cuộc đời.
2. Cảm xúc suy nghĩ của Nhĩ về vẻ đẹp nơi bến quê
- Những bông hoa bằng lăng cuối mùa
- Con sông hồng
- Vòm trời
- Đặc biệt là vẻ đẹp tràn đầy sức sống của bãi bồi bên kia sông
→ Mỗi cảnh vật thiên nhiên đều mang một vẻ đẹp riêng rất đỗi
giản dị , vẻ đẹp ấy thấm đẫm cảm xúc con
người khắp đó đây mà cuối đời mới nhận ra.
→ Nhĩ xúc động trước vẻ đẹp giản dị thân thương của quê hương
xứ sở
3. Cảm xúc và suy nghĩ của Nhĩ về người vợ
- Những ngày cuối đời nằm trên giường bệnh, Nhĩ mới cảm nhận
được vẻ đẹp của vợ anh, mới thấy Liên
mặc áo vá → Liên đã phải chịu bao nỗi vất vả lo toan tần tảo hi
sinh → vẻ đẹp bình dị mộc mạc.
- Cho dù đã trở thành người đàn bà thị thành nhưng ở Liên vẫn
vẹn nguyên tâm hồn trong sáng, chân chất
nơi bến quê
→ Và cũng đến cuối đời anh mới thấm thía tình cảm gia đình, mới
nhận ra gia đình là mái ấm hạnh phúc, là chỗ
dựa vững chắc, là bến đậu của cuộc đời anh.
4. Cảm xúc và suy nghĩ về khát vọng bình dị cuối đời.
- Khi nhận ra vẻ đẹp của bãi bồi bên sông, cũng là lúc ở Nhĩ bùng
lên một niềm khát khao cháy bỏng –
được đặt chân lên bãi bồi đó.
- Khát vọng thật bình dị nhưng đặt trong hoàn cảnh của Nhĩ thì nó
trở nên xa vời, vô vọng.
→ - Điều đó thể hiện sự thức tỉnh ở Nhĩ từ việc nhờ đứa con trai
không thành cùng với quãng đời tuổi trẻ của
mình, Nhĩ đã hiểu “ Con người ta trên đường đời thật khó tránh
được những điều vòng vèo, chùng chình”.
- Nhĩ hành động thu người giơ tay khoát khoát như muốn thúc
giục đứa con, thức tỉnh mọi người: hãy mau
chóng dứt ra khỏi những cái chùng chình, vòng vèo trên đường
đời để hướng tới những giá trị đích thực
bền vững của cuộc sống.
III.Tổng kết
- Nghệ thuật: miêu tả tâm lí tinh tế nhiều hình ảnh, giàu tình biểu
tượng, cách xây dựng tình huống trần
thuật theo tâm trạng nhân vật
- Nội dung: truyện ngắn chứa đựng những suy nghĩ trải nghiệm
sâu sắc về con người, cuộc đời thức tỉnh ở
mọi người, sự trân trọng những vẻ đẹp và giá trị bình dị gần gũi
của gia đình và quê hương.