Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

CÁCH VIẾT MỞ BÀI MỘT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VÀ TUYỂN TẬP NHỮNG MỞ BÀI THAM KHẢO phần 2 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.03 KB, 10 trang )

CÁCH VIẾT MỞ BÀI MỘT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VÀ TUYỂN
TẬP NHỮNG MỞ BÀI THAM KHẢO

18.Trong vô số những nạn nhân của xã hội phong kiến có một tầng lớp
mà hết thảy các nhà văn nhân đạo đều đau sót trân trọng và tập chung
viết về họ đó là người phụ nữ. trong số những tác phẩm viết về đề tài
này nổi bật nhất phảI kể đến truyện Kiều của Nguyễn Du ở cuối thế kỉ
18 đầu thế kỉ 19. Nhân vật Thuý Kiều là điển hình cho những người phụ
nữ tài sắc vẹn toàn, đức hạnh thanh cao nhưng lại bị cuộc đời vùi dập,
xô đẩy vào những đau thương bất hạnh. Ta sẽ thấy rõ điều đó qua các
đoạn trích: “Chị em Thuý Kiều”, “Mã giám Sinh mua Kiều”, “Kiều ở
lầu Ngưng Bích”.

19. Là cây bút chuyên về truyện ngắn ,trong chiến tranh Lê Minh Khuê
viết về cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ ở tuyến đường Trường Sơn .
“Những ngôi sao xa xôi” là tác phẩm đầu tay của bà ,được viết năm
1971 giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc đang diễn ra rất
ác liệt.Truyện giúp ta hiểu hơn về cuộc sống của những cô gái thanh
niên xung phong trên một cao điểm ở tuyến đường Trường Sơn .

20.Gấp lại truyện ngắn “Lặng lẽ Sa pa ”của Nguyễn Thành Long lòng ta
cứ xao xuyến vấn vương trước vẻ đẹp của những con người ,trước
những tình cảm chân thành, nồng hậu trong một cuộc sống đầy tin yêu
.Dù được miêu tả ít hay nhiều nhân vật nào của “Lặng lẽ Sa pa” cũng
hiện lên với nét cao quí đáng khâm phục .Trong đó anh thanh niên làm
công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu đã để lại cho chúng ta nhiều ấn
tượng khó phai mờ .

21.Kim Lân là nhà văn có vốn sống vô cùng phong phú và sâu sắc về
nông thôn Việt Nam.Các sáng tác của ông đều xoay quanh cảnh ngộ và
sinh hoạt của người nông dân . Văn bản “Làng” đươc sáng tác vào thời


kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ,với nhân vật chính là
ông Hai ,một lão nông hiền lành ,yêu làng ,yêu nước và gắn bó với
kháng chiến .

22. Khoảnh khắc giao mùa có lẽ là khoảnh khắc đẹp đẽ nhất của tự
nhiên,nó gieo vào lòng người những rung động nhẹ nhàng khiến ta như
giao hoà, đồng điệu .Khi chúng ta chưa hết ngỡ ngàng bởi một Xuân
Diệu “tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi gì ” thì đã gặp một Hữu Thỉnh tinh tế
,sâu sắc đến vô cùng qua một thoáng “Sang Thu” .

23. Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu n¬ước của dân tộc ta là một bản
anh hùng ca bất diệt.Trong những tháng năm sục sôi khí thế “Xẻ dọc
Trường Sơn đi cứu nước ”ấy nhân dân Miền Bắc đã không tiếc sức
người,sức của chi viện cho Miền Nam ruột thịt. Trong những đoàn quân
điệp trùng nối nhau ra trận có chàng trai trẻ Phạm Tiến Duật .Anh được
tôi luyện và trưởng thành trong chiến tranh và trở thành nhà thơ chiến sỹ
.Thơ anh không cuốn hút người đọc bằng ngôn từ mượt mà,âm điệu du
dương mà nó khiến người đọc say bằng chính sự tự nhiên,sống động,gân
guốc,độc đáo và đậm chất lính tráng.“Bài thơ về tiểu đôi xe không kính”
là một thi phẩm tiêu biểu cho hồn thơ đó .

24.Trong văn học Việt Nam đã có không ít tác phẩm mang tên gọi
truyền kỳ hoặc có tính chất truyền kỳ song được tôn vinh là “ thiên cổ kỳ
bút” thì cho đến nay chỉ có một “Truyền kỳ mạn lục” của Nguyễn Dữ
.“Chuyện người con gái Nam Xương” được rút trong tập những câu
chuyện kỳ lạ đó . Nhân vật chính của tác phẩm là Vũ Nương đã để lại
trong lòng người đọc niềm cảm thương sâu sắc.

25. Huy Cận là một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ
Mới .Sau cách mạng ông nhanh chóng hoà nhập vào công cuộc kháng

chiến vĩ đại và trường kì của dân tộc.Hoà bình lập lại,từng trang thơ Huy
Cận ấm áp hơi thở của cuộc sống đang lên.Bài thơ “Đoàn thuyền đánh
cá”được sáng tác ở Hòn Gai năm 1958 nhân một chuyến đi thực tế dài
ngày . Bài thơ thực sư là một bài ca ca ngợi cuộc sống của những con
người lao động mới .

26. Không biết tự bao giờ trăng đã trở thành nàng thơ,thành người bạn
tri âm tri kỉ của biết bao tâm hồn thi sĩ .Với ánh sáng huyền diệu,với chu
kì tròn khuyết lạ lùng, trăng đã gợi cho các thi nhân cổ kim nhiều thi tứ
.Trong miền thơ mênh mang ấy, “ánh trăng ”của Nguyễn Duy như một
lời tâm sự chân thành ,đã neo lại trong tâm hồn người đọc những tâm
trạng riêng,những suy ngẫm riêng giàu trăn trở .

27. Tình cảm gia đình, tình yêu đối với quê hương xứ sở là những tình
cảm nguyên sơ nhưng cũng thiêng liêng nhất của con người Việt Nam.
Lòng yêu thương con cái, ước mong thế hệ sau nối tiếp xứng đáng
truyền thống của tổ tiên, dân tộc, quê hương là sự thể hiện cụ thể của
tình cảm cao đẹp đó. Nhiều nhà thơ đã giãi bày những sắc thái tình cảm
ấy lên trang giấy. Chúng ta bắt gặp trong bài thơ “nói với con” của tác
giả Y Phương một cách diễn đạt mộc mạc, chân chất của người miền núi
những lời tâm tình thiết tha, những lời dặn dò ân cần, chia sẻ của người
cha đối với con lòng tự hào về con người và quê hương yêu dấu của
mình.


28.
Cũng như mùa xuân, mùa thu luôn là đề tài gợi nhiều cảm xúc cho các
thi nhân. Mỗi người lại có cách nhìn cách miêu tả rất riêng, mang đậm
dấu ấn cá nhân của mình. Có nhà thơ, mùa thu là dáng liễu buồn, là màu
áo mờ phai, là tiếng đạp lá vàng cuả con nai ngơ ngác. Hữu Thỉnh cũng

góp vào tuyển tập thơ mủa thu của dân tộc 1 cái nhìn mới mẻ. Ông là
nhà thơ viết nhiều, viết hay về những con người, cuôc sống ở nông thôn,
về mùa thu. Những vẩn thơ thu của ông mang cảm xúc bâng khuâng
vương vấn trước đất trời trong trẻo đang chuyển biến nhẹ nhàng. Điều
này thể hiện rõ qua bài "Sang thu" đc ông sáng tác cuối năm 1977.


29. Bước ra khỏi chiến tranh, mỗi người lính có một ngã rẽ riêng để trở
về với cuộc đời thường nhật. Trong vô vàn cái bãng lặng lẽ trở về ấy, ta
bắt gặp như vô tình cái bãng hình nhà văn Nguyễn Minh Châu. Trở về
lặng lẽ, tiếp tục tìm tòi lặng lẽ, ngòi bút Nguyễn Minh Châu vẫn chứa
đựng những khám phá mới mẻ, sâu sắc, vẫn mang cái nhìn từng trải
chắc chắn của con người đã tôi luyện qua lò lửa chiến tranh. Chính bằng
ngòi bút ấy, nhà văn đã dựng lên một “Bến quê” mang ý nghĩa triết lí,
mang đầy trải nghiệm về một đời người. Có lẽ sẽ chẳng ai gấp lại trang
sách “Bến quê” mà không cảm thấy một nỗi buồn bồi hồi, xúc động trào
dâng. Có chút gì đó se sẽ buồn, có chút gì đó se sẽ xót xa, ân hận nhưng
những cảm nhận sâu sắc về vẻ đẹp bình dị, gần gũi của quê hương thì
vẫn còn lắng đọng mãi mãi trong sâu thẳm tâm hồn mỗi người đọc
chúng ta.

30. Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam –
đã cống hiến trọn đời mình vì sự nghiệp giải phóng đất nước. Người ra
đi năm 1969, để lại biết bao nỗi thương nhớ và xót xa cho Tổ quốc. Có
nhiều nhà thơ đã viết bài thơ tưởng nhớ về Bác, và “Viếng lăng Bác”
của Viễn Phương là một trong những bài thơ xuất sắc nhất. Chúng ta hãy
cùng đến với bài thơ để cảm nhận được cảm xúc ấy.

31. Đã là người Việt nam, ai lớn lên mà chẳng mang theo, dù ít, dù
nhiều hơi ấm của những lời ru, những lời yêu thương êm đềm khi xưa

mẹ hát. Đã mang trong mình dòng máu Việt, ai mà chẳng có một góc
tuổi thơ trong sang, hồn nhiên, chập chờn theo đôi cánh cò trắng ở nơi
sâu thẳm hoài niệm, tâm hồn. Chế Lan Viên cũng vậy, ông cũng là
người Việt Nam, dòng máu chảy trong huyết quản ông cũng mang tên
Lạc Hồng, có lẽ vì thế, trong thơ ông, dù là suy ngẫm, dù là triết lí, ta
vẫn gặp lời ru ầu ơ của mẹ, ta vẫn thấy kỉ niệm tuổi thơ nồng cháy, ta
vẫn nghe trong gió thong thả nhịp vỗ cánh cò. Và “Con cò” là bài thơ
tiêu biểu cho một hồn thơ như thế, một bài thơ mà chất triết lí, suy tưởng
đã hoà làm một với những lời ca đẹp đẽ nhất ca ngợi tình mẹ, ca ngợi ý
nghĩa của những lời hát ru với cuộc đời mỗi con người.

33. "Tre xanh, xanh tự bao giờ,
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh.
Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên lũy nên thành tre ơi"
("Tre Việt Nam" -Nguyễn Duy)

Tên tuổi của Nguyễn Duy gắn liền với bài thơ "Tre Việt Nam". Với một
giọng thơ mộc mạc chân tình, chất thơ sâu lắng, lời thơ như thủ thỉ, tâm
tình, những tác phẩm của Nguyễn Duy đã để lại trong lòng người đọc
những ấn tượng sâu sắc, đẹp đẽ. Bài thơ "Ánh trăng" là một trong những
bài thơ hay của Nguyễn Duy được viết trong những năm đầu sau giải
phóng. Cũng từ chất thơ ấy, giọng thơ ấy, nhà thơ đã đưa vào bài thơ
những trải nghiệm, những triết lý của một cuộc đời chiến đấu, gắn bó
với quê hương, cuộc sống. Qua đó, nhà thơ muốn gửi gắm đến mọi
người một bài học về lòng ân nghĩa, thủy chung.

34. Con cò là hình ảnh quen thuộc với làng quê Việt Nam tự bao đời.
Chính vì thế mà từ lúc nào không biết, hình ảnh cò đã đi vào ca dao, dân
ca Việt Nam một cách bình thường nhưng lại mang ý nghĩa sâu sắc biểu

trưng cho hình tượng người phụ nữ Việt Nam chịu thương chịu khó. Và
cũng có khi hình ảnh cò được mượn để ví cho thân phận người phụ nữ
thấp bé trước xã hội phong kiến lúc bấy giờ. Cảm nhận từ tình mẹ thiêng
liêng, cảm nhận vẻ đẹp sâu sắc của hình ảnh cò, tác giả Chế Lan Viên đã
mượn chất liệu là những bài ca dao, dân ca Việt Nam để dệt nên bài thơ
"Con cò" ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng và nỗi nhọc nhằn nuôi con
khôn lớn của người phụ nữ, người mẹ. Bài thơ đã nhanh chóng được
mọi người biết đến và trở thành một trong những tác phẩm tiêu biểu viết
về tình mẹ.

35. Nguyễn Thành Long là một trong những cây bút văn xuôi đáng chú
ý trong những năm 60 – 70, chỉ chuyên viết về truyện ngắn và kí. “Lặng
lẽ Sa Pa” là một truyện ngắn nhẹ nhàng có cốt truyện đơn giản nhưng
thật thú vị và ẩn chứa bên trong nhiều ý vị sâu sắc. Tác phẩm như một
bài thơ về vẻ đẹp trong cách sống và suy nghĩ của những con người lao
động bình thường mà cao cả, những con người đầy quan tâm, đầy trách
nhiệm đối với đất nước mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác quan
trắc khí tượng. Nhân vật anh thanh niên chỉ hiện ra trong chốc lát nhưng
vẫn là điểm sáng nổi bật nhất của bức tranh về phẩm chất và tâm hồn tốt
đẹp của con người mới trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
miền Bắc mà tác giả tập trung thể hiện.


36.

Cách 1

- Chính Hữu là nhà thơ quân đội trưởng thành trong cuộc kháng chiến
chống Pháp.
- Phần lớn thơ ông hướng về đề tài người lính với lời thơ đặc sắc, cảm

xúc dồn nén, ngôn ngữ hàm súc, cô đọng giàu hình ảnh
- Bài thơ “Đồng chí” là một trong những bài thơ viết về người lính hay
của ông. Bài thơ đã diễn tả thật sâu sắc tình đồng chí gắn bó thiêng liêng
của anh bộ đội thời kháng chiến.

Cách 2:

Trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc vĩ đại, hình ảnh người lính mãi
mãi là hình ảnh cao quý nhất, đẹp đẽ nhất. Hình tượng người lính đã đi
vào lòng người và văn chương với tư thế, tình cảm và phẩm chất cao
đẹp. Một trong những tác phẩm ra đời sớm nhất, tiêu biểu và thành công
nhất viết về tình cảm của những người lính Cụ Hồ là “Đồng chí” của
Chính Hữu. Bằng những rung động mới mẻ và sâu lắng, bằng chính sự
trải nghiệm của người trong cuộc, qua bài thơ “Đồng chí”, Chính Hữu
đã diễn tả thật sâu sắc tình đồng chí gắn bó thiêng liêng của anh bộ đội
thời kháng chiến.


37 Huy Cận là nhà thơ nổi tiếng trong phong trào Thơ mới. Sau CM
thơ Huy Cận tràn đầy niềm vui, niềm tin yêu cuộc sống mới.
-Thiên nhiên vũ trụ là nguồn cảm hứng dồi dào trong thơ Huy Cận và nó
mang những nét đẹp riêng.
- Một trong những bài thơ được nhiều người yêu thích nhất là bài “ Đoàn
thuyền đánh cá” được viết năm 1958 tại vùng biển Quảng Ninh. Với bút
pháp lãng mạn kết hợp hiện thực và nhiều hình ảnh kì vĩ, tráng lệ ,bài
thơ đã ca ngợi thiên nhiên vũ trụ và con người lao động trong cuộc sống
mới ở miền Bắc thời kỳ xây dụng chủ nghĩa xã hội.

38. Bài thơ “Đồng chí” ra đời vào đầu năm 1948, sau chiến dịch Việt
Bắc của quân và dân ta đánh thắng cuộc tiến công quy mô lớn của thực

dân Pháp cuối năm 1947 lên khu căn cứ địa Việt Bắc. Nhà thơ Chính
Hữu lúc đó là chính trị viên đại đội thuộc trung đoàn Thủ đô, cùng đơn
vị của mình tham gia chiến đấu suốt chiến dịch. Đầu năm 1948 Chính
Hữu viết bài thơ này. Bài thơ là kết quả của những trãi nghiệm thực va
những cảm xúc sâu xa của tác giả với đồng đội trong chiến dịch Việt
Bắc. Bài thơ nói về tình đồng đội, đồng chí thắm thiết, sâu nặng của
những người lính cách mạng mà phần lớn họ xuất thân từ nông dân.
Đồng thời bài thơ cũng thể hện lên hình ảnh chân thực, giản dị mà cao
đẹp của anh bộ đội trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp còn rất khó khăn thiếu thốn.



×