Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

tóm tắt luận án tiến sĩ tiếng việt lời nói trong báo phát thanh việt nam hiện nay” (khảo sát các chương trình trên hệ vov1, vov2, vovgt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.85 KB, 37 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phát thanh là loại hình báo chí sử dụng ngôn ngữ âm thanh tổng hợp, bao
gồm lời nói, tiếng động, âm nhạc, tác động trực tiếp vào thính giác của đối
tượng tiếp nhận. Trong ba thành tố của ngôn ngữ phát thanh, lời nói đóng
vai trò then chốt. Cũng như lời nói tự nhiên của con người, lời nói báo phát
thanh được tạo thành từ ba yếu tố: từ vựng, ngữ âm, ngữ pháp (mà đứng ở
bình diện báo phát thanh, có thể gọi đại ý là ngôn từ và cách đọc, nói trên
sóng). Ba yếu tố này có mối quan hệ chặt chẽ, bình đẳng trong việc giúp lời
nói thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền.
Để lời nói đạt chất lượng, hiệu quả cao, mỗi nhà báo phát thanh cần nắm
vững cách thức sáng tạo, sử dụng từ vựng, ngữ pháp, cách thức đọc, nói trên
sóng. Trên thực tế, không phải nhà báo nào cũng biết cách sử dụng lời nói
phù hợp. Nhiều nhà báo còn chủ yếu viết, đọc, nói theo kinh nghiệm cá nhân.
Có những cách viết, cách đọc, nói đúng, hấp dẫn. Nhưng cũng không ít trường
hợp viết sai, đọc, nói vô cảm, ảnh hưởng đến hiệu quả thông tin.
Do vậy, cần có những khảo sát, đánh giá thực tiễn một cách cụ thể, chính xác,
toàn diện thực trạng sử dụng lời nói tiếng Việt trên Đài phát thanh Việt Nam
hiện nay - mà đại diện tiêu biểu nhất là Đài TNVN, từ đó, nêu ra những vấn đề
còn tồn tại, đề xuất hướng giải quyết nhằm góp phần nâng cao chất lượng,
hiệu quả lời nói phát thanh là một việc làm cần thiết. Đó là lý do chúng tôi
lựa chọn đề tài: “Lời nói trong báo phát thanh Việt Nam hiện nay” (Khảo sát
các chương trình trên hệ VOV1, VOV2, VOVGT - Đài TNVN từ tháng 6/2008-
6/2010) làm đề tài cho luận án Tiến sĩ chuyên ngành báo chí học.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận án là đánh giá một cách toàn diện về cách thức sử dụng
ngôn từ và cách đọc, nói của nhà báo phát thanh Việt Nam hiện nay, từ đó,
nêu lên được những vấn đề đang đặt ra đối với việc sử dụng, sáng tạo lời nói
trong báo phát thanh hiện nay và hướng giải quyết những vấn đề đó nhằm
giúp lời nói phát thanh đạt được hiệu quả giao tiếp tốt nhất.


2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất: Làm sáng tỏ một số vấn đề lý thuyết liên quan đến lời nói và lời nói
báo phát thanh trong thời điểm hiện nay.
Thứ hai: Khảo sát, phân tích, đánh giá cách thức sử dụng lời nói báo phát
thanh ở Đài TNVN trên hai phương diện: sử dụng ngôn từ và đọc, nói trên
sóng.
Thứ ba: Nêu những vấn đề đang đặt ra đối với việc sáng tạo lời nói trong báo
phát thanh Việt Nam hiện nay và hướng giải quyết những vấn đề đó.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận án là lời nói trong báo phát thanh Việt Nam
hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong luận án này, chúng tôi chỉ nghiên cứu riêng về lời nói tiếng Việt của
nhà báo phát thanh, được thể hiện trong các chương trình phát thanh qua
radio – một dạng phát thanh phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay – đang được
sử dụng ở các hệ VOV1, VOV2, VOVGT - Đài TNVN, từ tháng 6/2008 đến tháng
6/2010.
4. Giả thuyết nghiên cứu của luận án
Hiện nay, trên Đài TNVN, nhà báo đang áp dụng những cách thức sáng tạo
lời nói rất đa dạng, phong phú. Ở một chừng mực nhất định, hệ thống lời nói
trong các chương trình phát thanh đã đáp ứng yêu cầu đơn giản, dễ hiểu, phù
hợp với đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp. Tuy nhiên, do hạn chế nhất định về
kiến thức ngôn ngữ và trình độ, năng lực chuyên môn của một bộ phận nhà
báo, nên vẫn còn không ít tác phẩm vướng lỗi diễn đạt, lỗi thể hiện trên sóng.
Thực trạng đó đang đặt ra những câu hỏi lớn cần giải quyết là: Nên dùng từ
trong phát thanh như thế nào? Nên sử dụng câu phát thanh ra sao? Nên xem
phương thức thể hiện nào là chủ đạo trong các phương thức thể hiện trên
sóng: đọc, đọc kết hợp với nói và nói?; hoặc nên kết hợp các phương thức này
như thế nào? Nên vận dụng các yếu tố thuộc ngữ điệu lời nói như tốc độ, cao

độ, cường độ, trường độ, nhịp độ, âm sắc như thế nào để có thể đọc, nói
truyền cảm? Nên khai thác các phương tiện ngữ âm khác như: chất giọng,
cách kết hợp giọng, cách ngừng lời, cách phát âm… trong các chương trình
ra sao để đảm bảo lời nói đạt được hiệu quả cao nhất?
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu đề tài này là Chủ nghĩa Mác-Lê
nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam về vai
trò, chức năng, nhiệm vụ, nguyên tắc hoạt động của báo chí cách mạng; của
mối quan hệ giữa báo chí với các hình thái ý thức xã hội khác
Cơ sở lý luận của việc nghiên cứu đề tài này là lý luận báo chí và báo chí phát
thanh; Luật báo chí và những quy định về đạo đức nhà báo Việt Nam. Trong
quá trình nghiên cứu, chúng tôi cũng kế thừa một số quan điểm lý thuyết về
ngôn ngữ học nói chung, ngôn ngữ báo chí, ngôn ngữ báo phát thanh nói
riêng.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
-Phương pháp nghiên cứu tư liệu: nghiên cứu một số sách, báo, tài liệu về
ngôn ngữ học, ngôn ngữ báo chí, báo phát thanh, ngôn ngữ báo phát thanh
để tìm kiếm những kiến thức lý thuyết phục vụ cho mục đích nghiên cứu của
đề tài.
-Phương pháp phân tích, tổng hợp: Tổng số chương trình được chúng tôi
chọn khảo sát, phân tích, nêu đánh giá, nhận xét là 60 chương trình, trong đó,
mỗi chương trình có thể được khảo sát ở nhiều số phát sóng khác nhau, từ
tháng 6/2008 đến 6/2010. Trong số các chương trình phát sóng được chọn
khảo sát, chúng tôi lựa chọn 100.000 từ ở 12 thể loại và phi thể loại khác
nhau để khảo sát về tỉ lệ sử dụng các lớp từ; lựa chọn 10.000 câu ở 39
chương trình khác nhau để khảo sát tỉ lệ sử dụng các yếu tố thuộc về câu;
chọn 480 tin, bài ở 48 chương trình để nhận xét cách vận dụng ngữ điệu đọc,
nói trên sóng; chọn 165.138 âm tiết để khảo sát tốc độ đọc, nói v.v.
-Phương pháp thống kê: Thống kê các lớp từ, thống kê số lượng câu, số lượng

giọng nói, thống kê các dạng câu, tốc độ, trường độ các tiếng trong câu Sau
đó, các số liệu này được xử lý bằng phần mềm xử lý thông tin định lượng
SPSS nên kết quả thu về cụ thể, chính xác.
-Phương pháp quan sát, miêu tả các hiện tượng ngữ âm: Quan sát trực tiếp
cách phát âm của các nhà báo phát thanh và quan sát gián tiếp qua phần
mềm Cool Edit. Kết quả này được lấy làm dẫn chứng cho việc phân tích, đánh
giá các phương tiện ngữ âm của lời nói.
-Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn trực tiếp một số nhà báo Đài TNVN
để tìm hiểu cách thức sáng tạo, sử dụng lời nói của họ.
- Phương pháp điều tra ý kiến của nhà báo và thính giả bằng phiếu hỏi: Luận
án sử dụng 40 phiếu thăm dò ý kiến các PTV, PV, BTV để biết ý kiến của họ về
cách đọc, nói của các nhà báo Đài TNVN. Ngoài ra, chúng tôi phát 600 phiếu
tham khảo ý kiến thính giả ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam để thu nhận những
đánh giá cũng như nhu cầu của thính giả về lời nói trong báo phát thanh Việt
Nam hiện nay. Trong phương pháp này, chúng tôi tiến hành lấy kết quả bằng
cách sử dụng phần mềm xử lý thông tin định lượng SPSS.
6. Đóng góp mới về mặt khoa học của luận án
Thứ nhất, luận án làm sáng tỏ những vấn đề mang tính lý luận về lời nói
trong báo phát thanh Việt Nam hiện nay, như: Lời nói trong báo phát thanh
hiện nay gồm những thành tố nào? Mối quan hệ giữa các thành tố đó ra sao?
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến phương thức sáng tạo lời nói của nhà báo
phát thanh hiện nay? Người làm phát thanh phải khai thác lời nói theo
những yêu cầu gì để đảm bảo lời nói đạt được hiệu quả cao nhất? Công chúng
hiện đại có nhu cầu, khả năng tiếp nhận lời nói phát thanh hiện nay như thế
nào?
Thứ hai, luận án trả lời những câu hỏi về cách sử dụng từ vựng phát thanh,
như: Từ vựng phát thanh được tạo nên bởi những lớp từ nào? Đặc điểm sử
dụng các lớp từ đó của nhà báo phát thanh là gì? Trong các lớp từ của từ
vựng phát thanh, lớp từ nào được sử dụng phổ biến, lớp từ nào ít được sử
dụng, lớp từ nào phù hợp và lớp từ nào chưa thực sự phù hợp với lời nói phát

thanh? Từ thực tế khảo sát, luận án đề xuất cách thức sử dụng từ vựng phù
hợp.
Thứ ba, luận án trả lời các câu hỏi về cách sử dụng câu của nhà báo như: Có
những kiểu dạng câu nào được sử dụng trong lời nói phát thanh? Kiểu dạng
câu nào phổ biến, kiểu dạng câu nào không phổ biến? Kiểu dạng câu nào phát
huy được hiệu quả thông tin và kiểu dạng câu nào còn hạn chế, bất cập? Từ
thực tế đó, luận án đề xuất cách thức khắc phục hạn chế.
Thứ tư, về phương diện đọc, nói trên sóng, luận án làm sáng tỏ những khía
cạnh như: Có bao nhiêu phương thức thể hiện lời nói trên sóng? Đặc điểm của
mỗi phương thức thể hiện này là gì? Nhà báo phát thanh đang vận dụng các
yếu tố ngữ điệu và các phương tiện ngữ âm khác như thế nào? Cũng trên cơ
sở khảo sát, chúng tôi nêu những vấn đề đặt ra trong việc đọc, nói và thảo
luận về hướng giải quyết chúng.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
7.1. Ý nghĩa lý luận: Nếu được thực hiện thành công, luận án sẽ góp phần làm
phong phú thêm kiến thức lý thuyết về phương thức sáng tạo ngôn từ và
phương thức đọc, nói trên sóng phát thanh. Những kết quả của luận án còn
là cơ sở cho các đề tài nghiên cứu tiếp theo về ngôn ngữ phát thanh.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn: Luận án hy vọng sẽ là tài liệu tham khảo cho đội ngũ
PV, BTV, PTV, người dẫn chương trình, các nhà quản lý ở các Đài phát thanh,
giúp họ sáng tạo lời nói đạt chất lượng, hiệu quả cao hơn.
Luận án còn có thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, giảng dạy, học tập báo
phát thanh ở bậc Đại học và sau Đại học.
8. Kết cấu Luận án
Ngoài Mở đầu, Tổng quan nghiên cứu của đề tài, Kết luận, Danh mục tài liệu
tham khảo, Danh mục các công trình của tác giả có liên quan đến đề tài và
Phụ lục, các nội dung chủ yếu của luận án được thể hiện trong 4 chương, 11
tiết, 200 trang.



TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Cho đến nay, chưa có tài liệu nào trực tiếp nghiên cứu về các vấn đề của lời
nói báo phát thanh. Vì vậy, để có cơ sở xây dựng hệ thống lý thuyết về lời nói
báo phát thanh, chúng tôi phải tiếp cận những kiến thức về ngôn ngữ học,
ngôn ngữ báo chí và ngôn ngữ báo phát thanh.
1. Tài liệu về ngôn ngữ học
Trong các tài liệu mà chúng tôi tìm hiểu, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến ý
kiến của các nhà ngôn ngữ học trong và ngoài nước về khái niệm ngôn ngữ
và lời nói, mối quan hệ giữa ngôn ngữ và lời nói, các thành tố ngữ âm, từ
vựng, ngữ pháp của lời nói (chẳng hạn: về các lớp từ vựng, các kiểu dạng
câu, các yếu tố tạo nên ngữ điệu lời nói).
2. Tài liệu về ngôn ngữ báo chí
Trong những tài liệu này, các tác giả chủ yếu nêu những đặc điểm chung của
ngôn ngữ báo chí, hoặc đưa ra yêu cầu chung về cách sử dụng từ ngữ, sử
dụng câu.
Đặc điểm hoặc yêu cầu đối với lời nói chưa được đề cập trực tiếp. Tuy nhiên,
có thể thấy, khi phân tích đặc điểm, yêu cầu của ngôn ngữ báo chí, hầu hết
các tác giả đều xuất phát từ bình diện lời nói (ngôn ngữ văn tự). Do vậy,
chúng cũng có giá trị tham khảo quý đối với luận án.
3. Tài liệu về ngôn ngữ báo phát thanh
Trên thế giới và ở Việt Nam, đề tài về ngôn ngữ phát thanh cũng đã bước đầu
được nghiên cứu. Có tài liệu đưa ra nguyên tắc viết cho phát thanh, có tài liệu
nêu yêu cầu chung về cách dùng từ ngữ, dùng câu, cách sử dụng tốc độ và
thời lượng, sử dụng giọng nói, cách nói trên sóng… Những tài liệu này có giá
trị tham khảo gần gũi đối với luận án. Tuy vậy, do các sách đều đề cập đến
nhiều vấn đề của báo phát thanh, nên vấn đề về ngôn ngữ báo chí hầu hết đều
dừng lại ở cấp độ chung nhất, khái quát nhất.
Như vậy: những tài liệu trong và ngoài nước mà chúng tôi có dịp tiếp cận đều
chưa nghiên cứu về lời nói phát thanh với tư cách là một đối tượng nghiên
cứu độc lập. Các tài liệu trên càng chưa đặt vấn đề khảo sát thực trạng sử

dụng lời nói của nhà báo phát thanh Đài TNVN. Lý luận và thực tiễn về lời nói
báo phát thanh vẫn còn một khoảng trống lớn cần được nghiên cứu, bổ sung.

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LỜI NÓI TRONG BÁO PHÁT THANH VIỆT
NAM HIỆN NAY
1.1. MỐI QUAN HỆ GIỮA NGÔN NGỮ, LỜI NÓI VÀ CÁC THÀNH TỐ CỦA LỜI
NÓI
1.1.1. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và lời nói
Lời nói chính là ngôn ngữ đang hành chức, ngôn ngữ ở dạng hoạt động. Lời
nói lấy ngôn ngữ làm chất liệu. Không có ngôn ngữ thì không có lời nói,
nhưng ngược lại, lời nói lại cần thiết cho ngôn ngữ được xác lập và phát
triển. Không có lời nói, ngôn ngữ sẽ bị diệt vong.
1.1.2. Các thành tố của lời nói
Lời nói gồm 3 thành tố là ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp.
Ngữ âm là hệ thống các tín hiệu âm thanh được phát ra khi con người thực
hiện quá trình giao tiếp, vừa nhằm biểu đạt nội dung thông tin, vừa nhằm tạo
sự biểu cảm của lời nói. Từ vựng là toàn bộ các từ, cụm từ cố định của một
ngôn ngữ, là vật liệu xây dựng nên ngôn ngữ và lời nói. Thành phần của từ
vựng là các lớp từ, bao gồm: lớp từ khẩu ngữ, lớp từ trung hòa về phong
cách, lớp từ thuộc phong cách viết. Ngữ pháp là toàn bộ các quy tắc biến đổi
và kết hợp từ thành cụm từ, câu.
1.2. MỐI QUAN HỆ GIỮA LỜI NÓI BÁO PHÁT THANH VÀ NGÔN NGỮ BÁO
PHÁT THANH
1.2.1. Báo phát thanh và đặc trưng loại hình
Báo phát thanh có những đặc thù ảnh hưởng trực tiếp tới yêu cầu sử dụng
lời nói của nhà báo như: phương tiện chuyển tải thông tin duy nhất là âm
thanh tổng hợp gồm lời nói, tiếng động, âm nhạc; tác động trực tiếp qua tai
đối tượng tiếp nhận; cung cấp thông tin cùng lúc tới hàng triệu thính giả
nhưng thực ra lại là nói với từng cá nhân riêng biệt; thông tin phụ thuộc vào

dòng thời gian tuyến tính; diện phủ sóng rộng; khả năng lưu giữ tư liệu
kém…
1.2.2. Quan niệm về lời nói trong báo phát thanh hiện nay
Lời nói phát thanh là sản phẩm ngôn ngữ tồn tại dưới dạng âm thanh của
những đối tượng tham gia vào hoạt động trao đổi thông tin trên sóng đài
phát thanh với tư cách là cơ quan báo chí.
Lời nói của nhà báo phát thanh là sản phẩm ngôn ngữ tồn tại dưới dạng âm
thanh của nhà báo, được phát trên sóng, nhằm mục đích trao đổi thông tin
giữa nhà báo –đại diện cho đài phát thanh, với thính giả.
1.2.3. Mối quan hệ giữa lời nói báo phát thanh và ngôn ngữ báo phát thanh
1.2.3.1. Mối quan hệ giữa lời nói –tiếng động- âm nhạc trong ngôn ngữ báo
phát thanh hiện nay
Ngôn ngữ báo phát thanh là ngôn ngữ âm thanh tổng hợp gồm lời nói, tiếng
động, âm nhạc. Ba thành tố này có mối quan hệ chặt chẽ. Trong đó, lời nói
chiếm vai trò quan trọng nhất. Ở 37 chương trình được khảo sát, tổng thời
lượng dành cho tiếng động và âm nhạc là 90,8/596,6 phút, chiếm 15,2%; thời
lượng dành cho lời nói nhà báo nhà báo là khoảng trên 70%.
1.2.3.2. Mối quan hệ giữa lời nói của nhà báo và ngôn ngữ báo phát thanh
hiện nay
Với khoảng 70% thời lượng phát sóng, lời nói của nhà báo là thành tố hạt
nhân của ngôn ngữ phát thanh. Lời nói của nhà báo - dù đứng một mình,
không kèm tiếng động, âm nhạc, vẫn thể hiện được tương đối đầy đủ phẩm
chất của ngôn ngữ phát thanh.
1.2.4. Các thành tố của lời nói báo phát thanh và mối quan hệ
Cấu tạo của lời nói phát thanh gồm 3 thành phần: ngữ âm, từ vựng và ngữ
pháp. Dưới góc độ báo chí học, có thể hiểu đơn giản, thành tố của lời nói báo
phát thanh gồm phần lời (từ vựng, ngữ pháp), phần tiếng (giọng đọc, giọng
nói). Giữa phần lời và phần tiếng có mối quan hệ gắn bó, phụ thuộc lẫn nhau.
Muốn có lời nói hay, nhà báo phải quan tâm đúng mức đến cả cách dùng từ,
đặt câu và cách đọc, nói trên sóng.

1.3. NHỮNG VẤN ĐỀ THỰC TIỄN VỀ LỜI NÓI TRONG BÁO PHÁT THANH VIỆT
NAM HIỆN NAY
1.3.1. Sơ lược về diện mạo báo phát thanh Việt Nam hiện nay
Việt Nam hiện nay có 1 đài phát thanh Quốc gia (Đài TNVN), 63 đài phát
thanh địa phương cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, hơn 800 đài
phát thanh, truyền thanh cấp huyện và gần 8000 đài truyền thanh cấp xã.
Hiện nay, có nhiều dạng thức tồn tại của phát thanh: phát thanh phát trên
mạng internet (radio on internet), phát thanh internet (radio online), phát
thanh trên điện thoại (radio mobile), Podcasting, phát thanh có hình
Đài TNVN cơ bản đã đáp ứng những tiêu chí của một đài phát thanh hiện đại.
Nhiều vấn đề đặt ra về cách sử dụng ngôn từ, cách đọc, nói trên sóng ở Đài
TNVN cũng chính là những vấn đề đang đặt ra đối với nhiều đài phát thanh
địa phương ở Việt Nam hiện nay.
1.3.2. Chủ thế của lời nói trong báo phát thanh hiện nay
1.3.2.1. Về các dạng chủ thể lời nói
Trong báo phát thanh hiện đại, chủ thể lời nói đa dạng hơn trong phát thanh
truyền thống, bao gồm lời nói của PV, BTV, PTV, lời nói của người dẫn chương
trình, lời nói của cộng tác viên, khách mời và các nhân chứng.
1.3.2.2. Tần suất xuất hiện các dạng lời nói nhà báo trong phát thanh hiện
nay
Hiện nay, dạng lời nói xuất hiện nhiều nhất là của PV, BTV (gồm cả người dẫn
chương trình). Khảo sát ở 37 chương trình, giọng PTV chiếm 9,1%, giọng PV,
BTV chiếm 90,9%.
1.3.3. Yêu cầu đối với lời nói trong báo phát thanh hiện nay
1.3.3.1. Những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến phương thức sáng tạo lời nói
của nhà báo phát thanh hiện nay
Có 3 yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến phương thức sáng tạo lời nói của nhà
báo phát thanh hiện nay: Sự ra đời của các chương trình phát thanh hiện đại;
Sự thay đổi về đặc điểm và nhu cầu tiếp nhận thông tin của thính giả hiện
nay; Sự vận động không ngừng của đời sống ngôn ngữ hiện đại trong xu thế

tiếp biến văn hóa ngôn ngữ.
1.3.3.2. Những yêu cầu đối với việc sáng tạo lời nói báo phát thanh hiện nay
Đó là các yêu cầu: Dễ nghe, dễ hiểu, dễ nhớ; Chính xác, đúng đắn; Sinh động,
hấp dẫn; Hàm súc, cô đọng; Hiện đại; Kết hợp linh hoạt giữa ngôn ngữ viết và
ngôn ngữ nói; Phù hợp với đối tượng giao tiếp; Phù hợp với mục đích giao
tiếp; Phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp; Đảm bảo phép lịch sự.
Tiểu kết chương 1
Chương 1 nêu rõ, giữa ngôn ngữ và lời nói có mối quan hệ thống nhất nhưng
không đồng nhất. Trong ngôn ngữ báo phát thanh, lời nói của nhà báo là
thành tố quan trọng bậc nhất. Nó gồm 2 phần: phần lời và phần tiếng. Hai
thành tố này có mối quan hệ phụ thuộc và quyết định lẫn nhau. Dưới tác
động của sự thay đổi tính chất chương trình, nhu cầu thính giả, sự vận động
của ngôn ngữ hiện đại, nhà báo phát thanh phải sáng tạo lời nói đảm bảo các
yêu cầu: dễ nghe, dễ hiểu, dễ nhớ; chính xác, đúng đắn; sinh động, hấp dẫn;
hàm súc, cô đọng; phù hợp với đối tượng, hoàn cảnh và mục đích giao tiếp;
hiện đại, lịch sự; kết hợp một cách linh hoạt cả văn nói và văn viết

Chương 2
PHƯƠNG DIỆN SỬ DỤNG NGÔN TỪ CỦA LỜI NÓI BÁO PHÁT THANH Ở ĐÀI
TIẾNG NÓI VIỆT NAM
2.1. PHƯƠNG THỨC TẠO LẬP LỜI NÓI CỦA NHÀ BÁO PHÁT THANH HIỆN NAY
Nhà báo Đài TNVN có 4 cơ chế tạo lập lời nói chủ yếu: 1) Biên tập lại hoặc sử
dụng gần như nguyên dạng các nguồn tài liệu khác nhau; 2) Lời nói do nhà
báo phát thanh sáng tạo, tồn tại dưới dạng văn bản hoàn chỉnh trước khi
được thể hiện bằng phong cách đọc hoặc đọc kết hợp với nói trên sóng; 3)
Lời nói do nhà báo phát thanh sáng tạo, tồn tại dưới dạng đề cương chi tiết
trước khi được thể hiện bằng phong cách đọc kết hợp với nói hoặc nói trên
sóng; 4) Lời nói do nhà báo phát thanh nói ứng khẩu trên sóng, có thể tồn tại
trước dưới dạng đề cương sơ lược hoặc có thể không.
Trong 4 cách tạo lập lời nói trên, lời nói do nhà báo sáng tạo và tồn tại dưới

dạng văn bản trước khi được đọc, hoặc đọc kết hợp với nói chiếm tỉ lệ lớn
nhất. Nhưng cho dù được tạo lập bằng cơ chế gì, do ai tạo lập, lời nói phát
thanh luôn bị chế định chặt chẽ bởi nguyên tắc viết để nói.
2.2. CÁCH THỨC SỬ DỤNG TỪ VỰNG CỦA NHÀ BÁO Ở ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT
NAM
2.2.1. Cách thức sử dụng lớp từ khẩu ngữ
2.2.1.1. Biểu hiện của lớp từ khẩu ngữ trong lời nói phát thanh
Lớp từ khẩu ngữ được nhận diện ở những từ ngữ sau: Lời chào, mời, thưa
gửi, lời chúc tụng, cảm ơn; Các phụ từ, trợ từ, quan hệ từ, thán từ; Ca dao,
thành ngữ, tục ngữ, quán ngữ; Các từ ngữ với sắc thái nghĩa mới, nghĩa ngữ
cảnh; Những từ, tổ hợp từ ngữ mang tính dân dã. Lớp từ KN chiếm tỉ lệ
5.7% . Nó đắc dụng nhất trong hai trường hợp: trong những tác phẩm cần
phong cách ngôn từ sinh động, giàu chất văn học và trong những tác phẩm
thiên về phản ánh thực tế với phong cách nói ứng khẩu.
2.2.1.2. Giá trị của lớp từ khẩu ngữ trong lời nói phát thanh
Nếu được sử dụng hợp lý, từ khẩu ngữ có những tác dụng như: Giúp lời nói
gần gũi, thân mật hơn; Góp phần tăng cường giá trị biểu cảm cho tác phẩm;
Giúp lời nói ngắn gọn, súc tích; Giúp thể hiện rõ ràng thái độ, quan điểm của
nhà báo; Tạo nên giọng điệu riêng cho tác phẩm, giúp lời nói phát thanh tiến
gần tới phong cách nói.
2.2.1.3. Một số bất cập trong sử dụng lớp từ khẩu ngữ
Trên Đài TNVN, việc sử dụng từ ngữ khẩu ngữ còn có một số bất cập như: Sử
dụng từ khẩu ngữ tùy tiện; Một số từ khẩu ngữ bị dùng sai văn cảnh; Chưa
tận dụng lợi thế của lớp từ khẩu ngữ văn hóa.
2.2.2. Cách thức sử dụng lớp từ thuộc phong cách viết
2.2.2.1. Biểu hiện của lớp từ thuộc phong cách viết
Những từ ngữ thuộc phong cách viết có thể được nhận diện ở: Những thuật
ngữ khoa học; Những từ ngữ chính trị; Những từ ngữ hành chính; Từ Hán
Việt, các từ mang nguồn gốc Ấn- Âu; Những từ ngữ không quen thuộc với
người Việt. Theo khảo sát, lớp từ này chiếm 18,4%. Khảo sát cho thấy: 1)

Những thể loại trong nhóm thông tấn, phản ánh sự kiện có tính thời sự cao
như bài báo, bài phản ánh, tường thuật, tin… thường có xu hướng sử dụng
nhiều từ ngữ thuộc PCV; 2) phóng viên vẫn bị chi phối bởi tư duy ngôn ngữ
viết, ngay cả khi đưa tin trực tiếp tại hiện trường.
2.2.2.2. Giá trị của lớp từ thuộc phong cách viết trong lời nói phát thanh
Lớp từ thuộc phong cách viết có những giá trị như: Đảm bảo độ chính xác và
ngắn gọn cần thiết cho lời nói; Thể hiện rõ sắc thái trang trọng của sự kiện;
Thể hiện sự kiện một cách khách quan; Góp phần tăng vốn từ mới.
2.2.1.3. Một số bất cập khi sử dụng lớp từ thuộc phong cách viết
Trên Đài TNVN, việc sử dụng lớp từ thuộc phong cách viết vẫn còn một số bất
cập như: Lạm dụng thuật ngữ khoa học, từ chuyên ngành hẹp, từ ngữ chính
trị; Lạm dụng từ Hán- Việt, từ tiếng Anh (Dùng từ Hán-Việt trong khi có từ
thuần Việt đồng nghĩa hoặc sử dụng quá nhiều từ Hán-Việt trong cùng một
tin, bài; Sử dụng từ Hán -Việt sai, hoặc không thông dụng; Nhiều từ Hán- Việt
được sử dụng không phù hợp văn cảnh; Lạm dụng từ tiếng Anh trong một số
chương trình; ưa dùng từ viết tắt (bằng tiếng Anh) thay vì dùng từ tiếng Việt;
Dùng các từ của người nước ngoài không thông dụng ).
2.2.3. Cách thức sử dụng lớp từ trung hòa về phong cách
2.2.3.1. Biểu hiện của lớp từ trung hòa về phong cách
Lớp từ trung hòa về phong cách được nhận diện là những từ ngữ trung hòa
về sắc thái biểu cảm; Những từ tiếng phổ thông; Những từ ngữ đặc trưng của
lời nói phát thanh (chẳng hạn: từ chỉ thời gian; từ chỉ vị trí; từ hàm nghĩa
giải thích; từ chỉ số liệu). Trên Đài TNVN, lớp từ mang tính toàn dân - THVPC
chiếm tỷ lệ cao nhất, khoảng 76,9%. Điều đó cho thấy 2 điều: 1) Tính đại
chúng của lời nói phát thanh đã được đảm bảo; 2) Tuy vậy, sự sáng tạo hay
phong cách cá nhân trong sử dụng ngôn ngữ của nhà báo phát thanh chưa
thực sự được phát huy.
2.2.3.2. Giá trị của lớp từ trung hòa về phong cách trong lời nói phát thanh
Lớp từ trung hòa về phong cách có những giá trị như: Đảm bảo tính khách
quan của thông tin; Đảm bảo tính đại chúng cho lời nói phát thanh.

2.2.3.3. Một số bất cập khi sử dụng lớp từ trung hòa về phong cách ở Đài
Tiếng nói Việt Nam
Thực trạng sử dụng cho thấy, lớp từ này còn một số bất cập, chẳng hạn:
Nhiều từ chưa chọn lọc; Dùng thiếu từ; Dùng thừa từ; Dùng sai cặp quan hệ
từ; Dùng từ sai; Dùng từ tối nghĩa; Không áp dụng những từ đặc thù trong
lời nói báo phát thanh.
2.2.4. Cách thức sử dụng lớp từ được đánh dấu về phong cách
2.2.4.1. Biểu hiện của lớp từ được đánh dấu về phong cách
Lớp từ được đánh dấu về phong cách được nhận diện ở các từ ngữ như:
Những thành ngữ, tục ngữ quán ngữ; những từ tạo ra nét nghĩa mới; Những
từ ghép mới; Các từ, cụm từ giàu chất văn học; Từ tượng thanh, tượng hình;
Các từ vựng tu từ.
Trên Đài TNVN, tỉ lệ sử dụng lớp từ này rất thấp, chỉ chiếm 2,2%, có thể do 2
nguyên nhân: 1) Bởi lớp từ này đòi hỏi sự sáng tạo cá nhân và khả năng sử
dụng ngôn ngữ ở trình độ cao nên không phải tác giả nào cũng đủ năng lực
sáng tạo; 2) Có những từ được ĐDVPC vốn có tính mới, tính lạ, nên không
phải lúc nào cũng phù hợp với đặc thù tính toàn dân của lời nói phát thanh.
2.2.4.3. Giá trị của lớp từ được đánh dấu về phong cách
Lớp từ được đánh dấu về phong cách có những giá trị như: Tăng tính sống
động, biểu cảm cho bài viết; Đem đến những lối dùng từ độc đáo, tạo sự mới
mẻ cho lời nói.
2.3. CÁCH THỨC SỬ DỤNG CÂU Ở ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
2.3.1. Cách thức sử dụng chỉnh thể câu
2.3.1.1. Câu chủ động và câu bị động
Khảo sát 10.000 câu ở các dạng chương trình khác nhau cho thấy, câu chủ
động chiếm 87,6%, câu bị động chiếm 12,4%. Trong số câu bị động được khảo
sát, câu bị động tích cực chiếm 5,2%, câu bị động tiêu cực chiếm 7,2%. Việc sử
dụng câu bị động tiêu cực khiến câu dễ bị trúc trắc, không thuận tai, thậm chí
gây khó hiểu.
2.3.1.2. Câu đơn và câu ghép

Theo khảo sát, câu đơn chiếm 21,5%, câu ghép chiếm 78,5%. Số câu 1 ý
chiếm 20,1%, câu 2 ý chiếm 50,1%, câu 3 ý trở lên chiếm 29,8%. Sử dụng
nhiều câu ghép, câu nhiều ý cũng làm lời nói không dễ hiểu, dễ mắc lỗi.
2.3.1.3. Dung lượng âm tiết trong câu
Trong phát thanh không trực tiếp, số câu dưới 20 âm tiết chiếm 20,6%; từ
21-30 âm tiết chiếm 29,9%; từ 31-40 âm tiết chiếm 25,0%; từ 41-50 âm tiết
chiếm 13,9%; trên 51 âm tiết chiếm 10,6%. Phát thanh trực tiếp sử dụng
phương thức nói ứng khẩu có xu hướng sử dụng câu dài hơn so với các
chương trình phát thanh không trực tiếp. Như vậy, Đài TNVN đang sử dụng
nhiều câu dài. Điều này cũng dễ gây lỗi diễn đạt, khó hiểu, khó nhớ.
3.3.1.4. Cấu trúc chủ-vị trong câu
Về cơ bản, các câu đảm bảo đầy đủ thành phần chủ ngữ, vị ngữ. Chỉ khoảng
3,5% câu thiếu chủ, thiếu vị.
2.3.1.5. Trật tự ngữ đoạn trong câu
Để đảm bảo sự liền mạch trong lĩnh hội các ý trong câu, nhà báo thường sử
dụng trật tự ngữ đoạn theo chiều thuận: chuyện gì xảy ra trước, nói trước,
chuyện gì xảy ra sau, nói sau; ý của ngữ đoạn đến sau phải được phát triển từ
ngữ đoạn đến trước. Tuy nhiên, ở Đài TNVN, vẫn còn nhiều câu có ngữ đoạn
không xuôi chiều làm người nghe khó tiếp nhận.
2.3.1.6. Nhánh rẽ thông tin trong câu
Câu không có nhánh rẽ được viết theo quy tắc: từ (A) ->(A’)-> (B) ->(B’)…; còn
câu có nhánh rẽ là câu theo kiểu: từ (A) -> (B) ->(B’) -> (A’).
Trong các chương trình được khảo sát, số câu có nhánh rẽ là 9,4%. Sử dụng
câu có nhánh rẽ thông tin sẽ khiến lời nói bị trúc trắc, thông tin bị gãy khúc,
bị gián đoạn, dễ dẫn tới hiểu sai, hiểu nhầm hoặc bỏ sót tin.
2.3.1.7. Quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ ngữ trong câu
Các từ trong một câu bao giờ cũng phải kết hợp phù hợp về mặt ngữ nghĩa
để tạo nên những câu đúng. Trên Đài TNVN, tình trạng kết hợp ngữ nghĩa
giữa các từ ngữ trong câu không phù hợp vẫn diễn ra trong hầu hết các
chương trình.

2.3.2. Cách thức sử dụng chỉnh thể liên câu
2.3.2.1. Mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các câu
Trong các tác phẩm phát thanh, câu vừa được liên kết với nhau thông qua sự
liên kết về mặt nội dung (chủ đề), vừa được liên kết về hình thức (bằng cách
thay thế từ vựng, lặp từ vựng, phép nối, phép thay thế đại từ ).
Ở các tác phẩm phát trên sóng Đài TNVN, vẫn còn lỗi liên kết câu. Chẳng hạn:
Thông tin giữa các câu liền kề có mâu thuẫn; Các ý giữa các câu liền kề
không rõ ràng, gây hiểu nhầm; Lặp ý, lạc ý, thừa ý.
2.3.2.2. Mối quan hệ giữa câu với phong cách tác phẩm
Xét ở góc độ phong cách thể loại, mỗi thể loại hoặc nhóm thể loại quy định
cách dùng các loại câu khác nhau. Chẳng hạn, với thể loại tin, bài phản ánh,
bài báo về lĩnh vực kinh tế, chính trị, tài chính, khoa học kỹ thuật , nhà báo
thường sử dụng câu trần thuật, câu có thành phần đồng chức.
2.3.2.3. Mối quan hệ giữa câu với đối tượng giao tiếp
Nhìn chung, trên Đài TNVN, sắc thái thông tin và phong cách ngôn ngữ của
lời nói đã đảm bảo phù hợp với từng đối tượng giao tiếp, cả với đối tượng
giao tiếp hẹp và đối tượng giao tiếp rộng.
2.3.3. Về mối liên kết giữa các tác phẩm
2.3.3.1. Liên kết qua chủ đề
Lời nói trên Đài TNVN đã đảm bảo: Hệ thống các câu liên kết với nhau tạo
thành tin, bài với chủ đề cụ thể; Nhiều tin, bài gắn bó chặt chẽ với nhau trong
một chủ đề chung - là chủ đề chương trình. Tất cả các chương trình được
ràng cột bằng hệ thống lời dẫn và tôn chỉ mục đích chung, tạo thành chủ đề
của hệ trong cùng hệ chương trình.
2.3.3.2. Liên kết qua lời dẫn
Trên Đài TNVN có hai dạng lời dẫn: lời dẫn chương trình và lời dẫn hệ
chương trình. Lời dẫn hệ làm Hệ chương trình có tính “mở”, đồng thời, giúp
người nghe chủ động tiếp nhận những nội dung mà họ quan tâm.
Tuy nhiên, cách dẫn dắt trên sóng Đài TNVN thời gian qua cũng còn một vài
bất cập, như: Nhiều lời dẫn chương trình chưa hấp dẫn; Còn hiện tượng vi

phạm tính lịch sự trong giao tiếp.
Tiểu kết chương 2
Tất cả các lớp từ vựng tiếng Việt như lớp từ KN, lớp từ thuộc PCV, lớp từ
THVPC, lớp từ được ĐDVPC đều có mặt trong lời nói phát thanh. Trên Đài,
câu chủ động được dùng nhiều hơn câu bị động; câu ghép được dùng nhiều
hơn câu đơn; câu từ 2 ý trở lên được dùng nhiều hơn câu có 1 ý; câu dài được
sử dụng nhiều hơn câu ngắn.
Trên Đài TNVN, vẫn còn các câu thiếu chủ ngữ hoặc vị ngữ gây lỗi, câu có
ngữ đoạn không xuôi chiều, câu có nhánh rẽ thông tin. Ngoài ra, khảo sát cho
thấy, mối quan hệ giữa câu với câu, giữa câu với phong cách tác phẩm, với
đối tượng giao tiếp cũng còn gợi lên nhiều vấn đề đáng quan tâm. Điều này
sẽ được thảo luận để tìm hướng giải quyết trong chương 4 của luận án.


Chương 3
PHƯƠNG DIỆN ĐỌC, NÓI TRÊN SÓNG
Ở ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
3.1. CÁC PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN LỜI NÓI TRÊN SÓNG ĐÀI TIẾNG NÓI
VIỆT NAM
3.1.1. Đọc
Phương thức đọc có một số đặc điểm được xác định như: Người đọc hoàn
toàn phụ thuộc vào văn bản viết; “Đọc biểu cảm” là phẩm chất cao nhất của
giọng đọc; Xuất hiện chủ yếu trong các chương trình không trực tiếp, đặc biệt
ở những thể loại không có hoặc ít có yếu tố hội thoại; Người thực hiện
phương thức đọc bao gồm cả PTV, PV, BTV. Số lượng tác phẩm được thể hiện
bằng phương thức đọc chiếm tỉ lệ rất cao, khoảng 63,7%.
3.1.2. Đọc kết hợp với nói (giả nói)
Đọc kết hợp với nói có một số đặc điểm được xác định như: Nhà báo phụ
thuộc chủ yếu vào văn bản; Người giả nói dễ thể hiện bản sắc cá nhân qua
phong cách khẩu ngữ hóa; Xuất hiện nhiều nhất trong các chương trình hoặc

thể loại có tính đối thoại hoặc tương tác; Người nói trên sóng bao giờ cũng là
PV hoặc BTV. Ở Đài TNVN, có khoảng 23,8% tác phẩm được thể hiện bằng
phương thức này.
3.1.3. Nói ứng khẩu
Nói ứng khẩu có một số đặc điểm như: Người nói cơ bản thoát ly hoặc thoát
ly hoàn toàn văn bản viết; Năng lực cá nhân của người nói bộc lộ rõ ràng; Sử
dụng lời nói ở dạng nói; Xuất hiện khá thường xuyên trong các chương trình
phát thanh trực tiếp, trong những thể loại có sự tương tác với khách mời, với
công chúng; Người nói là PV, BTV có uy tín, có kinh nghiệm của Đài. Trên Đài
TNVN, nói ứng khẩu chỉ chiếm khoảng 12,5%.
3.2. VỀ CÁCH VẬN DỤNG CÁC YẾU TỐ NGỮ ĐIỆU KHI ĐỌC, NÓI
3.2.1. Về vận dụng yếu tố tốc độ
Tốc độ đọc, nói trung bình trong mỗi thể loại, mỗi chủ đề, mỗi đối tượng giao
tiếp, hoàn cảnh giao tiếp là khác nhau. Tính trung bình, tốc độ thể hiện lời nói
hiện nay 246 âm tiết/ phút, là tốc độ khá nhanh.
Việc vận dụng tốc độ ở Đài TNVN còn một vài hạn chế, chẳng hạn: Còn hiện
tượng lệch tốc độ không hợp lý giữa các tác phẩm; Còn hiện tượng đọc, nói
quá nhanh hoặc quá chậm; Đọc, nói các cụm từ trong câu nhanh, chậm không
hợp lý.
3.2.2. Về vận dụng yếu tố cao độ (âm vực)
Giọng đọc, nói khi nhà báo thông tin trực tiếp tại hiện trường, trong những
chương trình có sắc thái thông tin thiên về vui thường ở âm vực cao hơn
giọng nói của nhà báo tại studio, ở chỗ ít tiếng ồn hay trong những chương
trình có sắc thái thông tin thiên về buồn.
Việc vận dụng cao độ của nhà báo Đài TNVN còn một vài bất cập như: Còn
hiện tượng các giọng cao, thấp không hợp lý trong phạm vi chương trình;
Trong phạm vi câu, còn hiện tượng sử dụng cao độ cao hoặc thấp một cách
bất thường giữa các tiếng hoặc ngữ đoạn.
3.2.3. Về vận dụng yếu tố cường độ (âm lượng)
Thể loại tường thuật trực tiếp, phản ánh trực tiếp từ hiện trường; ở các tin,

bài có sắc thái vui nhộn, trẻ trung, khỏe khoắn thường mạnh hơn trong
những tác phẩm có sắc thái thông tin buồn, hoặc thiên về tự sự, trữ tình.
Cường độ là tín hiệu báo kết thúc một ngữ đoạn, một câu, một bài; giúp khu
biệt những từ ngữ mang nghĩa giải thích, những từ ngữ trong ngoặc đơn,
ngoặc kép, những trọng âm. Về lỗi vận dụng cường độ, trên sóng Đài TNVN
vẫn còn hiện tượng lệch âm lượng không hợp lý giữa các giọng đọc trong
cùng chương trình.
3.2.4. Về vận dụng yếu tố trường độ
Nhà báo Đài TNVN thường thể hiện các tiếng ở trường độ trung bình (từ 151
ms - 250 ms), chiếm 45,6%, sau đó đến trường độ ngắn (từ 101sm- 150 ms)
chiếm 20,5%. Các tiếng ở trường độ rất ngắn - dưới 100 ms chiếm 13,8% và
các tiếng ở trường độ dài từ 251 ms trở lên chiếm 20%.
Một số thể loại ở chương trình Thời sự, Kinh tế - Khoa học, trường độ các
tiếng thường ngắn, nhanh hơn so với ở thể loại bình luận, phóng sự. Thông
thường, những tiếng được đọc, nói kéo dài thường mang thông báo quan
trọng hơn những tiếng được đọc lướt nhanh.
3.2.5. Về vận dụng yếu tố nhịp độ
Nhà báo phát thanh thường áp dụng lối ngắt nghỉ theo ngữ đoạn; theo dấu
chấm, dấu phẩy; theo “tâm lý” (nội dung thông tin).
Tuy nhiên, lỗi ngắt nghỉ không phù hợp xuất hiện với tuần suất khá cao (số
tác phẩm phạm lỗi ngắt nghỉ từ 3 lần trở lên chiếm 30,9%); Nhiều tác phẩm,
thời gian dừng lời kéo dài bất hợp lý trong câu.

×