Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Biết Cách Trò Chuyện Để Thắt Chặt Tình Càm Vợ Chồng ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (347.29 KB, 8 trang )

Biết Cách Trò Chuyện Để Thắt Chặt Tình
Càm Vợ Chồng
Dù sống chung dưới một mái nhà nhưng chưa chắc gì vợ chồng thật sự
hiểu nhau nếu không thường xuyên trò chuyện cùng nhau. Cả khi chúng
ta không nắm được những nguyên tắc cơ bản, những cuộc trò chuyện
thân tình có khi biến thành những cuộc tranh cãi và mâu thuẫn không
đáng có.
Một vài gợi ý sau đây có thể giúp bạn biết cách nói chuyện và chia sẻ
với người bạn đời của mình để cả hai ngày càng hiểu về nhau hơn và giữ

được tình cảm nồng ấm
Dành thời gian nghiêm túc cho những cuộc nói chuyện
Dù bạn làm tất cả mọi việc cũng chỉ vì gia đình, vì vợ/chồng hay con
cái mình thì cũng không vì thế mà bạn quên đi một việc hết sức quan
trọng là dành thời gian cho người bạn đời của mình. Tiền bạc, đời sống
vật chất đầy đủ không để lấp đầy được đời sống tình cảm. Hãy dành thờ
i
gian để tâm sự cùng nhau với sự tập trung đúng mức, không tranh thủ
nói qua loa trong lúc đang làm chuyện khác.

Dành thời gian tâm sự
vợ chồng sẽ càng gắn bó hơn (ảnh minh họa)
Biết mình đang nói về vấn đề gì
Có rất nhiều chuyện để vợ chồng tâm sự và chia sẻ với nhau, nhưng cả
hai phải biết mục tiêu của cuộc nói chuyện đó là gì. Nếu đang bàn bạc về

một vấn đề quan trọng mà một trong hai bạn xen vào những chuyện
không đâu vào đâu thì có thể sẽ làm cho người kia cảm thấy khó chịu,
dẫn đến mâu thuẫn. Như vậy không có nghĩa là mọi cuộc nói chuyện đề
u
phải là những cuộc thảo luận nghiêm túc, vẫn cần có những lúc vợ


chồng bạn tán gẫu với nhau, nhưng phải xác định rõ mục đích của cuộc
nói chuyện để không xảy ra những tình huống dẫn đến cãi vã.

(Ảnh minh họa)
Thận trọng với những chuyện quan trọng
Với những câu chuyện nặng nề, phức tạp về những rắc rối trong công
việc, những xích mích trong mối quan hệ bạn bè… cần chia sẻ, hãy
chuẩn bị tâm lý cho nửa kia đón nhận bằng cách đặt vấn đề sao cho nhẹ
nhàng, tế nhị, dễ chấp nhận. Làm sao cho người bạn đời của mình cảm
nhận nơi mình sự chân thành, mong muốn được cho ý kiến và được sẻ
chia.

Hãy là điểm tựa của nhau
trước những thăng trầm trong cuộc sống (ảnh minh họa)
Bối cảnh và thời điểm phù hợp
Chọn hoặc tạo ra những bối cảnh phù hợp với câu chuyện sẽ dẫn đến
những kết quả tốt đẹp. Không khí nhẹ nhàng, tươi vui, lãng mạn sẽ làm
cho câu chuyện vui thêm thú vị, hoặc những chuyện khó nói khó nghe
trở nên dễ nói và dễ đón nhận hơn. Bạn cũng cần lưu ý đến tâm trạng
người bạn đời của mình trước khi muốn bắt đầu cuộc trò chuyện. Nếu
nửa kia của bạn đang không vui hay mệt mỏi thì trước hế
t hãy cùng nhau
thư giãn. Khi nào cả hai thật sự thoải mái thì hãy bắt đầu.
Gợi chuyện và biết lắng nghe
Đôi khi có những chuyện thật sự rất khó để bắt đầu. Khi bạn thấy nửa
kia của mình ngập ngừng hay lúng túng, hãy ân cần và khéo léo khơi gợ
i
để anh ấy/cô ấy dễ dàng nói ra. Và bằng thái độ lắng nghe sâu và thể
hiện sự đồng cảm, bạn sẽ giúp người kia thổ lộ hay bộc bạch được
những nỗi niềm của mình.


Biết khơi gợi nguồn cảm hứng của người bạn đời:
Sự mở đầu cho cuộc thảo luận thành công (ảnh minh họa)
Khi không thể toàn tâm toàn ý, hãy hẹn một dịp khác
Có những lúc nửa kia muốn tâm sự cùng bạn một việc gì đó, nhưng
bạn thật sự không thể sắp xếp được thời gian, hay chưa sẵn sàng để lắng
nghe thì hãy hẹn một dịp khác với thời điểm rõ ràng. Đừng cố
khi không
thể toàn tâm toàn ý. Nhưng hãy khéo léo để người bạn đời của bạn
không cảm thấy mình bị thiếu tôn trọng.

Khi chưa toàn tâm thảo luận hãy hẹn một dịp khác,
đừng thể hiện sự bất mãn (ảnh minh họa)
Đừng háo thắng hoặc đùa dai
Hãy luôn nhớ mục đích của cuộc trò chuyện là gì, điều này sẽ giúp bạ
n
tránh được những tranh luận không cần thiết. Dù là chuyện gì thì mục
đích là để giải quyết vấn đề chứ không phải để thắng thua. Và cũng đừ
ng
đùa dai khi nửa kia tỏ thái độ không hào hứng với những câu bông đùa
của bạn.
www.kienquoc.vn


×