Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

chuyên đề về chât lượng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (599.56 KB, 19 trang )

1/19

BÀI ĐỌC 01: VÒNG TRÒN DEMING
1.1 KHÁI NIỆM.
Năm 1950, Tiến sĩ Deming đã giới thiệu cho người Nhật chu trình PDCA: lập kế hoạch -
thực hiện - kiểm tra - điều chỉnh (Plan-Do-Check-Act), và gọi là Chu trình Shewart để tưởng nhớ
Tiến sĩ Walter A. Shewart - người tiên phong trong việc kiểm tra chất lượng bằng thống kê ở Mỹ từ
những năm cuối của thập niên 30, nhưng người Nhật lại quen gọi nó là chu trình hay vòng tròn
Deming. Nội dung của các giai đoạ
n của vòng tròn nầy có thể tóm tắt như sau:
P (Plan) : lập kế hoạch, định lịch và phương pháp đạt mục tiêu.
D (Do): Đưa kế hoạch vào thực hiện.
C (Check): Dựa theo kế hoạch để kiểm tra kết quả thực hiện.
A (Act): Thông qua các kết quả thu được để đề ra những tác động điều chỉnh thích
hợp nhằm bắt đầu lại chu trình với những thông tin đầu vào vào mới.
Với hình
ảnh một đường tròn lăn trên một mặt phẳng nghiêng (theo chiều kim đồng hồ),
chu trình PDCA cho thấy thực chất của quá trình quản lý là sự cải tiến liên tục và không bao giờ
ngừng. Cải tiến ở đây phải hiểu theo nghĩa rộng, không đơn thuần liên quan đến giải quyết vấn đề,
bởi vì nhiều khi giải quyết được vấn đề nhưng không giải quyết được toàn bộ quá trình, giải quy
ết
vấn đề của bộ phận nầy đôi khi lại gây ra thiệt hại cho nơi khác.
Vòng tròn PDCA lúc đầu được đưa ra như là các bước công việc tuần tự cần tiến hành của
việc quản trị nhằm duy trì chất lượng hiện có. Nhưng do hiệu quả mà nó đem lại, ngày nay nó được
sử dụng như một công cụ nhằm cải tiến không ngừng và nâng cao chất lượng sản phẩ
m.
1.2 CÁC GIAI ĐOẠN CỦA VÒNG TRÒN DEMING
Trong thực tế, chu trình Deming đề cập đến công việc theo tiến trình vận động của nó chứ
không đề cập đến các vấn đề cụ thể tại các thời điểm cụ thể.
Tùy theo các tình huống cụ thể, người ta tìm cách vận dụng chu trinh PDCA cho phù hợp.
Nói chung, có thể chia vòng tròn nầy thành 6 khu vực với 6 tổ hợp biện pháp tương ứng đẫ được


kiểm định trong th
ực tiễn.
Vai trò của lãnh đạo được đặt ở vị trí trung tâm nói lên tầm quan trọng của nó trong việc
thực hiện chu trình Deming. Không có tham gia của lãnh đạo thì rất khó đạt được sự chuyển biến
theo hướng cải tiến. Theo Deming, quá trình cải tiến đi từ trên xuống thay vì từ dưới lên. Lãnh đạo
chính là động lực thúc đẩy chu trình tiến triển đi lên theo hình xoắn ốc, quá trình sau lập lại quá
trình trước nhưng ở một mức cao h
ơn giống như qui luật “phủ định của phủ định” trong triết học
duy vật biện chứng.
1.2.1 Xác định các mục tiêu và nhiệm vụ
Các mục tiêu và nhiệm vụ được xác định trên cơ sở chiến lược của doanh nghiệp. Không
xác định được chiến lược của tổ chức thì không thể xác định được những nhiệm vụ của nó.
Chiến lược hay chính sách của doanh nghiệp
được ban lãnh đạo cao nhất xác dịnh dựa vào
những thông tin cần thiết, chính xác bên trong và bên ngoài bằng những luận chứng logic. các cán
bộ của bộ máy phải tiến hành thu thập các số liệu, phân tích và tạo điều kiện để thực hiện chiến
lược.
Mặt khác. cũng cần xác định nhiệm vụ trên cơ sở những vấn đề đang đặt ra cho doanh
nghiệp, sao cho đảm bảo hoạt động chung cho tất c
ả các bộ phận.
Sau khi xác định được chiến lược thì các nhiệm vụ phải được lượng hóa (khối lượng, tiêu
chuẩn, thời hạn hoàn thành ) bằng các con số và chỉ tiêu cụ thể. Các nhiệm vụ đề ra cần phải nhằm
vào một mục tiêu nhất định, rõ ràng đối với mọi người.
2/19
Các chính sách và nhiệm vụ phải được thông tin, hướng dẫn thực hiện cho đúng đối tượng.
Càng ở cấp thấp càng gần được thông tin một cách rõ ràng, cụ thể hơn. Đây chính là quá trình triển
khai chính sách và nhiệm vụ.
1.2.2 Xác định các phương pháp đạt mục tiêu
Sau khi đã xác dịnh được mục tiêu và nhiệm vụ cần phải lựa chọn phương pháp, cách thức
để đạt mục tiêu đó một cách tốt nhất. Xác

định phương pháp có thể xem như tương đương với việc
tiêu chuẩn hóa, nghĩa là khi xác định một phương pháp, ta phải tiêu chuẩn hóa nó rồi sau đó áp
dụng phương pháp đó trong lý luận và thực tiễn. Mọi người cần thiết phải hiểu rõ quá trình để làm
chủ nó, đồng thời xây dựng phương pháp giải quyết vấn đề một cách tốt hơn nhằm nâng cao chất
lượng công việc, chất lượng sả
n phẩm.
1.2.3 Huấn luyện và đào tạo cán bộ
Các cán bộ chịu trách nhiệm về việc đào tạo và giáo dục cấp dưới của mình. Trên cơ sở
những định mức, tiêu chuẩn đã xác dịnh, người thừa hành phải được hướng dẫn sử dụng chúng một
cách cụ thể. Được đào tạo, huấn luyện, con người có đủ nhận thức, khả năng tự
đảm đương công
việc của mình. Việc đào tạo và huấn luyện cán bộ sẽ tạo điều kiện hình thành những con người
đáng tin cậy, có thể trao quyền cho họ.
Quản trị trên tinh thần nhân văn, dựa trên niềm tin vào con người và những phẩm chất tốt
đẹp của họ. Hệ thống quản trị lý tưởng là một hệ thống trong đó tất cả mọi người đề
u được đào tạo
tốt, có thể tin vào mọi người và không cần phải kiểm tra thái quá.
Cũng cần phải nhận thức rằng lòng tin phải đến từ hai phía: từ trên xuống và từ dưới lên.
Lãnh đạo tin tưởng nhân viên của mình được đào tạo, huấn luyện đầy đủ nên có thể giao công việc
cho họ thực hiện mà không cần phải kềm cặp, kiểm tra quá mức. Nếu không làm được điều n
ầy,
nhân viên sẽ mất đi tính sáng tạo và họ chỉ tập trung vào thực hiện các nhiệm vụ mà lãnh đạo phân
công bằng các phương pháp mà lãnh đạo qui định, mặc dù họ biết rõ có thể có cách khác làm tốt
hơn.
Mặt khác, nhân viên cũng phải tin tưởng ở lãnh đạo của mình rằng họ cũng được đào tạo và
am hiểu vấn đề nên sẳn sàng cung cấp các nguồn lực cần thiết để thực hiện nhi
ệm vụ. Có làm được
điều nầy, lãnh đạo sẽ rảnh tay hơn tập trung vào các vấn đề chiến lược như mở rộng thị trường,
phát triển sản phẩm.v.v. còn nhân viên sẽ thực sự bắt tay vào thực hiện công việc với sự tự tin, chủ
động và sáng tạo.

1.2.4 Thực hiện công việc.
Sau khi đã xác định nhiệm vụ và tiêu chuẩn hóa các phương pháp để hoàn thành nhiệm vụ

đó, người ta tổ chức bước thực hiện công việc. Nhưng trong thực tế các tiêu chuẩn, quy chế luôn
luôn không hoàn hảo, và điều kiện thực hiện công việc lại luôn thay đổi. Do đó nếu luôn tuân theo
các tiêu chuẩn, quy chế một cách máy móc thì các khuyết tật, hư hỏng vẫn luôn xuất hiện. Cần phải
luôn đổi mới, cập nhật các tiêu chuẩn, quy chế và chỉ có kinh nghiệm, trình độ, ý thức của người
th
ực hiện mới có thể bù trừ được sự thiếu hoàn hảo của các tiêu chuẩn, quy chế.
Chính vì vậy trong quá trình thực hiện công việc cần chú ý đến nguyên tắc tự nguyện và
tính sáng tạo của mỗi thành viên để không ngừng cải tiến, nâng cao hiệu quả công việc ở từng bộ
phận và của chung toàn hệ thống.
1.2.5 Kiểm tra kết quả thực hiện công việc.
Không thể tiến hành quản trị
được nếu thiếu sự kiểm tra. Mục tiêu của kiểm tra là để phát
hiện những sai lệch trong quá trình thực hiện nhiệm vụ để có thể điều chỉnh kịp thời và ngăn ngừa
sự sai lệch đó.
Trước hết cần kiểm tra các yếu tố nguyên nhân. Tức là cần kiểm tra từng quá trình thiết kế,
cung ứng vật tư, sản xuất và cần thấy rõ các yếu t
ố nguyên nhân không phù hợp với các yêu cầu đã
đặt ra. Việc kiểm tra này được thực hiện bởi những cán bộ cấp thấp.
3/19
Cần thiết phải kiểm tra quá trình hay công việc khi nó đang tiến hành cũng như dựa vào các
kết qua khi hoàn tất công việc. Nếu thiếu các kết quả hay các kết quả bị sai lệch có nghĩa là trong
quá trình đã xảy ra một cái gì đó bất thường và đang có những khó khăn nhất định.
1.2.6 Thực hiện những tác động quản trị thích hợp.
Khi thực hiện những tác động điều chỉnh,
điều quan trọng là phải áp dụng những biện pháp
để tránh lặp lại những sai lệch đã phát hiện, cần loại bỏ được các yếu tố nguyên nhân đã gây nên
những sai lệch. Sửa chữa và ngăn ngừa những sai lệch lặp lại đó là hai hành động khác hẳn nhau,

kể cả đối với những biện pháp đem áp dụng. Khi loại bỏ những nguyên nhân gây sai lệch, cần phải
đi đế
n cội nguồn của vấn đề và áp dụng những biện pháp ngăn ngừa chúng lặp lại.
Vòng tròn Deming trong thực tế là một công cụ hữu ích để giúp chúng ta hoạch định, thực
hiện, kiểm soát công việc tốt hơn. Tuy nhiên, rất có thể khi chúng ta thực hiện xong một chu trình
P-D-C-A thì khi so sánh kết quả đạt được với các mục tiêu đề ra ban đầu, chúng ta thấy mình chưa
đạt được kết quả mong muốn. Và chính những dữ liệ
u và kinh nghiệm rút ra từ chu trình trước sẽ là
những yếu tố cần thiết giúp chúng ta xây dựng chu trình P-D-C-A mới và vòng tròn được lập lại.
Sau mỗi vòng tròn, kết quả công việc của chúng ta sẽ tốt hơn, được cải tiến nhiều hơn.
Vòng tròn Deming có thể được áp dụng trong mọi lĩnh vực một cách có hiệu quả.
Hãy thử vận dụng nó trước tiên vào chính ngay những công việc thường nhật của bạn, khi đó tin
chắ
c rằng bạn sẽ thu được những kết quả mong muốn.

NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG VIỆC QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG
Đúc kết kinh nghiệm sau nhiều năm áp dụng các chiến lược quản trị chất lượng khác nhau, người ta rút ra các bài học
sau :
(1) Quan niệm về chất lượng
Quan niệm thế nào là một sản phẩm có chất lượng ?
Quan niệm thế nào là một công việc có chất lượng ?
Sự chính xác về tư duy là hoàn toàn cần thiết trong mọi công việc, các quan niệm về
chất lượng nên được hiểu
một cách chính xác, trình bày rõ ràng để tránh những lầm lẫn đáng tiếc có thể xảy ra.
(2) Chất lượng có thể đo được không ? Đo bằng cách nào?
Thông thường người ta hay phạm sai lầm là cho rằng chất lượng không thể đo dược, không thể nắm
bắt được một cách rõ ràng. Điều nầy khiến cho nhiều người cảm thấy bất lực trước các vấn đề v
ề chất lượng.
Trong thực tế, chất lượng có thể đo, lượng hóa bằng tiền : đó là toàn bộ các chi phí nảy sinh do sử dụng không
hợp lý các nguồn lực của doanh nghiệp cũng như những thiệt hại nảy sinh khi chất lượng không thỏa mãn. Chất lượng

còn tính đến cả các chi phí đầu tư để đạt mục tiêu chất lượng của doanh nghiệp nữa.
(3) Làm chất lượng có tốn kém nhiề
u không ?
Nhiều người cho rằng muốn nâng cao chất lượng sản phẩm phải đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, đổi mới
trang thiết bị Điều nầy cần thiết nhưng chưa thực sự hoàn toàn đúng trong hoàn cảnh nước ta hiện nay. Chất lượng sản
phẩm, bên cạnh việc gắn liền với thiết bị, máy móc, còn phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp thự
c hiện dịch vụ, cách
tổ chức sản xuất, cách làm marketing, cách hướng dẫn tiêu dùng.v.v.
Đầu tư cho việc nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ tốn thêm chi phí, nhưng sẽ được thu hồi nhanh chóng. Đầìu
tư quan trọng nhất cho chất lượng chính là đầu tư cho giáo dục, vì - như nhiều nhà khoa học quan niệm - chất lượng
bắt đầu bằng giáo dục và cũng kết thúc chính bằng giáo dục.
(4) Ai chịu trách nhiệm về
chất lượng?
Người ta thường cho rằng chính công nhân gắn liền với sản xuất là người chịu trách nhiệm về chất lượng.
Thực ra, công nhân và những người chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng sản phẩm chỉ chịu trách nhiệm về chất lượng
trong khâu sản xuất . Họ chỉ có quyền loại bỏ những sản phẩm có khuyết tật nhưng hoàn toàn bất lực trước nhữ
ng sai
sót về thiết kế, thẩm định, nghiên cứu thị trường.
Trách nhiệm về chất lượng, quan niệm một cách đúng đắn nhất, phải thuộc về tất cả mọi người trong doanh
nghiệp, trong đó lãnh đạo chịu trách nhiệm trước tiên và lớn nhất.
Các nhà kinh tế Pháp quan niệm rằng lãnh đạo phải chịu trách nhiệm đến 50% về những tổn thất do chất
lượng kém gây ra, 50% còn lại chia đề
u cho người trực tiếp thực hiện và giáo dục.
Trong khi đó, các nhà kinh tế Mỹ cho rằng :
- 15-20% do lỗi trực tiếp sản xuất
- 80-85% do lỗi của hệ thống quản lý không hoàn hảo.
4/19

BÀI ĐỌC 02: TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG ISO 9000
2.1 ISO 9000 là gì ?

Các tổ chức công nghiệp, thương mại hoặc chính phủ đều mong muốn cung cấp các sản
phẩm (phần cứng, phần mềm, vật liệu chế biến, dịch vụ) thỏa mãn những nhu cầu của người tiêu
dùng. Mặt khác, cạnh tranh càng ngày càng tăng trên toàn cầu đã dẫn đến đòi hỏi ngày càng cao
của người tiêu dùng về chất lượng. Để đảm bảo cạnh tranh và duy trì tốt các hoạt độ
ng kinh tế, các
tổ chức không thể áp dụng các biện pháp riêng lẻ mà cần phải khai thác các hệ thống quản lý hữu
hiệu, đồng bộ để có kết quả cao. Các hệ thống như vậy cần phải tạo ra sự cải tiến chất lượng không
ngừng và đảm bảo thỏa mãn ngày càng cao các khách hàng cũng như những người có lợi ích liên
quan (nhân viên, lãnh đạo, bên cung ứng phụ và toàn xã hội).
Các yêu cầu của khách hàng thường đượ
c nêu trong “yêu cầu kỹ thuật”. Tuy nhiên bản thân
các yêu cầu kỹ thuật có thể không đảm bảo được rằng mọi yêu cầu của khách hàng sẽ hoàn toàn
được đáp ứng, nếu như vô tình có các sai sót trong hệ thống tổ chức cho việc đảm bảo và cung cấp
sản phẩm. Kết quả là các mối quan tâm trên đã dẫn đến việc xây dựng các tiêu chuẩn và các bản
hướng dẫn cho hệ thống chất lượng nhằm hoàn thiệ
n cho các yêu cầu của sản phẩm đã qui định
trong phần “yêu cầu kỹ thuật”. Các tiêu chuẩn trong bộ ISO 9000 nhằm cung cấp một hệ thống các
tiêu chuẩn cốt yếu chung có thể áp dụng rộng rãi được trong công nghiệp cũng như trong các hoạt
động khác.
Hệ thống quản lý của một tổ chức bị chi phối bởi mục đích, sản phẩm và thực tiễn cụ thể
của t
ổ chức đó. Do vậy , hệ thống chất lượng cũng rất khác nhau giữa tổ chức này với tổ chức kia.
Mục đích cơ bản của quản lý chất lượng là cải tiến hệ thống và quá trình nhằm đạt được sự cải tiến
chất lượng liên tục. Các tiêu chuẩn trong bộ ISO 9000 mô tả là các yếu tố mà hệ thống chất lượng
nên có nhưng không mô tả cách thức mà m
ột tổ chức cụ thể thực hiện các yếu tố này. Các tiêu
chuẩn này không có mục đích đồng nhất hóa các hệ thống chất lượng. Nhu cầu tổ chức là rất khác
nhau. Việc xây dựng và thực hiện một hệ thống chất lượng cần thiết phải chịu sự chi phối của mục
đích cụ thể, sản phẩm và quá trình cũng như thực tiễn cụ thể
của tổ chức đó.

ISO 9000 đề cập đến các lĩnh vực chủ yếu trong quản lý chất lượng : chính sách và chỉ đạo
về chất lượng, nghiên cứu thị trường, thiết kế và triển khai sản phẩm, cung ứng, kiểm soát thị
trường, bao gói, phân phối, dịch vụ sau khi bán, xem xét đánh giá nội bộ, kiểm soát tài liệu, đào tạo
2.2 Quá trình xây dựng tiêu chuẩn ISO
2.2.1 Các bước xây dựng tiêu chuẩn ISO
Quá trình xây dự
ng các tiêu chuẩn ISO phải tuân theo các nguyên tắc cơ bản sau:
+ Sự nhất trí: ISO quan tâm đến quan điểm của các phía có quan tâm : nhà sản xuất, người
bán hàng, người sử dụng, các nhóm tiêu thụ, các phòng kiểm nghiệm, các chính phủ, các nhà kỹ
thuật và các cơ quan nghiên cứu.
+ Qui mô: dự thảo các tiêu chuẩn phù hợp với yêu cầu của các ngành và khách hàng trên
toàn thế giới.
+ Tự nguyện: việc tiêu chuẩn hóa chịu tác động của thị trường và do đó nó dựa trên sự tự
nguyện thực hiện của tất cả các bên có quan tâm.
2.2.2 Xây dựng tiêu chuẩn :
Các tiêu chuẩn quốc tế do các ủy ban kỹ thuật của ISO xây dựng và được thực hiện qua 5 bước :
1. Đề nghị :
- Xác nhận nhu cầu ban hành một tiêu chuẩn mới.
- Đề nghị một vấn đề mới được đưa ra để các ủy ban và tiểu ban kỹ thuật có liên quan thảo
luận và lựa chọn
5/19
- Đề nghị được chấp thuận nếu đa số thành viên của ủy ban hay tiểu ban kỹ thuật đồng ý và có ít
nhất 5 thành viên cam kết tham gia tích cực vào đề án.
2. Chuẩn bị :
Các chuyên gia trong nhóm cộng tác xây dựng một bản dự thảo tiêu chuẩn được đề nghị.
Khi nhóm cho rằng bản dự thảo đã tương đối hoàn thiện thì nó được đưa ra thảo luận trong các ủy
ban và tiểu ban.
3. Thảo luận :

Dự thảo được đăng ký bởi ban thư ký trung tâm của ISO và được phân phát cho các thành

viên tham gia trong các ủy ban và tiểu ban chuyên môn để lấy ý kiến. Dự thảo được tuần tự xem xét
cho đến khi đạt được sự nhất trí về nội dung. Sau đó là giai đoạn dự thảo tiêu chuẩn quốc tế.
4. Phê chuẩn :
Bản dự thảo tiêu chuẩn quốc tế được chuyển tới tất cả các cơ quan thành viên củ
a ISO để
thu thập ý kiến trong 6 tháng. Nó được phê chuẩn và được coi là tiêu chuẩn quốc tế nếu được 3/4
thành viên của ủy ban hay tiểu ban kỹ thuật đồng ý và chỉ có dưới 1/4 phiếu chống. Nếu cuộc biểu
quyết không thành, bản tiêu chuẩn quốc tế dự thảo được trả lại ủy ban kỹ thuật để xem xét lại.
5. Công bố :
Nếu tiêu chuẩn được phê chuẩn, người ta chuẩn bị v
ăn bản chính thức kết hợp với các ý
kiến đóng góp khi biểu quyết. Văn bản chính thức được gởi tới ban thư ký trung tâm của ISO. Cơ
quan này sẽ công bố.
2.3 Triết Lý của ISO 9000.
Các tiêu chuẩn của ISO 9000 được xây dựng dựa trên cơ sở những triết lý sau:
- Hệ thống chất lượng quản trị quyết định chất lượng sản phẩm.
- Làm đúng ngay từ đầu là ch
ất lượng nhất, tiết kiệm nhất.
- Quản trị theo quá trình và ra quyết định dựa trên sự kiện, dữ liệu.
- Lấy phòng ngừa làm chính.
2.4 TẦM QUAN TRỌNG CỦA HỆ THỐNG ISO 9000.
Việt Nam biết đến ISO 9000 từ những năm 90, song thời gian đầu ít người quan tâm về nội
dung ra sao, áp dụng thế nào, kể cả người làm công tác quản lý lẫn các doanh nhân. Dần dần, dưới
tác động của quá trình đổi m
ới kinh tế, sức ép của thị trường đang mở cửa, sự năng động của doanh
nghiệp trong điều kiện cạnh tranh và nỗ lực của cơ quan quản lý đã thúc đẩy quá trình xây dựng và
áp dụng ISO 9000 trong doanh nghiệp.
Thời gian đầu, do lợi thế về nhiều mặt, các doanh nghiệp có nhân tố nước ngoài đã đi đầu
trong hoạt động nầy. Về sau, các doanh nghiệp khác, do chịu sức ép củ
a thị trường, đồng thời nhận

thức được sự cần thiết và lợi ích của ISO 9000 nên đã tích cực vào cuộc. Việc xây dựng và áp dụng
ISO 9000 đã được triển khai ở 12 lĩnh vực sản xuất (thực phẩm đồ uống, dệt sợi, may, giấy, than và
hóa dầu, hóa chất, dược phẩm, cao su-nhựa, vật liệu xây dựng, kim loại, máy và thiết bị, thiết bị
điện và quang họ
c, các sản phẩm chưa được xếp loại khác); 6 lĩnh vực kinh doanh dịch vụ ( xây
dựng, thương mại, vận tải, thông tin, dịch vụ kỹ thuật và các dịch vụ khác chưa xếp loại) và gần
đây đã phát triển sang lĩnh vực quản lý hành chính như là biện pháp quan trọng để thực hiện mục
tiêu cải cách hành chính.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, ISO 9000 không phải là cây đủa thần giải quyết được mọ
i vấn đề
trong sản xuất kinh doanh. Tạo được nề nếp tổ chức hoạt động theo các tiêu chí của ISO 9000 là hết
sức cần thiết, song duy trì và phát triển nó mới thực sự quan trọng. Một trong những yêu cầu cơ bản
của ISO 9000:2000 chính là đòi hỏi có sự cải tiến liên tục hệ thống chất lượng của mỗi tổ chức.
Với xu thế hội nhập vào nền kinh tế khu v
ực và thế giới, các doanh nghiệp đứng trước
những cơ hội to lớn và những thách thức gay gắt. Để cạnh tranh thắng lợi, doanh nghiệp không còn
6/19
cách nào khác là phải nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Năng suất và chất lượng là hai
mặt của vấn đề cạnh tranh. Cải tiến chất lượng chính là con đường ngắn nhất và bền vững nhất dẫn
đến việc nâng cao năng suất. Cùng với việc đầu tư chiều sâu về kỹ thuật, công nghệ; mở rộng sản
xuất ; việc áp dụng thành công các thành tựu tiên tiến củ
a khoa học quản lý trên cơ sở các tiêu chí
của ISO 9000 sẽ giúp chúng ta rút ngắn dần khỏang cách với khu vực và thế giới.
2.4.1 ISO 9000 ảnh hưởng đến mậu dịch và thương mại quốc tế.
Khắp thế giới, hệ thống tiêu chuẩn chất lượng ISO 9000 nhanh chóng trở thành tiêu chuẩn
chất lượng quốc tế trong thực tiễn hoạt động của thương mại, công nghiệp, và ngay cả trong lĩnh
vực qu
ốc phòng. Các hợp đồng đòi hỏi những công ty cung cấp sản phẩm phải đăng ký và được
chứng nhận phù hợp ISO 9000 ngày càng nhiều hơn trong nhiều nước trên thế giới. Đặc biệt đối
với những ngành công nghiệp như : sản phẩm y tế, đồ chơi, thiết bị an toàn, viễn thông

Sự tiêu chuẩn hóa các tiêu chuẩn chất lượng khắp thế giới cung cấp cơ hội cạnh tranh cho
nhữ
ng nhà cung cấp từ mọi quốc gia.
ISO 9000 sẽ làm thuận tiện hơn trong trao đổi thương mại toàn cầu và mở cửa những thị
trường mới, làm giảm bớt những khó khăn của rào cản kỹ thuật trong thương mại và những liên
minh khu vực.
Chứng nhận phù hợp ISO 9000 sẽ làm giảm hoặc tránh được những chi phí ẩn và những
chậm trễ trong việc nghiên cứu, tìm hiểu người cung cấp, thẩ
m định chất lượng các thủ tục, đánh
giá chất lượng người cung cấp, kiểm tra nguồn lực và những giám sát đảm bảo chất lượng khác.
Theo tính chất ISO 9000, nhà sản xuất hoặc cung cấp phải thể hiện trách nhiệm pháp lý
trong sản xuất, an toàn, sức khỏe và tương hợp với môi trường, các điều kiện, thủ tục đóng gói, vận
chuyển thương mại quốc tế.
2.4.2 Lợ
i ích đối với các công ty
Ngoại trừ việc thị trường toàn cầu thúc đẩy chứng nhận ISO 9000, các nhà lãnh đạo công
nghiệp Mỹ ghi nhận rằng cải tiến hệ thống và hoạt động quản trị chất lượng là yếu tố cần thiết cho
cạnh tranh trong nền kinh tế năng động ngày nay, cũng như cần thiết cho yêu cầu chất lượng, giá
cả, dịch vụ, môi trường kinh doanh. ISO 9000 là một mô hình rấ
t tốt đảm bảo chất lượng toàn công
ty, dù cho khách hàng hay thị trường có đòi hỏi công ty được chứng nhận ISO 9000 hay không.
Một hệ thống quản trị chất lượng đúng đắn và đầy đủ như ISO 9000 là cơ sở cho việc bắt
đầu thực hiện TQM và đạt những giải thưởng có uy tín như Malcolm Baldrige. Hệ thống quản trị
chất lượng ISO là một mô hình lý tưởng cho một tổ chức đạt hiệ
u quả cao cũng như liên tục cải tiến
và nâng cao vị thế cạnh tranh trên thế giới.
2.4.3 Ảnh hưởng đến văn hóa và công nhân của công ty.
Việc thực hiện hệ thống quản trị chất lượng ISO 9000 sẽ ảnh hưởng một cách sâu sắc đến tổ
chức và cách mà mọi người làm việc trong tất cả các bộ phận. Kỷ luật kết hợp với sự phát triển, ghi
chép thành tài li

ệu các thủ tục cho mỗi một tác động có ảnh hưởng đến chất lượng sẽ làm cho mọi
người nhận thức được tầm quan trọng của mỗi công việc và họ biết chính xác phải làm như thế nào
để đảm bảo chất lượng.
“Hãy làm đúng ngay từ đầu” áp dụng đối với tất cả qui trình quản trị, chứ không phải chỉ
dùng trong sản xuất và tác nghiệp. Khi công nhân của công ty bi
ết rõ qui trình hơn bất cứ ai khác,
chấp nhận qui trình, họ sẽ hãnh diện thực hiện qui trình một cách kiên định và hiệu quả. Kiểm soát,
đo lường và cải tiến liên tục qui trình trở thành một cách sống.
2.4.4 Ảnh hưởng đến khách hàng.
Các khách hàng hiện có thường thích những nhà cung cấp đang thực hiện hệ thống quản trị
chất lượng ISO 9000 và có kế hoạch đăng ký, chứng nhận phù hợp ISO 9000 hơn. Chắc ch
ắn một
nhà cung cấp được chứng nhận phù hợp ISO 9000 có vị thế cạnh tranh thuận lợi hơn những nhà
cung cấp chưa được chứng nhận. Giấy chứng nhận tạo một sự tin cậy đối với khách hàng rằng nhà
cung cấp được một đối tác thứ ba chứng nhận hệ thống quản trị chất lượng của họ phù hợp với yêu
7/19
cầu của một bộ tiêu chuẩn được quốc tế công nhận, được chứng thực bởi những quốc gia, chính
phủ, và những ngành công nghiệp trên thế giới.
2.4.5 Ảnh hưởng đến nhà cung cấp và thầu phụ.
Các nhà cung cấp và thầu phụ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi khách hàng của họ, nếu người
mua hàng đó hướng đến hệ thống ISO 9000. Các yêu cầu của ISO 9000 về
điểm này được trình bày
trong chương các nhà cung cấp và thầu phụ phải đảm bảo chất lượng của qui trình và sản phẩm như
thế nào. Thông thường các nhà cung cấp, thầu phụ được khuyến khích (hoặc bị đòi hỏi) phải có
chứng nhận ISO 9000 trong trường hợp phải giữ vững một nguồn cung ứng đạt chất lượng hoặc là
người dự thầu hoặc cung ứng sản phẩ
m mới.
2.4.6 Những thách thức chủ yếu.
Những thách thức chủ yếu của việc thực hiện một hệ thống quản trị chất lượng ISO 9000 và
đạt được chứng nhận phù hợp là tính liên kết ISO 9000 với việc tiến hành bất cứ thay đổi tổ chức

quan trọng nào. Thông thường có một sự miễn cưỡng trong việc từ bỏ các thủ tục và hoạt động mà
họ
cho là tốt và phục vụ tốt cho mục đích của họ trong nhiều năm.
Các tiêu chuẩn ISO 9000 hướng tới một sự rõ ràng hơn nữa trong việc quy định một cách
chính xác “đảm bảo chất lượng sẽ được thực hiện như thế nào” (các thủ tục, hưóng dẫn làm việc,
hình thành tài liệu, các biểu mẫu, ghi chép). Yêu cầu tác nghiệp trong tiêu chuẩn ISO 9000 là “sẽ
phải”, chỉ dẫn các thủ tục được quy
định là yêu cầu phải thực hiện chứ không phải tùy ý.
Sự hoạt động của các công ty dưới những tiêu chuẩn chất lượng thương mại có thể phải tìm
một hệ thống quản trị chất lượng của họ, hệ thống quản trị chất lượng đó cần được kiểm tra mức độ
hoàn hảo hay phải được thay thế bằng việc yêu cầu thực hi
ện theo ISO 9000. Mức độ của tài liệu
đòi hỏi cao hơn những hệ thống quản trị chất lượng hiện có, cả cấu trúc của một mô hình hệ thống
quản trị chất lượng ISO 9000 thích hợp có thể khác nhau ở những nơi khác nhau. Trong trường hợp
như thế này, các công ty khôn ngoan có thể phát triển toàn bộ hệ thống quản trị chất lượng mới theo
ISO 9000 và tiếp theo là thực hiện nó theo từng giai
đoạn hay chuyển đổi nhanh chóng. Sự tìm
kiếm theo hệ thống quản trị chất lượng được đánh giá tốt sẽ được trợ giúp bởi một đơn vị có năng
lực trong lĩnh vực này, giúp xác định công việc chuyển đổi hệ thống chất lượng đang sử dụng sang
hệ thống quản trị chất lượng ISO 9000.
2.4.7 Chìa khóa tiến tới thành công.
Công việc kinh doanh của mộ
t tổ chức gồm sự thay đổi trong cách quản lý một tổ chức,
hoạt động tác nghiệp thường lệ của nó, cách thức tổ chức, những thủ tục quản trị và cơ cấu công
việc sẽ mất thời gian và phải nỗ lực để mà thực hiện cho được. Có nhiều khó khăn và vô số kiểu
mẩu trong lúc bắt đầu thực hiện ISO 9000, đặc biệt với các công ty không có thói quen dùng rộ
ng
rãi tài liệu chứng minh, huấn luyện đánh giá và lưu trữ. Từ kinh nghiệm thực tế trong việc thực hiện
hệ thống quản trị chất lượng ISO 9000, các công ty đưa ra chìa khóa thành công là.
- Cam đoan của lãnh đạo cấp cao.

- Có hành động và hỗ trợ của ban lãnh đạo.
- Những tổ, nhóm thực hiện được huấn luyện một cách đúng đắn.
- Đánh giá nội bộ hiệu quả, hành động sửa ch
ữa, điều chỉnh và cải tiến quá trình.
- Sự tổ chức, nhóm làm việc và thực hiện một cách có hệ thống theo những phương pháp
đã được chứng minh cho việc hòan thành mục tiêu của dự án.
2.5 BỘ TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG ISO 9000 : 1994.
2.5.1 Kết cấu của bộ tiêu chuẩn ISO 9000 : 1994.
Bộ tiêu chuẩn ISO 9000:1994 ra đời thay thế cho bộ tiêu chuẩn ISO 9000 được ban hành
lần đầu tiên vào năm 1987. Bộ tiêu chuẩn ISO 9000:1994 được hợp thành bở
i hơn 20 tiêu chuẩn
khác nhau, tạo thành năm nhóm chính :
2.5.1.1. Các tiêu chuẩn hướng dẫn về đảm bảo chất lượng:
8/19
ISO 9000 - 1 : Quản trị chất lượng và các tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng - Hướng dẫn lựa chọn và
sử dụng
ISO 9000 - 2 : Hướng dẫn chung về áp dụng ISO 9001, ISO 9002 và ISO 9003.
ISO 9000 - 3 : Hướng dẫn áp dụng ISO 9001 đối với sự phát triển, cung ứng và bảo trì phần mềm
ISO 9000 - 4 : Áp dụng đảm bảo chất lượng đối với quản trị độ tin cậy.
2.5.1.2 Các tiêu chuẩn hướng dẫn về quản lý chấ
t lượng:
ISO 9004 - 1 : Quản trị chất lượng và các yếu tố của hệ thống chất lượng - Phần 1 : Hướng dẫn.
ISO 9004 - 2 : Quản trị chất lượng và các yếu tố của hệ thống chất lượng - Phần 2 : Hướng dẫn đối
với dịch vụ .
ISO 9004 - 3 : Quản trị chất lượng và các yếu tố của hệ thống chất lượng. - Phần 3 : Hướng dẫn đố
i
với việc cải tiến chất lượng.
ISO 9004 - 4 : Quản trị chất lượng và các yếu tố của hệ thống chất lượng - Phần 4 : Hướng dẫn đối
với việc cải tiến chất lượng.
ISO 9004 - 5 : Quản trị chất lượng và các yếu tố của hệ thống chất lượng - Phần 5 : Hướng dẫn đối

với kế hoạch chất lượng.
ISO 9004 - 6 : Qu
ản trị chất lượng và các yếu tố của hệ thống chất lượng - Phần 6 : Hướng dẫn đảm
bảo chất lượng khi quản trị dự án.
ISO 9004 - 7 : Quản trị chất lượng và các yếu tố của hệ thống chất lượng - Phần 7 : Hướng dẫn đối
với quản trị các kiểu dáng, mẫu mã (tái thiết kế).
2.5.1.3 Các tiêu chuẩn hướng dẫn đánh giá hệ th
ống chất lượng:
ISO 10011 - 1 : Hướng dẩn đánh giá hệ thống chất lượng - Phần 1 : Đánh giá.
ISO 10011 - 2 : Hướng dẫn đánh giá hệ thống chất lượng - Phần 2 : Các chỉ tiêu chất lượng đối với
chuyên gia đánh giá hệ thống chất lượng.
ISO 10011 - 3 : Hướng dẫn đánh giá hệ thống chất lượng - Phần 3 : Quản trị chương trình đánh
giá.
2.5.1.4 Các tiêu chuẩn hỗ trợ
ISO 8402-1 : Quả
n trị chất lượng và đảm bảo chất lượng. Các thuật ngữ.
ISO 10012 - 1 : Các yêu cầu đảm bảo chất lượng đối với thiết bị đo lường - Phần 1 : Quản trị
thiết bị đo lượng.
ISO 10012 - 2 : Các yêu cầu đảm bảo chất lượng đối với thiết bị đo lường - Phần 2 : Kiểm soát các
quá trình đo lượng.
ISO 10013 : Hướng dẫn triển khai sổ tay chất lượ
ng.
ISO 10014 : Hướng dẫn đối với hiệu quả kinh tế chất lượng.
ISO 10015 : Hướng dẫn giáo dục và đào tạo thường xuyên.
ISO 10016: Tài liệu chất lượng.
2.5.1.5 Các yêu cầu:
ISO 9001: Hệ thống chất lượng - Mô hình đảm bảo chất lượng trong thiết kế, triển khai, sản
xuất lắp đặt và dịch vụ.
ISO 9002 : Hệ thống chất lượng - Mô hình đảm bảo chất lượng trong sản xuấ
t, lắp đặt và

dịch vụ.
ISO 9003 : Hệ thống chất lượng - Mô hình đảm bảo chất lượng ở khâu kiểm tra cuối cùng
và thử nghiệm.
9/19
- ISO 9000 và ISO 9004 cung cấp hướng dẫn đối với tất cả tổ chức thực hiện quản trị chất lượng.
- ISO 9001, ISO 9002, ISO 9003 được dùng để đảm bảo chất lượng đối với khách hàng bên ngoài
trong trường hợp có ký kết hợp đồng. Tùy theo tính chất hoạt động mà doanh nghiệp quyết định
cần giấy chứng nhận ISO 9001, ISO 9002 hay ISO 9003.
Khi công ty thực hiện ISO 9000, sẽ giúp cho nó đạt được những mục tiêu chất lượng sau:
- Th
ực hiện và giữ vững chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ được cung cấp, phải liên tục
thỏa mãn những nhu cầu của khách hàng (thỏa mãn khách hàng).
- Cung cấp sự tin cậy đối với sự quản trị của nó là thực hiện và giữ vững chất lượng đã
định (đảm bảo chất lượng nội bộ).
- Chứng minh sự tin cậy đối với ng
ười tiêu dùng rằng chất lượng đã định được và sẽ được
thực hiện trong việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ (đảm bảo chất lượng bên ngoài).
2.5.2 Nội dung của ISO 9001:1994
2.5.2.1 Phạm vi ứng dụng
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với hệ thống chất lượng để sử dụng khi cần thể
hiện năng lực của bên cung ứng trong thiết kế và cung c
ấp sản phẩm phù hợp.
Các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn này chủ yếu nhằm thỏa mãn khách hàng bằng cách
phòng ngừa sự không phù hợp ở tất cả các giai đoạn từ thiết kế đến dịch vụ kỹ thuật.
Tiêu chuẩn này áp dụng trong các tình huống khi :
- Cần có thiết kế và các yêu cầu đối với sản phẩm đã được công bố về nguyên tắc trong các
điều khoản về tính nă
ng sử dụng hoặc các yêu cầu này được thiết lập;
- Lòng tin ở sự phù hợp của sản phẩm có thể đạt được thông qua việc thể hiện thích hợp
năng lực của người cung ứng trong thiết kế, sản xuất, lắp đặt và dịch vụ kỹ thuật.

2.5.2.2 Các yêu cầu của ISO 9001.
Trách nhiệm của lãnh đạo
Lãnh đạo của bên cung ứng với trách nhiệm đi
ều hành phải xác định và thành lập văn bản
chính sách của mình đối với chất lượng, bao gồm mục tiêu và những cam kết của mình về chất
lượng. Chính sách chất lượng phải thích hợp với mục tiêu tổ chức của bên cung ứng và nhu cầu,
mong đợi của khách hàng. Bên cung ứng phải đảm bảo rằng chính sách này phải được thấu hiểu,
thực hiện và duy trì ở tất cả các cấp của cơ
sở.
Hệ thống chất lượng.
Bên cung ứng phải xây dựng, lập văn bản và duy trì một hệ thống chất lượng làm phương
tiện để đảm bảo rằng sản phẩm phù hợp với yêu cầu qui định. Bên cung ứng phải lập sổ tay chất
lượng bao quát các yêu cầu của tiêu chuẩn này. Sổ tay chất lượng phải bao gồm hay viện dẫn các
thủ tục của h
ệ thống chất lượng và giới thiệu cơ cấu của hệ thống văn bản sử dụng trong sổ tay chất
lượng.
Xem xét hợp đồng
Bên cung ứng phải lập và duy trì các thủ tục dạng văn bản để xem xét hợp đồng và để phối
hợp các hoạt động này.
Kiểm soát thiết kế
Bên cung ứng phải thiết lập và duy trì các thủ tục để quả
n lý và thẩm tra nhằm thiết kế sản
phẩm để đảm bảo rằng các yêu cầu đặt ra được thỏa mãn. Các kết quả thiết kế phải được lập thành
văn bản và được thể hiện dưới dạng có thể thẩm tra, xác nhận theo các yêu cầu về dữ liệu thiết kế.
Các kết quả thiết kế phải :
- Đáp ứng các yêu cầu về dữ liệ
u thiết kế;
10/19
- Bao gồm hoặc nêu tài liệu tra cứu về chuẩn mực chấp nhận.
Định rõ các đặc tính thiết kế có ý nghĩa quan trọng đối với an toàn và chức năng làm việc

tốt của sản phẩm (Ví dụ : yêu cầu vận hành, bảo quản, vận chuyển, bảo trì và thanh lý).
Tất cả các thay thế và sửa đổi phải được xác định, lập thành văn bản, xem xét và xét duyệt
bởi người có thẩm quyề
n trước khi thực hiện.
Kiểm soát tài liệu
Bên cung ứng phải lập và duy trì các thủ tục bằng văn bản để kiểm soát mọi văn bản và dữ
liệu liên quan tới các yêu cầu của tiêu chuẩn này và trong phạm vi có thể, bao gồm cả các tài liệu có
nguồn gốc từ bên ngoài, ví dụ như tiêu chuẩn và các văn bản của khách hàng.
Mua sản phẩm
Người cung ứng phải lập và duy trì các thủ tục thành v
ăn bản để đảm bảo sản phẩm mua
vào phù hợp với yêu cầu quy định.
Kiểm soát sản phẩm do khách hàng cung cấp
Bên cung ứng phải lập và duy trì các thủ tục dạng văn bản để kiểm soát việc kiểm tra xác
nhận, bảo quản và bảo dưỡng sản phẩm do khách hàng cung cấp để góp vào sản phẩm được cung
cấp hay dùng cho các hoạt động có liên quan. Bất kỳ sản phẩm nào mất mát, hư
hỏng hoặc không
phù hợp với mục đích sử dụng phải lập hồ sơ và báo cho khách hàng.
Nhận biết và xác định nguồn gốc sản phẩm.
Khi cần thiết, bên cung ứng phải lập và duy trì các thủ tục để nhận biết sản phẩm bằng các
biện pháp thích hợp, từ lúc nhận đến tất cả các giai đoạn sản xuất, phân phối và lắp đặt.
Bên cung ứng ph
ải xác định và lập kế hoạch sản xuất, các quá trình lắp đặt và dịch vụ kỹ
thuật có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và phải đảm bảo rằng các quá trình này được tiến hành
trong những điều kiện được kiểm soát.
Kiểm tra và thử nghiệm
Bên cung ứng phải lập và duy trì thủ tục dạng văn bản đối với các hoạt động kiểm tra và th

nghiệm để xác nhận rằng mọi yêu cầu đối với sản phẩm được đáp ứng. Việc kiểm tra và thử
nghiệm và các hồ sơ cần có phải trình bày chi tiết trong kế hoạch chất lượng hay các thủ tục dạng

văn bản.
Kiểm soát thiết bị kiểm tra, đo lường và thử nghiệm
Bên cung ứng phải qui định và duy trì thủ tục dạng văn bả
n để kiểm soát, hiệu chỉnh và bảo
dưỡng các thiết bị kiểm tra, đo lường và thử nghiệm (bao gồm cả phần mềm) được họ sử dụng để
chứng tỏ sự phù hợp của sản phẩm với các yêu cầu qui định. Phải sử dụng thiết bị kiểm tra, đo
lường, thử nghiệm sao cho biết được độ không đảm bảo của phép đ
o và nó phải tương ứng với yêu
cầu của phép đo.
Trạng thái kiểm tra và thử nghiệm
Trạng thái kiểm tra và thử nghiệm của sản phẩm được định rõ bằng các phương tiện thích
hợp chỉ rõ tính phù hợp hoặc không phù hợp của sản phẩm theo các kiểm tra và thử nghiệm đã
được tiến hành. Ký mã hiệu về trạng thái kiểm tra và thử nghiệm phải được lưu giữ, ví dụ
như
trong kế hoạch chất lượng và hay thủ tục dạng văn bản, trong suốt quá trình sản xuất, lắp đặt và
dịch vụ kỹ thuật cho sản phẩm để đảm bảo rằng chỉ có những sản phẩm đã qua kiểm tra và thử
nghiệm qui định hoặc được gửi đi với điều kiện nhân nhường mới được sản xuất, sử dụ
ng, lắp đặt.
Kiểm soát sản phẩm không phù hợp
Bên cung ứng phải thiết lập và duy trì các thủ tục để đảm bảo rằng sản phẩm không phù hợp
với yêu cầu qui định không được đem sử dụng hoặc lắp đặt một các vô tình. Việc kiểm soát bao
gồm việc phát hiện sản phẩm không phù hợp, ghi nhận vào hồ sơ, đánh giá, phân loại và loại bỏ
chúng (nếu có thể) và thông báo cho các b
ộ phận chức năng có liên quan.
11/19
Hành động khắc phục và phòng ngừa
Bên cung ứng phải lập và duy trì thủ tục dạng văn bản để thực hiện hành động khắc phục và
phòng ngừa.
Mọi hành động khắc phục và phòng ngừa được tiến hành để loại bỏ các nguyên nhân gây ra
sự không phù hợp hiện có hay có thể có phải phù hợp với mức độ của vấn đề xảy ra tương ứng với

rủi ro g
ặp phải.
Bên cung ứng phải thực hiện và ghi hồ sơ mọi thay đổi trong thủ tục dạng văn bản do hành
động khắc phục và phòng ngừa dẫn đến.
Xếp dỡ, lưu kho, bao gói, bảo quản và giao hàng
Bên cung ứng phải xây dựng, và duy trì thủ tục dạng văn bản về xếp dỡ, lưu kho, bao gói,
bảo quản và giao sản phẩm.
Kiểm soát hồ sơ chất lượng
Bên cung ứng phải thiết lập và duy trì các thủ tục để phân biệt, thu thập, lên thư mục, lập
phiếu bảo quản, lưu trữ hoặc hủy bỏ các hồ sơ chất lượng.
Hồ sơ chất lượng cần được lưu trữ để chứng tỏ sự phù hợp với yêu cầu qui định và sự hoạt
động có hiệu quả của hệ thống chất l
ượng. Các hồ sơ chất lượng của người thầu phụ có liên quan
cũng là một phần của dữ liệu này.
Xem xét đánh giá chất lượng nội bộ
Bên cung ứng phải lập, duy trì các thủ tục văn bản để hoạch định và thực hiện xem xét,
đánh giá chất lượng nội bộ, để xác nhận sự phù hợp của các hoạt động chất lượng và các kết quả có
liên quan v
ới mọi điều đã hoạch định và để xác định hiệu lực của hệ thống chất lượng.
Phải lập tiến độ để xem xét, đánh giá chất lượng nội bộ trên cơ sở vị trí và tầm quan trọng
của hoạt động được đánh giá và phải được tiến hành bởi người độc lập với người có trách nhiệm
trực tiếp với ho
ạt động được đánh giá.
Đào tạo
Bên cung ứng phải lập và duy trì các thủ tục dạng văn bản để xác định nhu cầu và đảm bảo
đào tạo tất cả các nhân viên làm việc trong lĩnh vực có ảnh hưởng đến chất lượng. Các nhân viên
thực hiện các nhiệm vụ đặc biệt phải là người có trình độ, trên cơ sở đào tạo thích hợp và có kinh
nghiệm công tác cần thiết. Hồ
sơ liên quan đến đào tạo cần được lưu trữ.
Dịch vụ kỹ thuật

Nếu trong hợp đồng có yêu cầu về dịch vụ kỹ thuật, thì người cung ứng phải lập và duy trì
các thủ tục dạng văn bản để tiến hành, xác nhận và báo cáo rằng kỹ thuật phù hợp với các yêu cầu
qui định.
Kỹ thuật thống kê
Bên cung ứng phải lậ
p và duy trì các thủ tục dạng văn bản để thực hiện và kiểm soát việc áp
dụng các kỹ thuật thống kê đã xác định.
2.5.3 Nội dung của ISO 9002:1994
2.5.3.1 Phạm vi áp dụng.
Tiêu chuẩn này qui định các yêu cầu đối với hệ thống chất lượng để sử dụng khi cần thể
hiện năng lực của bên cung ứng trong việc cung cấp sản phẩm phù hợp với các yêu cầu thiế
t kế đã
lập.
Các yêu cầu qui định trong tiêu chuẩn này nhằm thỏa mãn khách hàng bằng cách phòng
ngừa sự không phù hợp ở tất cả các giai đoạn từ sản xuất đến dịch vụ kỹ thuật.
Tiêu chuẩn này áp dụng trong các tình huống khi :
- Các yêu cầu cụ thể đối với sản phẩm đã công bố dưới dạng thiết kế hay qui định kỹ thuật.
12/19
- Lòng tin ở sự phù hợp của sản phẩm có thể đạt được thông qua việc thể hiện thích hợp
năng lực của người cung ứng trong sản xuất, lắp đặt và dịch vụ kỹ thuật.
2.5.3.2 Các yêu cầu của ISO 9002.
Giống như ISO 9001, nhưng không có các phần liên quan đến thiết kế.
2.5.4 Nội dung của ISO 9003:1994
2.5.4.1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này qui định các yêu cầu đối với hệ
thống chất lượng để sử dụng khi cần thể
hiện năng lực của bên cung ứng trong việc phát hiện và kiểm soát việc sử dụng bất cứ sản phẩm
không phù hợp nào trong kiểm tra và thử nghiệm cuối cùng.
Tiêu chuẩn này áp dụng trong các tình huống khi có thể chứng minh sự phù hợp của sản
phẩm với các yêu cầu qui định bằng cách thể hiện một cách thỏa đáng năng l

ực kiểm tra và thử
nghiệm thành phẩm của bên cung cấp.
2.5.4.2 Các yêu cầu của ISO 9003.
Giống như ISO 9001, nhưng không có phần liên quan đến thiết kế, sản xuất lắp đặt.
2.6. BỘ TIÊU CHUẨN 9000:2000
Với việc xuất hiện bộ tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000:1987, người ta đã quan tâm đến chất
lượng của một tổ chức, cơ sở của việc hình thành và đảm bảo chất lượ
ng sản phẩm do tổ chức đó
cung cấp song song với việc chú trọng đến việc kiểm soát chất lượng sản phẩm. ISO 9000 là tiêu
chuẩn được áp dụng rộng rãi nhất trong mọi ngành sản xuất dịch vụ và những năm gần đây đã mở
rộng phạm vi áp dụng sang lĩnh vực hành chính của các cơ quan nhà nước. Điều đó chứng tỏ lợi ích
hiển nhiên của vi
ệc xây dựng và áp dụng hệ thống đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000.
Đến nay bộ tiêu chuẩn ISO 9000 đã qua 2 lần soát xét bổ sung, và phiên bản mới nhất ISO
9000:2000 được chính thức áp dụng từ đầu năm 2001.
Quá trình toàn cầu hóa với những thay đổi nhanh chóng về công nghệ và thị trường, đòi hỏi
các doanh nghiệp phải có khả năng cạnh tranh quốc tế, ngay cả khi mục tiêu thị trường của họ là
nội địa. Sự ra đời của phiên bản 2000 của tiêu chuẩn ISO 9000 không phải là chuyện đặc biệt, bởi
lẽ, trên thực tế, tất cả các tiêu chuẩn của ISO đều được xem xét lại sau 5 năm áp dụng để đảm bảo
rằng chúng vẫn còn thích hợp với trình độ phát triển hiện tại. Thực tế cho thấy việc đầu tư cho hệ
thống quản lý chất lượng đã mang lạ
i hiệu quả thực sự về mặt tổ chức, điều hành, thương mại cũng
như nâng cao chất lượng của sản phẩm , dịch vụ. Trong quá trình áp dụng, người ta cũng nhận ra
rằng cấu trúc và yêu cầu cụ thể của các tiêu chuẩn ISO 9001, ISO 9002, ISO 9003:1994 chỉ thuận
lợi cho việc quản lý chất lượng của các đơn vị sản xuất , khó áp dụng cho các tổ chức dịch vụ
, khó
gắn nó với hệ thống quản lý chung, với hệ thống quản lý môi trường, nếu có.Việc soát xét và ban
hành phiên bản ISO 9000:2000 sẽ đem lại nhiều lợi ích, đồng thời là những thách thức mới cho các
doanh nghiệp , tổ chức, các chuyên gia, nhà quản lý
Kết cấu của ISO 9000:2000

Bộ tiêu chuẩn ISO 9000:2000 được hợp thành bởi 4 tiêu chuẩn, so với hơn 20 tiêu chuẩn
của ISO 9000:1994:
+ Tiêu chuẩn ISO 9000:2000 bàn về những khái niệm và định ngh
ĩa cơ bản thay thế cho
tiêu chuẩn các thuật ngữ và định nghĩa (ISO 8402) và tất cả các tiêu chuẩn ISO hướng dẫn cho
từng ngành cụ thể.
+ Tiêu chuẩn ISO 9001:2000 sẽ thay thế cho các tiêu chuẩn ISO 9001, ISO 9002, và ISO
9003:1994 đưa ra các yêu cầu trong hệ thống quản lý chất lượng, là tiêu chí cho việc xây dựng, áp
dụng và đánh giá hệ thống quản lý chất lượng. Vai trò của ISO 9001:2000 trong các bộ tiêu chuẩn
không hề thay đổi nhưng một số nội dung đượ
c đưa thêm và đặc biệt cấu trúc của tiêu chuẩn đã
thay đổi hoàn toàn. Tiêu chuẩn cũ gồm 20 điều khỏan riêng biệt không thể hiện rõ và dễ hiểu cho
người sử dụng chúng. Tiêu chuẩn mới gồm 8 điều khỏan với nội dung đễ hiểu và logic hơn, trong
13/19
đó 4 điều khoản cuối đưa ra các yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng cần được xây dựng, áp
dụng và đánh giá.
+ Tiêu chuẩn ISO 9004:2000 là một công cụ hướng đẫn cho các doanh nghiệp muốn cải
tiến và hoàn thiện hơn nữa hệ thống chất lượng của mình sau khi đã thực hiện ISO 9001:2000. Tiêu
chuẩn nầy không phải là các yêu cầu kỹ thuật. do đó không thể áp dụng
để được đăng ký hay đánh
giá chứng nhận và đặc biệt không phải là tiêu chuẩn diễn giải ISO 9001:2000.
+ Tiêu chuẩn ISO 19011:2000 nhằm hướng dẫn đánh giá cho hệ thống qủan lý chất lượng
cũng như hệ thống quản lý môi trường và sẽ thay thế tiêu chuẩn cũ ISO 10011:1994.
Trước đây, doanh nghiệp có thể lựa chọn giữa ISO 9001, ISO 9002, ISO 9003 tùy thuộc vào
đặc điểm sản xuất kinh doanh và nhu cầu quản lý củ
a họ. Nhưng đối với phiên bản mới, doanh
nghiệp chỉ có một lựa chọn ISO 9001:2000, nhưng doanh nghiệp có thể loại trừ bớt một số điều
khoản không áp dụng cho hoạt động của họ. Việc miễn trừ đó phải đảm bảo không ảnh hưởng đến
năng lực, trách nhiệm và khả năng cung cấp sản phẩm /dịch vụ thỏa mãn nhu cầ
u khách hàng cũng

như các yêu cầu khác về luật định. Các điểm miễn trừ chỉ được phép nằm trong điều khỏan 7 liên
quan đến quá trình sản xuất của doanh nghiệp.
So với phiên bản cũ, phiên bản mới có những thay đổi chính sau đây:
1. Khái niệm sản phẩm và/hay dịch vụ được định nghĩa rõ ràng. Trong phiên bản cũ, khái
niệm nầy chỉ được hiểu ngầm.
2. Đưa vào khái niệ
m tiếp cận quá trình và được coi là một trong những nguyên tắc cơ bản
của quản lý chất lượng. Tất cả hoạt động chuyển đổi yếu tố đầu vào thành yếu tố đầu ra được coi là
một quá trình. Để hoạt động có hiệu quả. doanh nghiệp phải biết nhận dạng và điều hành nhiều quá
trình liên kết nhau.
3. Số lượng qui trình yêu cầu giảm còn 6, bao gồm:
- Nắm vữ
ng công tác tài liệu
- Nắm vững việc lưu trữ hồ sơ, văn thư.
- Công tác đánh giá nội bộ.
- Nắm vững những điểm không phù hợp.
- Hoạt động khắc phục
- Hoạt động phòng ngừa.
4. Chú trọng đến khách hàng. Tiêu chuẩn nầy hướng hoàn toàn vào khách hàng. Mục tiêu
của nó là định hướng hoạt động của doanh nghiệp vào khách hàng và và nhắm tới việc thỏa mãn
khách hàng.
5. Thích ứng tốt hơ
n với những dịch vụ. Tiêu chuẩn được viết lại để phù hợp hơn với việc
áp dụng trong lĩnh vực dịch vụ.
6. Thay thế hoàn toàn cho ISO 9001, ISO 9002 và ISO 9003:1994.
7. Tương thích với ISO 14000, ISO 9001:2000 đã được dự kiến để tương thích với những
hệ thống quản lý chất lượng khác được công nhận trên bình diện quốc tế. Nó cũng phối hợp với
ISO 14001 nhằm cải thiện sự tươ
ng thích giữa 2 tiêu chuẩn nầy tạo dễ dàng cho các doanh nghiệp.
8. Tính dễ đọc: nội dung của tiêu chuẩn đã được đơn giản hóa, dễ đọc nhằm tạo sự dễ dàng

cho người sử dụng.
9. Cuối cùng, tiêu chuẩn nầy nhấn mạnh đến việc không ngừng hoàn thiện.




14/19
2.7 THIẾT LẬP HỆ THỐNG CHẤT LƯỢNG PHÙ HỢP VỚI ISO 9000:
Trước hết cần ý thức rằng việc xây dựng hệ thống chất lượng phù hợp với ISO 9000 là một
sự “tái lập cung cách quản trị” của tổ chức. Nó đòi hỏi một tư duy mới, một sự quyết tâm và nỗ lực
của toàn thể đơn vị, trước hết là sự quan tâm và cam kết củ
a lãnh đạo.
Để áp dụng được ISO 9000, các tổ chức cần có một cách nhìn, cách suy nghĩ mới như đã
trình bày ở trên, thành lập ban chỉ đạo, tham dự các khóa đào tạo. Đồng thời với việc tự nghiên
cứu, cần tìm sự hỗ trợ của một cơ quan tư vấn có kinh nghiệm để lập kế hoạch và các bước tiến
hành xây dựng hệ thống chất lượng có hiệu quả phù h
ợp với ISO 9000. Khi đạt các yêu cầu của tiêu
chuẩn có thể tiến hành xin chứng nhận phù hợp.
Việc chứng nhận phù hợp với ISO 9000 sẽ do các tổ chức chứng nhận hệ thống chất lượng
thực hiện. Tổ chức chứng nhận hệ thống chất lượng là tổ chức chứng nhận trung lập có năng lực,
được thừa nhận, có thể là tổ chức trong nước ho
ặc nước ngoài. Việc lựa chọn tổ chức nào là do
doanh nghiệp quyết định theo điều kiện tài chính và hoạt động kinh doanh của mình.

Các lợi ích chính của ISO 9000

Tạo nền móng cho sản phẩm có chất lượng: "Một hệ thống quản lý tốt sẽ tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt".
· ISO 9000 giúp định hướng các hoạt động theo quá trình
· ISO 9000 giúp quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh một cách có hệ thống và có kế hoạch
· ISO 9000 giúp giảm thiểu và loại trừ các chi phí phát sinh sau kiểm tra, chi phí bảo hành và làm lại

· ISO 9000 giúp cải tiến liên tục hệ thống chất lượng và cải tiế
n liên tục chất lượng sản phẩm.

Tăng năng suất và giảm giá thành:

· ISO 9000 cung cấp các phương tiện giúp cho mọi người thực hiện công việc đúng ngay từ đầu để giảm thiểu khối
lượng công việc làm lại
· ISO 9000 giúp kiểm soát̀ chi phí xử lý sản phẩm sai hỏng, giảm lãng phí về thời gian, nguyên vật liệu, nhân lực và
tiền bạc
· ISO 9000 giúp giảm được chi phí kiểm tra cho cả công ty và khách hàng

ng năng lực cạnh tranh:

· ISO 9000 giúp doanh nghiệp tăng lợi thế cạnh tranh thông qua việc chứng tỏ với khách hàng rằng:̀ các sản phẩm họ
sản xuất phù hợp với chất lượng mà họ đã cam kết
· ISO 9000 giúp doanh nghiệp quản lý hiệu quả nguồn nhân lực, tích luỹ những bí quyết làm việc – yếu tố cạnh tranh
đặc biệt của kinh tế thị trường

Tăng uy tín của công ty v
ề chất lượng:

· ISO 9000 giúp doanh nghiệp nâng cao hình ảnh về một hệ thống quản lý đạt tiêu chuẩn mà khách hàng và người tiêu
dùng mong đợi, tin tưởng
· ISO 9000 giúp doanh nghiệp chứng minh chất lượng sản phẩm, dịch vụ của công ty đáp ứng và vượt quá sự mong đợi
của khách hàng
· ISO 9000 giúp doanh nghiệp xác định hiệu quả quá trình, phân tích, đánh giá sản phẩm, ra quyết định quản lý, cải tiến
hiệu quả hoạt động, nâng cao sự
thoả mãn khách hàng thông qua những dữ liệu có ý nghĩa.



15/19
Xây dựng một hệ thống tiêu chuẩn quốc gia với gần 9000 tiêu chuẩn Việt Nam

Trải qua chặng đường 45 năm, Tổng cục TCĐLCL đã xây dựng được một hệ thống tiêu chuẩn quốc
gia, chuẩn đo lường với gần 9000 tiêu chuẩn Việt Nam, trong đó có hơn 6000 TCVN hiện hành còn hiệu lực.
Với gần 30% TCVN được xác lập tương đương với các tiêu chuẩn quốc tế, Tổng cục TCĐLCL đã góp phần
đưa Việt Nam trở thành một trong số 8 nước có 1000 - 4999 tiêu chuẩn qu
ốc gia hài hoà với tiêu chuẩn quốc
tế. Cán bộ trong ngành đã nghiên cứu, sản xuất được các chuẩn như: hệ thống chuẩn kiểm định lưu lượng kế
chất lỏng cỡ lớn, đồng hồ xăng dầu, bình chuẩn dung tích, thiết bị kiểm công tơ điện, nước tiết kiệm được
nhiều ngoại tệ cho nhà nước. Tổng cục đã triển khai thành công các hoạt
động công nhận, chứng nhận, áp
dụng các hệ thống, công cụ quản lý chất lượng tiên tiến và mã số mã vạch, hình thành phong trào năng suất
chất lượng rộng khắp trong cả nước. Thành tựu nổi bật trong thời gian vừa qua là giới thiệu và đưa đến cho
các doanh nghiệp những tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng, môi trường, an toàn và triển khai
hoạt động chứng nhận phù hợ
p với các tiêu chuẩn tiên tiến giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng, hiệu quả
sản xuất kinh doanh, hội nhập dễ dàng hơn vào thị trường thế giới. Hiện nay, Tổng cục đang tiếp tục hoàn
thiện cơ sở pháp lý về hoạt động này phù hợp với yêu cầu quản lý kinh tế - xã hội với việc xây dựng Dự án
Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá đang được Quốc hộ
i xem xét, sẽ được thông qua trong năm nay; Dự án
Luật Đo lường đang được nghiên cứu, xây dựng qua để đề xuất trình Chính phủ, Quốc Hội thông qua trong
một vài năm tới.

Trong xu thế hội nhập khu vực và quốc tế, thời gian tới, hoạt động TCĐLCL cần tập trung vào mục
tiêu tạo lập uy tín chất lượng, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá "Sản xuất tại Việ
t Nam",
thực hiện kiểm soát có hiệu lực và hiệu quả đối với chất lượng sản phẩm, hàng hoá lưu thông trên thị trường
nội địa.


Bên cạnh Huân chương Độc lập hạng Nhì dành cho Tổng cục TCĐLCL, nhân dịp này, Chủ tịch nước
cũng tặng Huân chương Lao động cho 3 đơn vị trực thuộc và 1 đơn vị khác thuộc Tổng cục TCĐLCL cũng
được Thủ tướ
ng Chính phủ tặng Bằng khen.
Theo TTXVN, 10/2007

TỔ CHỨC TIÊU CHUẨN HÓA QUỐC TẾ ISO BAN HÀNH PHIÊN BẢN MỚI CỦA TIÊU CHUẨN
ISO 9001 VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) vừa ban hành tiêu chuẩn
ISO 9001: 2008, phiên bản tiêu chuẩn quốc tế mới nhất được nhiều
tổ chức tại 175 quốc gia áp dụng như khuôn khổ đối với các hệ
thống quản lý chất lượng tại các quốc gia này.
ISO 9001: 2008, Quality management system- Requirements (Hệ th
ống quản lý chất lượng- Các yêu cầu), là
phiên bản thứ 4 của tiêu chuẩn trong đó phiên bản đầu tiên được ban hành vào năm 1987 và đã trở thành
chuẩn mực toàn cầu đảm bảo khả năng thỏa mãn các yêu cầu về chất lượng và nâng cao sự thỏa mãn của
khách hàng trong các mối quan hệ nhà cung cấp-khách hàng.
ISO 9001:2008 không đưa ra các yêu cầu mới so với phiên bản năm 2000 đã bị thay thế, mà chỉ làm
sáng tỏ những yêu cầu hiện có c
ủa ISO 9001: 2000 dựa vào kinh nghiệm áp dụng trong 8 năm qua và đưa ra
những thay đổi hướng vào việc cải thiện nhằm tăng cường tính nhất quán với tiêu chuẩn ISO 14001: 2004 về
hệ thống quản lý môi trường.
Tất cả tiêu chuẩn ISO- hiện có trên 17.400 tiêu chuẩn đều được định kỳ soát xét. Một số vấn đề đưa ra
trong tiêu chuẩn đã bị lỗi thời chẳng hạn như liên quan đến sự phát triển về
công nghệ, các phương pháp và
tài liệu mới, các yêu cầu mới về an toàn và chất lượng hoặc các vấn đề về cách hiểu và ứng dụng. Để xem
xét các yếu tố này và nhằm đảm bảo rằng các tiêu chuẩn ISO là những tiêu chuẩn tiên tiến nhất, ISO đã có
quy định bắt buộc các tiêu chuẩn này phải được định kỳ soát xét và sẽ đưa ra quyết định thừa nhận, hủy bỏ
hoặc sửa đổi tiêu chu
ẩn.

Ban Kỹ thuật ISO/TC 176 chịu trách nhiệm về bộ ISO 9000 đã hợp nhất ý kiến các chuyên gia đến từ
80 quốc gia tham gia và 19 tổ chức khu vực và quốc tế cùng với các ban kỹ thuật khác. Việc soát xét tiêu
chuẩn ISO 9001với kết quả là phiên bản 2008 đã được Tiểu ban SC 2 của Ban Kỹ thuật ISO/TC 176 tiến
hành.
ISO/TC 176/SC 2 cũng vừa ban hành các tài liệu hỗ trợ và giới thiệu nhằm giải thích những điểm khác nhau
giữ
a ISO 9001: 2008 và phiên bản năm 2000, lý do và những điểm khác nhau này có ý nghĩa gì đối với
16/19
người sử dụng. Các tài liệu hiện có trên website của ISO (xin mời truy cập vào đường link sau để tham khảo:
/>).
Mặc dù việc chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9001 không phải là một yêu cầu của tiêu chuẩn, nhưng
tiêu chuẩn này được thường xuyên áp dụng trong cả lĩnh vực công và lĩnh vực tư nhân nhằm nâng cao lòng
tin giữa các đối tác trong quan hệ làm ăn, trong việc lựa chọn các nhà cung ứng trong các chuỗi cung ứng và
trong việc bỏ thầu đối với các hợp đồng thu mua về sản phẩm và dịch vụ do các tổ chức
đã chứng nhận cung
cấp. Tính đến cuối tháng 12/2007 đã có ít nhất 951 486 chứng chỉ ISO 9001: 2000 được cấp tại 175 quốc gia
và nền kinh tế.
ISO và Diễn đàn Công nhận quốc tế (IAF) đã thống nhất một kế hoạch thực hiện nhằm đảm bảo
chuyển đổi thuận lợi của chứng nhận được công nhận theo ISO 9001: 2008. Các chi tiết của bản kế hoạch sẽ
được hai tổ
chức này đưa ra trong một thông cáo chung trên website của ISO.
/>


Bối cảnh nền kinh tế thế giới và nhu cầu hài hoà tiêu chuẩn
Để có thể hài hoà được sự phát triển của mình trước những tác động qua lại do những biến đổi của nền kinh tế
thế giới đặc biệt là quá trình toàn cầu hoá hiện nay, nhiều quốc gia và khu vực đầu tư đang phải tiến hành điều chỉnh và
cải cách thể chế kinh tế cho phù hợp với xu hướng vận động của từng quốc gia. Theo xu hướng chung, các nước công
nghiệp phát triể
n xúc tiến điều chỉnh các chính sách của nền kinh tế vĩ mô, giảm bớt can thiệp của nhà nước vào kinh

tế, phát huy vai trò của kinh tế thị trường còn các nước đang phát triển và các nước đang chuyển đổi nền kinh tế thì tiến
hành điều chỉnh cải cách thể chế sản xuất-kinh doanh, chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch tự cấp tự túc sang nền kinh tế
thị
trường tự do hoặc kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước.
Do tác động chủ yếu của làn sóng công nghệ mới đặc biệt là công nghệ thông tin, những lợi ích mang lại của tự
do hoá thương mại và sự gia tăng liên kết kinh tế quốc tế và khu vực, nền kinh tế thế giới được dự báo là sẽ hồi phục
trong những năm tới, trong đó khu vự
c Châu Á vẫn sẽ là khu vực tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới với tốc độ
tăng GDP trung bình hằng năm vào khoảng 5,5% ( theo đánh giá của World Bank và Asia Week). Tốc độ tăng trưởng
này phụ thuộc rất nhiều vào tốc độ tăng trưởng thương mại với những diễn biến phức tạp của quá trình toàn cầu hoá,
trong đó sự tham gia của các nước đang phát triển có sự gia tăng đ
áng kể và ngày càng chiếm vị trí quan trọng hơn
trong cán cân buôn bán của thế giới.
Sự ra đời của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) (hiện bao gồm 150 quốc gia thành viên) vào tháng 1/1995
đã đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của các hoạt động thương mại quốc tế. Sự ra đời của WTO đã góp phần tiếp
tục thể chế hoá và thiết lập một trật tự
mới trong hệ thống thương mại đa phương của thế giới.
Trong các quá trình phát triển nói trên, có thể nói sự gia tăng của thương mại thế giới gắn liền với sự ra đời và
phát triển của các Tổ chức TCH quốc tế và khu vực trong nhiều lĩnh vực (điển hình là ISO, IEC, CAC, ITU, v v ) và
ở những giai đoạn khác nhau. Với hoạt động của gần 50 tổ chức TCH quốc tế và t
ổ chức hoạt động TCH quốc tế, hàng
nghìn TC trong các lĩnh vực khác nhau đã được xây dựng, ban hành và đưa vào áp dụng trong cuộc sống, góp phần làm
lành mạnh hoá các hoạt động thương mại và thúc đẩy thương mại phát triển. Theo thống kê gần đây, khoảng 80% hoạt
động thương mại thế giới chịu sự tác động của TC và quy chuẩn kỹ thuật.
Tuy nhiên, cần phải nhận thấy rằng hiện đang có nhi
ều sự bất cập nảy sinh trong các quá trình xây dựng và áp
dụng các TCQG làm cản trở sự phát triển thương mại một cách lành mạnh. Trong thực tế, nhiều quốc gia đã sử dụng
các TC như là một hình thức bảo hộ mậu dịch tạo ra những rào cản kỹ thuật và sự không bình đẳng trong các hoạt động
thương mại quốc tế. Điều này ngày càng thể hiện rõ nét khi mà hoạt động thương m
ại đang diễn biến theo xu hướng

toàn cầu hoá với sự thay đổi đáng kể trong chính sách quan thuế tại nhiều quốc gia theo chiều hướng giảm tối đa nhằm
tạo thuận lợi cho thương mại (điển hình là các nước trong các khu vực mậu dịch tự do của ASEAN, APEC, Bắc Mỹ,
EU, v.v …).
Các rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBTs) gồm các văn bản qui định bắt buộc tuân thủ và các TC mà mộ
t
quốc gia áp dụng nhằm kiểm soát và hạn chế việc nhập khẩu các sản phẩm, hàng hoá không đáp ứng TC của quốc gia
đó về môi trường, an toàn và sức khoẻ. Ở hầu hết các nước, số lượng các qui chuẩn kỹ thuật và TC bắt buộc áp dụng
ngày càng tăng lên. Xu hướng này cho thấy phản ứng của các chính phủ trước đòi hỏi ngày một tăng của công chúng về
mức độ đ
áp ứng TC chất lượng và an toàn của hàng nhập khẩu. Những đòi hỏi tương tự thường gây sức ép đối với các
cơ quan có chức năng khi xây dựng và áp dụng những qui định chặt chẽ hơn. Chính vì vậy, đối với cùng một sản phẩm
nhưng mỗi quốc gia có thể lại có các TC và các qui định riêng, khác biệt và điều này dẫn đễn các rào cản kỹ thuật trong
lưu thông hàng hoá và thương mại. Mộ
t khi các đối tác thương mại không dựa vào các TC hài hoà, tương đương thì họ
sẽ phải theo đuổi và trả giá cho việc đáp ứng những yêu cầu kỹ thuật riêng biệt của các quốc gia và khu vực.
Để thực thi Hiệp định WTO/TBT, các quốc gia trên thế giới đều có các cách tiếp cận chung như sau:
- Thiết lập và phát triển hạ tầng chất lượng quốc gia bao gồm các thành tố: TCH và đánh giá sự phù hợp (công nhận,
chứ
ng nhận, thử nghiệm, giám định);
17/19
- Hài hoà TC;
- Tham gia hoạt động TCH quốc tế và khu vực;
- Tham gia các Thoả thuận thừa nhận lẫn nhau kết quả đánh giá sự phù hợp (MRA);
- Sử dụng các TCQG trong các quy chuẩn kỹ thuật.
Các cách tiếp cận trên có quan hệ nhân quả mới nhau, tác động lẫn nhau và được phối hợp với nhau để cùng hướng vào
mục tiêu nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của nền kinh tế quốc dân.
Ở cấp độ doanh nghiệp, các doanh nghiệp nếu muốn đạt được thành công trên thương trường cần phải giải quyết được
những thách thức dưới đây:
- Vốn và lưu động tiền vốn;
- Năng lực tiếp thị;

- Rào cản kỹ thuật;
- Chất lượng.
Trong đó, “rào cản kỹ thuật” và “chất lượng” là hai thách thức có liên quan đến TCH.
TCQT là tài liệu kỹ thuật được thiết lập trên cơ s
ở kết hợp thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến và
kinh nghiệm thực tiễn được chấp nhận bởi đa số các quốc gia-thành viên của Tổ chức TCH quốc tế tương ứng. TCQT
do nhiều tổ chức TCH quốc tế xây dựng và ban hành, điển hình là các tổ chức như ISO, IEC, CAC, ITU, trong đó ISO
là tổ chức TCH lớn nhất hành tinh và là tổ chức phi chính phủ về TCH được WTO thừa nhận.
Như vậy, hài hoà TC chính là một giải pháp tiếp cận mang lại lợi ích cho cả đôi bên/nhiều bên (a win-win approach).



Tiêu chuẩn đo lường chất lương- các cam kết trước thềm hội nhập
Năm 1986, Việt Nam công bố quá trình cải cách kinh tế. Kể từ đó nền kinh tế Việt Nam
chuyển sang một giai đoạn mới, từ một nền kinh tế bao cấp, chỉ huy sang một nền kinh tế định
hướng thị trường có sự quản lý của nhà nước. Như vậy có nghĩa là, ảnh hưởng của yếu tố thị
trường sẽ có ý nghĩa quyết định đến sự
điều tiết nền kinh tế. Thay vì một nền kinh tế dựa trên
nguyên tắc phân phối thì nay thương mại trở thành có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát
triển kinh tế và giảm đói nghèo cho đất nước.
Chính sách đổi mới kinh tế của Việt Nam cũng đồng nghĩa với chủ trương mở cửa và hội nhập kinh
tế khu vực và quốc tế của Đảng ta. Hội nhập kinh tế giúp chúng ta mở
rộng thi trường, tạo cơ hội nâng cao
năng lực về công nghệ, về quản lý của các doanh nghiệp thông qua cơ chế cạnh tranh trên thị trường và đó
chính là động lực của phát triển. Tuy nhiên, năng lực của các nước đang phát triển như nước ta thì yếu tố
xác định năng lực thâm nhập được vào thị trường khu vực và thế giới chính là khả năng của các doanh
nghiệp sản xu
ất đáp ứng được các tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật của các thị trường này. Chính vì vậy,
Tiêu chuẩn giữ một vai trò quan trọng trong thương mại, là yếu tố thúc đẩy giao dịch và thương mại giữa
các nước trong trao đổi quốc tế. Tiêu chuẩn hỗ trợ cho thị trường và thúc đẩy giao dịch có hiệu quả, hay nói

một cách hình tượng thì tiêu chuẩn có thể ví như là ngôn ngữ chung sử dụng trong thương mại quốc t
ế.
Thấy rõ được sự tất yếu và lợi ích ích to lớn của hội nhập Việt Nam đã chuẩn bị sẵn sàng cho quá
trình này từ nhiều năm trước đây, trong đó lĩnh vực Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng được xem yếu tố
quan trọng để hội nhập kinh tế thông qua thúc đẩy thương mại.
Trong lĩnh vực Tiêu chuẩn hoá, ngày 21 tháng 7 năm 2006, Văn phòng Chủ tịch nước đ
ã công bố
Lệnh của Chủ tịch nước công bố Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và văn bản này đã có hiệu lực từ
01 tháng 01 năm 2007. Sự ra đời của Luật này nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới một cách toàn diện về tổ
chức, nội dung, phương thức hoạt động tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật theo hướng thống nhất đầu mối
qu
ản lý, giản lược tiêu chuẩn, áp dụng linh hoạt các chế độ tiêu chuẩn tự nguyện áp dụng và quy chuẩn kỹ
thuật bắt buộc áp dụng. Hệ thống tiêu chuẩn theo quy định của Luật này chỉ còn hai cấp thay vì 3 cấp như
trước đây, đó là tiêu chuẩn quốc gia và tiêu chuẩn cơ sở; hệ thống quy chuẩn kỹ thuật bắt buộc áp dụng
cũng chỉ có 2 cấp bao gồm quy chuẩn k
ỹ thuật quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật địa phương.
Để triển khai thực hiện Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật hiện nay Tổng cục Tiêu chuẩn Đo
lường Chất lượng đang được Bộ KH&CN giao nhiệm vụ xây dựng Nghị định và các văn bản hướng dẫn
18/19
thực hiện. Với nỗ lực tham gia hội nhập quốc tế Việt Nam đang triển khai việc thống nhất Tiêu chuẩn Việt
Nam trên cơ sở soát xét TCVN hiện hành, xem xét chuyển đổi các Tiêu chuẩn ngành (TCN) thành TCVN và
xây dựng mới các TCVN theo hướng tăng mức độ hài hoà với hệ thống tiêu chuẩn quốc tế trên cơ sở đảm
bảo lợi ích chung của kinh tế- xã hội và đồng thời đảm bảo nâng cao khả nă
ng cạnh tranh của các doanh
nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế và khu vực.Cho đến nay, hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam đã đạt mức
25% hài hoà được với tiêu chuẩn quốc tế và khu vực và theo định hướng chiến lược trong hoạt động Tiêu
chuẩn hoá thì đến 2010 sẽ phấn đấu đạt mức độ hài hoà đến 40% và đến năm 2015 đạt tỷ lệ 50% TCVN
hài hoà với các tiêu chuẩn quốc tế. Đi
ều này chứng tỏ quyết tâm và nỗ lực của Việt Nam trong tiến trình
tham gia hội nhập.

Trong lĩnh vực đo lường, để thực hiện cam kết hội nhập phục vụ cho giao lưu và thuận lợi hoá
thương mại Việt Nam đang khẩn trương xây dựng biên soạn các ĐLVN với nội dung hài hoà với các văn
bản kỹ thuật trong khu vực và quốc tế trên cơ sở chuẩn bị
dựa trên các khuyến nghị (Recommendations)
của Tổ chức đo lường pháp quyền quốc tế (OIML), các tiêu chuẩn của các nước phát triển trên thế giới.
Việt Nam cũng đang tiến hành xây dựng Hệ thống chuẩn đo lường quốc gia, đảm bảo Hệ thống chuẩn này
được dẫn xuất từ Hệ thống chuẩn đo lường quốc tế. Đồng thời, các văn bản pháp quy và các quy định v

đo lường cũng sẽ được xây dựng theo một hướng hội nhập với quốc tế tức là đảm bảo sự hài hoà với
thông lệ quốc tế. Theo kế hoạch, trong năm 2008 Luật đo lường- văn bản pháp lý cao nhất điều chỉnh hoạt
động đo lường của Việt Nam sẽ được soạn thảo để trình Quốc hội. Văn bản này cũng s
ẽ được chuẩn bị
theo hướng hội nhập và cam kết quốc tế nhằm thúc đẩy thương mại giữa Việt Nam và các nước trên thế
giới.
Song song với việc chuẩn bị Luật đo lường, văn bản Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá cũng
đang trong quá trình chuẩn bị và triển vọng sẽ được ban hành trong năm 2008. Việc ra đời văn bản Luật
này sẽ thay thế
cho Pháp lệnh chất lượng hàng hoá năm 1990 và được sửa đổi năm 1999 đã không còn
phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế hiện nay. Với tinh thần đổi mới để phục vụ hội nhập, Luật chất lượng
sẽ được xây dựng với mục tiêu nhằm đổi mới công tác quản lý chất lượng của Việt Nam; phù hợp với tiến
trình gia nhập Tổ chức thương mại thế
giới (WTO) và cam kết thực hiện Hàng rào kỹ thuật trong thương
mại; bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp và người tiêu dùng trong bối cảnh tự do hoá thương mại và cạnh tranh
gay gắt trên thị trường quốc tế; thuận lợi hoá và thúc đẩy thương mại đồng thời kích thích sản xuất phát
triển.
Sau gần 10 năm đổi mới kinh tế kể từ năm 1986 trên cơ sở đạt được một s
ố thành công đáng khích
lệ trong phát triển kinh tế, với mong muốn mở rộng quan hệ thương mại và phát triển thị trường ra quốc tế
Việt Nam đã chính thức nộp đơn xin gia nhập WTO vào đầu năm 1995. Trải qua hơn 10 năm liên tục đổi
mới và phát triển theo định hướng thị trường, Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức kinh tế

lớn nhất thế giới này từ
ngày 7 tháng 11 năm 2006. Tham gia vào Tổ chức WTO, trong lĩnh vực Tiêu chuẩn
Đo lường Chất lượng Việt Nam đã cam kết thực hiện 2 Hiệp định chủ yếu là Hiệp định TBT(Agreement on
Technical Barriers to Trade)- Hàng rào kỹ thuật trong thương mại và Hiệp định áp dụng các biện pháp vệ
sinh động thực vật (Agreement on Application of Sanitary and Phytosanitary Measures-SPS). Có nghĩa là,
Việt Nam phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của 2 Hiệp định TBTvà SPS:
- Không phân biệt đối xử về các tiêu chuẩn, ch
ất lượng hàng hoá;
- Không cản trở thương mại;
- Công khai minh bạch.
Có thể nói rằng, với nỗ lực tạo cơ sở cho việc đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế, hiện nay các
văn bản quy định pháp luật của Việt Nam đối với chất lượng hàng hoá, bao gồm cả những vấn đề được quy
định trong Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật cũng đã xây dựng theo hướng đáp ứ
ng tới mức cao nhất
các yêu cầu của 2 Hiệp định được nêu trên.
Về mặt tổ chức, để chuẩn bị triển khai thực hiện Hiệp định TBT kể từ thời điểm Việt Nam gia nhập
WTO thì ngay từ năm 2005, tức là trước thời điểm Việt Nam được kết nạp chính thức là thành viên của
WTO hơn một năm, Chính phủ đã ban hành 2 Quyết định quan trọng.
Đó là Quyết định444/QĐ-TTg phê
duyệt Đề án triển khai thực hiện Hiệp định TBT và Quyết định 114/2005/QĐ-TTg về việc thành lập và ban
hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Mạng lưới TBT Việt Nam. Quyết định của Chính phủ đã chứng tỏ
cam kết và quyết tâm của Việt Nam trong việc thực hiện Hiệp định của WTO và mong muốn nhanh chóng
tham gia vào hội nhập quốc tế về
thương mại.
Phát triển theo xu hướng hội nhập, hoạt động hợp tác quốc tế được xem là một nguồn lực quan
trọng để tăng cường nâng cao năng lực cho hoạt động trong lĩnh vực Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
Hợp tác quốc tế cũng là con đường rút ngắn đi đến hội nhập. Dựa trên quan điểm thống nhất đó từ những
n
ăm 1992 quan hệ hợp tác và tham gia vào các Tổ chức quốc tế về TĐC đã được thúc đẩy mạnh mẽ. Đến
nay, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (TCĐLCL) đã tham gia và là thành viên của 19 tổ chức,

19/19
diễn đàn quốc tế và khu vực trong lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng. Trong đó có những tổ chức
khu vực và quốc tế lớn, có uy tín như ISO, IEC, ACCSQ/ASEAN, OIML, APLAC, PAC, CODEX, APO Việc
mở rộng quan hệ với nhiều tổ chức như vậy đã tạo ra cơ hội cho chúng ta nhanh chóng hơn đi vào hội nhập
với quốc tế trong lĩnh vực Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượ
ng và đã tạo điều kiện tốt cho thuận lợi hoá thương
mại cho các doanh nghiệp Việt Nam cũng như các doanh nghiệp nước ngoài.
Trong khuôn khổ hợp tác quốc tế để tạo thuận lợi hoá thương mại giữa các quốc gia, Việt Nam đã
và đang tích cực đẩy mạnh việc ký kết các Thoả thuận/Hiệp định thừa nhận lẫn nhận các kết quả đánh giá
sự phù h
ợp bao gồm kết quả thử nghiệm, chứng nhận sự phù hợp và công nhận năng lực kỹ thuật của các
tổ chức đánh giá sự phù hợp. Trong hợp tác ASEAN, tháng 12 năm 1998, Việt Nam đã tham gia ký Hiệp
định khung về Thừa nhận lẫn nhau giữa các nước thành viên ASEAN và tháng 4 năm 2002 đã ký Thoả
thuận thừa nhận lẫn nhau về thiết bị diện-điện tử; Việt Nam chính thức tham gia các Thoả
thuận thừa nhận
lẫn nhau (MRA) của ILAC, APLAC năm 2000. Đây chính là cơ hội và điều kiện để hoạt động công nhận,
chứng nhận chất lượng của Việt Nam phù hợp với xu hướng hội nhập với các thông lệ và tập quán quốc tế;
tham gia Thoả thuận toàn cầu về đo lường CIPM-MRA (2004) Những hoạt động này, một lần nữa, là
những minh chứng cụ thể v
ề những cam kết của Việt Nam quyết tâm tham gia vào quá trình hội nhập quốc
tế.
Bằng quyết tâm và những nỗ lực cụ thể được nêu trên, Việt Nam đã và đang thu được những kết
quả đáng khích lệ trong quá trình tham gia hội nhập nhằm mục tiêu phát triển kinh tế đất nước. Điều đó đã
chứng minh cho chủ trương đúng đắn về hội nhập kinh tế củ
a nhà nước ta.
Ts. Ngô Tất Thắng- Ban hợp tác Quốc Tế, STAMEQ



CÁC ĐỊA CHỈ WEBSITE THAM KHẢO

1. /> Trung tâm tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam
2.
Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng STAMEQ
3. /> Văn phòng công nhận Chất lượng
4. /> Trung tâm thông tin TCĐLCL

×