Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

BỆNH TIM MẠCH VÀNH - Phần III - A docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (629.01 KB, 18 trang )

BỆNH TIM MẠCH VÀNH
Phần III - A
CÁC YẾU TỐ GÂY NGUY CƠ
Trong những thập kỷ qua, tỉ lệ bệnh tim giảm xuống ở nam giới và nữ giới do bỏ
hút thuốc và cải thiện thói quen ăn uống. Tuy nhiên, tỉ lệ này đã ổn định trong
những năm gần đây, phần lớn là do việc giảm đáng kể chứng béo phì ở Hoa Kỳ và
các nước công nghiệp khác. Cũng đã có những thay đổi nhỏ về các yếu tố gây
nguy cơ, bao gồm hút thuốc, thói quen ít hoạt động, và việc kiểm soát áp suất máu.
Một số yếu tố gây nguy cơ không thể thay đổi được, bao gồm tuổi tác, giới tính, và
yếu tố di truyền. Tuy nhiên, những ảnh hưởng của các yếu tố này có thể bổ sung
theo chiều hướng tốt bằng việc thay đổi sang lối sống khỏe mạnh.
Tuổi Tác
Khoảng 85% trong số những người bị chết vì bệnh tim là trên 65 tuổi.
Giới Tính
Bệnh động mạch vành và nhồi máu cơ tim thì phổ biến hơn ở nam giới tuổi trung
niên. Phụ nữ tính trung bình thì được 10 đến 15 năm miễn bệnh tim so với nam
giới, nhưng khi phụ nữ càng có tuổi, họ sẽ bắt kịp với nam giới. Thật vậy, phụ nữ
có nhiều khả năng bị đau thắt ngực hơn nam giới. Những phụ nữ trẻ mang bệnh
tim thường không có những triệu chứng tương tự như những nam giới trẻ và có thể
ít có khả năng được chẩn đoán chính xác. Họ cũng có nhiều khả năng bị tử vong
sau một cơn nhồi máu cơ tim hơn nam giới.

Các Yếu Tố Di Truyền
Di truyền có liên quan đến sự gia tăng khả năng phát triển các yếu tố quan trọng
gây nguy cơ, như bệnh tiểu đường và chứng cao máu. Ví dụ, một yếu tố di truyền
được gọi là apolipoprotein E4 (ApoE4) ảnh hưởng đến hàm lượng cholesterol, đặc
biệt cholesterol có liên quan đến bệnh tim.

Chủng Tộc
Phụ nữ Mỹ gốc Châu Phi đối diện với nguy cơ bị tử vong do bệnh tim cao nhất, và
tỉ lệ bị nhồi máu cơ tim của họ đang gia tăng. (Tỉ lệ tử vong ở nam giới không có


sự khác biệt về chủng tộc.) Nam giới người Mỹ bản xứ (gốc Da Đỏ) có nguy cơ bị
bệnh tim thấp hơn so với nam giới da trắng, và người Mỹ gốc La Tinh có nguy cơ
bị bệnh tim thấp nhất so với tất cả các sắc tộc ở Hoa Kỳ.

Người Mỹ gốc Châu Phi phải đối diện với một số yếu tố nguy hiểm về sinh học và
xã hội ảnh hưởng đến tim, bao gồm:
• Họ có tỉ lệ bệnh tiểu đường và cao máu cao hơn so với người da trắng.
• Họ có xu hướng ăn uống không lành mạnh hơn, mức độ stress cao hơn, và ít có
khả năng đi khám bệnh.
• Một số những người Mỹ gốc Châu Phi bị bệnh động mạch vành có yếu tố di
truyền làm gia tăng nguy cơ của hàm lượng triglycerides, chất này có thể gây nguy
hiểm cho phụ nữ.



Phụ nữ Mỹ gốc Châu Phi:
- Dễ mắc phải bệnh tim hơn bất kỳ nhóm chủng tộc chính nào ở Hoa Kỳ
- Có tỉ lệ mắc bệnh tiểu đường và cao máu cao hơn
- Là nhóm chủng tộc ít được nghiên cứu
- Lên đến 60% ít có khả năng tiếp nhận các kiểm tra chẩn đoán nghiêm túc

Người Mỹ gốc Châu Phi, đặc biệt là phụ nữ, phải đối diện với một số những yếu tố
nguy hiểm về sinh học và xã hội ảnh hưởng đến sức khỏe của tim.

Cholesterol và Các Chất Béo Khác
Cholesterol. Mặc dù mang tiếng xấu, cholesterol là một chất dinh dưỡng cần thiết
cho nhiều chức năng của tế bào. Tuy nhiên, khi mức độ cholesterol gia tăng trong
máu, chúng có thể mang lại những hệ quả nguy hiểm, tùy thuộc vào loại
cholesterol. Cholesterol “xấu” (LDL) chịu trách nhiệm cho những chứng bệnh về
tim. Triglycerides là một loại phân tử chất béo khác mà có hại cho tim. Cholesterol

“tốt” (HDL) giúp bảo vệ chống lại bệnh tim. Các bác sĩ kiểm tra toàn bộ hàm
lượng cholesterol bao gồm số đo hàm lượng của LDL, HDL, và triglycerides. Tỉ lệ
các phân tử chất béo này có thể ảnh hưởng đến nguy cơ bị bệnh tim.



Tourniquet is applied and area is disinfected: Băng được quấn quanh và khu vực
lấy máu được tẩy trùng
Needle is introduced into vein, blood is drawn into vial and analyzed: Kim được
đâm vào tĩnh mạch, máu được rút ra cho vào ống nghiệm và được phân tích
Máu được rút ra từ tĩnh mạch (chọc chích tĩnh mạch), thường từ phía trong khuỷu
tay hoặc mu bàn tay. Một cái kim được chích vào tĩnh mạch, và máu được thu
thập vào trong một ống nghiệm không có không khí hoặc vào trong một ống tiêm.
Việc chuẩn bị thay đổi tùy theo cuộc xét nghiệm.

Các Chỉ Tiêu về Hàm Lượng Cholesterol. Vào năm 2004, Chương Trình Giáo Dục
về Cholesterol Quốc Gia đã cập nhật hướng dẫn hành nghề trong các cơ sở y tế.
Những đề xuất mới đưa ra mục tiêu trị liệu hạ thấp hàm lượng cholesterol “xấu”
(LDL) dựa trên những yếu tố gây nguy cơ bệnh tim của mỗi bệnh nhân.
LDL, cùng với các yếu tố gây nguy cơ bệnh tim khác, là yếu tố quyết định tốt nhất
để xác định cách trị liệu cholesterol cần thiết hoặc có hiệu quả tốt. Một cách cụ
thể, những hướng dẫn mới nhấn mạnh vào việc hạ thấp hàm lượng LDL và việc
điều trị sớm cho bệnh nhân bị bệnh động mạch vành, hoặc các dạng khác của
chứng xơ vữa động mạch, và bệnh tiểu đường.
Table 1: Cholesterol Goals






Estrogen
Phương pháp trị liệu bằng estrogen, điều trị riêng hoặc kết hợp với thuốc
progesterone, không còn được khuyến khích là một phương án để phòng chống
bệnh tim. Những nghiên cứu được công bố trong vòng 5 – 8 năm qua đã phát hiện
nguy cơ tiềm ẩn gây ra ra đột quỵ và bệnh tim do trị liệu thay thế estrogen có tính
lâu dài. Trị liệu thay thế estrogen vẫn có thể đóng vai trò trong việc điều trị các
triệu chứng tiền mãn kinh và hậu mãn kinh.

Cao Huyết Áp
Chứng cao huyết áp, hoặc chứng cao máu, đã từ lâu được chứng minh là nguyên
nhân gây bệnh động mạch vành. Áp suất máu được phân loại theo 3 mức: bình
thường, tiền cao máu, và cao máu (mức này được chia thêm thành giai đoạn 1 và 2
tùy theo mức độ nghiêm trọng). Cao huyết áp xảy ra khi chỉ số huyết áp lớn hơn
hoặc bằng 140 mm Hg (tâm thu) hoặc lớn hơn hay bằng 90 mm Hg (tâm trương).
Chỉ số huyết áp tiền cao máu (120 – 139 tâm thu hoặc 80 – 89 tâm trương) cho
thấy có nhiều nguy cơ phát triển chứng cao máu.
Chỉ số huyết áp bình thường là 120/80 mm Hg hay thấp hơn. Đa số những người
bị chứng cao huyết áp nên cố gắng đạt được chỉ số huyết áp thấp hơn 140/90 mm
Hg. Những bệnh nhân với một số vấn đề về sức khỏe nên cố gắng đạt chỉ số huyết
áp thấp hơn (huyết áp ở những bệnh nhân bị bệnh thận, suy tim, hoặc tiểu đường
nên ở mức ngang bằng hoặc thấp hơn 130/80 mm Hg).



Stroke: Đột quỵ (tai biến mạch máu não)
Chronic high blood pressure (hypertension) left untreat can lead to: Cao huyết áp
mãn tính (bệnh cao máu) không được chữa trị có thể dẫn đến:
Blood vessel damge: Tổn thương mạch máu
Heart attack or heart failure: Nhồi máu cơ tim hoặc suy tim
Kidney failure: Suy thận


Bệnh cao máu là một rối loạn đặc trưng bởi tình trạng cao huyết áp mãn tính. Căn
bệnh này phải được theo dõi, điều trị và kiểm soát bằng thuốc, thay đổi lối sống,
hoặc kết hợp cả hai.
Table 2: Blood Pressure Ranges (Bảng 2: Phạm Vi Huyết Áp)



Béo Phì và Hội Chứng Chuyển Hóa
Chứng béo phì ở người mỹ đang ở mức bệnh dịch ở tất cả các nhóm tuổi. Ảnh
hưởng của béo phì lên hàm lượng cholesterol thật phức tạp. Mặc dù béo phì không
có vẻ liên quan chặt chẽ với tổng hàm lượng cholesterol, nhưng trong số những cá
nhân bị béo phì thì mức độ triglyceride thường là cao trong khi hàm lượng
cholesterol “tốt” (HDL) có xu hướng thấp, đó là hai yếu tố gây bệnh tim. Béo phì
còn có những ảnh hưởng xấu khác (cao máu, tăng viêm sưng) mà gây nguy cơ
nghiêm trọng cho tim.



Trẻ em béo phì có rất nhiều khả năng trở thành người lớn béo phì so với những trẻ
em duy trì cân nặng bình thường trong suốt thời thiếu niên.
Các nghiên cứu cho thấy rằng trẻ em béo phì luôn có xu hướng duy trì tình trạng
thừa cân cho đến tuổi thành niên.

Béo phì đặc biệt nguy hiểm khi nó là một phần của hội chứng chuyển hóa. Hội
chứng này được chẩn đoán khi 3 trong số các vấn đề sau đây xuất hiện:
• Béo phì ở bụng
• Hàm lượng cholesterol “tốt” thấp
• Hàm lượng triglyceride cao
• Cao huyết áp

• Tình trạng Insulin kém hiệu lực
Lưu ý: Tình trạng insulin kém hiệu lực (IR) là một tình trạng sinh lý học trong đó
hoc mon tự nhiên tên là insulin trở nên kém hiệu lực khi lượng đường trong máu
xuống thấp. Kết quả là hàm lượng glucose gia tăng trong máu có thể tăng lên quá
mức độ bình thường và gây ra những hiệu ứng có hại đến sức khỏe, tùy thuộc vào
tình trạng ăn uống.
Hội chứng chuyển hóa là hội chứng tiền tiểu đường mà có liên quan mật thiết với
bệnh tim và có tỉ lệ tử vong cao hơn tất cả các nguyên nhân khác. Trên 20% dân số
được ước tính mắc phải hội chứng này. Béo phì liên quan rất nhiều đến bệnh tiểu
đường loại 2, và bản thân bệnh tiểu đường gây ra nguy cơ nghiêm trọng cho hàm
lượng cholesterol cao và bệnh tim. Bản thân tình trạng insulin kém hiệu lực
(insulin resistance) cũng là một yếu tố gây ra bệnh tim.

Lối Sống Ít Vận Động và Tập Thể Dục
Những người ít vận động có khả năng gấp đôi bị nhồi máu cơ tim so với những
người tập thể dục thường xuyên. Tập thể dục có nhiều ảnh hưởng tốt đến tim và
tuần hoàn máu, bao gồm:
• Cải thiện mức cholesterol và lipid
• Giảm tình trạng viêm sưng các động mạch
• Hổ trợ các chương trình giảm cân
• Giúp các mạch máu được dẻo dai và thông suốt
Các nghiên cứu tiếp tục cho thấy rằng vận động và tránh ăn các thực phẩm giàu
chất béo là những phương pháp thành công nhất để đạt được và duy trì mức độ
khỏe mạnh của tim và cân nặng của cơ thể.

Bệnh tiểu đường và Tình Trạng Insulin Kém Hiệu Lực
Bệnh tim và đột quỵ là những nguyên nhân dẫn đầu về tử vong ở những bệnh nhân
bị tiểu đường. Những bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ mắc phải những chứng
bệnh tim sau đây, và họ càng có nhiều những chứng bệnh này thì kết quả lại càng
xấu.

• Huyết áp cao (cao máu). Lên đến 75% các vấn đề về tim mạch ở những người bị
bệnh tiểu đường có thể do cao máu.
• Mất cân bằng trầm trọng về hàm lượng cholesterol và chất béo (hàm lượng
triglyceride cao và hàm lượng cholesterol “tốt” thấp)
• Những vấn đề về đông máu.
• Suy yếu chức năng thần kinh (bệnh thần kinh), mà cũng có thể gây tổn thương
đến tim. Một số nhà chuyên môn đánh giá rằng tỉ lệ tử vong do những bệnh tim có
liên quan đến thần kinh có tỉ lệ từ 15 – 53%.
Những người bị cả hai chứng bệnh tiểu đường và bệnh tim có thể có nhiều nguy
cơ mắc phải chứng thiếu máu cục bộ âm thầm (silent ischemia), một chứng bệnh
mà bệnh nhân bị tắt nghẽn động mạch nhưng không gặp phải chứng đau thắt ngực
(chứng đau thắt ngực là chứng đau ngực báo hiệu bị bệnh tim).

Bệnh Động Mạch Ngoại Biên
Bệnh động mạch ngoại biên xảy ra khi chứng xơ vữa động mạch gây ảnh hưởng
đến các chi, đặc biệt là bàn chân và cẳng chân. Các yếu tố gây bệnh chính của
bệnh tim và đột quỵ cũng là các yếu tố gây bệnh quan trọng nhất của bệnh động
mạch ngoại biên (PAD). (Sự kết hợp các chứng bệnh như thế với PAD cũng sản
sinh ra các dạng bệnh tim và bệnh về tuần hoàn nghiêm trọng hơn.) Mặc dù các
dấu hiệu của bệnh tim thường không rõ ràng ở phần lớn các bệnh nhân bị bệnh
PAD, nhưng đa số các bệnh nhân này cũng xuất hiện bệnh tim động mạch vành.

Hút Thuốc
Hút thuốc là yếu tố gây bệnh quan trọng nhất của bệnh tim. Hút thuốc có thể làm
gia tăng huyết áp, chất béo, và làm cho các chất làm đông máu có xu hướng kết
dính rất cao, tạo ra nguy cơ máu bị đông kết. Những người hút thuốc trong độ tuổi
30 và 40 có tỉ lệ nhồi máu cơ tim gấp 5 lần những người không hút thuốc. Hút
thuốc lá có thể trực tiếp chịu trách nhiệm cho ít nhất 20% tất cả các ca tử vong do
bệnh tim, hoặc khoảng 120 ngàn ca tử vong hàng năm. Hút xì gà có thể làm tăng
nguy cơ tử vong sớm do bệnh tim, mặc dù hút thuốc lá có nhiều chứng cứ rõ ràng

hơn. Mặc dù người hút nhiều thuốc lá có nguy cơ lớn nhất, nhưng những người chỉ
hút vài điếu mỗi ngày cũng bị nguy cơ cao hơn về các bất thường của mạch máu
mà gây nguy hiểm cho tim. Tiếp xúc với khói thuốc lá thường xuyên cũng làm gia
tăng nguy cơ mắc bệnh tim ở những người không hút thuốc.

×