Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Hoà hợp vợ chồng Giải quyết những xung đột ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.81 KB, 8 trang )

Hoà hợp vợ chồng Giải quyết những xung
đột
Cuộc sống không phải lúc nào cũng bằng phẳng, êm ả. Có những
lúc trời quang mây tạnh, nhưng cũng có những lúc bão táp mưa sa.
Cuộc sống gia đình cũng vậy. Có những lúc êm ấm hạnh phúc,
nhưng cũng có những lúc bất hoà, cơm chẳng lành, canh chẳng
ngọt. Chính Thánh gia ngày xưa cũng đã trải qua những kinh
nghiệm đó. Chẳng hạn trước khi về chung sống với nhau, thánh
Giuse phát hiện Đức Maria có thai, mà bào thai đó lại không phải
là của mình. Rồi khi lạc mất Chúa Giêsu trong lần hành hương lên
đền thờ Giêrusalem, thánh Giuse và Đức Maria đã phải lo lắng
chạy đôn chạy đáo đi tìm con ròng rã ba ngày
Dù vợ chồng có yêu nhau thắm thiết, thì nhiều lúc vẫn xảy ra
những bất hoà. Những bất hoà đó có thể làm cho tình yêu bị sói
mòn và có thể đưa đến những đổ vỡ tai hại. Tuy nhiên, nếu biết
cách giải quyết, chúng sẽ là cơ hội giúp hai vợ chồng hiểu nhau
hơn và tình yêu mỗi ngày một thêm triển nở.

1. Những nguyên nhân gây xung đột
Những xung đột giữa vợ chồng xảy ra thường là do:
- Sự khác biệt về tâm sinh lý giữa nam – nữ. (Xem bài 9: Hoà
hợp vợ chồng – Sự khác biệt giữa nam và nữ)
- Sự khác biệt về cá tính của mỗi người: Người thì nhanh nhẹn
và tháo vát, người thì chậm chạp và ù lì.
- Sự khác biệt về cách nhận thức, về quan điểm, về sở thích
đối với các vấn đề trong cuộc sống, nhất là về bậc thang giá
trị: Người thì coi trọng tình nghĩa, người thì đặt nặng vật
chất.
- Sự khác biệt về nền giáo dục mà mỗi người đã nhận được,
nhất là nền giáo dục trong gia đình.
- Những trục trặc trong đời sống chăn gối.


- Những lầm lỗi: Ngoài những nét đáng yêu, ai cũng có những
yếu đuối, lỡ lầm và cả những thói hư tật xấu.
- Thiếu tổ chức trong gia đình: thiếu phân công, thiếu chia sẻ,
thiếu quan tâm đến nhau, thiếu trật tự.
- Bất đồng trong việc quản lý và chi tiêu: Người thì tiết kiệm
dè xẻn, người thì hoang phí đua đòi.
- Bất đồng về giáo dục con cái: Người thì quá nghiêm khắc,
người thì quá chiều chuộng.
- Bất đồng trong cách cư xử với họ hàng hai bên: bên trọng
bên khinh!
Những xung đột trên có thể dẫn đến nhiều hậu quả tai hại:
- Về tâm lý tình cảm: làm mất hạnh phúc trong gia đình, tình
yêu bị sứt mẻ, vợ chồng lạnh nhạt với nhau.
- Về đạo đức: dễ rơi vào những tệ nạn xã hội, ngoại tình, mất
phẩm chất con người.
- Về gia đình: lơ là chăm sóc, giáo dục con cái; tình nghĩa vợ
chồng bị sứt mẻ, đưa đến ly thân, ly dị, gia đình tan vỡ
2. Những nguyên tắc giúp giải quyết xung đột trong gia đình
2.1. Biện pháp ngăn ngừa:
- Trước khi kết hôn, đôi bạn cần tìm hiểu nhau kỹ lưỡng để
tránh những ảo tưởng về nhau. Mặt khác, hôn nhân cần có
tình yêu thực sự, đừng biến hôn nhân thành một cuộc mua
bán, đổi chác.
- Đôi bạn cần học hỏi, trang bị những kiến thức nuôi dưỡng
tình yêu và bàn hỏi với những người khôn ngoan có kinh
nghiệm, để biết cách sống hoà hợp và giải quyết những bất
hoà trong gia đình.
- Đôi bạn cần sửa đổi những thói hư tật xấu và cố gắng mỗi
ngày một nên hoàn thiện hơn.
2.2. Khi xảy ra xung đột:

+Thái độ của mỗi người:
- Tự chủ: Kìm hãm tính nóng nảy và tự ái. Tránh phản ứng vội
vàng, làm cho tình hình thêm căng thẳng.
- Có thiện chí muốn giải quyết:
Vợ chồng tranh cãi là nhằm tìm ra điều tốt hơn để đi đến
chỗ hợp nhất, chứ không phải để ăn thua nhau hoặc để hạ
nhục nhau, đi đến chia rẽ xa cách nhau. Trong cuộc tranh cãi,
đừng vì tự ái mà trở nên cố chấp khư khư bảo vệ sai lầm của
mình.
+ Phương cách giải quyết:
- Đối thoại:
. Biết trình bày và lắng nghe nhau. Đừng bắt người khác
phải tuyệt đối tuân theo ý riêng của mình, nhưng biết lắng
nghe và tìm hiểu ý kiến, quan điểm của người kia.
. Nhắm mục tiêu chính: Giới hạn chuyện nào vào chuyện
đó, không nhắc lại chuyện cũ, không “bới lông tìm vết”.
- Chấp nhận khuyết điểm của mình: Can đảm nhận ra những
lỗi lầm, sai phạm của mình để cố gắng sửa đổi.
- Hàn gắn, làm lành: Sau khi tranh cãi, xung đột với nhau, vợ
chồng cần tìm cách làm hòa ngay. Đừng để bầu khí lạnh lùng
hờn giận kéo dài, chỉ gây thêm đau khổ cho mọi người và
cho chính mình.
- Nhờ trung gian hoà giải. Cần chọn người có uy tín, biết phân
xử hợp tình hợp lý, hiểu cả hai bên để đưa ra lời khuyên bảo
chân tình giúp hai người chấm dứt mâu thuẫn.
- Cầu nguyện. Nếu hai vợ chồng biết cầu nguyện chung với
nhau, chắc chắn họ sẽ có được sự bình tĩnh để ngồi thảo luận
ôn hoà với nhau, đồng thời sẽ dễ nhận ra được ý muốn của
Chúa đối với vấn đề đang tranh cãi.
Giải quyết những xung đột trong gia đình là một công việc khó

khăn, đòi hỏi sự cố gắng và thiện chí của cả hai. Nếu khi mới bước
vào cuộc sống hôn nhân và gia đình, hai vợ chồng tập thói quen
ngồi lại với nhau để giải quyết các vấn đề nho nhỏ thì sau này sẽ
có nhiều kinh nghiệm để giải quyết những vấn đề to lớn hơn.
Những dịp như thế sẽ giúp hai vợ chồng hiểu nhau hơn, đồng thời
cũng giúp mỗi người gọt giũa cái “tôi” nhiều tự ái và vị kỷ, hầu
cuộc sống gia đình được hài hòa, êm ấm và hạnh phúc.

GHI NHỚ :
1. H. Vợ chồng cần có thái độ nào khi xảy ra xung đột?
T. Vợ chồng cần giữ những nguyên tắc này :
- Một là tự chủ.
- Hai là có thiện chí muốn giải quyết.
- Ba là đối thoại với nhau.
- Bốn là chấp nhận khuyết điểm của mình.
- Năm là cố gắng hàn gắn và làm lành.
- Sáu là nhờ người làm trung gian hoà giải.
- Bảy là cầu nguyện để biết cách giải quyết theo tinh thần của
Chúa.

SUY NGHĨ:
1. Khi xảy ra những bất đồng trong gia đình, trước tiên anh chị sẽ
có thái độ nào? Ai trong anh chị sẽ là người đi bước trước để
ngồi lại với nhau?
2. Khi xảy ra xung đột, anh chị sẽ đến với ai để nhờ làm trung gian
hoà giải? Trung gian đó phải là người như thế nào?
3. Việc cầu nguyện đem lại gì cho tình yêu của anh chị? Anh chị
có kinh nghiệm gì về việc cầu nguyện khi gặp những chuyện
trục trặc với nhau?



×