Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Hệ tuần hoàn – Phần 1 pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (266.76 KB, 10 trang )

Hệ tuần hoàn – Phần 1


Hệ tuần hoàn của cơ thể bao gồm hệ tim mạch và hệ bạch huyết. Hai hệ này vận
chuyển oxy, chất dinh dưỡng, những tế bào chết, hormon và những chất khác đến
và đi khỏi các tế bào trong cơ thể.

Hàng tỷ tế bào trong cơ thể người nhận chất dinh dưỡng và thải ra những chất bã
hằng ngày, hằng giờ, hằng phút. Mặc dù sự trao đổi này có thể gia tăng khi hoạt
động và chậm lại khi nghỉ ngơi nhưng lúc nào nó cũng hoạt động liên tục. Nếu nó
dừng lại, cơ thể sẽ chết. Trong 2 hệ, hệ tim mạch đóng vai trò vận chuyển chính,
hệ bạch huyết chỉ hỗ trợ thêm bằng những chức năng riêng biệt của nó.
NHỮNG THÀNH PHẦN CỦA HỆ TIM MẠCH
Những thành phần chính của hệ tim mạch là tim, các mạch máu và máu. Có thể
mô tả một cách hình tượng hệ tim mạch bằng hình ảnh sau: một cái bơm bằng cơ
(trái tim) bơm dịch (máu) chảy qua một chuỗi những ống dẫn lớn và nhỏ (các
mạch máu) đi khắp cơ thể. Khi di chuyển qua một hệ thống các mạch máu phức
tạp, máu lấy oxy từ phổi, chất dinh dưỡng từ ruột non và hormon từ các tuyến nội
tiết.

Sau đó nó phân phối lại cho các tế bào của cơ thể rồi lấy về CO2 (được tạo thành
khi tể bào dùng đường và mỡ để sản xuất ra năng lượng) và những chất thải khác.
Máu sẽ mang những chất thải đó đến phổi và thận để thải ra ngoài.

Tim
Tim là một cấu trúc rỗng, hình nón làm từ cơ nằm phía sau và hơi lệch về bên trái
xương ức. Nép mình vào giữa 2 phổi, tim được nằm trong một lồng xương bảo vệ
được tạo bởi xương ức, các xương sườn và cột sống. Đỉnh tim nằm ở phía dưới,
được gọi là mỏm tim, hướng về phía hông trái và nằm trên cơ hoành (một màng cơ
phân cách khoang ngực và khoang bụng với nhau). Phần trên của tim, được gọi là
đáy tim, hướng về phía vai trái và nằm dưới xương sườn thứ 2, các mạch máu


quan trọng của cơ thể được nối vào tim ở phần này.

Tim có kích thước bằng một nắm tay. Khi mới sinh, kích thước tim và nắm tay của
trẻ là bằng nhau. Khi cơ thể phát triển, tim và nắm tay cũng phát triển với cùng
một tốc độ. Ở người lớn, khối lượng trung bình của tim vào khoảng từ 255 đến
310 gram, của nam lớn hơn của nữ một ít.

Màng tim là một túi làm từ màng xơ, chặt, bao quanh, bảo vệ và neo giữ tim lại
với các cấu trúc xung quanh. Lớp mỏng ở trong bao mặt ngoài của tim và là một
thành phần của thành tim. Lớp xơ bên ngoài bảo vệ tim và neo tim lại với các cấu
trúc xung quanh như là xương ức và cơ hoành. Phần trong của lớp ngoài này được
giới hạn bởi một lớp khác, sản xuất ra huyết thanh.

Chất nước bôi trơn giữa hai lớp trong và ngoài của màng tim này giúp cho 2 lớp
này trượt lên nhau được dễ dàng hơn và giảm ma sát khi tim đập

Thành tim được cấu tạo bởi 3 lớp: lớp ngoài (epicardium), lớp cơ (myocardium),
và lớp nội tâm mạc (endocardium). Lớp ngoài cùng (epicardium) thật chất là lớp
trong cùng của màng ngoài tim. Lớp giữa, myocardium, là một lớp cơ tim dày có
thể co bóp được để tống máu đi ra khỏi tim. Lớp trong cùng, nội tâm mạc, là một
màng mỏng giúp máu có thể chảy trơn tru qua các buồng tim.
Các buồng tim
Tim được chia ra làm 4 buồng. Một vách cơ chia tim ra làm 2 phần: phải và trái.
Mỗi phần tiếp tục được chia ra làm 2 buồng: buồng trên và buồng dưới. Hai buồng
trên, còn được gọi là tâm nhĩ, có thành mỏng.

Chúng đảm nhận chức năng nhận máu về tim. Máu chảy về tâm nhĩ từ các mạch
máu của cơ thể, sau đó được bơm xuống tâm thất, là 2 buồng nằm phía dưới. Tâm
thất là buồng đảm nhận chức năng tống máu đi. Thành của chúng dày và có nhiều
cơ hơn tâm nhĩ. Nó giúp tâm thất co bóp và bơm máu ra khỏi tim đến phổi và

những khu vực còn lại của cơ thể.

Trong khi máu chảy từ buồng này sang buồng kia, những cái van-một-chiều ngăn
không cho máu chảy ngược trở lại buồng cũ. Các van nằm giữa tâm nhĩ và tâm
thất được gọi là van nhĩ thất.

Van nhĩ thất trái (nằm giữa tâm nhĩ trái và tâm thất trái) còn được gọi là van hai lá.
Van nhĩ thất phải (nằm giữa tâm nhĩ phải và tâm thất phải) còn được gọi là van ba
lá. Các van nằm giữa 2 tâm thất và những mạch máu lớn được chúng bơm máu
được gọi là các van bán nguyệt. Van bán nguyệt động mạch phổi nằm giữa tâm
thất phải và thân động mạch phổi. Van bán nguyệt động mạch chủ nằm giữa tâm
thất trái và động mạch chủ.

Các lá van mở và đóng để đáp ứng lại với những thay đổi áp lực trong tim. Các
van nhĩ thất mở ra khi tim nghỉ ngơi và đóng lại khi tâm thất co bóp. Các van bán
nguyệt đóng lại khi tim nghỉ ngơi và mở ra khi tâm thất co bóp. Khi các van đóng
lại sẽ gây ra những tiếng "bùm-tặc" mà bác sĩ có thể nghe thấy được qua ống nghe.
Khi van nhĩ thất đóng sẽ tạo ra tiếng "bùm", khi van bán nguyệt đóng sẽ tạo ra
tiếng "tặc".

Hệ dẫn truyền nội tại của tim
Tim có một hệ thống thần kinh riêng để kiểm soát hoạt động của nó được gọi là hệ
dẫn truyền nội tại, nằm bên trong mô tim. Những tín hiệu thần kinh được hệ này
gửi đi sẽ làm các phần khác nhau của tim co bóp ở những thời điểm khác nhau.
Một điểm nút nhỏ bao gồm một loại mô cơ đặc biệt nằm ở phần trên của tâm nhĩ
phải được gọi là nút xoang.

Do nó là điểm khởi đầu của xung động nên nút xoang còn được gọi là nút tạo
nhịp. Hệ thống này còn bao gồm những nút khác như nút nhĩ thất, nằm gần đáy
của tâm nhĩ phải, ngay phía trên tâm thất. Bó nhĩ nhất (còn được gọi là bó His)

nằm ở phần trên của vách ngăn giữa 2 tâm nhĩ. Hai nhánh chính từ bó này chia ra
thành những sợi nhỏ hơn phân bố đều các cơ tim của các thành tâm thất. Chúng
được gọi là những sợi Purkinje.

Mạch máu
Các mạch máu tạo ra một hệ thống vận chuyển bao gồm các ống có chiều dài
khoảng 96,500 km, hơn gấp đôi chiều dài của đường xích đạo. Toàn bộ hệ thống
mạch máu được xem như là một chuỗi những con đường và đường cao tốc liên kết
với nhau. Máu rời khỏi tim đi vào các mạch máu lớn (đường cao tốc) để đi đến cơ
thể.

Ở nhiều điểm khác nhau, những mạch máu lớn này chia ra thành những mạch máu
nhỏ hơn (đường lộ). Và đến lượt mình, những mạch máu này tiếp tục chia ra thành
những mạch máu nhỏ hơn, nhỏ hơn nữa (được 1 làn xe). Khi quay ngược trở về,
máu đi qua những mạch máu có kích thước tăng dần lên (các đường 1 làn hợp lại
thành đường lộ rồi thành đường cao tốc) trước khi thật sự trở về tim.
MÁU CÓ PHẢI LÀ BIỂN BÊN TRONG CƠ THỂ ?
Chỉ mới hơn 350 năm trước, con người đã từng nghĩ rằng máu trong cơ thể chảy
tới và lui y hệt như những cơn thủy triều vậy. Người Hy Lạp cổ đại là những người
đầu tiên đặt ra lý thuyết này. Họ tin rằng máu rời khỏi tim, sau đó rút trở về tim
mang theo những chất cặn bằng theo cùng một mạch máu. Giả thuyết này tồn tại
cho đến hơn 1400 năm.
Năm 1628, một bác sĩ người Anh, William Harvey (1578-1657), đã công bố một
khái niệm mới về tuần hoàn máu. Ông xác nhận rằng máu chảy không ngừng từ
các động mạch sau đó trở về tim qua các tĩnh mạch và tạo nên một vòng tuần
hoàn liên tục qua cơ thể.
Ngay lập tức sau đó, lý thuyết của Harvey bị khinh miệt vì nó đối lập lại hoàn toàn
những hiểu biết cơ bản về y học vào thời đó. Tuy nhiên, vào khoảng 30 năm sau, ý
tưởng của ông đã được xác minh do người ta phát hiện ra sự tồn tại của các mao
mạch. Do là người tiên phong nên Harvey đã được nhiều người xem như là cha đẻ

của nền y học hiện đại.
Động mạch, mao mạch và tĩnh mạch là những thành phần chính của hệ thống vận
chuyển. Động mạch là những mạch máu mang máu đi ra khỏi tim. Các động mạch
lớn rời tim sau đó chia nhánh ra thành những động mạch nhỏ hơn rồi đi đến nhiều
khu vực khác nhau của cơ thể. Sau đó chúng tiếp tục chia nhỏ hơn thành các tiểu
động mạch. Trong các mô, các tiểu động mạch chia ra thành những mạch máu siêu
nhỏ được gọi là các mao mạch. Sự trao đổi chất giữa máu và tế bào diễn ra xuyên
qua thành của các mao mạch.

Trước khi rời khỏi mô, các mao mạch gộp lại thành các tiểu tĩnh mạch. Sau đó
những mạch máu này di chuyển đến gần tim hơn và gộp lại thành những tĩnh mạch
ngày càng lớn hơn.

Những mạch máu lớn có những cấu trúc khác nhau. Mặc dù các thành của cả động
mạch và tĩnh mạch đều bao gồm 3 lớp nhưng độ dày của chúng cũng khác nhau.
Động mạch có lớp trong và lớp giữa dày hơn, giúp chúng đàn hồi hơn. Chúng có
thể co và dãn dễ dàng khi máu được bơm từ tim tràn qua. Tĩnh mạch có thành
mỏng hơn giúp các khung cơ xung quanh chúng bóp và đẩy vào thành để ép máu
trong đó trở về tim.

Những van-một-chiều ở thành các tĩnh mạch giúp ngăn không cho máu chảy
ngược trở về và giữ cho dòng máu chảy theo 1 hướng. Các van có nhiều nhất ở
chân do máu phải chống lại trọng lực để quay trở về tim. Không giống với động
mạch và tĩnh mạch, thành của các mao mạch chỉ dày bằng 1 tế bào. Ở hầu hết các
mao mạch, những tế bào này không dính chặt với nhau. Điều này giúp cho oxy,
chất dinh dưỡng và những chất thải có thể di chuyển qua lại dễ dàng giữa máu và
dịch kẽ lấp đầy ở những khoảng không gian giữa các tế bào.

×