Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

BÀN LUẬN TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.97 KB, 11 trang )

BÀN LUẬN TRONG NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC

Mục đích của chương Bàn luận là để giải thích về công trình đã được thực hiện và
chỉ điều đó mà thôi, nghĩa là nói về phương tiện đã được sử dụng, phương pháp
nghiên cứu và các kết quả đạt được.
Về mặt quan niệm, chương Bàn luận (hay bình luận) của một công trình nghiên
cứu khác với các chương khác: chương Tư liệu và phương pháp và chương Kết
quả nghiên cứu mô tả một cách trung thực (không có tính cá nhân) công trình
được thực hiện như thế nào và đã thu được cái gì. Trong chương Bàn luận, ngược
lại là nơi trình bày một cách chủ quan những điều gì bản thân ta nghĩ. Chất lượng
và lợi ích của chương Bàn luận phản ánh văn hoá khoa học và sự thông minh của
tác giả. Không có một dạng dàn bài cho chương Bàn luận nhưng có những gợi ý
làm cho việc thực hiện phần này dễ dàng hơn.
BA MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG BÀN LUẬN
Chương Bàn luận phải đáp ứng ba mục tiêu liên kết từng phần với nhau.
Mục tiêu thứ nhất là xác định xem mục đích nghiên cứu của công trình đưa ra ở
cuối phần đặt vấn đề có đạt được hay không. Điều đó dẫn tới việc phải tóm tắt
những kết quả chính đáp ứng trực tiếp tới mục đích nghiên cứu: đó là phần duy
nhất chấp nhận việc nêu lại kết quả trong bài báo. Ngược lại, không được nhắc lại
tất cả các kết quả có trong phần kết quả nghiên cứu (1). Không được đưa thêm một
kết quả mới nào vào chương Bàn luận. Không được thay đổi bất cứ số liệu nào đã
đưa ở phần kết quả: nếu kết quả là 48% thì không được biến thành "gần 50%" hay
"khoảng một nửa". Một cách khác để đạt được mục tiêu đầu tiên là chỉ ra phần
đóng góp của bản thân công trình trong sự tiến triển của tri thức khoa học như đã
được trình bày trong phần đặt vấn đề.
Mục tiêu thứ hai của chương Bàn luận là đánh giá chất lượng và giá trị của kết quả
nghiên cứu (2). Chương Bàn luận phê bình và hướng vào mục tiêu của công trình
trong mỗi chương của bài báo, nhất là xác định những yếu tố có thể tác động vào
từng chương. Số lượng cá thể nghiên cứu có đủ lớn để rút ra kết luận? Liệu có sự
chệch hướng trong việc chọn đối tượng hay trong quá trình bảo quản động vật thí


nghiệm? Việc lựa chọn phương pháp nghiên cứu đã đáp ứng tốt nhất cho vấn đề
đặt ra? Tại sao lại chọn phương pháp đó mà không chọn phương pháp khác? Nhận
định các kết quả như thế nào căn cứ theo các phương pháp được sử dụng và độ
mạnh của các phép suy diễn thống kê được sử dụng. Phần này không được biến
thành một phần quá mức tự chỉ trích để làm bài báo khó được chấp nhận. Mục tiêu
của nó là lấy việc phê bình để giải thích lựa chọn của mình: ví dụ về liều lượng
dùng một loại thuốc, việc sử dụng một phép thống kê suy diễn hay trong một công
trình nghiên cứu thực nghiệm là loại động vật thí nghiệm dùng nghiên cứu.
Mục đích thứ ba của chương Bàn luận là so sánh kết quả thu được với những kết
quả của các tác giả khác. Việc trình bày kết quả dưới dạng bảng và biểu đồ làm
việc so sánh này tiện lợi hơn mà không cần phải nhắc lại. Có thể nhận xét kết quả
bằng cách nêu ra một bảng hay biểu đồ mà không cần nói rõ chi tiết xem bảng hay
biểu đồ đó chứa đựng hay thể hiện gì (3). Trong khi so sánh với các tác giả khác,
nếu có những sự khác biệt với những điều đã được các tác giả khác phát hiện, cần
phải tìm cách giải thích ví dụ như do sự khác nhau về số lượng, quần thể nghiên
cứu hay phương pháp nghiên cứu. Bằng cách này, tác giả thông báo sự đóng góp
cá nhân của mình trong cách mà mình tiếp cận vấn đề: Tính chất đại diện của mẫu
thử tốt hơn, phương pháp thống kê phù hợp hơn. Với việc so sánh với công trình
của các tác giả khác ta có thể thực hiện sự phê bình về tính khoa học và mục đích
các công trình của họ. Nhưng phải tránh một điều tế nhị là tất cả những nhận xét
có thể bị hiểu như sự công kích cá nhân (3). Nếu có một công trình có vẻ tồi thì tốt
hơn hết hãy bỏ qua trong yên lặng.
XÂY DỰNG MỘT CHƯƠNG BÀN LUẬN NHƯ THẾ NÀO?
Thường là chương Bàn luận bắt đầu bằng mục tiêu đầu tiên: chỉ ra xem mục đích
của đề tài có đạt được hay không (4). Cách làm này có lợi ích vì nó cho phép
người đọc biết rằng họ có thể tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi được đặt ra ở cuối
phần Đặt vấn đề mà không cần đọc hết cả chương Bàn luận. Tiếp theo, không có
quy tắc, không có nguyên tắc nào bắt buộc thứ tự các phần của một chương Bàn
luận cần phải trình bày. Tuy nhiên, chương Bàn luận phải đạt được hai mục đích
khác của nó: đánh giá chất lượng và giá trị của các kết quả và nếu có dịp thì so

sánh các kết quả đó với kết quả của các tác giả khác.
Chúng tôi khuyên các bạn trước hết nên viết các yếu tố chương Bàn luận rồi sau
đó hãy sắp xếp các yếu tố này.
Xây dựng một chương Bàn luận

PHÊ BÌNH LÝ
DO CHỌN LỰA
SO SÁNH VỚI CÔNG TRÌ
NH
NGHIÊN CỨU KHOA {HỌC
KHÁC
TƯƠNG TỰ
KHÁC

V
ật liệu
nghiên cứu
+ + +
Nh
ững cái
định đánh giá

+ + +
Tiêu chu
ẩn
đánh giá
+ + +
Kết quả sớm - + +
Kết quả phụ - + +
K

ết quả lâu
dài
- + +
Một số yếu tố có thể không mang lại lợi ích và phải huỷ bỏ.
2) Sắp xếp các yếu tố.
Hoặc là theo thứ tự như trên
Hoặc là tập trung phần thảo luận vào các kết quả và giải thích sự khác nhau có thể
gặp với các công trình khác hay chỉ rõ sự đóng góp của đề tài của mình qua các
yếu tố trong tư liệu và phương pháp nghiên cứu của đề tài.
Để xây dựng các yếu tố của chương Bàn luận, tốt nhất là đi theo mỗi đoạn của
chương Tư liệu và phương pháp nghiên cứu (tư liệu nghiên cứu, những cái gì ta
định đánh giá, tiêu chuẩn đánh giá) một mặt thảo luận các điểm yếu có thể có và lý
do lựa chọn của mình, một mặt khác so sánh với những kết quả đã đạt được của
các tác giả khác. Với các kết quả, phần thảo luận chỉ có thể đề cập tới việc so sánh
(khác nhau hay tương tự) với những gì nghiên cứu khác đã nhận thấy. Tiến hành
như vậy là cách đảm bảo tốt nhất những gì ta thảo luận là ở công trình của mình
chứ không phải là làm một bài giảng. Cần tìm cách cố gắng để sắp xếp nối tiếp các
đoạn của chương Bàn luận để tìm ra cách trình bày hợp lý và sáng sủa nhất.
Có thể xây dựng chương Bàn luận theo thứ tự giống như các chương trước: Tật
liệu nghiên cứu, phương pháp rồi kết quả. Trong trường hợp này, phần thảo luận
giải thích cách chọn lựa đối tượng nghiên cứu, rồi liều lượng thuốc sử dụng, cuối
cùng là các kết quả nhận được và so sánh với các tác giả khác.
Trong những công trình khác, sự khác biệt giữa việc lựa chọn vật liệu nghiên cứu
và phương pháp nghiên cứu với kết quả đạt được quá ít nên phải xây dựng chương
Bàn luận từ các kết quả: Với cách này chương Bàn luận giải thích mỗi kết quả qua
cách chọn tư liệu nghiên cứu, cách chọn chủ đề gì để đánh giá hay tiêu chuẩn đánh
giá đã được sử dụng. Khi chương Bàn luận xây dựng dựa trên kết quả như vậy, có
thể tuân theo thứ tự thời gian: kết quả sớm rồi đến kết quả lâu dài. Cũng có thể bắt
đầu bằng việc thảo luận các kết quả ít quan trọng rồi kết thúc chương bằng việc
thảo luận các kết quả quan trọng nhất.

Có những tạp chí đòi hỏi bài báo kết thúc bằng một kết luận. Chúng tôi không
khuyến khích cách này. Một kết luận có nguy cơ nhắc lại những gì đã được nói
hoặc chỉ là một cố gắng để cứu một chương Bàn luận được thực hiện tồi. Cuối
cùng chương Bàn luận không được kết thúc bằng một tóm tắt, phần tóm tắt tự bản
thân nó là một chương, liên quan với đầu đề.
Cuối chương Bàn luận có thể tạo ra các giả thiết. Cần trình bày rõ ràng rằng đó chỉ
là giả thiết (1). Cũng có thể kết thúc chương Bàn luận bằng cách đưa ra những sự
không chắc chắn hoặc chỉ ra những điều chưa biết để giải quyết bằng các công
trình khác.
CÁC SAI LẦM
Cùng với phần tóm tắt, chương này là chương mà các tác giả gặp khó khăn nhất để
kiềm chế ý muốn giảng dạy của mình. Trong thực tế lỗi nặng nhất và hay gặp nhất
là thảo luận toàn bộ chủ đề mà không phải chỉ thảo luận về bản thân công trình.
Sai lầm này đôi khi toát ra ngay từ phần đặt vấn đề "5 bệnh án là điểm khởi đầu
để điểm y văn ". Nó đã biến chương Bàn luận của bài báo khoa học thành một
dạng điểm báo hay một bài giảng. Hiếm hơn, nó dẫn tới một bài lịch sử mà lẽ ra
việc này không có chỗ, trừ những ngoại lệ, trong một bài báo đăng kết quả nghiên
cứu.
Những lỗi khác có thể đôi khi gặp.
Lỗi đầu tiên là nhắc lại trong chương Bàn luận những cái đã viết ở phần Đặt vấn
đề (1). Thường không phải bao giờ cũng dễ để biết là việc đưa những cái đã được
các tác giả khác tìm thấy vào ngay phần đặt vấn đề để nêu giá trị của công trình là
tốt hơn hay là để điều đó trong chương Bàn luận. Một giải pháp là nhắc lại ở phần
Đặt vấn đề tình hình hiểu biết hiện nay và trong chương Bàn luận so sánh các kết
quả của mình với các kết quả của những tác giả khác (3), nghĩa là phần Đặt vấn đề
thì nêu chung hơn và ở phần thảo luận thì nêu cụ thể với các số liệu.
Sai lầm thứ hai là dẫn chứng thiếu chính xác: Thiếu chính xác khi sao chép kết quả
của các tác giả khác hay không chính xác về nội dung mà họ muốn nói (5). Điều
đó đòi hỏi ta không bao giờ trích dẫn các tác giả mà không đọc chính bài của họ
(xem chương 12) và xem xét lại để mình không làm biến dạng cả những quan sát

hay những tư tưởng của tác giả mà mình trích dẫn.
Sai lầm thứ ba thường gặp là sử dụng những diễn đạt cảm tính. Một câu kiểu như:
"chúng tôi ý thức rất rõ về đặc điểm rất khái quát của nhận xét này về sự tiến triển
tiết niệu của những bệnh nhân cường cận giáp được mổ. Tuy nhiên nó đòi hỏi
chúng tôi rất nhiều cố gắng dù không có các cơ cấu theo dõi sau mổ một cách hệ
thống "không có bất cứ vị trí nào trong văn phong khoa học. Cũng cách diễn đạt
như vậy dạng như "chúng tôi đã ngạc nhiên nhận thấy rằng ”, “thật là lạ khi
những sự khác biệt không được rõ ràng": Nếu điều đó không như bạn mong đợi,
hãy giải thích cái mà bạn mong đợi và bàn luận những ý nghĩa của cái mà bạn đã
quan sát thấy.
Cuối cùng cần nhắc lại rằng thì của động từ phải để ở thời quá khứ trong những
câu liên quan đến các sự kiện ở thời quá khứ: các kết quả của mình, kết quả của
các tác giả khác. Tốt nhất chỉ nên sử dụng thì hiện tại cho những khái niệm xác
định rõ ràng.
Các sai lầm
1) Bàn quá các mục đích nghiên cứu của công trình đã xác định ở phần đặt vấn
đề.
2) Biến chương Bàn luận thành một dạng điểm kiến thức, một bài lịch sử hay một
bài giảng.
3) Nhắc lại những cái đã có rồi nhất là ở phần đặt vấn đề.
4) Ngược lại, cho xuất hiện trong chương Bàn luận những hiện tượng mới liên
quan tới vật liệu, phương pháp nghiên cứu hay kết quả.
5) Đưa trích dẫn những điều của một tác giả mà thực ra người đó không viết.
6) Trích dẫn một tác giả không nêu rõ tài liệu tham khảo:
"Như X đã chỉ ra "
"Theo kỹ thuật của "
"Nhiều tác giả đã chứng minh rằng "
"Kinh điển cho rằng "
"Đọc trong y văn "
"Đã được chấp nhận rằng "

"Có sự nhất trí để nghĩ rằng "
7) Sử dụng các cách diễn đạt có tính cảm xúc:
Kết quả "làm thất vọng", "gây tò mò", "ngạc nhiên"
"Thật thú vị nhận thấy rằng "
"Phải nói thật quan trọng"
Sự cẩn thận
Chương Bàn luận vượt quá 1/2 độ dài của toàn bài báo là quá dài và có lẽ đã được
viết không tốt.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. International Committee of Medical Journal Editors. Uniform requirements
for manuscrips submitted to biomedical journals. N Engl J Med 1997;336:309-15
(traduction fran†aise, voir p.149).
2. Muray GD.The task of statistical referee. Br J Surg 1988;75:664-7.
3. Farfor JA. Enseigner la rédaction médicale.Chapitre III. Le style. Cah Med
1977;1-2:1053-9.
4. Farfor JA.Cours élémentaire de rédaction médicale. Chapitre XI. La
discussion. Cah Med 1977;3:79-81.
5. Revillard JP.Pour un enseignement de l'expression médicale et scientifique. La
rédaction d'un article. Lyon Medical 197

×