Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

Công Nghệ Đường Sắt - Xây Dựng Nền Đường Sắt Phần 6 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.43 MB, 36 trang )

N®s.191
Độ dày tầng phản lọc bằng tấm bê tông không cát có thể sử dụng 10~20cm.
Khi chất đất vách là đất sét hoặc cát hạt nhỏ, tại mặt ngoài tấm bê tông không cát nên
lắp thêm tầng phản lọc bằng vật đan thấm nước hoặc cát thô vừa có độ dày 10~15
cm. Khi chất đất vách rãnh là đất sét hoặc cát bột nhỏ, có thể tại khoảng cách giữa
vật đan và đất hố trải thêm một tầng cát vừa có độ dày 10~15 cm.
Trong rãnh ngầm thấm nước nên sử dụng đá cuội, sỏi, đá dăm cỡ nhỏ, cát hạt
thô hoặc đá phiến được sàng chọn rửa sạch để đắp, trong lỗ khoan dạng nghiêng nên
lắp đặt ống thấm nước đường kính tương ứng, ống thấm nước có thể chọn dùng ống
bằng vật liệu PVC, ống thép, ống thấm nước dạng mềm, ống bằng BTCT không cát
hoặc ống bê tông.
Gián cách rãnh ngầm thấm nước 30 ~ 50 m, gián cách hầm thấm nước 120m và
mặt phẳng chuyển gẫy khúc, điểm dốc dọc thay đổi thì nên đặt giếng kiểm tra.
Khi vách giếng kiểm tra kết hợp với giếng thấm nước thì nên đặt tầng phản lọc.
Trong giếng kiểm tra nên đặt thang kiểm tra, miệng giếng nên đặt nắp giếng.
Khi độ sâu lớn hơn 20m nên đặt thêm công trình an toàn (lan can).
Cửa thoát nước của rãnh thấm thường sử dụng đầu tường, phần dưới của nó lộ
ra và lỗ thoát nước khớp với lỗ ống thoát nước rãnh thấm. Nền móng của đầu tường
nên chôn vào tầng đất tương đối ổn định kiên cố.
ở ngoài đầu tường nên tiếp nối một đoạn rãnh thoát nước có xây trát, độ dài của
nó do tính toán quyết định.
e) Rãnh thấm bê tông không cát.
Rãnh thấm bê tông không cát là dùng bản vách bê tông không cát, BTCT
chống ngang, tấm đạy bê tông cốt thép và nền móng bê tông thường tạo thành, bê
tông không cát là do xi măng, vật liệu thô, sỏi cuội thiên nhiên tạo nên. Dùng bê tông
không cát tạo thành các loại xây trát có khe rỗng thấm nước, trong rãnh thấm thoát
nước dùng bê tông không cát làm vách rănh, để thay thế cho tầng phản lọc và công
trình lỗ thấm thi công khó khăn, có được khả năng thấm nước, ưu điểm của nó là thi
công đơn giản và tiết kiệm vật liệu. Bê tông không cát có cường độ nhất định, có thể
bỏ đi vật liệu dùng để đắp trong rãnh thấm. Khi sử dụng nên chú ý đến điều kiện tầng
đất nơi đó và công nghệ chế tạo. Mặt cắt rãnh thấm nước bằng bê tông không cát


(hình4-9)
N®s.192
(a) Mặt cắt rãnh thấm nước (b) Bản vách bê tông không cát
Hình 4-9. Cấu tạo rãnh thấm nước
bằng bê tông không cát (đơn vị: cm).
f) Rãnh thấm ta luy
Rãnh thấm ta luy dùng để hong khô ta luy bị thấm ướt và dẫn thoát nước mạch
ngầm hoặc nước đọng ở tầng trên ta luy, tác dụng chống đỡ ta luy. Loại rãnh này phù
hợp với ta luy nền đào có chất đất và độ dốc ta luy không quá 1:1, cũng có thể dùng
gia cố ta luy nền đắp chất đất dễ phát sinh sụt trượt bề mặt. Hình dạng bình diện rãnh
thấm ta luy có thể làm hình dây hình phân nhánh và hình vòm đối với đất ướt cục
bộ mà phạm vi tương đối lớn, nên dùng hình phân nhánh như hình 4-10, khi đất bề
ngoài ta luy ngấm ướt nên dùng bố trí kết hợp của hình vòm và hình dây hình 4-11.
Chiều rộng nói chung lớn hơn 1,3 ~ 1,5 m.
Hình 4-10. Bố trí phân bố mặt phẳng hình dây.
Rãnh thấm ta luy nên vuông góc mặt ta luy, đáy rãnh thấm chôn trong tầng đất
tương đối khô ráo, ổn định ở
dưới tầng đất ngấm ướt của ta
luy, chiều sâu ngấm nước làm
thành hình bậc thang, độ dốc
N®s.193
2~4% mặt cắt dọc của rãnh thấm ta luy (hình 4-12).
Hình 4-11. Bố trí mặt phẳng hình vòm.
Hình 4-12. Mặt cắt dọc rãnh thấm ta luy.
Mặt cắt dọc rãnh thấm ta luy thông thường sử dụng hình chữ nhật chiều rộng
của nó không nên nhỏ hơn 1,2 m. Chu vi bên ngoài lắp đặt tầng phản lọc. Trong rãnh
thấm dùng vật liệu thấm nước hạt nhỏ đã rửa sạch để bổ sung thêm. Phần đỉnh rãnh
thấm thông thường dùng đá phiến lát khan một lớp để che đậy, bề mặt của nó bằng
mặt phẳng ta luy.
Khi cần thiết có thể dùng lại bề mặt đá phiến lát khan, dùng vữa xi măng trát

lại. Cửa ra nước ở phần dưới rãnh thấm ta luy, thường sử dụng đá phiến xây khan để
chồng lên, tác dụng của nó là vật liệu bổ sung cho phần trong của rãnh thấm tường
chắn và lấy nước trong đất tụ dần vào rãnh thấm hoặc nước ngầm thoát vào rãnh biên
nền đào hoặc trong rãnh thoát nước nền đắp.
g) Rãnh thấm tường chắn
Rãnh thấm tường chắn chủ yếu là tác dụng chống đỡ, thoát nước ngầm và làm
khô mặt đất. Rãnh thấm tường chắn thông thường sử dụng bố trí hình dây đai, mặt
cắt sử dụng dạng hình chữ nhật, chiều rộng thông thường 2~3m, khoảng cách giữa
các rãnh thấm thường từ 8~15m. Độ sâu thường đến vị trí mạch nước ngầm và nơi có
nhiều nước trong
đất, theo hướng
chuyển động
trượt. Đáy rãnh
N®s.194
nên đặt ở tầng đất ổn định hoặc trong nền đá dưới mặt trượt. Có thể theo hình dạng
mặt trượt làm thành hình bậc thang, độ dài của bậc sau cùng nên tương đối dài, để
tăng thêm khả năng chống trượt của nó, đáy rãnh lát rải phòng thấm. Bộ phận bổ
sung của rãnh thấm tường chắn nên dùng đá có dung trọng tương đối lớn lát khan,
vách rãnh có thể xem tính chất tầng đất của vách rãnh để bố trí hoặc không đặt tầng
phản lọc. Phần đỉnh rãnh thấm có thể dùng đá phiến xây khan một lớp che đậy, bề
mặt của nó dùng vữa cát xi măng trát lại, đề phòng trừ nước mặt đất thấm vào. Mặt
cắt dọc rãnh thấm tường chắn như hình 4-13
Hình 4-13. Mặt cắt dọc rãnh thấm tường chắn
Rãnh thấm tường chắn có thể xem điều kiện địa chất và nước ngầm bố trí thành
nhiều loại hình dạng, rãnh thấm tường chắn có thể sử dụng đơn độc cũng có thể kết
hợp với tường chắn chống trượt sử dụng như hình 4-14
(a) Bố trí mặt bằng sử dụng đơn độc, (b)Bố trí mặt bằng sử dụng phối hợp
Hình 4-14. Bố trí rãnh thấm tường chắn.
Phương pháp tính toán rãnh thấm tường chắn như hình 4-14a, giả định bố trí
rãnh thấm tường chắn làm cho thể đất ở giữa hình thành vòm tự nhiên, đường tên

vòm lấy bằng một nửa khoảng cách giữa hai rãnh thấm, thể đất dưới vòm tự nhiên,
do tác dụng làm khô của rãnh thấm sẽ được ổn định. Tổng lực trượt xuống T của mỗi
đường rãnh thấm bằng F
1
cộng với phân lực F

2
và F

3
trượt xuống song song với áp
lực sườn chân vòm hai bên, có thể tính như công thức dưới đây:
T = F
1
+ F’
2
+ F’
3
 E( b + d ) ( 4-1)
Trong đó:
E - lực đẩy ta luy trựơt của mỗi mét chiều rộng phía sau rãnh thấm
(kN/m);
N®s.195
b - chiều rộng rãnh thấm (m);
d - khoảng cách giữa hai rãnh thấm (m).
Nếu không tính ma sát của vách rãnh thấm (lệch về an toàn) thì lực chống đỡ
của rãnh thấm R có thể tính theo công thức:
R = V   f = A b  f   = L  h  b    f (4-2)
Trong đó:
V - thể tích của vật liệu đắp vào rãnh thấm (m

3
);
A - diện tích mặt sườn của cả rãnh thấm (m
2
);
b - chiều rộng mặt cắt rãnh thấm(m);
L - chiều dài hướng dọc rãnh thấm(m);
h - chiều cao bình quân của rãnh thấm(m);
 - dung trọng của vật liệu đắp rãnh thấm ( kN /m
3
);
f - hệ số ma sát của đáy nền và vật liệu đắp rãnh thấm.
Khi sử dụng đơn độc rãnh thấm tường chắn, tính đến cân bằng của lực trượt
xuống với lực giữ rãnh thấm và đưa vào hệ số an toàn chống trượt k (thường dùng
1,3):
R = KTcos - T sin . f ( 4-3)
Nếu đã biết lực đẩy trượt ta luy và căn cứ vào vị trí mặt trượt, điều kiện thi
công, định ra được chiều rộng rãnh thấm b và độ cao bình quân h, do công thức trên
có thể tìm được chiều dài rãnh thấm L hoặc định ra được độ sâu bình quân và chiều
dài rãnh thấm, tìm chiều rộng rãnh thấm.
h) Hầm thấm nước
Hầm thấm nước còn gọi là hầm tiết nước. Nó dùng để cắt thoát hoặc dẫn thoát
nước ngầm nằm tương đối sâu hoặc sử dụng phối hợp với giếng thấm dạng đứng
(ống thấm), để thoát nước ngầm trong tầng đất phức tạp có nhiều tầng chứa nước.
Khi đặt hầm thấm nước cần phải nắm được tư liệu về địa chất thuỷ văn và kiểm
tra rõ ràng thứ tự tầng phân bố và lưu lượng của nước ngầm để xác định chính xác vị
trí hầm ngầm. Hình 4-15 là mặt cắt hầm dạng tường thẳng đứng thường dùng.
N®s.196
Hình 4-15. Mặt cắt hầm thấm nước dạng vòm.
i) Thoát nước bằng lỗ nằm ngang

Thoát nước bằng lỗ nằm ngang hoặc còn gọi là thoát nước lỗ khoan mặt phẳng,
là dùng máy khoan đặt nằm ngang, hướng tầng chứa nước thể đất trượt đục lỗ phẳng
có góc nghiêng nhỏ, sau đó dùng ống thép hoặc ống nhựa cắm vào lỗ khoan làm lỗ
dẫn thoát nước ngầm làm khô đất. Bố trí lỗ bằng phẳng tầng đơn như hình 4-16. Vị
trí lỗ phẳng đặt ở dưới mực nước ngầm, trên tấm đỉnh tầng cách nước, cố gắng mở
rộng phạm vi hong khô đất. Khoảng cách giữa lỗ phẳng theo hệ số thẩm thấu của
tầng chứa nước và mức độ hong khô yêu cầu để xác định thường từ 5~15 m là được.
k) Thoát nước liên hợp bằng giếng thấm tụ nước và lỗ nằm ngang
Khi nước ngầm trong khối trượt ở dưới sâu, hoặc nhiều tầng chứa nước có thể
dùng giếng đứng có đường kính lớn (đường kính có thể tới 3.5m) và phối hợp sử
dụng lỗ khoan nằm ngang để hạ thấp mực nước ngầm và hong khô khối đất gần kề
(xem hình 4-17).
Phần đỉnh ống thấm hoặc giếng thấm tụ nước nên dùng vật liệu ngăn thấm che
đậy, để phòng bị tắc, giếng thấm tụ nước hình tròn cũng có thể sử dụng kết cấu bê
tông không cát, để thay thế vật liệu thấm nước đắp thêm và đặt tầng phản lọc.
Trong công trình các loại rãnh thấm thoát nước ngầm, hầm thấm nước và giếng
thấm, thường dùng tầng phản lọc để giữ đất hạt nhỏ trong tầng đất chứa nước bị thấm
trôi đi, làm tắc công trình thoát nước ngầm. Hiện nay tầng phản lọc thường dùng có
tầng phản lọc bằng đá dăm cuội hoặc cát, tầng phản lọc bằng tấm bê tông không cát
và tầng phản lọc bằng vải địa kỹ thuật. Vải địa kỹ thuật có cường độ nhất định, tính
mềm dai và tính liên tục, nó có thể trực tiếp rải đặt tại nơi cần đặt tầng phản lọc, như
hai vách bên của rãnh thấm tường chắn, rãnh thấm ta luy và bộ phận bậc thang của
đáy rãnh.
N®s.197
Hình 4-16. Bố trí lỗ thoát nước tầng đơn.
Hình 4-17. Giếng tụ nước.
4.2. Phòng hộ nền đường
4.2.1. Phòng hộ mặt ta luy nền đường
Nước mặt ta luy nền đường chảy men theo sườn dốc, tốc độ chảy nhỏ, nó có
quan hệ với độ dốc ta luy và trạng thái mặt ta luy. Khi ta luy thoải, gồ ghề hoặc có

cây cỏ mọc thì tốc độ chảy chậm, ngược lại là nhanh. Tác dụng phá hỏng của nước
chảy trên mặt luy nền đường là sự rửa mòn mặt ta luy, ban đầu chỉ là sự xói đi các
hạt nhỏ và chuyển đến chân ta luy hoặc rãnh sườn đường, lâu dần hình thành rãnh
nếp nhăn, rãnh chân gà, rãnh xói, tiến đến phá hoại ổn định ta luy nền đường. Do vậy
đối với sự rửa mòn của dòng nước mặt đất ta luy nền đường, nên kịp thời phòng hộ
mặt ta luy và xây dựng công trình thoát nước, bảo đảm thoát nước thông suốt. Phòng
hộ mặt ta luy nên căn cứ vào tính chất đất đá, điều kiện địa chất thửy văn của ta luy,
độ dốc và chiều cao ta luy để chọn dùng biện pháp phòng hộ thích hợp.
1. Phòng hộ bằng thực vật
Trên mặt ta luy gieo trồng loại cỏ, như hình 4-18, thích hợp với chất đất ở độ
dốc ta luy nhỏ hơn 1: 1,25 hoặc ta luy đá phong hoá nghiêm trọng. Nếu chất đất
không thích hợp trồng cỏ, có thể đắp vào một lớp đất trồng trọt (dày 5 ~10cm). Cỏ
trồng sau khi sống có thể ngăn trở xói lở với tốc độ chảy 0.1 ~ 0.6m/s.
N®s.198
Trên ta luy trồng cây hoa ngọn nhỏ, cũng là một loại cây phòng hộ ta luy tương
đối tốt.
Hình 4-18. Hai hình thức trồng cỏ ta luy
ở tầng đất trồng trọt (đơn vị : cm).
Trồng vầng cỏ như hình 4-19. Tác dụng và điều kiện sử dụng thích hợp giống
như trồng cỏ, nhưng khả năng ngăn chặn xói lở mạnh hơn, có thể ngăn tác dụng xói
lở1,8m/s, đường sắt Trung Quốc sử dụng rộng rãi phương pháp này. Phương pháp
trồng vầng cỏ có hai loại là trồng cỏ ô vuông và trồng cỏ toàn mặt. Vầng cỏ, có vầng
cỏ tự nhiên và vầng cỏ mạng thủ công. Khi trồng vầng cỏ căn cứ vào độ dốc ta luy và
tốc độ
chảy, có
thể sử
dụng
phương
pháp lát
phẳng

(song
song với
mặt ta
luy),
ghép
bằng
chồng
mép nhau, vuông góc mặt taluy, hoặc rải đặt so với mặt ta luy thành vầng cỏ chồng
lên nhau nghiêng bằng một nửa góc ta luy.
Trồng cây, lấy bụi cây thì tốt, nên chọn loại cây trồng mà bộ dễ phát triển để rễ
sống được, như cây hoè bông tím, ngoài việc bảo hộ ta luy còn có giá trị kinh tế lớn.
Trồng cây và trồng cỏ đều có thể tiến hành phối hợp.
N®s.199
Hình 4-19. Cấu tạo lát vầng cỏ (đơn vị: cm).
2. Gia cố và gia cường mặt ta luy
Đối với ta luy không thích hợp sử dụng phòng hộ thực vật, như ta luy chất đá
dễ phong hoá như đá vôi diệp thạch, đá bùn biến chất nông, có thể phòng hộ bằng
phương pháp trát vữa, phun vữa, trát mặt, tưới vữa. Một mặt đề phòng dòng nước xói
lở mặt ta luy, mặt khác ngăn chặn phong hoá tróc bong từng mảng.
Trát vữa như hình 4-20, thích hợp với ta luy đá đất sét dễ phong hoá, dốc ta luy
không hạn chế. Thông thường sử dụng các vật liệu như vôi, xỉ than, đất sét, cát, cốt
giấy.
(a) rãnh nền
đào (b) phần
đỉnh khảm vào (c) trát vào tầng đá cứng mềm
Hình 4-20. Cấu tạo mặt trát ( đơn vị cm)
N®s.200
Đối với ta luy chất đá không giống nhau, dùng lưới dây thép cọc mỏ neo phun
vữa xi măng phòng hộ, vữa xi măng dày từ 8 ~ 10 cm. Tỷ lệ phối hợp vật liệu và tỷ
lệ xi măng, nước, thông thường nên thông qua phun thử để xác định. Thiết kế mặt

bảo hộ có khe co dãn và lỗ thoát nước. Nên chú ý mặt bảo hộ phun vữa xi măng,
thích hợp với ta luy đào đắp ổn định, nước ngầm không phát triển, ta luy dốc lớn
tương đối khô ráo, thi công mặt trát vữa cát tương đối đơn giản, mà lượng dùng xi
măng của mặt bảo hộ phun vữa xi măng tiết kiệm, có thể chấp nhận được. Do sự phát
triển vật liệu được hợp thành vải địa kỹ thuật, sản phẩm đan thổ công không dệt có
thể dùng để phòng hộ mặt ta luy đối với ta luy không thích hợp cho thực vật sinh
trưởng, có thể dùng vải địa kỹ thuật để phòng hộ mặt ta luy. Nước ngoài dùng loại
kết cấu phòng hộ phức hợp này để thu hiệu quả rất tốt. Kết cấu của nó là trên mặt ta
luy rải vật liệu đan thổ công không dệt dùng để thoát nước, bảo đảm chắc chắn ổn
định ta luy, trên vật đan phủ lớp màng mỏng cách nước phòng trừ nước ngấm vào và
có tác dụng giữ nhiệt nhất định. Cũng có thể hợp hai lớp thành một lớp sử dụng
màng thổ công phức hợp thay thế, đồng thời bao gồm phát huy tác dụng của hai loại
trên. Mặt trên cùng giải lớp màng thổ công nhựa đường làm thành tầng bảo hộ giữ
ấm, phòng nước như hình 4-21.
Hình 4-21. Phòng hộ kép bằng vật liệu hợp thành thổ công ( đơn vị: cm)
3. Lát đá bảo vệ ta luy
Đối với ta luy chất đất các loại đất lẫn đá, mà dốc nhỏ hơn 1/1, mặt ta luy chịu
sự xói dội của dòng nước mặt sản sinh rãnh xói, dòng bùn, tầng ngoài cục bộ nhỏ
trượt sụt, đều có thể sử dụng phòng hộ bằng lát đá bảo hộ ta luy. Lát đá phòng hộ ta
luy có mấy loại dưới dây:
a) Lát đá khan một lớp
Như hình 4-22, lát đá khan sử dụng thích hợp với chất đất, ta luy nhỏ hơn
1/1,25, ta luy đất lẫn đá và thường có ít nước ngầm thấm ra, độ dày thường là 0,3m.
Khi ta luy là đất dễ xói mòn như đất bột, cát rời rạc và đất cát dính, dùng đá phiến lát
khan nên đặt tầng đệm cát, đá dăm hoặc sỏi có chiều dày không nhỏ hơn 0,1m. Nền
móng của nó nên xếp đến đáy rãnh biên.
N®s.201
Hình 4-22. Phòng hộ ta luy bằng lát đá phiến (đơn vị: cm).
b) Lát vữa đá phiến bảo vệ ta luy
Hình 4-23. Phòng hộ ta luy bằng

xây khung đá phiến hình vòm ( đơn vị: cm).
Lát vữa đá phiến bảo vệ ta luy sử dụng ở nơi có nguồn vật liệu phong phú, ta
luy chất đá hoặc ta luy đất, độ dốc ta luy nhỏ hơn 1/1. Độ dày đá phiến xây thông
thường là 0,3 ~ 0,4m. Khi chiều cao ta luy lớn hơn 20m, nên đặt tại phần giữa bệ
phẳng không nhỏ hơn 1 m. Khi diện ta luy bảo vệ tương đối lớn có thể đặt thêm dây
thép bên trong phòng hộ ta luy để tăng cường độ cứng của nó. Lát vữa đá phiến bảo
vệ ta luy nên đặt lỗ thoát nước và khe co dãn, đặt bậc thang lên xuống tại vị trí thích
hợp để tiện cho việc duy tu.
Lát vữa khung đá phiến hoặc khung bê tông bảo vệ ta luy như hình 4-23,
để tiết kiệm đá phiến và xi măng, thường dùng lát vữa khung bê tông. Trong khung
lát vầng cỏ hoặc mặt trát đất tam hợp, đất tứ hợp, thay thế lát vữa đá phiến hoặc bê
tông. Nếu vầng cỏ và mặt trát bảo vệ ta luy dễ rơi dụng, có thể dùng lát vữa khung đá
phiến hình ô vuông hoặc hình vòm tiến hành gia cường.
N®s.202
Hình 4-24. Tường phòng hộ bằng đá phiến xây vữa (đơn vị: cm).
c) Tường bảo vệ bằng đá phiến xây vữa
Như hình 4-24, tường bảo vệ xây vữa đá phiến, xây đá phiến độ dày 0.4 ~ 0.5m
làm thành tường đặc hoặc phòng hộ ta luy dạng khung cửa sổ. Độ dày tường bảo vệ
có hai loại là độ dày mặt cắt như nhau và mặt cắt thay đổi. Chiều cao tường loại đầu
thường không vượt quá 10m, tường loại sau đơn cấp không vượt quá 12m. Nếu cần
tăng thêm chiều cao có thể làm thành tường bảo vệ hai cấp hoặc ba cấp, đồng thời
đặt thêm chiều rộng thềm bệ phẳng không nhỏ hơn 1m. Chiều rộng đỉnh tường
thường là 0,4m. Khi tường cao thường xây tai tường để tăng tính ổn định, chiều dày
tai tường là 0.5 ~ 1m. Móng tường bảo vệ, để phòng trừ đóng băng có hại, nên đặt ở
dưới cao độ đóng băng. Lực chịu tải của đất móng đáy tường, yêu cầu trên 30N/cm
2
.
Để tăng tính ổn định chống trượt của tường bảo vệ, đáy tường luôn làm thành dốc
ngược nghiêng 0,2:1 hoặc 0,1:1.
d) Tường bảo vệ bằng đá phiến xây vữa có thể dùng ở ta luy các loại chất đất.

khụng dốc hơn 1:1,5 và ta luy đỏ dễ phong hoỏ sụt trượt, với ta luy nền đào thoải hơn
1/ 0,3, sử dụng tường bảo vệ thể đặc, ta luy thoải hơn 1 /0,75, có thể dùng tường bảo
vệ dạng cửa sổ, trong cửa sổ có thể xây vỗ mặt hoặc đá phiến xếp khan. Nếu ta luy
chất đá tương đối hoàn chỉnh và tương đối dốc, có thể dùng tường bảo vệ dạng gân
sườn, khi phần dưới ta luy đá tương đối ổn định mà phần trên cần phòng hộ có thể
dùng tường bảo vệ dạng vòm. Sự phân biệt lớn nhất giữa tường bảo vệ và tường chắn
đất là tường bảo vệ không chịu áp lực đất.
Tổng hợp về loại hình công trình phòng hộ mặt ta luy nền đường và điều kiện
sử dụng thích hợp thống kê ở bảng 4-1.
Điều kiện sử dụng và
loại hình công trình phòng hộ mặt ta luy
N®s.203
Bảng 4-1
Loại
hình
phòng
hộ
Hình thức cấu
tạo
Điều kiện
sử dụng thích hợp
Hạng mục chú ý
(1)
(2)
(3)
(4)
Trồng cỏ hoặc
gieo trồng cỏ
Ta luy chất đất dốc
thoải 1/ 1,25

Khi ta luy tương đối cao có thể
dùng vải địa kỹ thuật và trồng cỏ
kết hợp
Trồng vầng cỏ
Ta luy đất và đá
phong hoá mạnh,
phong hoá toàn bộ, ta
luy không dốc hơn 1/
1
Vầng cỏ là vầng cỏ tự nhiên, cũng
có thể là vầng cỏ lưới thổ công do
trồng nhân tạo.
Phòng
hộ
bằng
thực
vật
Trồng bụi
Ta luy chất đất và đá
phong hoá toàn bộ.
Dốc ta luy không dốc
hơn 1/ 1.5
Cây trồng nên là cây bụi thân thấp
có bộ rễ phát triển, cành lá rậm rạp,
thích hợp với vùng đất sinh trưởng
nhanh
(1)
(2)
(3)
(4)

Phun cát xi
măng độ dày 6
~ 10 cm, vật
liệu là cát, xi
măng, đất sét.
Ta luy đào, chất đất
dễ xói mòn, mái dốc
không dốc hơn 1/ 0.75
Phòng
hộ
bằng
phun
Phun vữa độ
dày 5cm vật
liệu là cát, xi
măng, vôi.
Ta luy nền đào đá dễ
phong hoá, nhưng
không quá mạnh hoặc
phong hoá toàn bộ,
mái dốc không dốc
hơn 1/ 0,5
Chọn tỷ lệ phối hợp vật lệ và tỷ lệ
xi măng nước, thông thường nên
qua phun thử
N®s.204
Phun bê tông
độ dày 8cm,
Vật liệu là cát,
xi măng, đá

dăm.
Ta luy nền đào đá dễ
phong hoá, nhưng
không phong hoá
mạnh, hoặc phong
hoá toàn bộ, mái dốc
không dốc hơn 1/ 0,5
Phòng
hộ
bằng
lưới
treo
phun
vữa
Cọc neo lưới
dây thép, phun
vữa hoặc bê
tông cọc neo
sâu 1,0 ~ 2,0
m khoảng
cách mắt lưới
20 ~ 25 cm,
ngoài ra giống
phòng hộ bằng
phun
Ta luy đá phòng hộ
bằng phun bê tông
hoặc vữa, khi mặt ta
luy đá vỡ vụn, sử
dụng phòng hộ để gia

cố ổn định mặt ta luy
Độ sâu của lỗ mỏ neo, nên sâu hơn
độ sâu cố định mỏ neo 20cm ngoài
ra giống phòng hộ bằng phun
(1)
(2)
(3)
(4)
Phòng
hộ mặt
ta luy
bằng
đá
phiến
lát
khan
Độ dày nói
chung là
30cm, độ dày
tầng đệm cát
đá dăm đặt
phía dưới của
nó 10cm
Ta luy nền đắp chất
đất, ta luy nền đào cục
bộ có ít nước ngầm
tiết ra, ta luy nền đào
chất đất cục bộ và bổ
sung, độ dốc mái
không dốc hơn 1/1,25

Nền móng nên chọn dùng đá hòn
tương đối lớn, nên tiến hành xây từ
dưới lên trên, cần đắp đầy khe hở
nứt, lỗ hổng
Tường
bảo vệ
xây
bằng
vữa đá
phiến
Độ dày 30 ~
40cm xây
bằng vữa cát
xi măng
Ta luy đá dễ phong
hoá và ta luy chất đất,
dốc ta luy không dốc
hơn 1/1.
N®s.205
Xây
khung
đá
phiến
hoặc
cốt bê
tông
phòng
hộ ta
luy
Khung nên

dùng hình ô
vuông, hình
vòm. Trong
hình ô vuông
lát trồng vầng
cỏ, gieo trồng
cỏ hoặc lát
khan đá phiến.
Ta luy đất và đá
phong hoá toàn bộ,
khi mặt ta luy xói lở
nghiêm trọng do nước
mưa hoặc ngấm ướt,
mái ta luy không dốc
hơn 1/1.
Xung quanh ta luy phòng hộ cần
dùng vữa xây đá phiến, Trên điểm
giao khung bê tông đóng cọc neo,
khung ở khu vực nhiều mưa nên
làm rãnh cắt dòng nước
Tường
bảo vệ
bằng
vữa
xây đá
phiến
Độ dày mặt
cắt là 50cm,
mặt cắt thay
đổi đỉnh rộng

40cm chiều
rộng đáy xác
định theo
chiều cao của
tường.
Ta luy đất và đá dễ
phong hoá bị tróc rơi,
độ dốc ta luy không
dốc hơn 1/ 0,5
Chiều cao tường bảo vệ mặt cắt
không nên vượt quá 6m. Khi dốc ta
luy thoải không vượt quá 10m,
tường bảo vệ mặt cắt thay đổi, cấp
đơn không nên vượt quá 12m. Khi
vượt quá nên đặt bệ phẳng, phân
cấp để xây.
Chọn dùng phòng hộ mặt ta luy cần chú ý những vấn đề sau đây:
Phòng hộ mặt ta luy nền đào bằng cách sử dụng thực vật, phòng hộ bằng gieo
trồng, phòng hộ bằng phun lưới treo và đoạn ta luy nền đào chất đất tường đối cao tại
khu vực lượng nước mưa bình quân hàng năm lớn hơn 400mm, nên tại chân ta luy
dùng vữa xây đá bảo vệ cao 1 ~ 2m hoặc tường bảo vệ.
Ta luy nền đào tầng đá mềm cứng xen kẽ căn cứ vào tình hình tầng đá để sử
dụng phòng hộ toàn bộ hoặc phòng hộ từng phần.
Khi chiều cao tường bảo vệ bằng vữa xây đá phiến lớn hơn 12m, chiều cao của
ta luy bảo vệ bằng vữa xây đá phiến và ta luy bảo vệ khung lớn hơn 18m, nên đặt
thềm bệ phẳng tại nơi có chiều cao thích hợp, chiều rộng thềm không nên nhỏ hơn
1m.
Nền móng tường bảo vệ xây vữa đá phiến, ta luy phòng nên đặt tại phía dưới
vai đường không quá 1m, đồng thời không nên cao hơn mặt đáy rãnh biên đã xây,
khi móng là đất đóng băng nên đặt dưới độ sâu đóng băng ít nhất là 0.25m.

Mặt ta luy dạng phủ kín nên đặt lỗ thoát nước và khe co dãn trên thể xây phòng
hộ. Khi mặt ta luy có lộ ra mạch nước ngầm, nên sử dụng biện pháp dẫn nước ra.
Ta luy nền đào sâu chất đất và đá dễ phong hoá, nên xây tường chắn đất ở chân
ta luy, để hạ thấp chiều cao ta luy. Khi mặt ta luy ở trên đỉnh tường chắn đất có xây
tường phòng hộ vữa xây đá phiến phòng hộ taluy, thì đỉnh tường chắn nên đặt thềm
bệ phẳng, chiều rộng thềm phẳng không nên nhỏ hơn 2m.
N®s.206
Nền đắp tại khu vực mưa nhiều, dùng vật liệu đắp như: đất cát, đất hạt nhỏ, vai
đường và chân ta luy dễ bị nước mưa xói lở cuốn trôi, nên căn cứ tình hình cụ thể đặt
phòng hộ.
4.2.2. Phòng hộ xói lở chân ta luy nền đường
Nền đường ven sông, chịu sự biến thiên của dòng chảy và nguy cơ xói lở, đặc
biệt là hàng năm đến mùa lũ dâng lên, do sự bào mòn của dòng chảy đối với nền
đường, dẫn đến sụt hỏng, gây ra tai hoạ rất lớn cho tài sản, tính mệnh và đoàn tầu
chạy, nên căn cứ vào các nhân tố như: Đặc tính sông ngòi, tính chất dòng nước, địa
mạo dòng sông, địa chất. Kết hợp với vị trí nền đường, sử dụng công trình phòng hộ
mặt ta luy thích hợp, công trình dẫn dòng hoặc cải tạo dòng sông.
Hiện nay đường sắt Trung Quốc đang sử dụng biện pháp phòng hộ trực tiếp xói
lở dòng sông và ta luy nền đường có phòng hộ bằng thực vật, phòng hộ ta luy bằng
đá phiến xếp khan, xây vữa đá phiến, phòng hộ ta luy bằng bê tông, thả đá, lồng đá,
lát tấm bê tông loại to và tường chắn ngâm nước.
Phân theo phạm vi sử dụng phòng hộ xói lở, phòng hộ xói lở nền đường có thể
phân thành: phòng hộ trực tiếp và phòng hộ gián tiếp.
1. Phòng hộ trực tiếp
a) Trồng vầng cỏ
Tuyển chọn vầng cỏ cho ta luy đất, gia cố thích hợp xếp chồng lên nhau, sau
khi sống được và phát triển, bộ rễ đan kết từ đó mà có tác dụng phòng trừ xói mòn
như hình 4-25.
Hình 4-25. Vầng cỏ phòng hộ xói lở.
b) Thả đá phòng hộ

N®s.207
Hình 4-26. Thả đá phòng hộ.
Thường dùng mặt cắt thả đá phòng hộ như hình 4-26. Tầng phản lọc trong hình
vẽ cũng có thể dùng vật đan thổ công không dệt (vải địa kỹ thuật).
c) Phòng hộ ta luy bằng xây khan đá phiến
Phòng hộ ta luy bằng xây đá phiến bao gồm hai loại là đá phiến xếp khan (
hình 4-27) và đá phiến xây vữa ( hình 4-28). Nền móng của phòng hộ taluy bằng đá
phiến nên xét tới độ sâu xói lở lớn nhất.
a) Đá phiến xây khan tầng đơn, (b) Đá phiến xây khan tầng đôi
Hình 4-27. Xây khan đá phiến phòng hộ ta luy.
(a).Chân tường vùi sâu dưới (b) Bản bê tông mềm
đường xói lở phòng hộ móng
Hình 4-28. Xây vữa đá phiến phòng hộ ta luy.
d) Bản bê tông và tấm bê tông mềm
N®s.208
Để chống lại tác dụng ác liệt của dòng chảy, sóng vỗ và nước chảy, có thể sử
dụng bản bê tông có chiều dài tương đối lớn như hình 4-29, tấm bản có thể đặt trước
cốt thép cấu tạo cần thiết. Khi rải đặt, làm lớp đệm bằng cát đá dăm dưới tấm bản.
Điều kiện sử dụng thích hợp giống như xây vữa đá phiến, nhưng giá thành tương đối
cao.
Hình 4-29. Bản bê tông phòng hộ ta luy.
e) Phòng hộ ta luy bằng rọ đá
Phòng hộ ta luy bằng rọ đá có cường độ tốt và tính mềm. Cấu tạo rọ đá như
hình 4-30. Không cần vật liệu hòn đá to.
Nếu tầng đất lòng đáy sông tương đối tốt đồng thời trong nước chảy có bùn cát,
khe hở trong lồng đá rất nhanh bị lấp tắc hình thành chỉnh thể. Nhược điểm của nó là
lưới kim loại của lồng sắt rễ bị mòn gỉ hư hại, làm cho lồng đá tan nát.
Dây thép tráng kẽm có thể dùng 8 ~ 12 năm, sợi thép bình thường 3 ~ 5
năm. Cũng có thể dùng tre đan lồng đá phòng hộ ta luy.
Phòng hộ ta luy bằng rọ đá thường dùng ở những nơi thiếu đá lớn, vùng có đá

lăn trong dòng chảy không dễ sử dụng. Thi công vào mùa khô là thuận lợi nhất.
Hình 4-30. Cấu tạo rọ đá
2. Phòng hộ gián tiếp
Ngoài các biện pháp phòng hộ trực tiếp chống xói lở bờ ta luy nền đường như
ở trên, cũng có thể dùng phương pháp cải tạo dịch chuyển tuyến trục dòng chảy của
sông để đạt được mục đích phòng hộ. Biện pháp là cải tạo dòng sông xây dựng công
trình dẫn dòng. Khối lượng công trình cải tạo sông chuyển dòng chảy chống xói lở
tương đối lớn, chỉ khi thực sự cần thiết mới sử dụng. Còn công trình xây dựng dẫn
N®s.209
dòng chảy phân theo hình dạng bình
diện có hai loại là kè đỉnh và kè thuận.
Kè đỉnh còn gọi là kè dẫn thoát nước
như hình 4-31; 4-32 ; 4-33.
(a) Dạng bố trí (b) Dạng bố trí (c) Dạng bố trí
vuông góc thoát dưới thoát trên
Hình 4-31. Hình dạng bố trí khác nhau của kè đỉnh.
Hình 4-32. Kè đỉnh đơn. Hình 4-33. Kè thuận.
Thân kè đỉnh vươn hướng tâm dòng sông chắn ngang dòng chảy làm cho dòng
chảy chuyển hướng, từ đó làm cho tốc độ dòng chảy thúc vào bờ giảm thiểu, tránh
được hoặc giảm bớt xói mòn, hoặc lắng đọng thành bờ mới. Theo trị số lớn nhỏ của
góc giao giữa kè đỉnh và hướng dòng sông chảy, kè đỉnh phân thành ba dạng bố trí là
vuông góc, dẫn trên và dẫn dưới.
a) Dạng dẫn trên: Góc giao giữa kè đỉnh và phương hướng dòng chảy lớn hơn
90
0
(thông thường là 100
0
~ 150
0
) do kè húc dòng chảy tương đối kịch liệt, khả năng

thúc nước mạnh nhất;
b) Dạng vuông góc: Hướng dòng chảy vuông góc với kè đỉnh, khả năng thúc
nước nhỏ hơn dạng dẫn trên một chút.
c) Dạng dẫn dưới: Góc giao giữa hướng dòng chảy và kè đinh nhỏ hơn 90
0
(thông thường là 60
0
~ 75
0
), khả năng thúc nước yếu nhất.
Kè đỉnh nên bố trí thành quần thể. Kè đỉnh đơn lẻ chống cản dòng chảy sinh ra
uốn khúc dòng chảy, ngược lại sẽ thành bờ dốc xói lở mới (hình 4-32)
Căn cứ vào độ dài của thân kè, kè đỉnh có thể phân thành kè đỉnh dài và kè
đỉnh ngắn. Kè đỉnh dài thông thường vươn ra 1/3 chiều rộng lòng sông ổn định, mặt
cắt dòng chảy lòng sông bị ép nén, lực thoát nước càng lớn; mặt cắt dòng chảy lòng
sông của kè đỉnh ngắn nhỏ, lượng thoát nước cũng nhỏ. Nhưng có thể phát huy tác
dụng đến dòng chảy hỗn loạn gần bờ, giảm thiểu lực xói lở của dòng chảy đối với ta
luy bờ nền đường.
N®s.210
Kè thuận trên bình diện bố trí theo hướng dọc, cả thân kè và hướng dòng chảy
gần như song song, hoặc góc giao rất nhỏ, tác dụng của nó làm cho dòng chảy chậm
lại, thuận theo thân kè lưu chuyển, dần dần chuyển hướng chảy, cách xa khu bờ sông
có nền đường phòng hộ.
Kè thuận phân thành các loại như sau: Dạng tuyến thẳng, dạng cong, liên tục,
ngắt quãng. Đặc điểm của nó là không làm hẹp mặt cắt dòng chảy lòng sông, ảnh
hưởng đối với dòng sông tự nhiên tương đối nhỏ.
Kè đỉnh và kè thuận lại có thể chia thành ba loại là kè mực nước thấp, kè mực
nước trung bình, kè mực nước cao.
Kè mực nước thấp là con đê dùng để điều chỉnh vị trí nước thấp. Trên mực
nước thấp có hiện tượng ngập tràn, có thể gọi là kè đập tràn.

Kè mực nước trung bình là con đê dùng để điều chỉnh mức nước trung bình.
Do mực nước trung bình là mực nước dẫn đến biến đổi lòng sông, vì thế điều chỉnh
dòng nước ở mực nước trung bình tại máng sông chủ ổn định có ý nghĩa quan trọng.
Khi kè mực nước trung bình tại mực nước lũ cũng là đập tràn.
Kè mực nước cao là kè theo tính toán mực nước lũ cao nhất còn gọi là kè
không tràn. Dòng nước không thể chảy tràn qua đỉnh kè. Khả năng dẫn dòng chảy
phòng hộ xói lở bờ nền đường của kè không tràn so với kè tràn là mạnh hơn.
Khi chọn dùng loại kè, mặt nước bờ sông cần mở rộng, nước sông có chỗ vòng
lại, móng lòng sông kiên cố, đối với bờ cho phép xói lở chọn dùng kè đinh dài; lòng
sông tương đối hẹp. Đối với bờ sông không cho phép xói lở chọn dùng kè đỉnh ngắn.
Nền móng lòng sông kiên cố dùng kè hình thức dẫn trên; nếu nền móng lòng sông
không kiên cố đặc biệt là bộ phận đầu kè không tốt, để tránh móng kè phá hoại, dùng
kè hình thức dẫn dưới. Kè tràn thông thường dùng để bảo hộ chân ta luy bờ tránh xói
lở; còn kè không tràn dùng nhiều với tình trạng bờ bị xói lở đặc biệt nghiêm trọng
khi dòng sông ở mực nước cao.
Tổng hợp lại bảng 4-2 thống kê công trình phòng hộ xói lở nền đường và loại
hình thường dùng và điều kiện sử dụng. Bảng 4-3 thống kê cấp loại xây bê tông công
trình nền đường và phạm vi sử dụng thích hợp.
Điều kiện sử dụng và loại hình
thường dùng công trình phòng hộ xói lở
Bảng 4-2
Điều kiện sử dụng thích hợp
Loại
hình
phòng
hộ
Hình thức
cấu tạo
Vận tốc
chảy cho

phép
m/s
Phương hướng dòng chảy địa
mạo đường sông
Hạng mục
chú ý
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
N®s.211
Xếp trồng
vầng cỏ
1.2 ~1.8
Phương hướng tuyến đường và
dòng chảy gần như song song,
các loại phòng hộ ta luy nền đắp
không bị xói lở bởi dòng nước lũ
Phòng
hộ thực
vật
Trồng rừng
bảo hộ, trồng
liễu
Có phòng hộ xói lở bờ sông đoạn
bãi nông
(1)
(2)
(3)

(4)
(5)
Ta luy
phòng
hộ bằng
đá
phiến
xây
khan
Chiều dày
tầng đơn
0.25~0.35mc
hiều dày tầng
đôi tầng trên
0.25~0.35mt
ầng dưới
0.25m
2~3
Phương hướng dòng chảy tương
đối phẳng thuận với mép viền
đất bãi bờ sông. Ta luy nền đắp
không bị dòng chủ xói lở, đoạn
sông không có hòn đá lăn và vật
nổi trôi
Phòng
hộ ta
luy
bằng
rãnh
xây đá

phiến
Dày 0.3
~ 0.6m
Phòng
hộ ta
luy
bằng bê
tông
Dày 0.08
~ 0.2m
4 ~ 8
Ta luy nền đắp xói lở bởi dòng
chủ và sóng tác dụng mãnh liệt
Trên ta luy
có biến dạng
nên đặt tầng
đệm, khi có
cây trôi, đá
lăn nên tăng
chiều dày
thích hợp
Thả đá
Kích thước
hòn đá căn
cứ vào tốc độ
chảy, sóng to
nhỏ để tính
toán không
nên nhỏ hơn
0.3m

3
Phương hướng dòng chảy tương
đối phẳng thuận, đoạn sông xói
lở cục bộ không nghiêm trọng, ta
luy nền đắp và bờ sông đã ngấm
nước
Độ dày thả
đá không nên
nhỏ hơn hai
lần kích
thước hòn đá
N®s.212
Dọ đá
Sợi thép
tráng kẽm
đan thành
hình hòm
hoặc hình
tròn trong dọ
đựng đá hòn
4 ~ 5
Chịu nước lũ xói lở, nhưng đoạn
sông không có đá lăn và khu vực
thiếu vật liệu đá lớn
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
Xây

khối
lớn
2m2m2m
3m3m3m
5 ~ 8
Đoạn sông bị dòng chủ xói lở
nghiêm trọng
Thường phối
hợp với
tường chắn
sử dụng
Tường
chắn
đất
ngâm
nước
5 ~ 8
Đoạn sông ở khe sâu chảy xiết
và dòng chảy xói lở nghiêm
trọng
Thiết kế phòng hộ xói lở cần chú ý các vấn đề dưới đây:
Tại đoạn sông mà tốc độ chảy là 2~ 5 m/s so sánh kinh tế kỹ thuật, cũng có thể
sử dụng các loại hình phòng hộ xói lở như gối chìm, vải địa kỹ thuật, mô hình túi vải
địa kỹ thuật.
Mô hình túi vải địa kỹ thuật là một loại túi bằng vải đan hai lớp trong túi đựng
bê tông tính lưu động hoặc vữa xi măng cát hoặc bê tông đá phiếm, sau khi đông kết
tạo thành tấm bản cứng có cường độ cao và độ cứng cao.
Chiều cao mặt đỉnh công trình phòng hộ xói lở nên là: Mực nước thiết kế +
chiều cao sóng + chiều cao nước trườn + 0.5m;
Với nền đắp bãi sông ở đầu cầu, khi dốc dọc dòng chảy tương đối lớn, bãi sông

tương đối rộng, thì nên tính thêm chiều cao mặt nước dâng do dốc ngang mặt nước
trước cầu. Đáy móng đặt dưới độ sâu xói lở không nên nhỏ hơn 1m khảm vào trong
móng đá. Khi chiều sâu xói lở tương đối sâu, thi công dưới nước khó khăn có thể sử
dụng móng cọc, móng giếng chìm hoặc phòng hộ bình diện thích hợp.
Độ sâu xói lở có thể căn cứ vào công thức tính toán, phân tích chảy xói lở của
tầng đất lòng sông, và phân tích tư liệu thực tiễn của các công trình tương tự để xác
định.
Công trình phòng hộ xói lở nên phẳng thuận liên tiếp với ta luy bờ ở thượng lưu,
hạ lưu, phần đầu mút khảm sâu vào thành bờ, để phòng trừ điều kiện dòng chảy ác
liệt của thượng, hạ lưu.
Khi xây dựng công trình dẫn dòng nên căn cứ vào địa mạo đường sông, địa chất,
tính chất dòng chảy, quy luật diễn biến đường sông và yêu cầu phòng hộ, quy hoạch
N®s.213
điều chỉnh tuyến dẫn dòng, đồng thời tránh làm tăng xói lở ruộng đất nông nghiệp,
thôn trang, đường xá và nền đường ở hạ lưu.
Phạm vi sử dụng,
cấp cường độ xây bê tông công trình nền đường
Bảng 4-3
Cường độ thấp nhất của
vật liệu
Chủng loại
thể xây và bê
tông
Vữa xi
măng cát
Vật
liệu đá

tông
Phạm vi sử dụng thích hợp

MU20
__
Rãnh biên, rãnh đỉnh, rãnh thoát nước
M5
MU30

Phòng hộ mặt ta luy, rãnh thấm ta luy,
tường phòng hộ
M7.5
MU30

Rãnh ngầm thoát nước, công trình tường
chắn, máng chảy xiết phòng hộ xói lở,
rãnh biên, rãnh đỉnh, rãnh thoát nước,
tường phòng hộ.
Thể xây
đá phiến
M10
MU30

Vách hầm thấm nước, tường chắn ngấm
nước


C10
Tầng đệm nền móng
Bê tông hoặc
bê tông đá
phiến



C15
Giếng kiểm tra, hầm thấm nước, phòng
hộ xói lở, công trình tường chắn
M7.5

C15
Rãnh biên, rãnh dỉnh, rãnh thoát nước,
phòng hộ mặt ta luy
Thể xây bê
tông
M10

C15
Hầm thấm nước
Bê tông cốt
thép


C15
Giếng kiểm tra, phòng hộ xói lở, công
trình tường chắn.
Đoạn lòng sông ở khu vực núi, không nên xây dựng công trình thoát nước dẫn
dòng.
Chiều cao đỉnh kè của kè mực nước cao nên là: Mực nước thiết kế + chiều cao
sóng vỗ + chiều cao nước trườn + 0.5m.
Chiều dài kè tháo nước không nên lớn hơn 1/ 4 chiều rộng lòng sông, khoảng
cách kè nên 1 ~ 2,5 chiều dài kè. Khi dòng chảy tương đối phẳng thuận có thể tăng
đến 3 ~ 5 lần.
Bộ phận đầu kè, chân kè và nền móng của kè thuận và kè tháo nên tăng cường

phòng hộ. Móng kè nên khảm vào chân bờ đủ độ sâu, bờ sông nối liền với móng kè
nên phòng hộ với chiều dài thích hợp.
N®s.214
Nền đường không nên xâm chiếm lòng sông quá nhiều. Khi có dòng chảy xối
thẳng, nguy hiểm đến an toàn nền đường, ngoài việc phải làm tốt phòng hộ xói lở,
khi cần có thể điều chỉnh cục bộ dòng sông. Điều chỉnh dòng sông nên căn cứ vào
đặc tính dòng sông và quy luật diễn biến của nó.
Điểm bắt đầu và điểm cuối cùng thay đổi dòng sông nên thuận với lòng sông
cũ. Để phòng trừ dòng chảy quay theo dòng cũ, nên tại chỗ đầu vào cải tạo dòng
sông tăng dốc dọc và đặt kè chắn sông hoặc kè thuận.
Mặt cắt dòng sông nên tính toán theo lưu lượng của tần suất nước lũ thiết kế.
4.2.3. Công trình phòng hộ nền đường và tường tổng hợp trị núi
1. Công trình phòng hộ nền đường
Công trình phòng hộ che chắn, công trình xây dựng chắn cắt và công trình xây
dựng bổ sung trị núi tổng hợp.
a) Công trình xây dựng che chắn dùng cho ta luy nền đào sâu mà đoạn đường
sườn núi có biến dạng sập đổ. Căn cứ vào tình trạng chịu lực không giống nhau có
các loại hầm bảo hộ.
b) Công trình xây dựng chắn cắt dùng cho sườn núi có đá sập đổ. Căn cứ vào
điều kiện đặt và tác dụng không giống nhau, có các loại hình:
Thềm phẳng đá rơi, máng đá rơi, tường chắn đá, đê chắn đá và hệ thống phòng
hộ mềm.
(a) Lắp đặt cọc chốt và căng cáp
(b) Bố trí phòng hộ chủ động
Hình 4-34. Hệ thống phòng hộ chủ
động.
N®s.215
Hình 4-35. Hệ thống phòng hộ bị động
Hiện nay công trình phòng hộ đường sắt dùng nhiều hệ thống phòng hộ mềm
thay thế cho biện pháp lưới chắn đá và cọc chắn truyền thống.

Hệ thống phòng hộ mềm chỉ thuyết minh đơn giản như sau:
Hệ thống phòng hộ mềm là dùng lưới thép buộc vào sợi cáp làm thành bộ phận
chủ yếu để phòng hộ hư hại do sập đổ đá rơi. Căn cứ vào tác dụng của nó và điều
kiện đặt chia thành hai loại phòng hộ là phòng hộ chủ động và phòng hộ bị động, như
hình 4-34 và 4-35.
Phòng hộ chủ động là lợi dụng cọc mỏ neo và lưới buộc bằng sợi cáp để cố
định tảng đá nguy hiểm ở chỗ cũ, làm nó không thể rơi xuống. Công trình truyền lực
của hệ thống chủ động là: “ Lưới sợi thép  dây cáp đỡ  cọc mỏ neo  tầng đất
ổn định”. Nguyên lý tác dụng gần giống hệ thống phòng hộ lớp mặt như phun mỏ
neo phòng hộ và tường đóng đinh mỏ neo. Do đặc điểm mềm của nó, nên có thể chịu
được lực trượt tương đối lớn.
Hệ thống phòng hộ bị động do bốn bộ phận tạo thành lá chắn là lưới buộc vào
sợi cáp, hệ thống cố định (mỏ neo kéo và cáp chắn đỡ) vòng giảm nén và cọc thép,
nó có thể hấp thụ và tiêu hao năng lượng xung kích của đá xập tới và ngăn chặn đá
lăn rơi, đạt được mục đích phòng hộ và tránh được sự phá hoại của chính bản thân
công trình xây dựng phòng hộ cứng truyền thống.
Hệ thống mềm gồm lưới buộc vào sợi cáp chắn đỡ, cấu tạo vòng giảm nén,
khoảng cách giữa cọc thép và gối móng sử dụng liên kết động để đảm bảo tính mềm
của hệ thống.
Công năng của hệ thống phòng hộ mềm đáng tin cậy, bền lâu, thi công đơn
giản nhanh chóng, chỉ cần ít nhân công và máy móc đơn giản thi công, ảnh hưởng ít
tới đoàn tầu vận hành, bố trí tương đối linh hoạt, nói chung không phá hại cây cối bề
mặt ta luy ban đầu, lợi cho bảo vệ môi trường, giá thành chi phí thấp, hiệu quả phòng
hộ tốt. Nó là một loại phương pháp kinh tế có thể tiến hành chữa trị sập đổ đá rơi.
Vài năm gần đây trên tuyến vận doanh đường sắt dùng phương pháp này để chữa trị
hư hại đá lăn tương đối nhiều, hiệu quả tốt.
2. Công trình xây dựng tường tổng hợp trị núi
Loại công trình này chủ yếu dùng trên tuyến đường sắt đang khai thác có sườn
núi không ổn định và thể đá nứt vỡ, tảng đá nguy hiểm, đá nhô cao bất chợt, hang
động, phân biệt sử dụng tường đỡ, tường chắn, tường bảo hộ, phun mỏ neo và gia cố

xà đỡ.
Khi thiết kế công trình che chắn, đều cần tiến hành tính toán, liên quan về đá
rơi, nội dung chủ yếu bao gồm tính toán đá rơi văng ra, nhẩy cao, tính lực xung kích

×