Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Nguyên lý kế toán Phần 1 pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (364.48 KB, 14 trang )


i
Nguyên lý
kế toán
ª

ii
NGUYỄN TẤN BÌNH
Chủ biên






NGUYÊN LÝ
KẾ TOÁN







Tham gia biên soạn:
 Lê Minh Đức
 Phan Đức Dũng
 Nguyễn Trần Huy









ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM
Lưu hành nội bộ
2006

i

LỜI NÓI ĐẦU

Để có thể nhận định một cách chính xác và đầy đủ về một
doanh nghiệp tất nhiên cần phải có những đánh giá toàn diện
về các mặt: hoạt động kinh doanh, đầu tư và tài chính; quản trị
marketing, nhân sự, trình độ quản lý, kỹ thuật công nghệ, định
hướng chiến lược; môi trường kinh tế vĩ mô v rất nhiều khía
cạnh khác không dễ định lượng được.
Tuy nhiên, bao gi
ờ cũng vậy, để tìm hiểu bước đầu về
một doanh nghiệp hay một tổ chức, người ta không thể không
đọc các báo cáo tài chính, đó là cửa sổ quan trọng, nếu không
muốn nói là duy nhất của bước đầu tiếp cận. Báo cáo tài
chính thể hiện kết quả cuối cùng của tất cả các nỗ lực được
ghi nhận lại một cách khoa học và khách quan bởi công tác kế
toán.
Trong cơ
chế cạnh tranh, hội nhập và xu hướng kinh tế
toàn cầu, kế toán càng không thể dừng lại ở công việc ghi chép

đơn thuần các giao dịch kinh tế phát sinh mà còn phải biết sử
dụng các công cụ tài chính như là một sức mạnh thực sự để
đạt đến mục tiêu. Hơn nữa, với tốc độ phát triển của khoa học
công nghệ, hình ảnh kế toán “giấy với bút” đã được thay thế

bằng máy tính. Đã đến lúc đối xử với kế toán như một khoa
học và nghiên cứu chúng bằng thái độ nghiêm túc.
Quyển sách được trình bày theo kiểu “xẻ dọc”. Theo đó,
mặc dù mỗi chương là một chủ đề nhưng từng chương đều dẫn
đến mục tiêu cuối cùng: các báo cáo tài chính.
Mục tiêu của quyển sách nhằm đến những vấn đề căn
bản của kế tóan, d
ễ đọc, vì chủ đích cho những người mới bắt
đầu. Do vậy, nhiều nội dung nghiệp vụ mang tính chuyên sâu
sẽ không được đề cập trong quyển sách này.

Tác giả.

ii
HƯỚNG DẪN BẠN ĐỌC TỰ HỌC

I. Tinh thần quyển sách:
 Xác định nguyên lý kế toán là một khoa học, cũng
giống như nguyên lý thống kê vậy, không biên giới,
không phụ thuộc vào bất kỳ quy định hay chế độ của
bất kỳ quốc gia nào; Và mục tiêu của quyển sách chỉ
nhằm đến những nội dung căn bản của kế toán, dành
cho những người mới bắt đầu.
 Tuy nhiên, sau khi nắm vững nguyên lý kế toán bạn có
thể tiếp tục nghiên cứu chi tiết hơn, rèn luyện kỹ năng,

tìm hiểu thêm những quy định hay truyền thống về hệ
thống kế toán ở các nước để trở thành kế toán viên;
Toàn cầu hoá mở ra cơ hội cho các chuẩn mực kế toán
các quốc gia ngày càng gần nhau hơn.
 Bạn đọc cũng sẽ có dịp nhận ra rằng mọi hệ thống kế
toán của các công ty, tập đoàn hay quốc gia thoạt nhìn
tưởng chừng khác biệt, nhưng thảy đều dựa trên những
nguyên lý khoa học này.

II. Nội dung và kết cấu quyển sách:
Do là sách phục vụ tự học, nên đọc là quan trọng:
 Ngôn ngữ diễn giải, đơn giản, gần gũi, đời thực.
 Đầu mỗi chương nêu các mục tiêu cụ thể của chương.
Trong bài đọc, nhắc lại lần nữa từng mục tiêu chứa
trong các hộp nhỏ, in nghiêng. Hãy luôn bám sát mục
tiêu.
 Không trình bày truyền thống I, II,… mà các thuật ngữ
(thay cho định nghĩa) sẽ lồng vào từng nội dung và
tóm tắt một lần nữa vào trong các hộp để dễ nhớ.

iii
 Cuối mỗi chương có bài tập tự thực hành ôn luyện
kiến thức và rèn luyện kỹ năng. Hầu hết bài tập đều có
hướng dẫn, lời giải.
 Cuối mỗi chương đều có tóm tắt chương và cũng là
“Những điều cốt lõi” để thuận tiện hệ thống lại kiến
thức đã học.
 Kèm theo quyển sách là CD-ROM chứa các bài giảng
được tóm tắt và chuẩn bị trên nền PowerPoint. Cũng
có thể tìm thấy trên website: www.cpa.edu.vn

.

CHÚC BẠN ĐỌC MAY MẮN !
Tác giả.

iv












Mọi trao đổi, góp ý với tác giả
xin vui lòng gửi về địa chỉ:



1
Chương 1
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ
KẾ TOÁN
Nội dung học tập của chương này:
1. Hiểu được tại sao thông tin do kế toán cung cấp lại trợ
giúp trong việc ra quyết định.

2. Phân biệt kế toán tài chính và kế toán quản trị.
3. Vai trò của kiểm toán.

ùng nổ công nghệ thông tin và hội nhập kinh tế quốc tế bên
cạnh những chuyển động mạnh mẽ trong cơ c
ấu kinh tế và sở
hữu doanh nghiệp ở Việt Nam đã mở ra cho các doanh nghiệp
vận hội kinh doanh mới, đồng thời cũng chứa đựng chính
trong lòng nó đầy thách thức.
Thông tin về doanh nghiệp trở nên gần gũi và ngày càng có
tính minh bạch trước công chúng rộng rãi ở phạm vi toàn xã
hội, đặc biệt là đối với các công ty cổ phần.
Vai trò của kế toán trong nền kinh tế hiện đại càng chứng tỏ là
một cử
a ngõ quan trọng, là cầu nối giữa hầu hết mọi đối tượng
có liên quan đến doanh nghiệp. Từ nhà quản trị doanh nghiệp
cho đến các cổ đông, ngân hàng cho vay hay cơ quan quản lý
nhà nước, cơ quan thuế hay hội đồng quản trị, các đối tác làm
B


2
ăn trong nước và quốc tế thảy đều có nhu cầu hiểu biết về
doanh nghiệp với những mục tiêu khác nhau.
Hệ thống kế toán sẽ thực hiện chức năng thông tin một cách
nhanh chóng và chính xác đến với những người muốn ra quyết
định liên quan đến doanh nghiệp cũng như cho bất kỳ ai có
cùng mối quan tâm.
Cuốn sách sẽ khởi đầu bằng việc dẫn dắt bạn đọc đến v
ới thế

giới của kế toán, và chúng ta sẽ sớm nhận ra rằng những gì mà
kế toán mang lại là nhằm để quản lý các hoạt động kinh
doanh và tình hình tài chính một cách dễ dàng, giúp cho các
nhà đầu tư hay các cổ đông biết cách sử dụng các thông tin kế
toán để có sự hiểu biết tốt hơn về doanh nghiệp mà họ đang có
quyền lợi ở đó.
Trước khi bắt đầu, để giúp b
ạn đọc thêm tự tin chúng tôi xin
có một lời khẳng định rằng, mọi doanh nghiệp dù lớn hay
nhỏ, cũ hay mới, sản xuất hay dịch vụ, tư nhân hay nhà nước,
và dù bất kể chế độ kinh tế nào cũng đều có cùng một quy
trình kế toán căn bản giống hệt như nhau, trên phạm vi toàn
cầu.
Cuốn sách, vì vậy sẽ không lệ thuộc vào, và cũng không đề
cập đến ch
ế độ kế toán riêng lẻ của một quốc gia cụ thể nào.
Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu bạn có thể hiểu, thậm chí tự rèn
luyện thêm kỹ năng để làm nghề kế toán ở bất cứ đâu, Việt

3
Nam hay Mỹ, Trung Quốc hay Châu Âu, chỉ bởi vì kế toán là
một khoa học, và nguyên lý kế toán thì chỉ có một mà thôi.
Tuy nhiên, ngoài chuẩn mực kế toán quốc tế
1
do Liên đoàn kế
toán thế giới thống nhất và nỗ lực cập nhật thường xuyên
thông qua các kỳ họp, mỗi quốc gia thường xây dựng chuẩn
mực kế toán của riêng mình. Ở
Việt Nam, khi thực hành kế toán
các bạn sẽ tham khảo các chuẩn

mực kế toán Việt Nam, cùng một
số các quy định hướng dẫn
2
. Nhưng
bạn sẽ sớm nhận ra rằng các chuẩn
mực này cũng dựa trên nguyên lý
chung và thông lệ quốc tế.
Xu thế hội nhập kinh tế thế giới cũng sẽ góp phần quan trọng
trong việc thúc đẩy sự thống nhất các chuẩn mực kế toán
chung.
Kế toán nói chung, là quá trình xác định, ghi chép, tổng
hợp và báo cáo thông tin kinh tế cho những người ra quyết
định. Phạm vi quyển sách này là kế toán tài chính, tậ
p trung
vào nhu cầu cụ thể của những người bên ngoài doanh nghiệp
chẳng hạn như: các cổ đông, nhà cung cấp hàng hóa, ngân
hàng cho vay, thuế và các cơ quan quản lý nhà nước.

1
IAS: International Accounting Standards
2
Tham khảo: www.mof. (trang web của Bộ Tài chính Việt Nam)
Kế toán là quá trình ghi chép,
tổng hợp và báo cáo thông tin
kinh tế.
Kế toán tài chính quan tâm
đến các đối tượng bên ngoài
doanh nghiệp.
Mục tiêu học tập 1: Giải thích
tại sao thông tin do kế toán

cung cấp lại trợ giúp trong
việc ra
q
u
y
ết định.


4
Theo đó, cả những người bên trong công ty, tức các nhà quản
trị lẫn bên ngoài công ty sử dụng các thông tin kế toán này
trong việc ra quyết định như thế nào, cái gì, khi nào, quyết
định mua hay quyết định bán.
BẢN CHẤT CỦA KẾ TOÁN
Nhiệm vụ của kế toán là tổ chức và tổng hợp các thông tin
kinh tế để những người ra quyết định có thể sử dụng chúng.
Các thông tin được trình bày dưới dạng các bảng biểu được
gọi là các báo cáo tài chính. Để lập các báo cáo này, các kế
toán viên phải xác định, ghi chép, lượng hóa, tích lũy, tổng
hợp, phân loại, báo cáo và diễn giải các sự kiện kinh tế ảnh
hưởng tới công ty về mặt tài chính.
Hàng loạt các bước liên quan tới việc ghi chép và chuyển
thông tin vào trong các báo cáo tài chính được gọi là hệ thống
kế toán. Các kế toán viên phân tích các thông tin cần thiết cho
các nhà quản trị và những người ra quyết định và thiết lập một
hệ th
ống kế toán sao cho đáp ứng tốt nhất những nhu cầu nêu
trên.
Giá trị đích thực của bất kỳ hệ thống kế toán nào là ở chỗ chất
lượng các thông tin mà nó cung cấp, chứ không phải là những

chế độ hay hệ thống tài khoản, là quy định hay các mẫu biểu
một cách máy móc ở từng quốc gia khác nhau.

5
Tất cả các cơ quan đơn vị và các doanh nghiệp đều có hệ
thống kế toán, từ một tổ hợp sản xuất nhỏ cho đến các công ty
đa quốc gia hoạt động trên phạm vi toàn cầu.
Kế toán là công cụ trợ giúp trong việc ra quyết định
Các thông tin kế toán hữu dụng cho bất kỳ ai cần dựa vào đó
để ra các quyết định. Những người ra các quyết định là các nhà
quản trị, cổ
đông, nhà đầu tư, ngân hàng và cả các nhà chính
trị. Ví dụ:
 Phòng kỹ thuật của Công ty cơ điện lạnh nghiên cứu phát
triển máy lạnh chạy bằng năng lượng mặt trời, kèm theo đó
một kế toán viên cũng đã thực hiện một báo cáo đánh giá khả
năng sinh lời của sản phẩm, bao gồm việc ước tính doanh thu,
chi phí sản xuất, chi phí bán hàng và chi phí quản lý. Các nhà
quản trị công ty sẽ s
ử dụng báo cáo này để quyết định có nên
tiến hành sản xuất và đưa sản phẩm này ra thị trường hay
không.
 Một giám đốc đang điều hành một công ty nhỏ chỉ có 6
nhân viên hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và kiểm toán. Để
quyết định xem sẽ tăng lương, thăng chức hoặc sa thải ai, giám
đốc cần có báo cáo hằng tháng về năng suất làm việc của từng
người và phải so sánh năng suất này với tiền lương và các chi
phí khác liên quan đến công việc hằng tháng của mỗi người.



6
 Một nhà đầu tư đang cân nhắc nên mua cổ phiếu của REE
hay của SAMCO thì cần phải tham khảo các báo cáo kế toán
được công bố và so sánh kết quả tài chính trong thời gian gần
đây giữa hai công ty. Những thông tin trong các báo cáo sẽ
giúp người mua cổ phiếu ra quyết định đầu tư.
 Một đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố đang phản biện
kế hoạch xây dựng nhà ở cho người có thu nhập thấp s
ẽ tác
động như thế nào đến ngân sách thành phố. Các thông tin kế
toán cho biết kế hoạch này nếu được thực hiện sẽ tiêu tốn bao
nhiêu ngân sách và sẽ huy động bằng nguồn kinh phí nào.
 Một ngân hàng xem xét cho một công ty vay tiền để mở
rộng sản xuất thì cần phải kiểm tra kết quả kinh doanh trong
quá khứ, tình hình tài chính hiện tại, và dự đoán công ty sẽ sử
dụng số tiền vay vào hoạt động mới như
thế nào.
Kế toán giúp cho việc ra quyết định bằng cách chỉ ra đồng tiền
sẽ được chi tiêu ở đâu và khi nào, các cam kết đã được thực
hiện ra sao, đánh giá hiệu quả kinh doanh, và đưa ra các kiến
nghị tài chính cho việc lựa chọn kế hoạch này hay bác bỏ kế
hoạch khác. Kế toán cũng giúp dự báo tác động của các quyết
định, và chỉ ra các vấn đề khó khăn, những bất hợp lý, những
v
ấn đề hiện tại cũng như các cơ hội trong tương lai.
Mối liên hệ cơ bản trong tiến trình ra quyết định sau:

Các sự
kiện hay
giao dịch

Phân tích
và ghi
chép

Các báo
cáo tài
chính
Những
người
sử dụng

7



Mọi quan tâm của chúng ta đều nằm trong bốn hộp trên. Tất
cả các khóa học về kế toán tài chính đều bao gồm các học
phần phân tích, xác định khoản mục ảnh hưởng, ghi chép và
thiết lập các báo cáo tài chính.
Kế toán tài chính và Kế toán quản trị
Các báo cáo tài chính được đề cập
trong quyển sách này là bao trùm hầu
hết mọi lĩnh vực của kế toán. Nhưng
kế toán tài chính thường được phân
biệt với k
ế toán quản trị. Sự khác
nhau chủ yếu là do chúng được sử dụng cho hai nhóm người ra
quyết định khác nhau. Kế toán quản trị chỉ nhằm để phục vụ
cho những người ra quyết định ở bên trong công ty như các
nhà quản trị cấp cao, giám đốc hay trưởng các phòng ban, đơn

vị.
Có 2 câu hỏi chủ yếu liên quan tới sự thành công về tài
chính của một doanh nghiệp mà những người ra quyết
định
muốn được giải đáp là:
Tình hình tài chính vào một ngày cụ thể nào đó ra sao?
Và hiệu quả kinh doanh trong thời gian vừa qua như thế nào?
Kế toán quản trị chỉ phục
vụ bên trong tổ chức.
Mục tiêu học tập 2: Phân
biệt kế toán tài chính và kế
toán quản trị.


8
Các kế toán viên trả lời hai câu hỏi trên bằng ba báo cáo
tài chính chủ yếu: bảng cân đối kế toán, báo cáo thu nhập và
báo cáo ngân lưu.
Bảng cân đối kế toán phản ảnh tình hình tài chính của doanh
nghiệp vào một thời điểm cụ thể, ví dụ ngày 31/12/2005. Hai
báo cáo còn lại phản ánh hiệu quả hoạt động của cả một thời
kỳ, ví dụ năm 2005.
Sự tín nhiệm và vai trò kiểm toán
Các nhà qu
ản trị là những người có trách nhiệm cung cấp các
báo cáo tài chính của công ty, nhưng có thể họ sẽ chủ quan vì
vậy phải cần đến một bên thứ ba, đó là các kiểm toán viên.
Kiểm toán viên sẽ xem xét các thông tin mà các nhà quản trị
đưa ra trong các báo cáo tài chính nhằm đảm bảo rằng chúng
thể hiện đúng đắn và chính xác về tình hình hoạt động kinh

doanh của công ty.
Báo cáo kiểm toán
Nhằm đánh giá các báo cáo tài
chính, các kiểm toán viên tiến hành
kiểm toán. Đó là một cu
ộc kiểm tra
các giao dịch, các báo cáo tài chính
tuân theo các nguyên tắc chung. Việc kiểm tra bao gồm: chi
tiết các bút toán và các quy trình khi xét thấy cần thiết. Kết quả
kiểm tra này sẽ được thể hiện trong báo cáo kiểm toán.
Báo cáo kiểm toán mô tả
việc kiểm tra của các kiểm
toán viên.
Mục tiêu học tập 3:
Vai trò của kiểm toán.

×