Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Bài giảng- Phát triển sản phẩm thực phẩm -chương 4 pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.52 KB, 6 trang )


14
Chương 4
vật liệu làm bao bì

4.1. Các loại vật liệu cứng
4.1.1. Thuỷ tinh
Thuỷ tinh là một loại vật liệu cứng dùng để sản xuất các loại chai đựng
rượu, nước ngọt, nước giải khát, gia vị hoặc các loại lọ đựng sản phẩm đồ
hộp (rau quả).
Bao bì thuỷ tinh có ưu điểm sau:
+ Dễ tạo hình theo ý muốn, có nhiều kích cỡ, mẫu mã, màu sắc.
+ Sạch, đẹp, kín, đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật như thanh trùng ở
nhiệt độ cao, chịu áp lực (Ví dụ: chai đựng bia, chai đựng rượu sâm banh, lọ
đựng sản phẩm đóng hộp ).
+ Có khả năng tái sử dụng hoặc tái chế được, do vậy chi phí bao bì
rong giá thành sản phẩm hạ.
Tuy vậy bao bì thuỷ tinh có các nhược điểm sau:
+ Cồng kềnh, dễ vỡ (giòn), rạn nứt nên tăng chi phí vận chuyển, kho
bãi hoặc vệ sinh bao bì
+ Những loại không đảm bảo chất lượng dễ gây nguy hại cho sản phẩm
như: có bọt khí, độ dày không đều hay bị vỡ, bị chóc vẩy thuỷ tinh lẫn vào
thực phẩm.
+ Luôn cần có bao bì ngoài hoặc thùng (két) để chứa, khi vận chuyển,
lưu kho.
Vì vậy xu hướng sử dụng bao bì thuỷ tinh chỉ dành cho các sản phẩm
rượu, bia hoặc đóng hộp các sản phẩm không qua thanh trùng.
Yêu cầu chất lượng của bao bì thuỷ tinh gồm:
Thuỷ tinh để sản xuất bao bì phải là loại trung tính, trong suốt, có độ
bền (không bọt khí, độ dày đều), đối với một số loại sản phẩm cần thanh trùng
phải chịu được nhiệt, chịu áp lực.



15

4.1.2. Vật liệu gốm sứ
Các loại đồ gốm sứ được sản xuất từ cao lanh, đất sét trắng, phụ gia,
men qua công đoạn định hình, rồi nung (khoảng 900
0
C). Đồ gốm có thể
tráng men cả trong, ngoài, hoặc trong còn ngoài trang trí.
Các loại bao bì bằng sứ gốm có công dụng:
+ Đựng các sản phẩm thực phẩm khô: chè khô, hạt sấy khô, bột khô
+ Đựng sản phẩm lỏng: chủ yếu là rượu.
+ Ngoài công dụng bao gói sản phẩm, bao bì gốm sứ còn mang tính mỹ
thuật (đòi hỏi kiểu dáng, hoa văn, hay trang trí ngoài đẹp, hấp dẫn) như một
vật lưu niệm của khách hàng.
Những sản phẩm đựng bằng bao bì gốm sứ luôn phải có bao bì ngoài
hay kèm theo các phụ kiện khác như lẵng, làn (mây, tre) để tăng giá trị thẩm
mỹ.
Bởi vậy, bao bì gốm sứ có giá thành cao, khó vận chuyển xa, hạn chế
thị trường tiêu thụ (chỉ tập trung ở các siêu thị, thị trường lớn).
4.1.3. Vật liệu kim loại
Vật liệu kim loại để làm bao bì là các loại: nhôm, lá thép, lá sắt phủ
thiếc (quen gọi là sắt tây). Để tránh sự xâm nhập các chất có hại từ vỏ bao là
kim loại (bị ăn mòn, rỉ ) vào thực phẩm người ta phải tráng mặt trong bao bì
kim loại lớp vec ni, lớp màng chất trùng hợp hay phải thụ động hoá kim loại.
Bao bì bằng kim loại được ứng dụng nhiều để bao gói các sản phẩm
thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm. Trong công nghiệp thực phẩm được dùng
để làm:
+ Các loại lon chịu áp lực (nhôm, sắt) đựng bia, nước ngọt có ga.
+ Các loại hộp đựng bánh, kẹo, sữa khô, chè khô, hạt, bột khô, đóng

hộp thịt, cá, rau quả
+ Làm bao bì ngoài cho các sản phẩm rượu chai.
+ Làm nắp đậy cho chai, lọ thuỷ tinh (nắp chai bia, nắp đồ hộp).

16
Bao bì kim loại có ưu điểm:
+ Mẫu mã, kiểu dáng đa dạng, dễ lựa chọn, dễ trang trí bề mặt bao bì.
+ Độ bền cơ học cao, chịu nhiệt, chịu áp lực (cho các sản phẩm đồ
hộp).
+ Có khả năng tận dụng để tái chế, sử dụng lại.
Tuy nhiên cũng có các nhược điểm sau:
+ Phải có bao bì ngoài, màng co hay thùng các tông để đóng hàng vận
chuyển xa.
+ Hầu hết nguyên liệu lá kim loại (nhôm, thép, sắt) là phải nhập ngoại.
+ Giá thành bao bì cao.
4.1.4. Vật liệu trùng hợp (hay vật liệu polime)
Việc sản xuất những vật liệu bao bì trùng hợp do lợi ích về nhiều mặt
của nó nên đã trở thành một ngành sản xuất lớn nhất của công nghiệp hoá
học.
Những ưu biệt nổi trội của vật liệu trùng hợp là:
+ Chắc chắn, độ bền hoá học cao, đàn hồi tốt, hình thức hấp dẫn, nhẹ
+ Một chỉ tiêu quan trọng nhất của nó là độ bền nhiệt; không bị biến
tính trong trường hợp bảo quản thâm độ (dưới 0
0
C) (được dùng trong đóng
gói các sản phẩm lạnh đông).
+ Ngoài ra nó có thể được dùng rộng rãi cho nhiều loại sản phẩm, dễ
thiết kế kiểu dáng, mẫu mã hay có thể đóng sản phẩm bằng các máy tự động.
+ Giá thành rẻ.
Công dụng của vật liệu trùng hợp trong công nghiệp thực phẩm:

+ Dùng trong công nghiệp đồ hộp - Một yêu cầu quan trọng của bao bì
dùng trong công nghiệp đồ hộp là chịu nhiệt thanh trùng và độ kín tuyệt đối.
Vật liệu được dùng nhiều là polyetylen tỷ trọng cao (hay áp suất thấp),
polypropylen, màng bọc polyamit (nilon, rixan), polyetylen tereftalat,
polytrifloclo etylen.

17
+ Dùng cho các sản phẩm lỏng, bột nhão không thanh trùng như sữa,
các loại mứt (dẻo, mịn)
+ Dùng cho các sản phẩm đặc như quả, hạt, mì ống, mì sợi (mì ăn liền),
sản phẩm từ ngô, khoai tây
+ Dùng để lót thùng - Vật liệu trùng hợp có tác dụng bọc kín sản phẩm,
kết hợp với tác dụng bảo vệ của thùng đựng bên ngoài tạo nên một loại bao bì
chứa được khối lượng hàng hoá và bảo quản tốt.
+ Dùng cho các sản phẩm lạnh đông. Ngoài tác dụng chịu được nhiệt
độ lạnh đông để giữ thực phẩm (đặc biệt các loại quả) thì quá trình làm tan giá
(tan băng) trước khi sử dụng, loại bao bì này giữ được nhiều đặc tính tự nhiên
của quả.
Vật liệu trùng hợp có thể được sản xuất dưới dạng các vật liệu cứng
(dùng chế tạo các loại bao bì cứng, cần có hình khối) và dạng vật liệu màng
(xem mục 4.2.3).
4.1.5. Bao bì bằng gỗ
Vật liệu gỗ thường để làm các bao bì ngoài hay thùng, hòm đựng một
số đơn vị sản phẩm nào đấy. Người ta có thể dùng các loại gỗ dán mỏng hay
gỗ thanh ghép thành thùng, hòm đựng. Do không trực tiếp tiếp xúc với sản
phẩm, nên yêu cầu chất lượng gỗ không cao (gỗ tạp), không cần qua xử lý
4.1.6. Bao bì bằng bìa cứng
Hiện nay xu hướng dùng các loại bao bì từ bìa cứng được phổ biến,
được làm bao bì ngoài và hòm, thùng đựng.
Các loại bìa cứng được sản xuất từ bột giấy, có hai loại bìa cứng:

+ Loại bìa dầy ép cứng, thường để làm bao bì ngoài.
+ Phổ biến nhất là loại bao bì các tông sóng nhiều lớp (3 hay 5 lớp),
loại này đảm bảo được nhiều đặc tính gần như gỗ dán: có độ dày tuỳ yêu cầu,
cứng, chống ẩm (được láng parafin hay một lớp keo chống ẩm), nhẹ, giá rẻ,
đáp ứng được nhiều kiểu dáng. Các nhà sản xuất chỉ mua các phôi bìa đã định
hình sẵn (có thể đã trang trí bên ngoài), tiện vận chuyển, không tốn kho, khi

18
đóng gói sản phẩm mới xếp (hay ghép) thành hộp. Loại vật liệu này đang dần
thay thế cho vật liệu gỗ.
4.2. Vật liệu mềm
4.2.1. Bao bì giấy
Giấy là vật liệu xellulo, được sản xuất từ bột giấy. Giấy dễ thấm ướt,
thấm chất béo, dễ rách. Giấy chủ yếu dùng để gói hàng rời (gói hở).
Để dùng giấy làm bao bì (gói kín) hàng hoá, người ta thường kết hợp
tráng lên một mặt giấy lớp parafin, tráng keo bóng (chống thấm) hay tráng
một lớp màng chất trùng hợp, màng kim loại. Như vậy khi làm bao bì loại
giấy này dai, bền, chống thấm, chống ẩm, nhưng chỉ dùng cho những sản
phẩm không thanh trùng.
- Nó được dùng để làm bao bì cho các sản phẩm như mì sợi, mì ăn liền,
hạt sấy khô, quả sấy khô với khối lượng nhỏ, dễ trang trí, tạo hình.
- Dũng để gói riêng từng cái (kẹo, bánh, kem ) tiếp xúc trực tiếp với
sản phẩm và được xếp trong một bao bì ngoài khác nữa.
- Dùng để bọc (dán) ngoài một loại bao bì khác, tạo vỏ trang trí đẹp,
hấp dẫn cho sản phẩm.
4.2.1. Màng vật liệu trùng hợp
Từ vật liệu trùng hợp (các polime) người ta sản xuất ra nhiều loại màng
bọc, màng polime có ưu điểm chung của vật liệu polime (xem mục 4.1.4),
ngoài ra màng mỏng polime có ưu thế:
- Chúng dễ gắn (hàn) với nhau bằng nhiệt.

- Có thể ghép hai, ba, hay nhiều màng bọc có tính chất khác nhau để
tạo ra một loại bao bì mới có những ưu điểm cao hơn, phù hợp với yêu cầu
của một sản phẩm nào đấy.
Đa số nó được ghép (phủ, dán) với vật liệu xellulo (giấy, bìa mỏng) để
làm bao bì cho các sản phẩm sữa nước.
- Nó rất tiện lợi cho việc gói các sản phẩm riêng cái, thực hiện trên máy
đóng gói tự động, năng suất cao, đảm bảo vệ sinh

19
Vật liệu màng mỏng polime có thể dùng dưới dạng túi đựng để đóng
các sản phẩm ăn liền, không qua thanh trùng. Đảm bảo được độ kín, chống
ẩm, chống thấm. Hoặc được thổi thành dạng ống, rất tiện lợi cho bao gói và
người dùng.

4.2.3. Màng kim loại
Màng kim loại là vật liệu nhôm được dàn (ép, cán) mỏng thành một
màng mỏng nó có đặc tính: mềm, dẻo, dai bền, chống thấm, chống ẩm. Được
dùng nhiều trong các mặt hàng dược phẩm, thực phẩm, mỹ phẩm
Vật liệu này dùng dưới dạng túi đựng được hàn kín cho các sản phẩm
khô, viên rời, hạt hoặc bột khô Hoặc để gói từng sản phẩm riêng (kẹo,
bánh). Hay dạng túi ống, tuýp
Nó có thể được tráng với bìa hoặc giấy để làm các dạng bao bì gói nhỏ,
đựng các sản phẩm rán, chiên (có dầu béo).
4.2.4. Vải và các vật liệu tự nhiên khác
Người ta cũng còn dùng vải, dùng vải dệt từ sợi đay để làm bao bì bọc
ngoài cho các kiện hàng (như bông, vải ), hoặc hàng khô, không có yêu cầu
bảo quản cao, hoặc các loại vải đẹp, có màu sắc để lót bao bì, bọc sản phẩm
nhằm tăng giá trị thẩm mỹ.
Một số hàng hoá khác có thể được dùng từ các vật liệu tự nhiên như:
cói, lá, sợi đay, gai để làm bao bì.

×