Chương 4:
THUẾ THU VÀO HÀNH VI SỬ DỤNG MỘT SỐ TÀI SẢN CỦA NHÀ NƯỚC
A- Giới thiệu chung về pháp luật thuế thu vào hành sử dụng một số tài
sản của nhà nước:
1. Khái niệm pháp luật thuế thu vào hành vi thu vào hành sử dụng một
số tài sản của nhà nước:
Trong hệ thống pháp luật thuế Việt Nam hiện nay, những sắc thuế sau đây điều
tiết vào hành vi tác động vào một số tài sản:
- Thuế sử dụng đất nông nghiệp: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà
nước thống nhất quản lý, giao cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sử dụng. Vì vậy, khi
sử dụng đất nông nghiệp, các tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ phải nộp thuế sử dụng đất
nông nghiệp vào ngân sách nhà nước.
- Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp: đất phi nông nghiệp thuộc quyền sở
hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý giao cho tổ chức, cá nhân sử dụng. Do đó,
việc nhà nước điều tiết thuế vào hành vi sử dụng đất phi nông nghiệp là hợp lý – nhằm
trích một phần thu nhập từ hành vi sử dụng đất vào NSNN.
- Thuế tài nguyên: Tài nguyên thiên nhiên là tài sản thuộc quyền sở hữu
toàn dân do nhà nước thông nhất quản lý và giao cho các tổ chức, cá nhân khai thác.
Hành vi khai thác tài nguyên bên cạnh việc tác động đến tài sản của nhà nước thì còn ảnh
hưởng đến sự phát triển bền vững về kinh tế, xã hội của thế hiện hiện tại và tương lai. Vì
vậy, thu thuế đối với hành vi khai thác tài nguyên thiên nhiên là điều cần thiết.
Khái niệm cơ bản về pháp luật thuế thu vào hành vi sử dụng một số tài sản của
nhà nước như sau: pháp luật thuế thu vào hành vi sử dụng một số tài sản của nhà nước là
tập hợp các quy phạm pháp luật do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành để điều
chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thu nộp thuế sử dụng đất nông
nghiệp, thuế nhà, đất và thuế tài nguyên vào ngân sách nhà nước.
2. Đặc điểm của thuế thu vào hành vi tác động vào một số tài sản:
Một là, thuế thu vào hành vi tác động vào một số tài sản là loại thuế trực thu.
Hai là, đối tượng chịu thuế là các tài sản mà cụ thể là hành vi sử dụng tài sản
(đất nông nghiệp, đất ở, đất xây dựng công trình, nhà ở) hoặc hành vi khai thác tài sản
(thuế tài nguyên).
Thứ ba, với thủ tục đăng ký, kê khai, nộp thuế, nhà nước đã gián tiếp kiểm tra
quá trình khai thác, sử dụng các loại tài sản thuộc quyền sở hữu nhà nước (đất, tài
nguyên) hoặc kiểm tra việc đăng ký xác lập quyền sở hữu tài sản (đối với nhà ở).
B- Nội dung pháp luật thuế thu vào hành vi tác động vào một số tài sản:
1. Thuế sử dụng đất nông nghiệp.
1.1. Khái niệm, đặc điểm thuế sử dụng đất nông nghiệp.
Thuế sử dụng đất nông nghiệp (SDĐNN) là loại thuế thu vào hành vi sử dụng
đất vào mục đích sản xuất nông nghiệp của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình…
a. Đặc điểm:
Thứ nhất, đối tượng chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp là đất sử dụng với mục
đích nông nghiệp còn gọi là đất nông nghiệp.
Thứ hai, đối tượng nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp là tổ chức, cá nhân, hộ
gia đình có hành vi sử dụng một trong các loại đất thuộc đối tượng chịu thuế gọi chung là
hộ nộp thuế (Điều 1 Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp 10/07/1993 và Điều 1 Nghị định
74/CP ngày 25/10/1993).
Thứ ba, mục tiêu cơ bản của thuế sử dụng đất nông nghiệp là nhằm điều tiết
một phần thu nhập từ các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình vào ngân sách Nhà nước trên cơ
sở đó Nhà nước thực hiện hoạt động quản lý quỹ đất nông nghiệp.
1.2. Đối tượng không thuộc diện chịu thuế:
Về bản chất, thuế sử dụng đất nông nghiệp điều tiết vào hành vi “sử dụng” đất
vào mục đích “nông nghiệp”. Vì vậy, trường hợp không thỏa mãn đồng thời hai điều kiện
trên thì không là đối tượng chịu thuế. Theo quy định tại Điều 3 Luật thuế sử dụng đất
nông nghiệp 10/07/1993, Điều 3 Nghị định 74/CP ngày 25/10/1993 và khoản 3 mục I
Thông tư 89-TT ngày 9/11/1993 thì các loại đất sau đây không chịu thuế sử dụng đất
nông nghiệp được chia thành 3 nhóm:
- Nhóm không có hành vi tác động (sử dụng) của tồ chức, cá nhân:
+ Đất rừng tự nhiên;
+ Đất đồng cỏ tự nhiên chưa giao cho tổ chức, cá nhân nào sử dụng.
- Nhóm đất sử dụng không phải vì mục đích nông nghiệp:
+ Đất để ở, đất xây dựng công trình thuộc diện chịu thuế nhà, đất;
+ Đất làm giao thông, thuỷ lợi dùng chung cho cánh đồng;
+ Đất chuyên dùng là đất được xác định sử dụng vào mục đích không phải là
sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và làm nhà ở.
- Nhóm khác:
+ Đất do Uỷ ban nhân dân các cấp cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân
thuê dùng vào sản xuất nông nghiệp đã thu tiền thuê đất (có bao hàm cả
thuế sử dụng đất nông nghiệp) (trừ Uỷ ban nhân dân xã cho thuê đất dành
cho nhu cầu công ích của xã đã đề cập ở trên);
+ Hồ chứa nước cho nhà máy thuỷ điện có kết hợp dịch vụ du lịch và nuôi
trồng thuỷ sản;
+ Hồ, đầm vừa dùng vào kinh doanh, du lịch, dịch vụ …có kết hợp nuôi trồng
thuỷ sản;
+ Nuôi cá lồng ở hồ, đầm, sông.
1.3. Căn cứ tính thuế:
Theo quy định tại điều 5 Luật thuế Sử dụng đất nông nghiệp và điều 5 Nghị
định 74/1993/NĐ-CP ngày 25/10/1993 thì căn cứ để tính thuế sử dụng đất nông nghiệp
gồm:
a. Diện tích: Diện tích tính thuế sử dụng đất nông nghiệp là diện tích giao
cho hộ sử dụng đất phù hợp với sổ địa chính Nhà nước hoặc kết quả đo đạc gần nhất
được cơ quan quản lý ruộng đất có thẩm quyền xác nhận.
b. Hạng đất:
Theo quy định tại điều 7 Luật thuế Sử dụng đất nông nghiệp và điều 1 Nghị
định 74/1993/NĐ-CP ngày 25/10/1993thì: “Đất trồng cây hàng năm và đất có mặt nước
nuôi trồng thuỷ sản được chia làm 6 hạng, đất trồng cây lâu năm được chia làm 5 hạng”.
Có 5 căn cứ để xác định hạng đất gồm các yếu tố:
- Chất đất: là độ phì của đất thích hợp với từng loại cây trồng; đối với đất có
mặt nước nuôi trồng thuỷ sản còn bao gồm độ muối và nguồn dinh dưỡng của nước.
- Vị trí: là khoảng cách so với nơi cư trú của người sử dụng đất, khoảng cách so
với thị trường tiêu thụ nông sản phẩm theo từng trường hợp cụ thể.
- Địa hình: là độ bằng phẳng, độ dốc, độ trũng hoặc ngập úng của mảnh đất.
- Điều kiện khí hậu, thời tiết: là nhiệt độ trung bình hàng năm và các tháng
trong năm; lượng mưa trung bình hàng năm và các tháng trong năm; số tháng khô hạn
trong năm; tần suất xuất hiện lũ, bão, sương muối, gió khô nóng trong năm và từng tháng;
độ ẩm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng.
- Điều kiện tưới tiêu: đối với đất trồng cây hàng năm là mức độ tưới tiêu chủ
động; đối với đất trồng cây lâu năm là mức độ gần, xa nguồn nước hoặc không có nguồn
nước và điều kiện thoát nước.
c. Định suất thuế.
Công thức tính thuế:
Thuế ghi thu đất
phải nộp
(Số kg thóc phải
nộp)
=
Diện tích tính
thuế của từng
hạng đất và
từng loại đất
x
Định suất
thuế từng
hạng đất và
từng loại đất
2. Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.
Tiền thân của thuế nhà, đất là thuế thổ trạch.
Ngày 01/07/1991, Hội đồng nhà nước đã ban hành Pháp lệnh thuế nhà, đất
Ngày 10/08/1992, Hội đồng nhà nước đã ban hành Pháp lệnh thuế nhà, đất mới.
Ngày 17/6/2010, Quốc hội ban hành Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, có
hiệu lực từ ngày 1/1/2012.
2.1. Khái niệm, đặc điểm thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.
Khái niệm: Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp là loại thuế thu vào hành vi sử
dụng đất phi nông nghiệp gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị; đất xây dựng khu
công nghiệp; đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; đất khai thác, chế
biến khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm và các lại đất phi nông
nghiệp khác sử dụng vào mục đích kinh doanh.
Đặc điểm của thuế sử dụng đất phi nông nghiệp:
- Thứ nhất, đối tượng chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp là đất sử dụng đất
phi nông nghiệp (Căn cứ xác định đất phi nông nghiệp căn cứ vào Luật đất đai).
- Thứ hai, đối tượng nộp thuế là các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có hành vi sử
dụng đất phi nông nghiệp.
- Thứ ba, mục tiêu cơ bản của thuế sử dụng đất phi nông nghiệp là nhằm điều
tiết một phần thu nhập từ các tổ chức, cá nhân có hành vi sử dụng đất phi nông nghiệp
vào ngân sách Nhà nước trên cở sở đó thực hiện hoạt động quản lý đất phi nông nghiệp.
- Thứ tư, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp là loại thuế trực thu.
2.2. Đối tượng chịu thuế.
Theo quy định tại điều Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp thì đối tượng chịu
thuế sử dụng đất phi nông nghiệp gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị; đất xây dựng
khu công nghiệp; đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; đất khai thác,
chế biến khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm và các lại đất phi nông
nghiệp khác sử dụng vào mục đích kinh doanh thụôc lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, không phân biệt đất có giấy phép hay không có giấy phép sử dụng. Với
quy định này, chúng ta cần lưu ý những nội dung sau đây:
Thứ nhất, đối tượng chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp là đất có mục đích sử
dụng phi nông nghiệp phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền phê duyệt. Như vậy, thực tiễn sẽ phát sinh 3 trường hợp:
+ Một là, đất đã được quy hoạch sử dụng vào mục đích khác (nông nghiệp, đất
chưa sử dụng…) nhưng hiện tại được sử dụng với mục đích phi nông nghiệp thì không là
đối tượng chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.
+ Hai là, đất đã được quy hoạch với mục đích sử dụng là phi nông nghiệp nhưng
không được sử dụng hoặc sử dụng vào mục đích khác (nông nghiệp, lâm nghiệp…) thì
vẫn là đối tượng chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.
+ Ba là, đất chưa có quy hoạch sử dụng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì
căn cứ vào hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm phát sinh nghĩa vụ nộp thuế.
Thứ hai, đất ở, đất xây dựng công trình là đối tượng chịu thuế sử dụng đất phi
nông nghiệp phải là đất thuộc chủ quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
theo Luật biên giới quốc gia năm 2003 và thông lệ quốc tế.
Thứ ba, để đảm bảo hành thu có hiệu quả và đảm bảo tính công bằng, pháp luật
xác định đối tượng chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp không phân biệt đất đó đã có
hay chưa có giấy phép sử dụng được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2.3. Đối tượng không thuộc diện chịu thuế nhà đất.
Đất phi nông nghiệp sử dụng không vào mục đích kinh doanh bao gồm
(Điều 3 Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp):
- Đất sử dụng vào mục đích công cộng bao gồm: đất giao thông, thuỷ lợi; đất xây
dựng công trình văn hoá, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao phục vụ lợi ích công
cộng; đất có di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh; đất xây dựng công trình công
cộng khác theo quy định của Chính phủ;
- Đất do cơ sở tôn giáo sử dụng;
- Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa;
- Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;
- Đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ;
- Đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào
mục đích quốc phòng, an ninh;
- Đất phi nông nghiệp khác theo quy định của pháp luật.
2.4. Người nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (Điều 4 Luật thuế sử
dụng đất phi nông nghiệp).
Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình phải thỏa mãn 1 trong 2 điều kiện sau:
Một là, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình phải có quyền sử dụng đất hợp pháp không
cần có hành vi sử dụng hay không sử dụng. Đây là quy định hợp lý nhằm tăng cường tối
đa hiệu quả sử dụng đất ở, đất xây dựng công trình, tránh bỏ hoang, gây lãng phí về đất
đai (khoản 1 điều 4).
Hai là, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có hành vi trực tiếp sử dụng đất phi nông
nghiệp không cần có giấy phép sử dụng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong
trường hợp này, nhà nước không quan tâm đến tính hợp pháp trong việc sử dụng đất mà
quan tâm điều tiết vào hành vi sử dụng đất phi nông nghiệp (khoản 2 điều 4).
Ba là, lưu ý một số trường hợp đặc biệt quy định tại khoản 3 điều 4)
2.5. Căn cứ tính thuế nhà, đất.
Theo quy định tại Điều 5 Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp thì có hai căn cứ
tính thuế sử dụng đất phi nông nghiệp: giá tính thuế và thuế suất. Theo đó, công thức tính
thuế là:
3. Thuế Tài nguyên.
Giới thiệu ý nghĩa và sự cần biết cảu thuế tài nguyên
Giới thiệu sơ qua về quá trình phát triển của thuế tài nguyên.
3.1. Khái niệm, đặc điểm thuế tài nguyên.
Con người tác động vào tài nguyên với nhiều hình thức: khai thác, xử lý và sử
dụng nhưng thuế tài nguyên chỉ điều tiết vào hành vi khai thác, thuế tài nguyên không
điều tiết vào tất cả các hành vi tác động vào tài nguyên mà chỉ điều tiết vào hành vi
khai thác tài nguyên. Nghĩa là hành vi tác động làm biến đổi bản chất “tự nhiên” của tài
nguyên. Vì vậy, tại khoản 1 điều 3 Luật thuế tài nguyên quy định: Người nộp thuế tài
nguyên là tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên thuộc đối tượng chịu thuế tài nguyên.
Đặc điểm của thuế tài nguyên.
- Thứ nhất, đối tượng chịu thuế tài nguyên là các loại tài nguyên thiên nhiên.
Nếu tài nguyên đó được hình thành có sự can thiệp của con người thì nó không còn là đối
tượng chịu thuế tài nguyên nữa.
- Thứ hai, tài nguyên thiên nhiên là đối tượng chịu thuế phải tồn tại trên lãnh thổ
Việt Nam, thuộc chủ quyền Việt Nam theo luật pháp Việt Nam và luật pháp quốc tế.
- Thứ ba, như trên đã phân tích, thuế tài nguyên không đánh vào tất cả các hành
vi tác động vào tài nguyên mà chỉ điều tiết vào hành vi của các tổ chức, cá nhân khai thác
tài nguyên thiên nhiên hợp pháp theo quy định của pháp luật.
- Thứ tư, mục tiêu cơ bản của thuế tài nguyên là nhằm điều tiết một phần thu
nhập của tổ chức, cá nhân có hành vi khai thác tài nguyên vào ngân sách Nhà nước trên
cơ sở đó quản lý hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên của quốc gia.
3.2. Đối tượng chịu thuế tài nguyên.
điều 2 Luật thuế tài nguyên, điều 2 Nghị định số 50/2010/NĐ-CP ngày 14/52010
của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thuế tài nguyên chỉ liệt kê các loại tài
nguyên sau đây là đối tượng chịu thuế tài nguyên:
- Khoáng sản kim loại.
- Khoáng sản không kim loại.
Số tiền thuế sử dụng đất
phi nông nghiệp
=
giá tính thuế x
thuế suất
- Dầu thô theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Dầu khí năm 1993.
- Khí thiên nhiên theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Luật Dầu khí năm 1993.
- Khí than theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Dầu khí năm 2008.
- Sản phẩm của rừng tự nhiên, bao gồm các loại thực vật và các loại sản phẩm
khác của rừng tự nhiên, trừ động vật và hồi, quế, sa nhân, thảo quả do người nộp thuế
trồng tại khu vực rừng tự nhiên được giao khoanh nuôi, bảo vệ.
- Hải sản tự nhiên, bao gồm động vật và thực vật biển.
- Nước thiên nhiên, bao gồm nước mặt và nước dưới đất.
- Yến sào thiên nhiên.
- Tài nguyên khác do Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan
báo cáo Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định
3.3. Người nộp thuế tài nguyên.
Như ở mục 3.1 đã phân tích, thuế tài nguyên chỉ điều tiết vào một khâu duy nhất,
đó là khâu khai thác tài nguyên. Vì vậy không phải mọi chủ thể có hành vi tác động vào
tài nguyên đều là đối tượng nộp thuế mà chỉ có các tổ chức, cá nhân có hành vi khai
thác tài nguyên hợp pháp theo quy định của pháp luật mới là người nộp thuế.
Khi xác định người nộp thuế, cần lưu ý một số trường hợp sau (K2 điều 3
Luật thuế tài nguyên:
- Doanh nghiệp khai thác tài nguyên được thành lập trên cơ sở liên doanh thì
doanh nghiệp liên doanh là người nộp thuế;
- Bên Việt Nam và bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh khai
thác tài nguyên thì trách nhiệm nộp thuế của các bên phải được xác định cụ thể trong hợp
đồng hợp tác kinh doanh;
- Tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên nhỏ, lẻ bán cho tổ chức, cá nhân làm đầu
mối thu mua và tổ chức, cá nhân làm đầu mối thu mua cam kết chấp thuận bằng văn bản
về việc kê khai, nộp thuế thay cho tổ chức, cá nhân khai thác thì tổ chức, cá nhân làm đầu
mối thu mua là người nộp thuế
3.4. Căn cứ tính thuế.
Vì vậy, tại Điều 4 Luật thuế tài nguyên quy định: “Căn cứ tính thuế tài nguyên là
sản lượng tài nguyên tính thuế, giá tính thuế và thuế suất”.
a. Sản lượng tài nguyên thương phẩm thực tế khai thác.
- Do tính chất đa dạng của các loại tài nguyên nên tùy thuộc vào từng loại tài
nguyên mà đơn vị đo sản lượng tài nguyên làm căn cứ tình thuế là khác nhau (Xem quy
định tại điều 5 Luật thuế tài nguyên và đều 3 Nghị định 50.
b. Giá tính thuế: Điều 6 Luật thuế tài nguyên, Điều 4 Nghị định 50.
c. Thuế suất: Điều 7 Luật thuế tài nguyên, Điều 6 Nghị định 50, Nghị quyết
928/2010/UBTVQH12 ngày 19/4/2010 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc ban
hành Biểu mức thuế suất thuế tài nguyên
3.5. Miễn, giảm thuế tài nguyên: