Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

thiết kế một mạch điện tử trên máy tính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (523.77 KB, 17 trang )

Khi mọi người đã thiết kế thành công một mạch điện tử trên máy tính. Bây giờ
chúng ta đưa cái thiết kế của chúng ta lên bảng mạch để gắn linh kiện xem nào nó
có chạy không? Đối với sinh viên để làm được mà lại không tốn tiền và không tốn
công mấy thì chúng ta dùng phương pháp thủ công mà tôi thấy là hiệu quả vừa dễ
làm lại đơn giản đồ nghề dễ kiếm. Không phải mất tiền đi thêu họ làm mà giá
thành lại đắt mà mạch chúng ta chỉ test nên không cần lắm. Để số tiền đi thêu đó
chúng ta mua linh kiện thực hành còn hay hơn . Đấy chỉ dành cho những mạch sản
xuất hàng loạt để bán ra thị trường. Đối với sinh viên thì chỉ cần làm thủ công mà
mạch chạy được là ok. Không cầu kỳ và mạch của chúng ta vẫn đảm bảo cho
chúng ta thì chỉ cần chúng ta kiên nhẫn và làm cẩn thận thì mạch của chúng ta vẫn
ok.
Hiện tại có nhiều phương pháp làm mạch in khác nhau. Mỗi nơi họ có cách làm
sao cho mạch in của mình đảm bảo. NHưng sinh viên chỉ nên dùng phương pháp
thủ công. Ở đây tôi nói đến là phương pháp là thủ công mà bao nhiêu sinh viên và
mọi người hay làm.
Các thử chúng ta phải cần là :
+ Fipđồng
+ Giấy thủ công
+ Fecl3 (nhiều ) + HCl (it) + butin + Axeton + Nhựa thông
+ Bàn là điện
+ KHoan. Nếu có khoan máy càng tốt
Quá trình cho được linh kiện lên mạch phíp đồng thì cần phải có những bước sau :
1 ) Thiết kế mạch trên máy PC
Đầu tiên chúng ta có 1 mạch nguyên lý và chúng ta muốn dùng liện để chạy nó
xem nào nó có đúng ko và mạch có ok ko. Thì việc đầu tiên chúng ta vẽ mạch
nguyên lý đó lên máy tính và chuyển sang vẽ mạch in bằng các phần mền như là
Protell , Orcad hay là các phần mền hỗ trợ vẽ PCB khác. Sau khi chúng ta vẽ
hoàn chình xong thì mạch chúng ta sẽ có dạng như thế này
Như trên là hình vẽ hoàn chính của mạch sau khi chuyển sang PCB. và đây tôi vẽ
bằng Protell. Các dây xanh là dây mặt dưới và các dây đỏ là các dây đi mặt trên
2) In mạch ra giấy thủ công


Sau khi đã chuyển sang PCB thì chúng ta phải đi in cái đó ra giấy thủ công. Khi in
ra chúng ta chỉ có trắng đen thôi và các lỗ cắm linh kiện. Chúng ta hãy tạo 1 file in
trực tiếp trên máy khi đó ra quán họ chỉ việc in thôi. chứ họ không biết phần mền
đang dùng thế nào đâu mà sửa
Đấy là các đường chúng ta muốn in lên fip đồng. Nó phải có đầy đủ các lỗ và các
đường dây của lớp dưới. Chúng ta phải tạo ra 1 file như thế thì ở đâu họ cũng in
cho mình. Không cần phải mang cả file mạch của mạch mà chúng ta chỉ cần save
file mà chúng ta in trên máy mang đi ra quán là họ in.
Điều quan trọng là chúng ta phải in lên giấy thủ công của bọn trẻ em cắt dán vì
giấy này nó bóng và khi là nó ăn mực hết xuống fip đồng.
Đấy là đường mạch của chúng ta được in lên giấy thủ công. Trông cũng đẹp đấy
chứ!
3) Giai đoạn là mạch lên Fip đồng
Chúng ta cần có 1 tấm fip đồng có điện tích bằng diện tích mạch chúng ta vẽ in lên
giấy thủ công. Để cho mực in hết xuống tấm Fip trước khi đó chúng ta cần phải
đánh sạch fip đồng đi. Có thể dùng giấy dáp giấy dáp nhẹ với nước cho nó sạch
Lúc đầu khi mua về nó bẩn thé này
Và chúng ta rửa đi là nó sạch.
Tiếp theo chúng ta quấn giấy mà chúng ta vừa in lên fip đồng. Và nên nhớ là lớp
mạch in lên giấy thủ công phải được để úp vào lớp đồng của Fip. Để tránh ban đầu
là nó nóng quá hỏng lớp fip đồng thì chúng ta đệm thêm 1 cái giấy nữa khi là
Đấy nó được pó chặt lên Fip đồng. Lớp dưới là lớp giấy thủ công còn lớn trên cùng
là giấy bọc thêm. Nên nhớ là để đường mạch in trong giấy thủ công phải trong lòng
fip đồng tránh đặt lệch ra ngoài là khi là nó không ăn mực lên lớp đồng đâu
Là xong cái đó rồi chúng ta bây giờ cho bàn là vào là nóng nó thôi/. Đặt nhiệt độ
bàn là tầm tầm đừng có chó max mà hỏng mất Fip đồng (Nếu mua Fip không tốt
thì nóng quá nó rỗ ngay lớp đồng lên)
Quá trình là cứ di đi di lại bàn là cho nó đều các góc của mạch. Không có chỉ được
ở giữa còn 4 bên lền lại không có
Chúng ta cứ là đi đến khi nào thấy lớp mực in nó in toàn bộ xuống lớp đồng như

thế là được. NÓi chung quá trình là này cũng tưởng đối lâu. Tôi là mất 30 phút
ngồi là mỏi cả tay. Đúng là phương pháp này mệt công thật.
Chú ý " Chúng ta là 1 lúc sau đó chúng ta bỏ cái lớp giấy bọc bên ngoài ra và cho
là trực tiếp vào giấy thủ công di đi di lại và di đều các góc cho mực in ra đều fip
đồng và kiểm tra xem đã được chưa nếu chỗ nào chưa được chúng ta di đi di lại cái
phần đó. Theo kinh nghiệm của tôi là thì đa phần các góc và các bên lề là không
được vì mình là không đều nên các chỗ đó mực nó chưa in lên Fip đồng cho nên
chúng ta cần phải là những chỗ chưa in mực cho nó in nốt xuống Fip!
4 ) Ngâm mạch in
Chúng ta đã là xong và mực in của chúng ta được dính hết xuống Fipđồng bước
tiếp theo chúng ta mang ra nước rửa cho nó lóc hết cái giấy ra và còn lại mực in lên
mạch và ta cần
Nhớ là póc hết những lớp giấy ra và để lại cái đường mực trên mạch. Póc lớp giấy
nhẹ nhàng không có thì sẽ hỏng lớp mực trên Fip đồng. Póc cho nó sạch và không
để lại tí giấy nào lên đó và chỉ có đường mạch trên đó thôi và khi bóc xong nó sẽ
sạch sẽ như thế này :
Tiếp theo khi ta đã làm sạch thì chúng ta bỏ ra xem kiểm tra xem chỗ đường mạch
nào bị lỗi hay không do trong qua trình là không hết ta dùng bút dạn vẽ lên các
điểm bị hỏng đó
Hình như tôi nhớ là dùng cái bút này không được. Vì nó là mực nước nên dễ bị
long các pác dùng cái loại bút dạ sẽ tốt hơn. Chúng ta vẽ lại hết các đường mạch bị
đứt nếu mà nhiều quá thì làm cái mới cho đảm bảo!
Quá trình tiếp theo khi đã sửa xong các đường mạch bây giờ chúng ta đi ngâm
mạch. Ngâm mạch trong dung dịch Fecl3 và 1 tí HCL cho nó nhanh. Tại sao như
vậy vì theo phản ứng oxi hóa thì Fecl3 + Cu = FeCl2 + CuCle2 và một phản ứng
nhỏ là HCl + FeCl2 = FeCl3 + Như vậy nó sẽ làm cho quá trình ăn mòn đồng sẽ
nhanh hơn.
Quá trình ăn mòn đồng diễn ra tương đối nhanh tùy thuộc vào Fip đồng và nồng độ
dung dịch FeCl3. Chúng ta muốn nhanh thì chúng ta phải lắc đi lắc lại mạch thì ăn
mòn sẽ nhanh hơn. Những phần đồng nào mà không được bảo vệ bởi lớp mực thì

nó bị tiếp xúc với FeCl3 thì sẽ bị ăn mòn bởi FeCl3 còn phần được bảo vệ bởi lớp
mực thì không bị ăn mòn dữ lại cho chúng ta đường mạch. Tránh trường hợp vứt
đấy đi làm việc gì chả may quên thì lớp mực trên đó ngâm nước lâu sẽ bị bong và
lớp đồng cần dữ lại thì cũng bị ăn mòn
Khi đã ngâm xong thấy lớp đồng bay hết đi thì lúc đó mạch đã sạch và chúng ta
mang ra nước rửa sạch hết FeCl3 dính lên đó bằng nước.
Rửa xong theo tôi đừng vội đánh cả mực đi cứ để đó cho tiếp theo quá trình khoan
đã để cho lớp mạch của mình khi khoan nó không bị bẩn vì đã có lớp mực bảo vệ
5 ) Khoan mạch
Quá trình khoan mạch là giai đoạn cuối của quá trình. Những lỗ nào cần khoan thì
chúng ta khoan. Như trên mạch đã có lỗ cần khoan. Dùng khoan tay hoặc khoan
máy nhưng sinh viên công nghệ thấp dùng khoan tay tự chế
Chọn mũi khoan phù hợp với lỗ chân cắm không được chọn to quá mất hết phần
bao của của lỗ và khoanh cần thận không rách mạch. KHoan từ từ đi xuống không
có bên kia sẽ bị rỗ ra. Nói chung khoan này thì đơn giản các pác làm nhiều rồi sẽ
quen tay.
6 ) Kết thúc và hàn mạch
Khi chúng ta đã khoan hết các lỗ cần khoan rồi thì chúng ta đi rửa lại toàn bộ mạch
cho nó sạch. Đầu tiên chúng ta dùng butin hay Axeton để rủa sạch lớp mực bám
lên Fip đồng. Khi đó nó để lại cho chúng ta đường mạch khá là đẹp sáng.
Khi đã loại bỏ hết lớp mực thì phải bảo vệ lớp đồng đó tránh bị oxy hóa. Bằng cách
quét lớp mỏng lên nó ít nhựa thông ( Các pác cho tí nhựa thông vào dùng dịch
Axeton để pha hơi loãng để quét lên mạch) Khi đó lớp đồng của chúng ta luôn ở
trạng thái đẹp
Đấy như thế là xong. Việc tiếp theo là gắn linh kiện lên thôi. Và đây là sản phầm
của tôi khi gắn chúng linh kiện lên
Trong quá trình làm lần đầu có nhiều cái buồn cười xẩy ra vì thế lần đầu sẽ bị sai
và phải làm lại lần thứ 2 thì mới có kinh nghiệm. Nhưng nó vất vả ở khâu là mạch
thôi. Chúc các bạn thực hành được các làm mạch thủ công này!

×