Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Cách viết một bài luận tiếng An docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.12 KB, 11 trang )

Cách viết một bài luận tiếng Anh
Bài luận là một đoạn viết ngắn tổng quát miêu tả cách
nhìn nhận đối với một vấn đề cụ thể. Có nhiều dạng
bài luận, tuy nhiên, các bước sau đây có thể được
dùng để viết bất kì một bài luận ở dạng nào.


Lập dàn ý

Tổ chức và triển khai ý

Viết phác thảo

Rà soát bản phác thảo

Đọc lại và sửa bản thảo


Thiết lập ý

Giáo viên có thể đưa ra một chủ đề hoặc yêu cầu bạn
chọn một trong một số chủ đề. Bài tập dạng này có
thể chứa một số từ khóa gợi ý cho nội dung và cấu
trúc bài luận của bạn. Ví dụ, bạn có thể được yêu cầu:

Phân tích

Phản bác

So sánh


Miêu tả

Thảo luận

Tóm tắt


Nếu bạn không hiểu những gì yêu cầu bạn phải làm,
hãy kiểm chứng lại cùng giáo viên. Có thể bạn được
yêu cầu tự tìm lấy chủ đề bài luận. Việc tự tìm chủ đề
tương đối khó. Bạn phải bỏ ra không ít thời gian để
nghĩ về cái bạn muốn viết. Thử trả lời các câu hỏi
liên quan đến chủ đề đó có thể giúp bạn có các ý hay
trong bài luận.

Bạn quan tâm đến đề tài nào?

Cái gì khiến bạn quan tâm nhất trong một vấn đề cụ
thể?

Có điều gì liên quan đến đề tài đó mà bạn vẫn thắc
mắc hay không hiểu không?

Hãy chắc chắn rằng đề tài bạn chọn đủ hẹp để bạn có
thể viết một cách chi tiết trong số lượng trang cho
phép. Ví dụ, bạn được yêu cầu viết bài luận về ột
thành viên trong gia đình với phạm vi 1 trang, vì bạn
bị giới hạn độ dài của bài luận, nên bạn có thể tập
trung vào một tính cách cụ thể, hoặc một việc nào đó
liên quan đến cuộc sống của người đó, chứ bạn không

nên cố gắng viết về tất cả những gì thuộc về người
đó. Có sự tập trung tốt giúp bạn viết một bài luận hấp
dẫn hơn.



Quá chung chung: chị gái tôi



Cụ thể hơn: chị gái tôi là một người bạn tốt



Tương tự, bạn có thể được yêu cầu viết một bài luận
dài 5 trang về núi lửa. Lại một lần nữa, bạn bị giới
hạn về số trang của bài luận, bạn nên chọn và tập
trung vào một khía cạnh của nó hay sự phun trào của
một ngọn nào đó hơn là cố gắng viết tất cả những gì
liên quan đến núi lửa chung chung.



Quá chung chung: Núi lửa trên thế giới



Cụ thể hơn: Sự phun trào của ngọn núi lửa Pinatubo
vào tháng 6 năm 1991




Một phương pháp để giới hạn đề tài được gọi là
phương pháp vận dụng trí tuệ lập thể để giải quyết
một vấn đề phức tạp. Với bút chì và giấy, hay ngồi
vào máy tính, bạn gạch ra những gì đến trong đầu
mình về đề tài mà không quan tâm đến tính tổ chức
của các ý.

Tiếp tục gạch các ý trong thời gian ngắn khoảng 3-5
phút. Không nên dừng lại để đổi những gì bạn đã viết
hay sửa các lỗi chính tả, ngữ pháp.

Sau đó, bạn nên đọc lại những ý mà bạn đã viết ra.
Có thể bạn không dùng tất cả các ý đó, nhưng chúng
cũng giúp bạn đưa ra một ý nào đó để tiếp tục phát
triển nó.

Tiến hành một số đề tài để thấy bạn có thể phát triển
ý tưởng từ phương pháp này.



Sắp xếp các ý

Triển khai dàn ý để tổ chức các ý của bạn. Một dàn ý
chỉ ra các ý chính và thứ tự viết bài luận.

Viết tất cả các ý chính


Liệt kê các ý phụ trong các ý chính đó

Tránh bất kì sự trùng lặp nào



Viết phác thảo

Tất cả các bài luận đều gồm có ba phần chính sau:

Giới thiệu

Thân bài

Kết luận

Giới thiệu là phần đầu tiên của bài luận. Nó thường
bắt đầu bởi một ý chung về đề tài và kết thúc bằng
một ý chi tiết hơn của ý chính trong bài luận. Mục
đích của phần giới thiệu là

Cho người đọc biết quan điểm của bạn

Gợi tính tò mò của người đọc làm cho họ muốn đọc
bài viết của bạn hơn

Phần tiếp theo là thân bài, nó bao gồm một vài đoạn
văn được phát triển chi tiết từ dàn ý. Mỗi đoạn có thể
diễn tả một ý chính. (Không nên cố viết nhiều hơn
một ý trong một đoạn)


Sử dụng các ví dụ và trích dẫn cụ thể để liên tục
chứng minh các quan điểm của mình.

Dùng các từ nối, chuyển tiếp đê đảm bảo tính trôi
chảy, hợp lý của các ý từ đoạn này qua đoạn khác.

Kết luận là đoạn văn cuối cùng, mục đích của nó là
tóm tắt các ý chính của bạn mà không gồm các ví dụ
chi tiết, phát biểu lại ý chính của bài luận.


Rà soát bản phác thảo



Cố gắng bỏ qua bản phác thảo trong một hay hai
ngày trước khi rà soát. Điều này giúp dễ dàng hơn
trong việc xem lại công việc của bạn một cách khách
quan và nhận ra các kẽ hở hoặc thiếu sót.

Việc rà soát gồm cả việc xem lại các ý kiến, lọc lại
các phản bác của bạn, sắp xếp lại các đoạn văn, và
diễn đạt lại các câu văn. Bạn có thể phát triển ý kiến
của mình chi tiết hơn, đưa ra nhiều bằng chứng hơn
bổ sung cho các khẳng định của mình, hoặc xóa các
dữ liệu không cần thiết.

Đọc to đoạn văn, điều này giúp bạn dễ dàng phát hiện
ra các câu văn lủng củng và không rõ ràng.


Nhờ người khác đọc bài viết của bạn và nói ý kiến
của họ nếu có chỗ nào không rõ ràng, lủng củng.



Đọc lại và sửa bản thảo
Tìm các lỗi cẩu thả cũng như lỗi chính tả, các phép
chấm câu và viết hoa sai.

Các bài viết ở máy tính khó phát hiện hơn khi nó
được in ra giấy. Nếu bạn đánh bài viết trên máy tính,
bạn nên in ra và đọc lại. Nên nhớ rằng, công cụ kiểm
tra chính tả và ngữ pháp không phải luôn luôn đúng,
do đó bạn không nên quá lạm dụng nó.


Phan Thành


×