TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUÂN ĐỘI
---------------
BÀI THI HẾT MÔN
ĐỀ BÀI: VIẾT MỘT BÀI LUẬN VỚI CHỦ ĐỀ
VĂN HỌC DÂN GIAN - NHỮNG GIÁ TRỊ TINH
THẦN TỐT ĐẸP CỦA XÃ HỘI
Giáo viên hướng dẫn : GV Lan Hương
Học viên : Trần Thu Huyền
Lớp : ĐHHL múa I
Hà Nội -2007
1
A. PHẦN MỞ ĐẦU
Nghiên cứu Văn học đã có một lịch sử lâu đời. Từ trước đến nay, có
nhiều phương pháp nghiên cứu tác phẩm văn học theo nhiều quan điểm
khác nhau.Cách nghiên cứu theo quan điểm ngữ văn chỉ thiên về việc
giảng giải từ ngữ, phân tích văn pháp, coi nhẹ những vấn đề có liên quan
đến nôi dung tư tưởng của tác phẩm văn học. Cách nghiên cứu theo phân
tâm học Feurd chỉ tập trung khám phá những ẩn ức tình dục ẩn tàng trong
tác phẩm. Cách nghiên cứu tác phẩm theo chủ nghĩa cấu trúc thì chỉ phân
tích “cái biểu đạt” (hình thức) bỏ qua “cái được biểu đạt” (nội dung).
Những người xã hội học dung tục thì chỉ biết đối chiếu một cách máy móc
hiện thực khách quan với nội dung tác phẩm văn học. Chủ nghĩa ấn tượng
lại quan niệm tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian không phải đi sâu
khám phá bản chất hiện thực mà chẳng qua chỉ ghi dấu lại những ấn
tượng trong phút giây ban đầu của người nghệ sĩ trước hiện thực và vì thế
nghiên cứu tác phẩm cũng chỉ cần đi sâu khám phá ấn tượng ấy.
Tác phẩm văn học là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan,
nhưng đối với hiện thực khách quan và chủ quan nhà văn, tác phẩm không
khi nào phản ánh và biểu hiện một cách trực tuyến mà phải dựa vào một
di sản tinh thần nhất định của dân tộc và nhân loại.
Quán triệt chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử
và mỹ học Mác Lênin, phương pháp luận nghiên cứu văn học hiện đại
ngày nay càng phát triển và đặt ra nhiều vấn đề tiếp cận tác phẩm văn học
nghệ thuật một cách toàn diện. Tác phẩm văn học là tổng hoà của hàng
loạt tương quan: tương quan nội tại cấu trúc, tương quan bên ngoài gồm:
hiện thực khách quan, chủ quan nhà văn, công chúng, di sản văn hoá.
Năm tương quan này không tách rời nhau mà lấy tương quan nội tại
làm tiêu điểm. Các cách tiếp cận trên đều có mặt mạnh, mặt yếu. Tuy
nhiên, để khám phá, tìm ra giá trị đích thực của mỗi tác phẩm văn chương
cũng còn nhiều điều cần bàn cãi. Đặc biệt ngày nay, trong xu thế hội nhập
cùng phát triển với những tiến bộ của nghiên cứu văn học và thời đại, với
2
những cải tổ và cải cách, đổi mới ở Việt Nam và trên toàn cầu, cần có một
cách nhìn, cách đánh giá mới hơn, hữu hiệu, chân xác ,khoa học hơn về
tác phẩm văn chương.
Nhìn lại lịch sử nghiên cứu văn học nước ta từ cách mạng tháng
Tám, tất cả mọi vấn đề xã hội văn hoá văn nghệ đều được nhìn nhận đánh
giá lại, với một nhãn quan mới. Dưới ánh sáng quan điểm chủ nghĩa Mác-
Lênin, các nhà nghiên cứu phê bình đã nhận thức được văn học cũng là
một hình thái ý thức xã hội thuộc kiến trúc thượng tầng nó phản ánh cuộc
đấu tranh giai cấp trong xã hội, nó là công cụ cuộc đấu tranh ấy. Phân tích
tác phẩm văn học theo phương pháp xã hội học tức là theo quan điểm dân
tộc và giai cấp. Phương pháp này tuy có nhiều ưu điểm nhưng không khỏi
rơi vào sự quy kết một cách cực đoan. Con đường đi tìm chân lý nghệ
thuật vẫn là con đường khó và phức tạp, đòi hỏi những tìm tòi, những trăn
trở. Trong nhiều chuyên luận của mình,phó giáo sư tiến sĩ Trần Nho Thìn
đã đi sâu nghiên cứu, vận dụng cách tiếp cận văn hoá học đối với tác
phẩm văn chương, đặc biệt trong cuốn “Văn học trung đại Việt Nam dưới
góc nhìn văn hoá”. Tiếp cận tìm hiểu kỹ vấn đề, giúp chúng ta có một cái
nhìn cách đánh giá khoa học hơn, chân xác hơn đối với giá trị văn học
truyền thống, mở ra một hướng nghiên cứu mới vừa hợp với xu thế phát
triển, vừa giữ gìn được bản sắc truyền thống văn hoá.
Tìm hiểu kỹ, vận dụng vấn đề lý luận trong nhiều chuyên luận của
GSTS Trần Nho Thìn, mà chủ yếu cuốn “Văn học Trung đại Việt Nam
dưới góc nhìn văn hoá”. Chúng tôi áp dụng phân tích một tác phẩm văn
chương trung đại dưới góc nhìn văn hoá học mà ở đây là thơ Hồ Xuân
Hương với bài “Hang Cắc cớ”.
3
B. NỘI DUNG
I. KHÁI NIỆM VĂN HOÁ VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN
VĂN HOÁ HỌC.
Văn hoá gắn liền với tất cả các hoạt động nhằm phát triển và hoàn
thiện con người, phát triển và hoàn thiện xã hội.
Trong cuộc sống của mình, con người luôn luôn tạo ra các giá trị.
Đó là đạo lý làm người, là những chuẩn mực, là phong tục tập quán, tín
ngưỡng… Nhờ đó, con người có sự gắn kết chặt chẽ với nhau trong một
cộng đồng, trong một dân tộc, trong một làng quê, trong một dòng họ, một
gia đình. Sức mạnh của cá nhân, của cộng đồng cũng được hình thành từ
đó.
Như vậy văn hoá trước hết là các hoạt động nhằm phát huy nhu cầu
năng lực tinh thần cơ bản của con người, tạo ra các chuẩn mực, các giá
trị, nâng cao khả năng hiểu biết và sáng tạo của con người. Tổ chức văn
hoá giáo dục khoa học của Liên Hợp quốc đã đưa ra một định nghĩa văn
hoá như sau: “Văn hoá là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo (của
cá nhân và cộng đồng) trong quá khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỷ
hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên hệ thống giá trị, truyền thống, thị
hiếu, những đặc tính riêng của mỗi dân tộc”.
Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội “Văn hoá là sự tổng hợp
của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người
đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự
sinh tồn” - Hồ Chí Minh.
Theo TS Trần Nho Thìn văn hoá là một hệ thống mở “Nhân học văn
hoá”, “nhân chủng học văn hoá”. Văn hoá Việt còn là sản phẩm của giao
lưu ảnh hưởng văn hoá Trung Quốc, Ấn Độ… Vì thế khái niệm văn hoá
tương đối rộng. Văn hoá là phạm trù giá trị làm cho con người thoát ra
khỏi tình trạng mông muội. Văn hoá bao gồm văn minh, kinh tế, sức khoẻ,
ăn uống, văn học… chứ không phải mình lễ hội và nói đến văn hoá là nói
đến tập tục tín ngưỡng tôn giáo, nói đến đời sống tinh thần …
4
Bất kỳ một giá trị văn học nào cũng đều thoát thai từ một môi
trường văn hoá, từ một đời sống văn hoá nhất định.
Tác phẩm là con đẻ tinh thần của người nghệ sĩ, là sản phẩm của
một thời đại. Nhà văn đắm mình trong không khí thời đại, nắm vững tinh
thần thời đại cùng với môi trường, vốn sống, vốn văn hoá… hình thành tư
tưởng thẩm mĩ trong sáng tác văn chương.
Yếu tố văn hoá ảnh hưởng lớn đến sự thành công của tác phẩm.
Cách tiếp cận văn hoá học trong nghiên cứu tác phẩm văn chương sẽ giúp
chúng ta khám phá chân lý nghệ thuật một cách đúng hướng hơn. TS Trần
Nho Thìn đã chỉ ra một số bước tiếp cận theo phương pháp văn hoá học
đối với văn học Trung đại Việt Nam như sau:
- Đối với văn học trung đại cần phục nguyên tái hiện không gian
văn hoá cũng như những nhân tố thời đại tác động.
- Tìm ra mối liên hệ giữa tác phẩm với văn hoá thời đại.
- Xác định cơ sở văn hoá xã hội đã hình thành nên tác phẩm (đề tài,
chủ đề, hình thức nghệ thuật, cách cảm nhận, mọi yếu tố cấu thành tác
phẩm...)
II. THƠ HỒ XUÂN HƯƠNG DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HOÁ.
Nữ sĩ Hồ Xuân Hương là một nhà thơ lớn một gương mặt độc đáo
trong thơ ca trung đại Việt Nam cũng như nền văn học dân tộc, Những tài
liệu để lại hiện nay cho thấy bà sống vào khoảng cuối thế kỷ XVIII nửa
đầu thế kỷ XIX. Bà là con Hồ Thi Diễn, người làng Quỳnh Đôi, huyện
Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Hồ Thi Diễn là một ông đồ nghèo đi dạy học ở
vùng Hải Dương (Kinh Bắc ngày trước) lấy một cô gái họ Hà làm vợ lẽ và
sinh ra Hồ Xuân Hương. Có một thời gia đình ở gần Hồ Tây Hà Nội.
Hồ Xuân Hương thông minh nhưng không được học nhiều, giao du
rộng rãi với các nho sĩ, đấng mày râu nhưng cuộc đời tình riêng lại hết
sức éo le ngang trái. Bà hai lần lấy chồng, hai lần đều làm lẽ và là nạn
nhân của xã hội phong kiến thối nát trọng nam khinh nữ. Hồ Xuân Hương
5
nổi tiếng với những sáng tác bằng thơ Nôm, từng được mệnh danh là” bà
chúa Thơ Nôm”. Bà là một trong những nhà thơ - nhà nhân đạo chủ nghĩa
tiêu biểu cho giai đoạn văn học nửa cuối thế kỷ XVIII, nửa đầu thế kỷ
XIX. Sáng tác của bà đặt ra một cách sâu sắc và thấm thía những vấn đề
riêng tư, những nỗi bất công ngang trái và người phụ nữ trong xã hội
phong kiến phải chịu đựng, đồng thời lên tiếng bảo vệ đề cao người phụ
nữ, bênh vực quyền bình đẳng và quyền được hưởng hạnh phúc của họ.
Thơ Hồ Xuân Hương là một hiện tượng nghệ thuật kỳ lạ, nghệ thuật thơ
bà vừa đa dạng và độc đáo tạo ra một vẻ “duyên dáng Xuân Hương” khi
trào phúng hóm hỉnh chua cay, lúc trữ tình đằm thắm xót xa. Tiếng nói
trong thơ bà thẳng thắn nhiều lúc táo bạo thể hiện một bản lĩnh nghệ thuật
vững vàng. Thơ bà sáng tác theo thể đường luật nhưng dân tộc hoá cao
độ, góp phần đáng kể vào việc cách tân nghệ thuật thơ trung đại: đưa cái
trần tục thô ráp hàng ngày vào một thể thơ vốn đài các quý phái.
Về ngôn ngữ bà đã vận dụng thành công ca dao tục ngữ, thành nữ,
lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân. Thơ bà mang đậm sắc thái văn
hoá dân gian. Bằng một tư duy nghệ thuật độc đáo, thơ Hồ Xuân Hương
đa tầng đa nghĩa và là một hiện tượng lạ đối với giới nghiên cứu phê bình
văn học. Việc nghiên cứu đánh giá thơ bà là vấn đề khó và phức tạp, đặc
biệt có rất nhiều ý kiến đánh giá xoay quanh vấn đề dâm và tục trong thơ
Hồ Xuân Hương. Nhưng ở đây trong khuôn khổ bài viết chúng tôi chỉ đi
sâu tìm hiểu thơ Hồ Xuân Hương dưới góc nhìn văn hoá về yếu tố dâm và
tục.
Biểu tượng trong văn hoá là những hình ảnh cụ thể, sinh động
nhưng mang ý nghĩa quy ước của nhà văn hoặc của người đọc, các từ ngữ
thông thường khi đi vào văn bản đều có thể trở thành biểu tượng nghệ
thuật mang nội dung cảm xúc và khái quát. Nhờ vào tính biểu tượng mà
ngôn ngữ văn học nói chung, ngôn ngữ thơ ca nói riêng có khả năng biểu
đạt sâu rộng và phong phú hơn so với ngôn ngữ thông thường.
6
Những biểu tượng trong thơ Hồ Xuân Hương được xây dựng từ thế
giới cảm giác đậm chất dân gian và cực kỳ phong phú: Quả mít, bánh trôi
nước, con ốc nhồi, cái quạt, đánh đu, đèo Ba Dội, hang Cắc Cớ, Thiếu
ngữ ngủ ngày, tranh tố nữ … đó là những biểu tượng văn hoá dân gian,
văn hoá tôn giáo đã ăn sâu vào tâm khảm tiềm thức của dân tộc Việt Nam
từ bao đời. Từ những biểu tượng ấy, qua tư duy thơ Hồ Xuân Hương được
biến hoá thần tài lấp lánh nhiều tầng nghĩa, đem đến nhiều cánh lý giải
khác nhau. Thế giới thơ Hồ Xuân Hương là một thế giới đầy biểu tượng
tồn tại dưới nhiều dạng thức khác nhau với những sắc màu khác nhau
muôn hình vạn trạng.
Trong thơ Hồ Xuân Hương luôn luôn tồn tại hiện tượng đa nghĩa,
một hình ảnh kép, hoặc một biểu tượng sóng đôi: Hang Cắc Cớ, Kẽm
Trống, Chùa Hương, Quán Thánh, Đèo Ba Dội, Hang Thanh Hoá… hiện
thực vẫn sống động không ai chối cãi được nhưng nếu dừng ở đó chưa đủ.
Nghĩa ngầm, nghĩa khác nảy sinh từ biểu tượng thứ nhất là biểu tượng thứ
hai, theo kiểu tư duy liên tưởng, tưởng tượng, so sánh ý vị đem đến cho
người ta cách hiểu bất ngờ mà tất cả đều hướng tới một mục đích nhất
định, một ý nghĩa trào phúng chua cay. Trong thơ Hồ Xuân Hương là sự
lấp lửng hai mặt thanh mà tục, tục mà thanh là sự kết hợp hài hoà giữa
chất trữ tình đằm thắm và chất trào phúng sâu sắc.
Đáng chú ý là những biểu tượng trong thơ Hồ Xuân Hương mang
đậm ý nghĩa phồn thực.
Theo Đỗ Lai Thuý: những biểu tượng trong thơ Hồ Xuân Hương
đều có cội nguồn xa xưa đó là hình ảnh liên quan đến âm dương vật và
tính giao. Những hình ảnh thân thể phụ nữ nhất là bộ phận tính dục;
những biến cố trong cuộc đời phụ nữ như dậy thì, chửa đẻ, chết chồng,
cưới xin… trong thời gian như giao thừa chuyển màu, mùa xuân… chúng
đều liên quan đến huyền thoại về vũ trụ. Trong các biểu tượng phồn thực
hình ảnh âm vật trong thơ Hồ Xuân Hương liên quan đến tính chất sáng
chế. Trong sự lưỡng phân trời đất thì trời là cha đất là mẹ. Con người
7