Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

5 loại câu hỏi cơ bản thường sử dụng trong dạy học ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.66 KB, 7 trang )

5 loại câu hỏi cơ bản thường sử dụng trong dạy
học
Nghệ thuật đặt câu hỏi là một trong những kỹ năng
cơ bản của giáo viên trong quá trình dạy học. Tri thức
và nhận thức được coi là động lực bên trong của mỗi
người học. Vì vậy, nhiệm vụ của giáo viên là khám
phá nhận biết và tri thức tiềm ẩn của người học để
giúp họ đạt được tới những mức độ cao hơn.
Nghệ thuật hỏi không chỉ cung cấp kiến thức mà
còn giúp người học liên kết khái niệm, suy luận,
tăng khả năng nhận thức, kích thích óc sáng tạo
và trí tưởng tượng, trợ giúp tư duy phân tích và
giúp người học khám phá những cấp độ sâu hơn
về sự hiểu biết, suy nghĩ và trí tuệ. Sau đây chúng
tôi xin đưa ra 5 loại câu hỏi cơ bản mà giáo viên
thường sử dụng trong dạy học. Tùy thuộc vào mục
đích bài học, trình độ học sinh cũng như những hoàn
cảnh khác nhau, mức độ sử dụng các loại câu hỏi có
thể khác nhau.

1. Câu hỏi dựa vào sự thực (Factual)

Đây là những câu hỏi khá đơn giản, câu trả lời đưa ra
dựa vào những kiến thức hiển nhiên. Những câu này
thường dựa vào mức tri thức và tình cảm thấp nhất và
câu trả lời thường được xác định rõ là đúng hay sai.

Ví dụ: Name the Shakespeare play about the Prince
of Denmark? (Hãy nêu tên vở kịch của Shakespeare
nói về Hoàng tử Đan Mạch)
2. Dạng câu hỏi quy nạp (Convergent)



Câu trả lời của những câu hỏi này thường ở mức độ
chính xác có thể chấp nhận được. Chúng có thể ở
những mức độ khác nhau của tri thức: hiểu, áp dụng,
phân tích hoặc được đưa ra dựa vào sự suy đoán,
nhận thức cá nhân hoặc những tài liệu đã được học
hoặc được biết.

Ví dụ: On reflecting over the entirety of the play
Hamlet, what were the main reasons why Ophelia
went mad?(Dựa vào toàn bộ diễn biến của vở kịch
Hamlet, hãy cho biết những lý do chính khiến
Ophelia phát điên?- Trong câu này người đọc phải tự
rút ra kết luận để giải thích. )

3. Dạng câu hỏi diễn dịch (Divergent)

Những câu hỏi này cho phép học sinh khám phá
những tri thức khác nhau và có thể đưa ra nhiều cách
lý giải cũng như nhiều cách trả lời khác nhau. Độ
chính xác ở đây là dựa vào những suy luận logic, dựa
vào hoàn cảnh cụ thể, hoặc kiến thức cơ bản, sự
phỏng đoán, sự suy ra, sự sáng tạo, trực giác hoặc trí
tưởng tượng. Những loại câu hỏi này thường yêu cầu
học sinh phân tích, tổng hợp hoặc đánh giá một kiến
thức nền và rồi tạo ra hoặc tiên đoán những kết quả
khác nhau. Để trả lời những câu hỏi này, học sinh
phải có trình độ cảm thụ cao hơn. Việc đánh giá
những câu trả lời này cũng dựa vào khả năng có thể
xảy ra hay xác suất. Mục đích của những câu hỏi này

là nhằm kích thích trí tưởng tượng và óc sáng tạo của
học sinh hoặc tìm ra mối quan hệ nhân- quả của sự
việc.

Ví dụ: In the love relationship of Hamlet and
Ophelia, what might have happened to their
relationship and their lives if Hamlet had not been so
obsessed with the revenge of his father's
death?(Trong mối quan hệ yêu đương giữa Hamlet và
Ophenlia, điều gì có thể xảy ra với tình yêu và cuộc
sống của họ nếu Hamlet không bị ám ảnh quá mức về
lời nguyền cái chết của cha anh?)

4. Dạng câu hỏi đánh giá (Evaluative)

Những loại câu hỏi này thường đòi hỏi mức độ phức
tạp của trình độ tri thức cũng như cảm thụ. Để trả lời
được những câu hỏi đó, học sinh phải kết hợp các quá
trình nhận biết, cảm nhận và/hoặc đánh giá. Thông
thường, học sinh phải phân tích ở nhiều cấp độ và từ
nhiều góc độ khác nhau trước khi tổng hợp thông tin
và đưa ra kết luận.

Ví dụ:

a. Compare and contrast the death of Ophelia with
that of Juliet?(Hãy so sánh và đối chiếu cái chết của
Ophelia và Juliet?)

b. What are the similarities and differences between

Roman gladiatorial games and modern football?(Hãy
cho biết sự giống và khác nhau giữa trò đấu sĩ Roman
cổ và bóng đá hiện đại?)

5. Dạng câu hỏi kết hợp (Combinations)

Những câu hỏi dạng này kết hợp cả 4 dạng câu hỏi
trên. Dĩ nhiên, không nhất thiết trong tiết học nào,
giáo viên cũng phải sử dụng cả 4 dạng câu hỏi trên
song việc hiểu thấu đáo chúng sẽ giúp giáo viên tận
dụng tối đa ưu điểm của từng loại để thiết kế bài
giảng của mình.


Source: Nguyễn Thuý

×