Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Lời hướng dẫn – một phong cách giảng dạy mới pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (262.29 KB, 7 trang )

Lời hướng dẫn – một phong cách giảng dạy mới
Một môi trường học tập sử dụng toàn tiếng Anh là
một xu hướng mà hầu hết các lớp học đều áp dụng.
Tuy nhiên, một giáo viên giàu kinh nghiệm đôi khi
cũng cảm thấy bối rối khi đưa ra những lời chỉ dẫn về
phương thức tiến hành một hoạt động phức tạp nào
đó trong lớp học.
Vậy làm thế nào để những lời hướng dẫn của bạn có
thể rõ ràng và dễ hiểu đối với các học viên để tất cả
có thể tham gia một cách tích cực nhất.

I. Lập kế hoạch chi tiết trước khi bắt đầu. Những
lời hướng dẫn sẽ được đưa ra như thế nào, và quan
trọng hơn là bạn phải giải thích trong phạm vi vốn từ
của học sinh để chúng có thể tiếp thu được. Ví dụ:
Mục đích của bạn là giúp học sinh đoán biết được về
người mà bạn định miêu tả, nhưng tuỳ trình độ của
học viên lại có những cách diễn đạt khác nhau. Đối
với học sinh ở trình độ trung cấp: "You're going to
hear a description of a famous person and you have
to guess who it is." Còn đối với người mới bắt đầu thì
càng đơn giản hoá càng tốt: "Listen to my description
of a famous person. Who is it?"

II. Tốc độ nói của bạn nên được điều chỉnh một
cách phù hợp. Sự ngừng nghỉ đúng chỗ đôi khi lại
giúp cho học viên có thể kịp chép yêu cầu vào một
mẩu giấy trước khi bạn chuyển sang phần khác.

III. Những hướng dẫn của bạn càng rõ ràng thì
mục đích của hoạt động đó càng nhanh chóng đạt


được. Có một số giáo viên vì đã quá quen với các
hoạt động trong lớp học nên cho rằng có những điều
đã quá rõ ràng thì chẳng cần phải giải thích gì thêm.
Điều này không phải lúc nào cũng đúng. Giả dụ nếu
bạn giải thích về một hoạt động mà lại quên không
nói rõ rằng "Don't show your information to your
partner" (Đừng tiết lộ thông tin cho người bên cạnh) -
thì có thể sẽ phá hỏng hoàn toàn hoạt động của học
sinh.

IV. Có cần giải thích toàn bộ hoạt động ngay một
lúc không? Điều đó tuỳ thuộc vào mức độ phức tạp
của hoạt động. Nếu hoạt động kéo dài thậm chí được
chia thành hai phần thì tốt nhất là đừng cố gắng nhồi
nhét vào đầu chúng trong một lúc. Hãy giải thích
phần đầu cho đến khi chúng thật sự hiểu và hoàn
thành tốt mục tiêu mà bạn đề ra rồi mới chuyển sang
phần tiếp theo. Trong một số trường hợp, đôi khi
không biết trước về các hoạt động sẽ xảy ra sẽ từ từ
đưa chúng đến với những bất ngờ thú vị.

V. Sự không chú ý hay xao lãng của học sinh có
thể là nguyên nhân dẫn đến mọi công sức của bạn
đều tan biến. Vì vậy hãy chỉ bắt đầu giảng giải khi
mà học sinh thực sự tập trung và lắng nghe những
điều bạn nói.

VI. Kể cả ngay trong giờ học đầu tiên, bạn hãy cố
gắng sử dụng tiếng Anh trong mọi hoàn cảnh.
"Get into pairs" (làm việc theo từng cặp) có thể tạo

nên sự bối rối nhưng "You two, you two and you
two" cùng với việc chỉ vào hai người đang ngồi cạnh
nhau thì lại không khó hiểu chút nào.

VII. Tuy nhiên, đôi khi cũng không nên quá cứng
nhắc trong việc sử dụng tiếng Anh suốt cả buổi
học. Tuỳ từng giai đoạn mà bạn cũng có thể sử dụng
xen kẽ các chỉ dẫn bằng tiếng Việt.

a) Giai đoạn đầu khoá học, đưa ra các chỉ dẫn bằng
tiếng Việt và nhắc lại bằng tiếng Anh, càng đơn giản
càng tốt.
b) Sau đó lại đảo ngược trình tự: đưa ra các hướng
dẫn bằng tiếng Anh trước, rồi diễn đạt lại bằng tiếng
mẹ đẻ.
c) Chỉ đưa ra các hướng dẫn bằng tiếng Anh rồi để
các học viên dịch lại chúng.

VIII. Tránh sử dụng câu mệnh lệnh trong khi chỉ
dẫn. Bởi như thế, khi học sinh khi nghe bạn nói
nhiều những từ như “"Repeat!" hay “Listen!” thì lâu
dần cũng quen với cách nói như vậy. Thay vào đó,
những câu cầu khiến ví dụ như "Can you repeat
that?" hay “Let’s listen” - sẽ tạo thành thói quen tốt
trong việc sử dụng ngôn ngữ của học viên.
IX. Cần kiểm tra mức độ hiểu của học viên trước
khi bắt đầu tổ chức một hoạt động. Những câu hỏi
như "Do you understand?" không phải lúc nào cũng
phát huy tác dụng. Những học viên có thể e ngại khi
phải thú nhận là mình không hiểu hay thậm chí

không biết mình có hiểu không nữa. Vậy thì điều bạn
cần làm là:
a) Đặt những câu hỏi kiểm tra, ví dụ như khi đóng vai
: "OK, if you're student A put your hands up
Right who are you? And what's your problem? And
who is student B?"
b) Yêu cầu học viên đặc biệt là những người có vẻ
xao lãng nhất nhắc lại yêu cầu của bạn.
c) Có thể lấy ví dụ bằng cách cử hai học viên thực
hiện hoạt động đó trước lớp hoặc nếu là một bài viết
thì đưa ra đáp án của hai câu đầu tiên.
d) Một phương pháp khác là bạn không đưa ra chỉ
dẫn trực tiếp mà yêu cầu học viên dự đoán những
công việc họ cần làm.

Hy vọng những lời chỉ dẫn chi tiết hợp lý của bạn
sẽ góp phần tạo ra hiệu quả học tập đáng kể của
các em học sinh thân yêu.

Source: Tố Tâm

×