Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

SỰ HÌNH THÀNH HỆ TIẾT NIỆU - SINH DỤC (tt) doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (338.91 KB, 16 trang )

SỰ HÌNH THÀNH HỆ TIẾT NIỆU - SINH DỤC
(tt)


- Toàn bộ các tế bào thuộc các dòng tế bào sinh dục (dòng tinh và dòng
noãn) đều phát sinh từ những tế bào sinh dục nguyên thủy. Ở phôi người khoảng
tuần thứ 4, các tế bào sinh dục nguyên thủy ở thành túi noãn hoàng, nơi gần niệu
nang di chuyển dọc theo mạc treo lưng của ruột sau đến gờ (mầm) tuyến sinh dục
nằm ở trung bì trung gian, giữa mạc treo ruột và trung thận (H. 10). Khoảng tuần
thứ 6, các tế bào mầm nguyên thủy xâm nhập vào gờ tuyến sinh dục và tác động
cảm ứng vào các tế bào trung bì trung gian làm tế bào này tăng sinh tạo ra những
dây tế bào biểu mô bao xung quanh các tế bào sinh dục nguyên thủy và tạo thành
dây sinh dục nguyên phát (nguyên thủy). Các dây sinh dục nguyên phát được ngăn
cách nhau bởi những tế bào trung mô cũng được biệt hóa từ tế bào trung bì trung
gian. Những dây tế bào sinh dục nguyên thủy cùng với gờ tuyến sinh dục tạo
thành tuyến sinh dục trung tính, chưa có sự biệt hóa của tuyến sinh dục. Những
dây sinh dục nguyên phát dài ra và tiến sâu vào vùng trung tâm của tuyến sinh dục
trung tính , do đó chúng còn được gọi là dây sinh dục nguyên tủy.
1.2. Sự hình thành đường sinh dục trung tính
Vào khoảng tuần thứ 6, phôi thuộc cả 2 giới đều có 2 cặp ống sinh dục: 2
ống trung thận dọc và 2 ống cận trung thận (còn gọi là ống Mullerian) mới được
tạo thành nằm song song với ống trung thận dọc.


Ống cận trung thận được hình thành bởi sự lõm vào trung mô của biểu mô
khoang cơ thể theo chiều dọc tạo thành ống. Ở phía đầu, ống này mở vào khoang
cơ thể. Ơí phía đuôi, đầu tiên ống này chạy song song bên cạnh và ở phía ngoài
ống trung thận dọc, sau đó bắt chéo ống trung thận dọc ở mặt trước và nằm ở phía
trong ống nàỳ. Ðoạn cuối cùng của 2 ống cận trung thận tiến về phía đường dọc
giữa và ở đó chúng sát nhập với nhau tạo thành ống niệu- sinh dục sau này. Ống
niệu- sinh dục tiếp tục phát triển theo hướng đuôi đến xoang niệu- sinh dục và mở


vào thành sau của xoang này. Ở mặt trong của xoang niệu- sinh dục, ống niệu-
sinh dục tạo thành một khối lồi nhỏ gọi là củ Mullerian. Ống trung thận dọc mở
vào xoang niệu- sinh dục ở 2 bên ống niệu sinh dục. Sự phát triển tiếp theo của
ống trung thận dọc và ống cận trung thận phụ thuộc vào giới tính của thai để tạo ra
đường sinh dục của nam hay của nữ giới.
1.3. Sự hình thành cơ quan sinh dục ngoài trung tính
Sự phát triển của các cơ quan sinh dục ngoài có quan hệ mật thiết với sự
phát triển của đoạn chậu và đoạn sinh dục của xoang niệu- sinh dục.
- Vào khoảng tuần thứ 3 của quá trình phát triển, các tế bào trung mô của
đường nguyên thủy di chuyển đến xung quanh màng nhớp hình thành 2 nếp lồi lên
gọi là nếp ổ nhớp (H. 12A). Ở phía trước màng nhớp, 2 nếp ổ nhớp sát nhập lại tạo
thành củ ổ nhớp. Vào khoảng tuần thứ 6, màng nhớp được phân chia thành 2:
màng niệu- sinh dục và màng hậu môn. Nếp ổ nhớp được phân chia thành : nếp
sinh dục ở phía trước bao quanh màng niệu- sinh dục và nếp hậu môn ở phía sau
bao quanh màng hậu môn (H. 12B).


- Củ ổ nhớp ngày càng lồi về phía trước (phía bụng) tạo thành củ sinh dục.
Củ sinh dục phát triển sang 2 bên và tạo thành một cái rãnh ở đường dọc giữa mặt
dưới gọi là rãnh niệu- sinh dục. Củ sinh dục sẽ tạo ra dương vật ở nam và âm vật ở
nữ.
- Ở mỗi bên nếp sinh dục, 1 gờ khác xuất hiện gọi là gờ sinh dục. Sau này,
gờ sinh dục sẽ tạo ra môi lớn ở nữ và bìu ở nam (H.12B).
Tới tuần thứ 8 của quá trình phát triển phôi, sự phát triển của mầm cơ quan
sinh dục ngoài (củ sinh dục, nếp sinh dục, gờ sinh dục) ở 2 giới giống nhau, không
phân biệt được thuộc nam hay nữ giới.
2. Phát triển của các cơ quan sinh dục nam
2.1. Phát triển của tinh hoàn
Ở phôi có giới tính là nam, tuyến sinh dục trung tính sẽ biệt hóa thành tinh
hoàn.

- Từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 8, các dây sinh dục nguyên thủy tăng sinh liên
tục, dài ra và cong queo, xâm nhập sâu hơn vào trung tâm tuyến sinh dục, rồi tách
khỏi biểu mô khoang cơ thể, những dây đó được gọi là dây tinh hoàn. Tế bào trung
mô ngay dưới biểu mô khoang cơ thể tạo thành một màng liên kết gọi là màng
trắng, ngăn cách biểu mô này với các dây tinh hoàn và màng trắng bọc gần như
toàn bộ tuyến sinh dục. Từ màng trắng phát sinh các vách xơ tiến vào tinh hoàn
chia ra thành các tiểu thùy.
- Mỗi dây tinh hoàn phân thành 3- 4 dây nhỏ hơn nằm trong một thùy. Mỗi
dây nhỏ sẽ tạo thành một ống sinh tinh, các ống này vẫn đặc, chưa có lòng ống.
Các tế bào biểu mô (một thành phần tạo dây sinh dục nguyên thủy) biệt hóa thành
tế bào Sertoli. Ống sinh tinh duy trì như vậy cho tới tuổi dậy thì, lúc đó mới bắt
đầu có lòng ống và xuất hiện quá trình tạo tinh trùng.
- Các dây tế bào trung mô nằm giữa các dây sinh dục nguyên thủy sẽ biệt hóa
thành những tế bào kẽ và phát triển trong khoảng tháng thứ 3 đến tháng thứ 5, sau
đó số lượng giảm dần.
2.2. Sự phát triển của đường sinh dục nam
- Khi trung thận thoái hóa, toàn bộ tiểu cầu thận và một số ống trung thận
ngang ở vùng đầu đến tuyến sinh dục thoái hóa và biến đi hoàn toàn, chỉ còn sót
lại một số ống nằm bên cạnh tuyến sinh dục. Những ống này ngắn lại và được nối
với các dây sinh dục nguyên thủy bởi những dây nối nhỏ gọi là dây nối niệu- sinh
dục. Dây nối niệu sinh dục phát triển thành những đường dẫn tinh nằm trong tinh
hoàn tạo ra ống thẳng và lưới tinh hoàn. Ống trung thận dọc tạo ra phần lớn các
đường sinh dục nam:


+ Ðoạn ống trung thận dọc nằm ở phía trên tinh hoàn cùng với các ống
trung thận ngang thông với nó tạo ra túi thừa tinh hoàn, một di tích của phôi thai.
+ Ðoạn ống trung thận dọc nằm đối diện với tinh hoàn tạo ra ống mào tinh.
+ Ðoạn ống trung thận dọc còn lại ở phía dưới tinh hoàn tạo ra ống dẫn
tinh. Ðoạn cuối của ống dẫn tinh biến đổi tạo ra ống phóng tinh. Túi tinh được tạo

ra từ những mầm biểu mô phát sinh ở đoạn dưới của ống dẫn tinh, gần chỗ ống
trung thận dọc mở vào xoang niệu- sinh dục.
- Ống cận trung thận thoái hóa và biến đi một phần lớn, chỉ để lại các di
tích nhỏ, trong đó có di tích quan trọng là túi bầu dục của tuyến tiền liệt nằm xen
giữa ống phóng tinh.
2.3. Phát triển của cơ quan sinh dục ngoài
- Dương vật được hình thành từ củ sinh dục và các nếp sinh dục.
- Niệu đạo dương vật: nếp sinh dục và bờ của rãnh niệu đạo- sinh dục sát
nhập với nhau ở đường dọc giữa và rãnh niệu- sinh dục khép lại từ phía sau ra phía
trước tạo thành niệu đạo dương vật, con đường bài xuất duy nhất và chung cho cả
2 hệ tiết niệu và sinh dục.
- Niệu đạo quy đầu: ở trước quy đầu, ngoại bì tăng sinh vào phía trong tạo
nên một dây tế bào gọi là màng niệu đạo quy đầu, tiến về phía niệu đạo dương vật
rồi tạo lòng và nối với đoạn niệu đạo dương vật, hình thành xong toàn bộ niệu đạo.
Lỗ niệu đạo ngoài ở đầu chóp của quy đầu.
- Mô cương của dương vật phát sinh từ trung mô chứa mạch của củ sinh
dục và các nếp sinh dục.
- Bìu: phát triển từ gờ sinh dục ở phía đuôi phôi.
2.4. Sự di cư của tinh hoàn
Trong quá trình phát triển, tinh hoàn sẽ di cư từ khoang bụng xuống bìu.
Cuối tháng thứ 2 của quá trình phát triển phôi, tinh hoàn tách rời khỏi trung thận,
mạc treo sinh dục (treo gờ tuyến sinh dục vào trung thận) trở thành mạc treo tinh
hoàn sau khi trung thận thoái hóa. Ðoạn dưới của trung thận tồn tại tạo thành dây
chằng bẹn hay dây kéo tinh hoàn, nối cực dưới tinh hoàn với gờ sinh dục (sau này
trở thành bìu). Thân phôi và hố chậu ngày càng lớn nhưng dây kéo tinh hoàn
không dài ra tương ứng nên giữ tinh hoàn ở vị trí gần vùng bìu. Khoảng tháng thứ
5, tinh hoàn nằm ở gần vùng bẹn, tháng thứ 6 nằm ở gần lỗ sâu ống bẹn và đi qua
ống đó vào tháng thứ 7 và tới vị trí vĩnh viễn vào khoảng cuối tháng thứ 8.
3. Phát triển của cơ quan sinh dục nữ
3.1. Buồng trứng

Buồng trứng bắt đầu biệt hóa vào cuối tuần thứ 8, muộn hơn sự biệt hóa
của tinh hoàn.


Trong tuyến sinh dục phôi có giới tính di truyền là nữ, những dây
sinh dục nguyên thủy thoái hóa. Sự thoái hóa tiến từ vùng ngoại vi (vùng vỏ) vào
vùng trung tâm (vùng tủy) của tuyến sinh dục. Ở vùng vỏ, một đợt tăng sinh lần
thứ 2 của các tế bào có nguồn gốc là trung bì trung gian tạo ra các dây tế bào biểu
mô để chứa các tế bào sinh dục nguyên thủy đã di cư đến đó. Trong các dây này,
tế bào sinh dục nguyên thủy biệt hóa thành noãn nguyên bào, tế bào đầu dòng của
dòng noãn. Những dây tế bào biểu mô chứa noãn nguyên bào tạo thành dây sinh
dục thứ phát. Dây này tách khỏi biểu mô khoang cơ thể và đứt thành từng đoạn.
Mỗi đoạn tạo ra một đám tế bào biểu mô bao xung quanh noãn nguyên bào. Cũng
giống tinh hoàn, màng trắng được tạo ra phía dưới biểu mô khoang cơ thể, biểu
mô khoang cơ thể không biến đi như ở quá trình phát triển tinh hoàn mà tồn tại
suốt đời và trở thành biểu mô mầm.
3.2. Phát triển của đường sinh dục
- Dây nối niệu- sinh dục: ở phôi có giới tính nữ, dây nối niệu- sinh dục
thoái hóa đồng thời với dây sinh dục nguyên thủy.
- Ống trung thận dọc và trung thận ở phôi nữ thoái hóa biến thành những di
tích phôi thai.
- Ống cận trung thận: ở phôi thai có giới tính di truyền là nữ, ống cận trung
thận phát triển , tao ra phần lớn các đường sinh dục nữ.
+ Ðoạn trên của ống trung thận ,mở vào khoang cơ thể (khoang bụng),
đoạn này phát triển thành vòi trứng.


+ Ðoạn dưới của 2 ống cận trung thận nằm ở 2 bên sát nhập với nhau ở
đường giữa tạo thành một ống gọi là ống tử cung- âm đạo. Ở 2 bên ống này tiếp
với vòi trứng bằng một đoạn ngắn của sừng tử cung. Ðoạn trên ống tử cung- âm

đạo, vách ngăn giữa của 2 đoạn cận trung thận sát nhập tiêu đi tạo thành thân và eo
tử cung.
+ Ðoạn dưới của ống tử cung- âm đạo: thành biểu mô của 2 đoạn ống cận
trung thận sát nhập với nhau tạo ra một lá biểu mô gọi là lá biểu mô âm đạo. Về
sau, trong lòng biểu mô âm đạo xuất hiện lòng ống. Ðoạn trên lá biểu mô âm đạo
sẽ tạo một phần cổ tử cung, đoạn dưới sẽ tạo ra đoạn trên của âm đạo.
- Xoang niệu- sinh dục:
+ Lúc đầu ống tử cung- âm đạo tận cùng bằng một đáy kín dựa vào thành
sau của xoang niệu- sinh dục. Ðầu dưới của nó tạo thành một khối lồi vào xoang
niệu- sinh dục gọi là củ Mullerian. Biểu mô của xoang niệu- sinh dục nằm đối diện
với củ Mullerian cũng dày lên góp phần tạo ra lá biểu mô âm đạo và xâm nhập
một phần vào củ Mullerian. Sau đó, cả 2 cấu trúc này hình thành một cái ống do
sự tiêu hủy tế bào gọi là âm đạo. Như vậy, biểu mô âm đạo có 2 nguồn gốc: phần
biểu mô phát sinh củ Mullerian (đoạn trên âm đạo) có nguồn gốc trung bì, phần
biểu mô phát sinh từ xoang niệu- sinh dục (đoạn dưới âm đạo) có nguồn gốc nội
bì.
+ Sự tiêu hủy của lá biểu mô âm đạo tiến hành từ trên xuống dưới và còn
để sót lại phía dưới của lá đó một màng mỏng gọi là màng trinh, ngăn cách âm đạo
với đoạn chậu của xoang niệu- sinh dục. Về sau, màng trinh có lỗ thủng và đoạn
chậu của xoang niệu- sinh dục nằm dưới màng trinh sẽ tạo ra tiền đình âm hộ.
3.3. Những cơ quan sinh dục ngoài
- Củ sinh dục ở phôi có giới tính nữ kém phát ttriển và sẽ tạo ra âm vật.
- Các nếp sinh dục của phôi nữ không sát nhập với nhau và sẽ tạo ra môi
nhỏ bao quanh tiền đình âm hộ.
- Các gờ sinh dục tạo ra môi lớn.
3.4. Sự di cư của buồng trứng và vòi trứng
Ở giai đoạn trung tính, đầu tiên mầm tuyến sinh dục và trung thận tạo
thành một khối lồi vào khoang cơ thể gọi là mào niệu- sinh dục. Trong quá trình
phát triển tiếp theo, buồng trứng cũng như vòi trứng và tử cung kéo căng màng
bụng do khối lượng của chúng tăng lên. Màng bụng sẽ tạo ra các dây chằng giữ

các cơ quan này và làm cho chúng thay đổi vị trí tại chỗ. Dây chằng hoành sẽ tạo
ra dây chằng buồng trứng, dây chằng bẹn sẽ tạo ra dây chằng tử cung- buồng trứng
và dây chằng tròn tử cung.
4. Phát triển bất thường
4.1. Ở nam
- Dị tật của tinh hoàn:
+ Tinh hoàn lạc chỗ: dị tật này do tinh hoàn di cư lạc chỗ. Tinh hoàn có thể
nằm trong ổ bụng (hay gặp), trong ống bẹn, ở đùi, mặt lưng dương vật , thường
kèm theo thoát vị bẹn bẩm sinh.
+ Thoát vị bẹn bẩm sinh: do ống bẹn không khép kín nên các quai ruột
xuống ống bẹn.
+ Thiếu tinh hoàn: có thể thiếu 1 hoặc 2, do mầm tuyến sinh dục không
phát triển.
+ Thừa tinh hoàn: do sự phân đôi của mầm tuyến sinh dục.
+ Dính tinh hoàn: do 2 mầm tuyến sinh dục sát nhập với nhau.
- Dị tật của đường sinh dục trong và cơ quan sinh dục ngoài:
+ Ống dẫn tinh mở vào niệu đạo: tật này do đoạn cuối của ống trung thận
dọc không sát nhập với thành sau bàng quang.
+ Thiếu túi tinh hoặc túi tinh nằm ở vị trí bất thường: do mầm túi tinh
không phát sinh hoặc phát sinh lạc chỗ.
+ Thiếu ống phóng tinh: do sát nhập ống phóng tinh.
+ Lỗ tiểu dưới: thường gặp, lỗ tiểu mở ở mặt dưới quy đầu hoặc mặt dưới
của thân dương vật hoặc mặt dưới bìu. Tật này do các nếp sinh dục và các rãnh
sinh dục khép bất thường.
+ Lỗ tiểu trên: hiếm gặp, lỗ tiểu mở ở mặt trên dương vật, do màng niệu
đạo- sinh dục không nằm lùi về phía đáy chậu và củ sinh dục dính vào khoảng
giữa màng niệu- sinh dục và màng hậu môn.
+ Các dị tật khác: hẹp bao quy đầu, tịt niệu đạo.
4.2. Ở nữ
- Dị tật của buồng trứng: buồng trứng lạc chỗ, thiếu buồng trứng, thừa

buồng trứng, dính buồng trứng.
- Dị tật của vòi trứng: thiếu hoặc tịt vòi trứng, do ống cận trung thận không
phát triển (thiếu vòi) hoặc chỉ phát triển một phần (tịt vòi), nếu dị tật xảy ra ở 2
bên sẽ dẫn đến vô sinh.
- Dị tật của tử cung:
+ Tử cung hoàn toàn không phát triển, teo tử cung, tử cung và âm đạo
không phát triển, teo tử cung kèm theo âm đạo không phát triển. Nguyên nhân do
phát triển của ống cận trung thận đột ngột bị dừng lại trong tháng thứ 2 của quá
trình phát triển phôi.
+ Tử cung kép, âm đạo kép: do đoạn dưới của ống cận trung thận không sát
nhập với nhau một phần hoặc toàn phần để tạo ra ống tử cung- âm đạo. Hay gặp:
đáy tử cung chia 2, tử cung 2 sừng.
- Dị tật âm đạo: + Tật không có âm đạo: bất sản âm đạo
+ Hẹp âm đạo: do thành âm đạo kém phát triển.
+ Tịt âm đạo: do lá biểu mô âm đạo không bị xẻ ra để tạo thành ống âm
đạo.
- Dị tật của cơ quan sinh dục ngoài:
+ Hẹp âm hộ: do 2 môi nhỏ sát nhập một phần với nhau.
+ Màng trinh quá dày, màng trinh không thủng.
+ Các đường niệu- sinh dục thông ra ngoài bằng một lỗ chung: do còn sót
lại một đoạn của xoang niệu- sinh dục.
+ Trực tràng mở vào đường sinh dục, thường vào âm đạo.

×