Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

Hạt giống tâm hồn - chicken soup for the soul pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (306.92 KB, 69 trang )

Người hoạ sĩ tham lam
Gessan là một hoạ sĩ tài năng, ông vẽ tranh rất đẹp. Có điều Gessan thường lấy
giá rất cao. Hồi đó nhiều người gọi Gessan là "Hoạ sĩ tham lam"
Một lần kia, một cô Ghê Sa (gái kỹ nữ Nhật) nhờ Gessan họa, Gessan hỏi “Cô có thể
trả tôi bao nhiêu?”
Cô Ghê Sa đáp “Bất cứ cái gì ông đòi. Nhưng tôi muốn ông vẽ ở nhà tôi”
Như thế, một hôm cô Ghê Sa mời Gessan đến nhà.
Khi bức tranh vẽ xong, Gessan đòi một giá cao nhất trong đời ông.
Gessan nhận tiền công. Cô Ghê Sa quay lại nói với người chủ “Ông hoạ sĩ này chỉ có
tiền là trên hết. Những bức họa của ông ta đẹp, nhưng tâm hồn của ông ta bần tiện.
Tiền đã làm tâm hồn của ông ta thành bùn ! Được vẽ bằng một tâm hồn bẩn thỉu như
thế, tác phẩm của ông ta không đáng đem trưng bày, nó chỉ đáng bằng mấy bộ quần áo
của tôi thôi”
Gessan lặng lẽ vẽ xong rồi bỏ đi.
Rất nhiều năm sau người ta mới biết 3 lý do tại sao hồi đó Gessan cần tiền:
+ Nạn đói khốc liệt thường xảy ra ở vùng đó, người giàu không giúp kẻ nghèo; vì thế
Gessan muốn xây một nhà kho chứa thóc gạo để cứu những người bị đói
+ Từ làng của Gessan có con đường đi ra quốc lộ bị hư hỏng nặng, hàng ngày người
dân qua lại rất khó khăn, Gessan muốn làm một con đường tốt hơn.
+ Thầy Gessan qua đời, Gessan muốn xây một ngôi đền cho thầy mình.
Sau khi hoàn thành ba ước vọng của mình, Gessan vứt cọ và ẩn cư, người ta không
bao giờ thấy ông vẽ nữa, cho dù trả giá cao bao nhiêu
Câu chuyện này dạy chúng ta là đừng đánh giá một người vội vàng. Đôi khi
mình thấy những biểu hiện người ta tầm thường, nhưng sự thực người ta chứa đựng
những ước mơ cao thượng, những lý tưởng tốt đẹp, mình đánh giá vội vàng nhiều khi
nó sai lầm đi. Mà mình thì làm sao? Mình dễ đánh giá vội lắm. Mình đánh giá vội
không tốt. Nhiều khi thấy vậy, nhưng nếu mình tìm hiểu mới biết người ta có những
điểm đáng yêu .
Lần xin lỗi thứ 100
Đó là ngày đầu tiên của năm học lớp 10, chúng tôi chỉ có một bài kiểm tra nên
về rất sớm, và tôi gọi điện thoại cho cậu ấy:


- Cậu đến đón mình được chứ?
- Được, đợi mình 5 phút.
- Nhanh lên đấy nhé?
3 giờ chiều tôi đợi mãi, 5" 10" 15" cuối cùng cậu ấy cũng tới.
- Cậu làm gì mà lâu thế, sao không ăn, không ngủ rồi tắm luôn đi
- Mình xem một chương trình tivi
- Cái gì? tivi? tôi leo lên xe cậu ta và không nói gì, suốt đoạn đường về nhà.
Và đó là lần đầu tiên cậu ấy xin lỗi tôi, nhưng tôi có cảm giác lời xin lỗi ấy không xuất
phát từ trái tim, chỉ là lời nói cho qua thôi.
Tôi khóc òa lên khi cậu ấy xin lỗi lần thứ 59, rồi lần thứ 60, cậu ấy nắm tay tôi và
xin lỗi, tôi có cảm giác cậu ấy có chuyện gì đó nhưng không nói với tôi.
Và tiếp tục, "mình xin lỗi" cho đến khi tôi không thể nghe thêm lời nào tôi đập máy
và hét vào điện thoại, đó là lời xin lỗi thứ 99.
Từ đó tôi và cậu ấy không gặp nhau nữa, nhiều khi nghe thấy điện thoại nhưng tôi
không thấy đầu dây bên kia trả lời, tôi biết là cậu ấy đã gọi nhưng tôi vẫn không thèm
để ý đến.
Đến một hôm khi không thể chịu thêm được tình trạng này, tôi đã đến trường cậu ấy,
tôi ngó vào lớp nhưng không gặp cậu ấy, bạn cùng lớp nói là cậu ta đã vào bệnh viện.
Tôi chạy nhanh nhất có thể để vào bệnh viện.
Chuyện gì vậy? sao không gọi điện thoại cho mình, tôi vừa ngồi xuống bên cạnh cậu
ấy và òa khóc, tôi khóc lạc cả giọng.
Cậu ấy lấy hết sức lực có thể và nói "mình xin lỗi" và cuối cùng cậu ấy nhắm mắt lại.
Tôi la toáng lên "đừng có mà xin lỗi, cậu mở mắt ra đi " Tôi nắm chặt lấy tay áo cậu
ấy và kéo.
"Tại sao cậu lại xin lỗi, tại sao cậu không giải thích???
Đừng có xin lỗi cậu mà không mở mắt là tôi sẽ không bao giờ tha lỗi cho cậu đâu
không bao giờ.
Đó là lời xin lỗi thứ một trăm.
Cậu ấy đã thua trong cuộc chiến với căn bệnh ung thư máu nhưng cậu ấy vẫn luôn
sống trong trái tim của tôi mãi mãi

Và một tháng sau mẹ cậu ấy đưa cho tôi 01 hộp đựng những tờ giấy, trong đó ghi lại
tất cả những lý do tại sao cậu ấy xin lỗi tôi.
" lần thứ nhất mình không muốn đến trễ nhưng khi vừa bước ra khỏi nhà thì mình
thấy chóng mặt quá, nhưng mình đã cố gắng đến gặp cậu, cậu tha lỗi cho mình nha!"
" lần thứ 2 "
" lần thứ 3 " Lần thứ 100, là lời xin lỗi cậu ấy viết trước khi tôi đến bệnh viện:
"Mình xin lỗi, mình không muốn bỏ lại cậu một mình trên cuộc đời này nhưng một
ngày nào đó sẽ khác đi, mình xin lỗi "
Kèm theo đó là bức hình cậu ấy chụp trông xanh xao nhưng vẫn tươi cười.
Khi cậu ấy cần tôi nhất thì tôi không có ở bên cạnh, TIMMY - MÌNH XIN LỖI
Bốn bà vợ của nhà vua
Ngày xửa ngày xưa, có một vị vua giàu có trị vì một vương quốc hùng mạnh.
Ông có bốn bà vợ, bà nào cũng xinh đẹp. Nhà vua yêu người vợ thứ tư nhất và luôn
chiều theo mọi sở thích của bà, bà không bao giờ bị từ chối. Kế đến là người vợ thứ
ba, nhà vua lúc nào cũng sợ mất bà, đi đâu cũng luôn muốn đưa bà đi theo. Bà vợ thứ
hai là chỗ dựa tinh thần của nhà vua, bà rất tử tế, dịu dàng và kiên nhẫn. Mỗi khi nhà
vua gặp chuyện khó khăn, ông thường tâm sự với bà và thường nhận được những lời
khuyên quý giá. Người vợ thứ nhất của vua là trung thành nhất, giúp vua trị vì và làm
cho đất nước ngày càng giàu có nhưng nhà vua lại không dành nhiều tình cảm cho bà.
Nhà vua luôn nghĩ rằng bà có thể tự chăm sóc lấy mình nên ít khi để ý đến bà. Không
may một ngày nọ, vua lâm bệnh và biết rằng mình không còn sống được bao lâu nữa.
Ông nghĩ : “ Ta có đến bốn người vợ, nhưng khi ra đi, e rằng lại hoàn toàn cô đơn !”
Nghĩ vậy nhà vua cho gọi người vợ thứ tư đến bên cạnh và nói “ Ta yêu thương nàng
nhất, luôn dành mọi thứ tốt đẹp cho nàng. Giờ đây ta sắp chết, nàng có theo ta để ta
không cô đơn không?” Nhà vua nhận được câu trả lời “ Bệ hạ rất tốt với thiếp, nhưng
yêu cầu đó quá khó, thiếp không thể làm được” Nhà vua lặng đi một lúc rồi cho gọi
người vợ thứ ba, bà trả lời “ Không, thưa đức vua, cuộc sống còn đẹp lắm, sẽ có một vị
vua khác đến để tiếp tục che chở và chiều chuộng thiếp”. Trái tim vị vua cảm thấy lạnh
buốt vì buồn bã và thất vọng. Ngài lại gọi người vợ thứ hai “Ta luôn được nàng giúp
đỡ và khuyên giải, nàng sẽ theo ta chứ ?”, nhà vua hỏi. “Lần này thiếp chẳng giúp

được gì hơn, thưa đức vua” người vợ thứ hai đáp “ Nhưng thiếp hứa sẽ chăm sóc bệ hạ
đến những giây cuối cùng, rồi sẽ đưa bệ hạ về nơi an nghỉ cuối cùng và sẽ luôn nhớ
đến bệ hạ”. Nhà vua hoàn toàn tuyệt vọng, ngài không hề nhớ ra người vợ thứ nhất,
cho đến khi ngài nghe thấy một giọng nói cất lên bên cạnh “ Thiếp sẽ theo ngài đến bất
cứ nơi đâu ngài đi tới, dù đó là cõi chết”. Đó chính là người vợ thứ nhất của ông.
Trông bà mệt mỏi và gầy yếu. Buồn bã và nuối tiếc vô hạn vì cách đối xử của mình,
nhà vua thốt lên “Lẽ ra ta đã phải chăm sóc và yêu thương nàng nhiều hơn mới phải!”
* Nếu coi mỗi chúng ta cũng giống như nhà vua đó, thì bạn hãy để ý xem, ai cũng có 4
“vợ” đấy. Người vợ thứ tư của chúng ta là cơ thể. Hầu như ai cũng lo lắng, chăm sóc
đến bản thân, đến cơ thể mình nhiều nhất, làm sao để trông thật đẹp đẽ. Nhưng khi
chúng ta ra đi, cơ thể ấy cũng tan biến, không để lại gì trên đời. Người vợ thứ ba có
tên” địa vị và của cải”- đây chính là những thứ dễ mất nhất, ngay cả khi chúng ta còn
sống vì dù sao chúng cũng chỉ là vật chất. Khi chúng ta không còn, địa vị và của cải sẽ
thuộc về người khác. Người vợ thứ hai chính là gia đình và bè bạn. Họ luôn quan tâm
và giúp đỡ, luôn an ủi và khuyên giải, nhưng họ chỉ có thể chăm sóc ta đến những phút
cuối và nhớ thương ta. Người vợ thứ nhất chính là tâm hồn. Không phải ai cũng nhớ
đến nó khi sống trong một thế giới mọi người đều phải chạy đua với của cải và địa vị
nhằm thoả mãn cái “tôi” của mình. Thế nhưng tâm hồn là thứ duy nhất luôn đi cùng
với chúng ta tới bất cứ nơi nào ta đến và chính là thứ để mọi người nhớ mãi đến ta dù
ta có ở nơi đâu
Đừng bao giờ
Đừng bao giờ che giấu cảm xúc thực của bạn. Hãy cười lên khi bạn cảm thấy
hạnh phúc. Và đôi lúc bạn có thể khóc khi cảm thấy yếu lòng.
Đừng bao giờ ngừng nỗ lực. Nỗ lực sẽ giúp bạn vượt qua mọi khó khăn và đạt được
những kết quả tưởng chừng không thể.
Đừng bao giờ đặt tất cả gánh nặng của thế giới trên đôi vai nhỏ bé của bạn, hãy biết
chia sẽ khi cần thiết.
Đừng bao giờ lo sợ trước tương lai. Nếu sống trọn vẹn cho ngày hôm nay thì một ngày
mai tốt đẹp chắc chắn sẽ đến với bạn.
Đừng bao giờ để mình bị tuột dốc vì mặc cảm lỗi lầm. Phải biết chấp nhận, đứng lên

và học từ những thất bại đó!
Đừng bao giờ cảm thấy đơn độc, vì đâu đó vẫn có những người sẵn sàng chia sẽ cùng
bạn – đó chính là bản thân bạn.
Đừng bao giờ nghĩ rằng số phận không bao giờ mỉm cười đối với bạn, hay bạn không
thể thành công. Cánh cửa không bao giờ đóng mãi, mọi khó khăn đều có thể vượt qua,
mọi thử thách đều có thể chinh phục.
Đừng bao giờ đánh mất niềm tin và từ bỏ những ước mơ, khát vọng của chính mình
Amy Graham
Sau một đêm bay từ Washington D.C., tôi rất mệt mỏi và tôi tới nhà thờ Mile
High ở Denver để chỉ đạo 3 dịch vụ và một phân xưởng sao cho phát triển tốt. Khi tôi
bước vào, tiến sĩ Fred Vogt hỏi tôi: "Anh có biết về Tổ chức từ thiện Hãy-Có-Một-
Ước-Mơ không?"
- "Có", tôi trả lời.
-"Tốt, Amy Graham được chẩn đoán là bị bệnh bạch cầu giai đoạn cuối. Họ cho cô bé
3 ngày. Cô ấy khát khao được tham dự một buổi nói chuyện của anh."
Tôi choáng váng. Một cảm giác tự hào nhưng cả sự sợ hãi và nghi ngờ cùng có trong
tôi. Tôi không thể tin nổi. Tôi nghĩ rằng những đứa trẻ sắp chết muốn đi chơi
Disneyland, hoặc gặp các nhân vật nổi tiếng, những siêu sao. Chắc chắn rằng mấy đứa
trẻ đó không muốn dành mấy ngày cuối cùng của cuộc đời để nghe Mark Victor
Hansen. Tại sao một đứa trẻ chỉ còn sống vài ngày cuối cùng lại muốn tới nghe một
nhà diễn thuyết về động lực tinh thần. Đột ngột, những suy nghĩ của tôi bị cắt đứt
"Đây là Amy", Vogt nói và đặt vào tay tôi bàn tay yếu đuối của cô bé. Trước mắt tôi là
một cô bé 17 tuổi choàng một cái khăn màu đỏ và cam trên đầu, che đi toàn bộ mái
đầu đã không còn tóc sau những cuộc trị liệu. Thân thể xanh xao của cô bé trông vô
cùng yếu đuối. Cô bé nói, \"Cháu có hai mục tiêu là tốt nghiệp phổ thông và tham dự
buổi thuyết trình của bác. Các bác sĩ đã không tin rằng cháu có thể thực hiện được. Họ
không nghĩ rằng cháu còn có đủ sức. Cháu đã được trả về cho gia đình Đây là bố và
mẹ của cháu.\"
Nước mắt trào lên, tôi dường như nghẹt thở. Tôi cảm thấy chao đảo, xúc động. Để lấy
lại giọng nói của mình, tôi đằng hắng, mỉm cười và nói \"Cháu và bố mẹ sẽ là khách

mời của chúng tôi. Xin cảm ơn vì cháu đã tới tham dự.\" Chúng tôi ôm lấy nhau, lau
nước mắt và chia tay.
Tôi đã tham gia rất nhiều hội thảo về chữa bệnh tại Hoa Kỳ, Canada, Malaysia, New
Zealand và Australia. Tôi đã coi những nhà chữa bệnh giỏi nhất làm việc và tôi đã học,
nghiên cứu, nghe, cân nhắc và hỏi điều gì đã hoạt động, tại sao và như thế nào. Vào
buổi chiều Chủ nhật đó, tôi điều khiển một hội thảo mà Amy và bố mẹ em tham dự.
Cả ngàn khán giả tràn ngập phòng họp, háo hức muốn học, phát triển những khả năng
mà trước nay họ không biết đến.
Tôi nhẹ nhàng hỏi khán giả xem họ có muốn học một quy trình chữa bệnh mà có thể
giúp họ trong cả cuộc đời không. Từ trên bục diễn thuyết tôi có thể thấy mọi người
đều giơ cao tay lên trời. Tất cả đều đồng lòng muốn học. Tôi chỉ cho mọi người cách
xoa mạnh hai bàn tay vào nhau rồi tách nó ra khoảng 5 cm và cảm nhận được nguồn
năng lượng chữa bệnh phát ra từ nó. Tôi bắt cặp từng người lại với nhau để họ có thể
cảm nhận được nguồn năng lượng từ người này đến người kia. Tôi nói \"Nếu các bạn
muốn chữa bệnh, hãy làm tại đây và ngay bây giờ.\"
Khán giả liên kết lại với nhau và đó là một cảm giác ngây ngất tuyệt vời. Tôi giải thích
rằng mỗi người đều có một năng lượng chữa bệnh và khả năng chữa bệnh. Năm phần
trăm trong số chúng ta có được nó rõ ràng và mạnh mẽ đến mức có thể hành nghề. Tôi
nói, \"Sáng hôm nay, tôi vừa được giới thiệu với Amy Graham, một cô gái 17 tuổi,
người có ước muốn cuối cùng trong đời là tham dự buổi thuyết trình này. Tôi muốn
đưa cô lên trên đây và các bạn hãy gửi những năng lượng chữa bệnh tự nhiên của các
bạn lên cho cô. Có lẽ chúng ta giúp được cho cô bé. Cô không yêu cầu điều đó. Tôi chỉ
làm điều này một cách tự động vì cảm thấy nó đúng.\"
Khán giả hô \"Phải! Phải! Phải! Phải!\"
Bố của Amy dắt cô lên trên bục. Cô nhìn thật yếu ớt sau tất cả những cuộc hóa trị liệu
pháp, những ngày dài trên giường bệnh và sự thiếu vận động. (Các bác sĩ còn không
cho cô đi lại hai tuần trước khi tới tham gia với chúng tôi.)
Tôi kêu mọi người làm nóng hai bàn tay, và gửi đến cho cô năng lượng chữa bệnh của
họ. Sau đó mọi người đứng dậy vỗ tay hoan hô cô mà ai nấy đều nước mắt lưng tròng.
Hai tuần sau đó, cô gọi điện và báo rằng các bác sĩ sau khi kiểm tra sức khỏe cô đã cho

cô về và chính cô cũng cảm thấy có sự thuyên giảm đáng kể. Hai năm sau đó cô gọi
điện báo tôi biết rằng cô lập gia đình.
Tôi rút ra được rằng, không nên coi thường sức mạnh mà tất cả chúng ta đều có. Nó
luôn luôn sẵn sàng để dùng cho mục đích cao đẹp nhất. Chúng ta phải nhớ đến việc sử
dụng nó
Một cốc sữa
Có một cậu bé nghèo hàng ngày thường đi đến từng nhà gõ cửa để bán báo trên
đường tới trường học. Một hôm, chiếc dạ dày lép kẹp của cậu đột nhiên dở chứng. Cậu
bé thò tay vào túi, chỉ còn lại duy nhất một đôla cuối cùng.
Cậu định dành dụm 1 đôla để mua thức ăn cho mấy đứa em ở nhà. Tần ngần
một lát, cậu bé quyết định đi đến một ngôi nhà phía trước để xin chút đồ ăn. Thế
nhưng cậu hầu như mất hết can đảm khi mở cửa cho cậu là một cô bé xinh đẹp, dễ
thương. Bối rối và ngập ngừng, nên thay vì hỏi xin thức ăn, cậu bé chỉ dám xin một
cốc nước.
Cô bé trông thấy dáng vẻ nghèo khổ và đói lả đi của cậu, nên thay vì mang
nước cô đã đem lại cho cậu bé nghèo một cốc sữa lớn. Cậu bé uống một cách ngon
lành và chậm rãi. Sau đó, cậu mới rụt rè hỏi cô gái: “tôi nợ cô bao nhiêu?”
“Bạn không nợ tôi cái gì cả”- cô gái trả lời. “Mẹ đã dạy chúng tôi là không bao
giờ được chấp nhận trả cho một lòng tốt”. Cậu bé cảm động nói “từ sâu thẳm trái tim,
tôi thành thực biết ơn cô”.
Sau đó, Howard Kelly - tên của cậu bé, rời khỏi ngôi nhà cô bé tốt bụng đó,
nhưng cậu không chỉ cảm nhận được sự khỏe khoắn trở lại của cơ thể, mà cậu còn có
lòng tin tưởng hơn vào lòng tốt của con người. Điều đó giúp cậu mạnh mẽ hơn, không
chịu khuất phục và từ bỏ số phận.
Nhiều năm sau đó, cô gái trẻ tốt bụng mắc phải căn bệnh hiểm nghèo. Các bác
sĩ địa phương đã cố gắng nhưng cũng không thể làm thuyên giảm bệnh. Cuối cùng họ
quyết định chuyển cô gái lên bệnh viện thành phố - nơi các chuyên gia có thể chữa
khỏi cho cô.
Trong số các bác sĩ, bác sĩ Howard Kelly cũng được mời hội chẩn. Khi anh
nghe tới cái tên địa danh nơi mà cô gái sống, có một tia sáng chợt lóe lên trong mắt

anh. Ngay lập tức anh đứng bật dậy. Chạy xuống đại sảnh bệnh viện và bước vào
phòng cô gái.
Trong chiếc áo choàng bác sĩ, anh bước tới gần giường bệnh cô gái. Và ngay
lập tức anh đã nhận ra cô. Sau một thoáng, anh quay trở lại phòng hội chẩn và đề nghị
được là người phụ trách ca bệnh đó, và anh sẽ làm hết sức mình để cứu sống cô gái.
Kể từ hôm đó, anh luôn có một sự quan tâm đặc biết tới ca bệnh của cô gái.
Sau một thời gian chống chọi, cô bé thuyên giảm bệnh và cuối cùng khỏi hoàn
toàn. Trước ngày cô gái xuất viện, bác sĩ Kelly đã yêu cầu nhân viên quầy thu ngân
chuyển hóa đơn tới phòng của anh.
Vị bác sĩ nhìn lên tờ hóa đơn, sau đó, anh viết lên mặt hóa đơn trước khi nó được
gửi tới phòng bệnh của cô gái. Cố gái e dè mở ra đọc, và cô chắc mẩm rằng có lẽ cô sẽ
phải làm việc cật lực cả đời mới trả hết hóa đơn này.
Cuối cùng, cô cũng cam đảm nhìn thẳng vào tờ hóa đơn, nhưng cô thật sự ngỡ
ngàng khi trên phần đầu hóa đơn ghi dòng chữ:
“Hóa đơn đã được thanh toán bằng một cốc sữa.
Kí tên
Bác sĩ Howard Kelly”
Tha thứ
Trên đường đi Tokyo, kiếm sĩ Tama gặp một vị sư (độ tuổi trung niên), khuôn
mặt xanh gầy nhưng luôn tươi cười. Sau mấy ngày đồng hành họ trở nên thân thiết.
Đạo sĩ cho biết. đã nhiều năm, đi khắp nước Nhật khuyến hoá, dành dụm được 200
lạng vàng để trong cái bị vải này, nay đi Tokyo tìm thợ lành nghề về làm chùa.
Ban đầu, Tama cố xua đuổi những ý nghĩ bất chính. Lần hồi, lòng tham làm
mờ lý trí: “ Ta đã hơn 40 tuổi. Kiếm sĩ đến tuổi này bắt đầu về già, vô dụng. Suốt
cuộc đời vào sinh ra tử mà vẫn nghèo khổ. Với số vàng kếch sù này, chắc chắn ta sẽ
được nếm mùi sung sướng”.
Đạo sĩ đi bên cạnh một tay anh hùng, cho rằng mình đã gặp một hộ pháp đắc
lực nên yên tâm, tay mang vàng mà đi, không lo ngại chi cả. Đường đi bị gián đoạn
bởi một eo biển. phải dùng thuyền mới qua được. Tama dìu nhà sư vào phía sau, một
chỗ vắng khuất. Túi vải để giữa hai người. Vờ chỉ một con cá nhảy lên khỏi mặt nước,

thừa lúc nhà sư nghiêng mình cúi xem, Tama đẩy một cái làm nhà sư té xuống biển
chìm nghỉm. Để truyền đi một quãng thật xa, Tama la lớn: “Ông bạn té xuống biển
rồi! Xin dừng thuyền lại”.
Gió đang thổi mạnh. Buồm căng đưa thuyền đi vùn vụt. Lái thuyền cố gắng
neo thuyền lại, nhảy xuống nước tìm quanh nhưng chả thấy dấu vết nhà sư đâu.
Đến Tokyo, Tama tự xưng là Tô Cự Bi, một nhà buôn gạo. Thanh kiếm cất
giấu kĩ đáy rương. Ông buôn bán rất phát đạt, tậu nhà, lấy vợ, có con,… nhưng không
sao quên được hình ảnh nhà sư. Một thấp thoáng buồn rầu cứ lảng vảng trên vầng
trán. Ông nguyền rủa sự nghèo đói, chính nghèo đói là động cơ để làm bậy, gây tạo
tội ác.
Bao nhiêu năm trôi qua, một đêm, Tô Cự Bi dạo trong hoa viên, bỗng để ý thấy
một cây tùng, hình như một bóng người mờ ảo dần dần hiện rõ. Mồ hôi Tô Cự Bi vã
ra như tắm, ông hốt hoảng hét lên: “ Kìa, nhà sư! Kìa nhà sư!” .
Đêm đêm, Tô Cự Bi để thanh kiếm ở đầu giường, hễ thấy ma là chém tới tấp.
Cựu kiếm sĩ chém rất đúng. Song, cái thân như sương khói kia cứ tan lại tụ, bóng ma
cứ xán lại muốn ông lấy người ông. Cuộc chiến đấu giữa người và ma cứ thế kéo dài
suốt đêm. Cây tùng đã đốn, cửa phòng cứ tắt mặt trời lại đóng chặt. Nhà Cự phú
hoảng hốt lo sợ, đêm này sang đêm khác, thế là phát bệnh, thuốc men bao nhiêu cũng
không thuyên giảm. Vợ con đi lễ trời, cầu Phật, cầu thần Thánh khắp nơi. Nghe đồn
có một vị Hoà thượng đại đức, ai gặp khó khăn cũng hết lòng giúp đỡ, vợ Tô Cự Bi
vôi vàng cung thỉnh Ngài về chữa trị.
Vừa trông thấy Ngài, Tô Cự Bi đã vội la lên: “Đó …. Đó…. Là nhà sư! Nhà sư
về báo thù! Trời ơi…!!! Ai cứu tôi với…!”. Ông run cầm cập, mồ hôi vã ra, ướt đầm
đìa khuôn mặt, vơ vội chăm mền, trùm lên đầu để trốn hình ảnh người đối diện. Hoà
thượng yêu cầu gia quyến lui hết, Ngài ở lại một mình ngồi bên giường, bằng một
giọng ấm áp:
- Phải, tôi là nhà sư! Tôi chính là người đã bị ông xô xuống biển.
Cái chăn trùm của Tô Cự Bi run mạnh
- Nhưng này Tama, tôi không phải oan hồn! Tôi còn sống, hôm đó rơi xuống
biển, tôi đã bơi thẳng vào bờ và thoát chết, vì hồi nhỏ tôi vốn giỏi bơi lặn. Chẳng biết

tìm ông ở đâu, tôi lại đi khắp nơi khuyến hoá và giờ thì chùa đã xây xong. Có lẽ do vợ
con ông đã thành tâm cầu nguyện, nên giờ ông gặp lại tôi. Ông yên tâm đi, tôi là
người tu hành, vâng lời Đức Phật tôi không oán hận gì ông đâu, tôi vẫn yêu thương
ông như tôi yêu thương tất cả mọi người!
Tô Cự Bi mở chăn lấm loét nhìn. Nhà sư đang mỉm cười nói với ông. Ôi! Nụ
cười đầy khoan dung, tha thứ! Ông khóc nấc lên, vùng dậy quỳ xuống: “Xin ngài tha
thứ cho con, chỉ vì con quá khổ! ”
- Phải, nghèo khổ đã đầy con người đi vào tội lỗi, nhưng biết sám hối thì tội
sẽ nhẹ đi….
- Thưa, lương tâm con dày vò, con hối hận vô cùng!
- Phải rồi…. Nhà sư và vị kiếm sĩ nói chuyện với nhau thân mật như năm xưa
khi họ gặp nhau trên con đường đi đến Tokyo. Tô Cự Bi khẩn khoản xin trả lại 200
lạng vàng và cúng thêm 200 lạng nữa.
- Tôi đã làm Phật sự xong rồi.
- Không nhận tức là chưa tha thứ!
- Vậy tôi xin nhận để chia cho dân nghèo. Tôi xin cáo từ và gửi lại ông bạn
một lời dạy của Đức Phật:
“ Lấy oán báo oán thì oán thù còn mãi,
Lấy ân báo oán thì oán thù sẽ tiêu tan”.
Nhà phú thường Tô Cự Bi hết bệnh, tâm hồn thư thái. Ông trở thành một con
người rất nhân đức, cứu giúp những ai cần. Đối với những người dưới ông rất rộng
lượng. Đối với ban buôn ông rất khoan hoà. Bàn tay ông rộng rãi với tất cả những
người nghèo. Ông dùng thời gian còn lại để làm những việc lợi ích, gặp lại ông cũng
khuyên làm việc thiện, ăn ở hiền lành và niệm danh hiệu Phật A-Di-Đà.
Lòng hiếu của Mít
Mít là một cậu bé xinh xắn, nghèo nàn, đang vội vã băng qua những đường phố
náo nhiệt về nhà. Đường phố thì ồn ào và đông đúc các loại xe hơi, xe buýt và khách
bộ hành. Mùi thơm phảng phất đâu đây của món ăn Đông phương bay trong bầu
không khí buổi chiều.
Cuối cùng, cậu đã đến chỗ có ánh sáng trắng chiếu trên tấm bảng “người cho mượn

tiền”.
Mít mở cửa ra, gặp ông chủ là người mập mạp, có khuôn mặt to và cái miệng tí xíu.
Ông đang ngồi ở trên chiếc bàn giấy.
- Chào cậu bé!
- Kính chào bác ạ!
- Cháu cần việc gì?
Mít hít một hơi thật dài:
- Cháu muốn nhờ bác giúp đỡ cho cháu mượn một số tiền!
- Tôi biết rồi! Ông đưa tay chà lên mặt với những chiếc nhẫn quý đeo nơi ngón tay
mập bự.
Cậu bé đặt tay vào trong túi áo dơ bẩn và mỏng manh của mình, rồi nói:
- Cháu cần tiền thưa bác!
Ông chủ cười:
- Tất cả chúng ta ai mà không cần tiền hở chú bé?
- Một số người cần tiền hơn những người khác, thưa bác!
- Đúng! Đó là sự thật nhưng tôi là một thương gia và nếu cho cháu mượn tiền, ít ra
tôi phải nắm chắc cháu có thể trả lại số tiền ấy hay không?
- Thưa bác! Cha cháu đã từ trần, hiện mẹ cháu đang đau nặng. Mỗi tuần cháu làm
việc chỉ được có 10 đồng tiền công. Cháu phải đưa mẹ tới vùng núi để an dưỡng, vì
bác sĩ nói bà sẽ trở nên khá hơn khi sống ở trên đó. Cháu hứa sẽ cố gắng làm việc thật
chăm chỉ và hoàn trả số tiền mà bác cho cháu mượn. Cháu sẽ trả lại rất mau bác ạ!
Ông chủ nhìn cậu bé. Cậu đang thở một cách nặng nề. Cậu khao khát và hồi
hộp. Ông chủ cảm thấy thương hại cho đứa trẻ, nhưng sự buồn lo là điều không tốt đối
với người doanh thương. Ngày qua ngày, những ý nghĩ đó đã là một trận đấu tranh sâu
sắc trong lòng ông. Người ta đến văn phòng ông toàn là những người nghèo khổ,
nghèo kinh khủng. Nhiều lần, ông muốn cho và giúp đỡ họ, nhưng ông lại luôn luôn
chống trả ý nghĩ này. Ông tự nhủ: “Ta là người cho mượn tiền, không phải là người
cho tiền không người khác”.
- Cháu à, ta không thể giúp cháu được đâu!
Mít nhìn ông và cặp mắt đẫm lệ.

- Cháu tên gì?
- Thưa bác, tên của cháu là Mít ạ!
- Thế Mít, cháu có ít tiền nào không?
- Dạ có, 10 đồng. Cháu vừa mới lãnh lương xong!
- Mít, cháu có biết xổ số là gì không? Cháu có biết những tấm vé số ra sao không?
Đây là một tấm vé số với các con số trên đó. Tuần sau sẽ xổ số, nếu tấm vé số của
cháu có những con số trúng, cháu sẽ lãnh được 500 ngàn đồng. Với tấm vé số này,
cháu hy vọng trúng tất cả số tiền ấy!
- Cháu sẽ hy vọng trúng! Nhưng thưa bác, đó là một hy vọng mờ ảo. Mười đồng của
cháu có nghĩa là sự sống hằng ngày, nếu còn lại chỉ 5 đồng cháu sẽ làm được gì đây?
- Nghĩ kỹ đi cậu bé! Đó là một cơ hội tốt để giúp đỡ mẹ cháu!
- Nhưng cháu sẽ nói thế nào với mẹ khi cháu chỉ còn 5 đồng thôi? – Mặt cậu bé tỏ vẻ
lo lắng khi nghĩ về những câu hỏi khó khăn này.
- Cháu có thể nói rằng cháu đã đánh mất nó!
- Như vậy, cháu phải nói dối với mẹ rồi!
- Cháu Mít ạ! Thỉnh thoảng, một người được nói láo ngay cả đến người yêu của
mình nếu nguyên nhân là tốt, nếu đó là một lý do chính đáng.
Mít rờ thấy hai tờ giấy bạc 5 đồng dơ bẩn trong túi của mình. Đây là công lao của
việc làm suốt một tuần, thức ăn của cả một
tuần, đem đổi lấy một tấm giấy màu này.
- Bác cho cháu tấm vé số ấy!
Ông chủ, với bàn tay trắng mềm đưa qua chiếc bàn giấy. Mít có thể thấy những số
mà nó sẽ đem đến trong giấc mơ của cậu: 012639. Tờ giấy bạc 5 đồng được rút ra khỏi
túi và thay vào đó là tấm vé số.
Mít sống trong phần đất nghèo nàn nhất của tỉnh, chạy dài xuống phía dưới con
sông. Những căn nhà được làm bằng loại thùng thiếc đựng dầu và các loại thùng gỗ. Ở
đó, có những mùi thật khủng khiếp. Ba người đàn bà đang cãi lộn. Hai người đàn ông
đang chơi cờ phía dưới ngọn đèn dầu mờ nhạt. Một ông khác đang ăn ngấu nghiến
trong khi một con chó cũng vừa chạy vào bóng tối mang theo mảnh thức ăn rớt từ cái
đĩa của ông.

Mít mở cửa nhà. Mẹ cậu mỉm cười, gương mặt xinh đẹp của bà trước đây giờ
đã trở nên gầy gò và trắng nhợt.
- Mít đấy à, con về hơi trễ đấy!
- Vâng, con đã đi trở lại nơi làm việc hai lần!
- Tại sao vậy hả con?
- Con bị mất 5 đồng, có lẽ con đã đánh rớt nó ở đâu đó!
- Ồ Mít! – Bà sắp nói một cách giận tức với con, nhưng gương mặt trẻ trung của cậu
lộ vẻ hoảng sợ. Mít là một đứa trẻ ngoan ngoãn, làm việc rất chăm chỉ mới kiếm được
số tiền đó – Thôi được, chúng ta cố gắng sắp xếp việc nhà sao cho ổn thỏa là được.
Con đến dùng cơm luôn đi!
Mít ngồi ăn cơm trên chiếc hộp cũ mèm và nghĩ thầm: “Ta sẽ không bao giờ
nói láo với mẹ nữa”.
Buổi sáng, cậu giấu tấm vé số vào trong tấm hộp thiếc đen nhỏ chứa đựng
những bảo vật. Những bảo vật này gồm có: một tấm hình của cậu chụp chung với một
anh thủy thủ và một chiếc nhẫn mà cậu đã lượm được trên đường. Đó là chiếc nhẫn
tuyệt đẹp. Viên đá quý bên trong nó chiếu sáng lấp lánh khi đưa ra ánh sáng mặt trời.
Đối với Mít, nó là một vật đẹp, món sở hữu quý báu nhất.
Những ngày kế đó, cậu sống trong tình trạng lo âu bồn chồn, chờ đợi kỳ xổ số.
Mỗi thứ ba đều có xổ số tại rạp hát. Nếu có vé số, bạn có thể đi vào đó dò xem. Cầm
tờ vé số trong tay, Mít nhập vào đám đông đi vô rạp hát. Có sáu cái trống (thùng tròn),
mỗi cái đều có những số trên đó. Một người đàn ông to lớn trong chiếc áo đỏ ra dấu và
sáu cậu bé với trang phục màu xanh bước ra phía trước. Mỗi cậu đi đến một cái trống.
Sáu cậu bé này cầm hy vọng của hàng ngàn người. Ông to lớn ra dấu, cậu bé thứ nhất
quay cái trống. Trống được đà quay rất nhanh khiến không ai có thể nhìn thấy số
được. Rồi nó đi chậm lại: 9, 8, 7, 6 chậm hơn: 5, 4, 3, 2, chậm nữa: 0 và nó dừng lại.
Đó là số đầu tiên trên tấm vé số của Mít. Rồi cậu bé thứ hai tiếp tục và nó ngưng ở số
1. Mít thì thầm cậu nguyện. Cậu bé thứ ba lại quay tiếp, nó ngừng ở số 2. Còn ba số
nữa mẹ mình sẽ sống trên núi suốt đời. Mít cầu nguyện chiếc trống thứ tư đã ngưng ở
số 5. Cậu khóc lên và chạy ra khỏi rạp hòa vào phố xá.
Chiều tối, cậu xem báo và đọc những số trúng, cậu thấy không trúng gì hết.

Không có gì cả, chiếc vé của cậu không còn giá trị nữa.
Lúc đó, cậu quyết định bán chiếc nhẫn. Cậu nghĩ: ta có thể nhận 5, 10 đồng
hoặc 20 hay có lẽ 100 đồng với chiếc nhẫn này, hay có thể 1000 đồng. Nó là chiếc
nhẫn đẹp, chiếu lấp lánh như ánh lửa ngoài nắng. Một người nào đó có thể đánh lừa ta
và trả giá rẻ hơn so với giá trị của nó. Ông chủ tiệm hẳn sẽ biết rõ về chiếc nhẫn này.
Cậu bèn chạy đến cửa tiệm của người cho mượn tiền. Ông chủ đang đóng cửa tiệm thì
ngay khi ấy, cậu cũng bước tới.
- Chào cậu bé! Ta hy vọng cháu đến
đây với những tin tốt đẹp!
- Thưa bác, cháu chẳng được gì hết, ngay cả một số tiền nhỏ nhất, cháu không trúng
gì cả. Cháu sẽ cố gắng làm việc và cháu sẽ làm việc cho đến khi nào dành dụm được
5000 đồng để mua một mảnh đất nhỏ trên núi. Rồi cháu sẽ xây một căn nhà bằng đá
cho mẹ cháu. Cháu sẽ làm việc trên cánh đồng ấy cho đến khi làm chủ nó. Mẹ cháu sẽ
trở nên khỏe mạnh như cũ!
- Vậy giờ cháu muốn gì nữa?
- Thưa bác! Cháu có một chiếc nhẫn mà cháu lượm được lâu rồi. Một chiếc nhẫn
tuyệt đẹp. Cháu phải bán nó đi và không biết nó đáng giá bao nhiêu?
Mít đưa chiếc nhẫn ra ánh sáng cho nó chiếu.
- Ồ! nó thật tuyệt, đẹp quá! Cháu đã gặp nó ở đâu vậy?
- Cháu đã gặp nó ở trên con đường đi về
phía những con tàu!
- Cậu bé thân yêu của tôi ơi! Chiếc nhẫn này thuộc về vợ tôi và trước đó nó là của
mẹ vợ tôi. Tôi đã hứa là sẽ trả 5000 đồng cho bất kỳ ai tìm thấy nó.
Ông chủ lấy một chiếc chìa khóa và mở tủ sắt kiên cố của mình. Mít thì rất ngạc
nhiên về việc giàu có một cách quá đột ngột của mình như thế. Mẹ cậu có thể sống
trên núi, không khí tươi mát sẽ làm cho bà khoẻ trở lại. Cậu nhìn ông chủ đếm 50 tờ
giấy 100 đồng.
- Tiền đây, bây giờ cháu hãy đưa cho ta chiếc nhẫn!
Đó là chiếc nhẫn đẹp chiếu lấp lánh như lửa khi đưa ra ngoài ánh sáng.
- Cám ơn bác, cám ơn bác nhiều. Cháu phải chạy về nhà gấp và nói với mẹ cháu

biết, ngày mai cháu và mẹ lên núi sống và ở trên đó.
- Chúc cháu được nhiều hạnh phúc!
Sau khi bắt tay, cậu bé cáo từ và khuất dạng vào bóng đêm.
Ông chủ đóng cửa tiệm lại và đứng ở phía ngoài một lát.
Một chiếc xe rác đi qua, thu gom những thứ dơ bẩn từ các căn nhà. Ông quăng chiếc
nhẫn vào trong xe rác. Rồi băng qua đường đi tới tiệm cà phê, nơi mà hằng đêm ông
thường đến đó để ăn bữa cơm chiều đơn độc.
Trong những buổi chiều dài lê thê lẻ loi ấy, ông nghĩ rằng, lẽ ra mình đã có vợ rồi thì
phải.
Những câu chuyện về Đức Phật (Đức Phật Thích Ca là một nhân vật có thật
trong lịch sử nhân loại)
CH1: Đức Phật vô lượng kiếp từng làm vua do Ngài có phước lớn. Ngài làm
vua cai trị thiên hạ với tất cả lòng thương yêu. Lúc bấy giờ, dân số vẫn còn ít nên vua
thường trực tiếp đến thăm từng người dân. Ai có chuyện gì, Ngài đều chăm sóc chu
đáo. Do ngân quỹ quốc gia thường dành cứu trợ dân nên nhà vua không trang bị cho
việc võ bị quân sự. Lực lượng, quân sự của Ngài rất yếu. Nước láng giềng biết điều đó
nên cất quân sang đánh chiếm. Khi thám tử ở biên giới chạy về cấp báo, vua ngồi suy
nghĩ rất lâu. Ngài thấy rằng, nếu chống lại chắc chắn chín 90% thất bại thuộc về nước
mình. Như vậy, sự hy sinh xương máu của dân chúng là quá lớn. Hơn nữa, vị vua kia
cũng là người biết cai trị dân. Nghĩ vậy, Ngài đã hạ lệnh cho quân sĩ không cầm vũ
khí. Các quan tướng, lính tráng mở cửa thành đứng hai bên chờ quân nước kia tiến tới.
Xong đâu đấy, Ngài nhảy lên lưng ngựa chạy trốn.
Khi dẫn quân ầm ầm kéo đến, ông vua nước kia vô cùng ngạc nhiên khi thấy dân
chúng yên lặng, binh sĩ không ai chiến đấu. Ông tiến vào thành, quan lại cũng đứng
yên như đang đón tiếp. Ngai vàng trống rỗng, hỏi ra mới biết ông vua kia đã chạy mất
rồi. Ông ngửa mặt lên trời cười và nói rằng : “Thằng kia nghe tiếng đã sợ chạy mất rồi,
nhưng biết đâu nó lại kết tập lực lượng, quay lại đánh mình”. Ông ra lệnh truy nã và
hứa sẽ trọng thưởng cho ai bắt được vị vua này.
Sau khi rời thành, Ngài đi lang thang trong rừng, đào củ, ăn lá cây sống cho qua ngày.
Quần áo Ngài cũng đã rách rưới trông thật thảm hại. Một hôm, trên đường rừng, Ngài

gặp một người Bà la môn. Người ấy hỏi thăm Ngài có biết đường về kinh thành xứ đó
hay không. Ngài hỏi : “Để làm gì ? ”. Ông ta trả lời : “ Dạ, tôi nghe đồn ông vua trị vì
xứ ấy là người rất tốt, thường giúp đỡ mọi người. Tôi ở xa đến, hoàn cảnh của tôi vô
cùng bi đát. Bây giờ, năm sáu bà vợ và mấy chục đứa con tôi đều rơi vào hoàn cảnh
như vậy. Nếu không được giúp đỡ, chắc gia đình tôi phải chấp nhận một kết cục bi
thảm là chết đói. Nghe tiếng ông vua ấy tốt, tôi quyết tìm đến để được giúp đỡ”. Nghe
vậy, Ngài thốt lên: “ Trời ơi, ông vua đó chính là ta đây”. Người Bà la môn ôm nhà
vua vừa khóc vừa nói: “ Trời ơi! Tôi đi tìm Ngài để Ngài giúp đỡ tôi, không ngờ Ngài
thân tàn ma dại như vậy biết làm sao được”. Suy nghĩ một lúc, Ngài nói: “ Thôi được,
ta còn cách giúp ngươi. Ngươi trói ta lại, đem nộp cũng được một món tiền kha khá”.
Người đàn ông hoảng hốt: “Trời ơi, làm sao con làm được điều đó”.“Ngươi cứ làm
theo lời ta đi. Ta chỉ có một thân, một mình không sao, năm sáu bà vợ với mấy chục
đứa con ngươi mới quan trọng”. Nghe Ngài phân tích, người đàn ông xiêu lòng, lấy
dây thừng trói vua dẫn về. Ông vua đang ngự trị ngai vàng lúc bấy giờ mừng quá, vì
nghĩ sẽ trừ được hậu hoạ. Sau khi ban thưởng rất trọng hậu cho người Bà la môn, ông
hỏi : “ Ngươi làm thế nào bắt được hắn? ”. Người Bà la môn kể lại đầu đuôi câu
chuyện. Nghe xong, nhà vua rất xúc động. Ngài không ngờ trên đời này còn có người
tốt đến thế, luôn sẵn sàng hi sinh vì người khác, không nghĩ đến bản thân mình. Ông
cảm thấy bao nhiêu năm chinh chiến, tranh giành, chiếm đoạt, mình không cao cả
bằng con người ấy, con người lúc nào cũng chỉ biết hy sinh, nhường nhịn. Nhà vua
thức tỉnh, Ngài xin lỗi và cởi trói cho vị vua nhân đức kia. Sau khi trả lại ngôi vua, hai
bên kết nghĩa bang giao.
CH2: Có câu chuyện tiền thân của Phật lúc còn là Đạo sĩ tu trong rừng. Thời đó
có một ông vua tên là Ca Lợi. Một hôm, ông cùng các cung nữ vào rừng dạo chơi. Khi
mọi người tản ra dạo chơi, ngắm cảnh, các cung nữ đến bệ đá thấy một Đạo nhân đang
ngồi bất động, gương mặt an tĩnh, hiền lành. Các cô liền đặt cây trái lên cúng dường,
đảnh lễ và hỏi pháp. Vị Đạo sĩ thuyết pháp cho các cô nghe. Lần lượt, các cung nữ
khác đến rất đông, ngồi quanh vị Đạo sĩ để nghe thuyết pháp. Lúc đó, nhà vua đang
dạo chơi bỗng nhận ra xung quanh mình không còn một ai. Ông đi tìm và bắt gặp hình
ảnh một Đạo sĩ ngồi giữa đang say sưa nói, chung quanh là các cung nữ yêu quý của

mình chăm chú lắng nghe. Lòng tự ái trỗi dậy, ông hỏi Đạo sĩ một cách xấc xược : “
Ngươi ở đây làm gì ?”. Đạo sĩ trả lời: “Thưa Đại vương, tôi ở đây tu hạnh nhẫn nhục” .
“Được”, vua vừa nói vừa rút gươm ra chặt đứt cánh tay phải của ngài Đạo sĩ. Cánh tay
rơi xuống, máu tuôn xối xả. Vua hỏi: “ Sao, nhẫn được không?”. Đạo sĩ trả lời: “Thưa
Đại vương, tôi nhẫn được”. Ông vua vung gươm lần nữa, cánh tay trái rơi xuống. Ông
lại hỏi: “Sao, nhẫn được không?”. “Thưa Đại vương, tôi nhẫn được”. Nhà vua lại vung
gươm lên chém và hỏi: “Sao nhẫn được không?”. “Dạ được”. Vua lại vung gươm lần
nữa và hỏi “Nhẫn được không?”. Đạo sĩ vẫn bình thản: “Dạ nhẫn được”. Lúc này, nhà
vua bỗng thấy hối hận. Ngài buông gươm quỳ xuống trước mặt Đạo sĩ xin sám hối.
Máu ra nhiều quá không cứu được, vị Tiên nhân đã chết. Trước khi nhắm mắt, Ngài
nói: “Tôi nhẫn nhục được, tôi không oán thù Đại vương, tôi vẫn thương yêu Đại
vương như mọi người, và tôi nguyện sau này khi thành Phật, người đầu tiên tôi độ sẽ
là Đại vương.” (Chú thích ở đây: Khi đã thành Phật, người đầu tiên mà Đức Phật
Thích Ca độ chính là Ngài Kiều Trần Như – tiền thân kiếp trước nào đó của Ngài Kiều
Trần Như chính là Vua Ca Lợi. Ngài Kiều Trần Như là đệ tử đầu tiên của Đức Phật
chứng thánh quả A-La-Hán)
CH3:Thời Đức Phật, tại làng nọ có một gia đình sinh được một cô con gái rất
xinh đẹp. Người cha biết coi tướng số. Nhìn con gái quý tướng đầy đặn, ông nói rằng,
con gái ông phải làm đến ngôi Hoàng hậu, nghĩa là danh vọng tột đỉnh. Bởi vậy, ông
phải kén một chàng rể đàng hoàng, danh giá. Đang trong giai đoạn kén rể, một hôm
trên đường đi, cô gái gặp Đức Phật đang đi khất thực. Nhìn Ngài, cô ngạc nhiên quá
đỗi vì không ngờ trên đời này lại có một người đẹp trai, hảo tướng đến như vậy. Cô
vội vàng chạy về nói với cha: “Thưa cha, con đã gặp người xứng đáng”. “Người đó
như thế nào?”. “Con người vô cùng tốt, vô cùng đẹp, tướng vô cùng quý, chỉ có điều là
đang đi tu” Ông nói: “Để cha xem sao”. Nói rồi, ông đi vào rừng hướng về nơi Đức
Phật đang đi. Đức Phật biết được tâm ông ta nên dùng thần thông in lại dấu chân Ngài
lên mặt đất (bình thường Ngài đi rất nhẹ).
Bàn chân Đức Phật có một cái xoáy ở giữa, như là bánh xe pháp. Khi vào rừng, nhìn
thấy dấu chân, ông già nói: “Không xong rồi” và quay về. Ông nói với vợ: “Không
được rồi bà ơi, người này là vị Thánh, bàn chân rất đầy lại có xoáy ở giữa”. Bà vợ

thương con gái quá nên thuyết phục chồng : “Thôi kệ, Thánh thì Thánh, tu thì tu, cũng
có thể làm vua được. Con mình đã thích rồi, đừng để nó buồn”. Hai vợ chồng cùng với
con gái dắt nhau vào rừng gặp Ngài. Lúc ấy, Đức Phật đang bình lặng ngồi Thiền. Ông
già đứng chào và nói: “ Thưa ông, tôi là người giàu có ở làng này, tôi có một đứa con
gái duy nhất, sắc đẹp của nó cũng không thua kém ai. Đã đến lúc cần phải chọn cho nó
một nơi xứng đáng để gởi tấm thân. Nó có quý tướng đặc biệt. Thấy Ngài cũng rất
quý, tôi muốn chọn Ngài làm con rể. Mặc dù Ngài đang tu hành, nhưng nếu Ngài đồng
ý về làm rể của tôi thì Ngài sẽ được tất cả”. Ông huyên thuyên, hứa hẹn rất nhiều. Đức
Phật trả lời: “ Từ rất lâu, Như Lai đã vứt bỏ tất cả mọi tham muốn tầm thường ở thế
gian này. Ái dục chỉ làm cho người ta đau khổ. Còn tấm thân gọi là đẹp, mỹ miều có
nghĩa lý gì đâu. Đó chẳng qua là cái túi da mỹ miều chứa đựng bên trong những điều
hôi thối. Một ngày kia, thân sẽ già nua, tàn tạ héo úa, da sẽ nhăn nheo, tóc bạc, mắt tí
hí, lưng còng…Nếu nhìn kỹ bản chất, sẽ không có gì là đẹp, đừng chấp vào sắc đẹp.
Như Lai từ lâu đã vượt qua những ham muốn tầm thường như vậy”.
Biết không thuyết phục được, hai vợ chồng tiu nghỉu ra về. Cô gái nghe vậy, không
hiểu rõ đó là đạo lý, cứ tưởng rằng người kia chê mình xấu, chửi mình bên ngoài đẹp
đẽ mỹ miều nhưng bên trong hôi thối. Cô đâm ra giận và nuôi lòng oán hận. Quả thật,
ông già coi tướng đúng. Sau này vua Udena (tức vua U Điền) rước bà về làm Hoàng
hậu. Nhưng trong lòng bà vẫn nuôi mối căm thù đó.
Một lần, nghe tin Đức Phật tới xứ mình, bà ra lệnh toàn dân đứng hai bên đường để
chửi Ngài. Lúc đó, đường sá rất hẹp. Người đứng hai bên chỉ tay vào gần chạm mặt
Ngài. Cứ thế, họ xếp hàng hai bên chửi mắng Ngài thậm tệ. Ai chửi hay đều được
Hoàng hậu trọng thưởng. Ngài A Nan đi với Ngài không chịu nổi cảnh người ta xúc
phạm Đức Phật bèn thưa:
- Bạch Thế Tôn, dân xứ này không ưa mình, thôi chúng ta đi nơi khác.
- Đi đâu, nếu nơi đó người ta chửi nữa thì sao?
- Dạ, mình đi chỗ khác nữa.
- Nếu đi nữa cũng gặp người ta chửi thì sao?
- Dạ, mình lại đi nữa.
Đức Phật nói:

- “ Không phải, nghiệp xuất hiện chỗ nào sẽ hết ở chỗ đó”.
Nói rồi, Ngài ôm bình bát đi tiếp. Nơi nào có người đang chờ Ngài đến để chửi, là
Ngài đến nơi đó. Cứ thế, nghe người ta chửi chỗ này xong, Ngài lại đến chỗ khác tiếp
tục nghe chửi. Ngài A Nan vẫn lẽo đẽo theo sau để được nghe chửi cùng Ngài.
Ngày hôm đó, không ai cúng vật gì, hai thầy trò nghe chửi no và nhịn đói trở về. Hôm
sau, vẫn ôm bình bát, Ngài đi vào làng. Dân chúng cũng đứng xếp hàng chờ chửi.
Không một chút ngần ngại, Ngài đến ngay những chỗ họ đang đứng. Qua hết con
đường này, rồi lại đến con đường kia, người người đang đứng chờ Ngài để chửi, Ngài
vẫn không nói gì. Thêm một ngày nữa, Ngài nhịn đói để nghe chửi rồi trở về nhà.
Ngài A Nan vô cùng đau khổ. Đến ngày thứ tư, dân chúng bắt đầu không chửi nổi nữa.
Thấy Ngài vẫn tiếp tục ôm bình bát đi một cách thong dong, họ chỉ đứng nhìn với ánh
mắt ngạc nhiên pha lẫn niềm thán phục mặc cho Hoàng hậu ra lệnh tiếp tục chửi. Ngài
cứ lặng lẽ đi. Người ta cứ lặng lẽ nhìn. Thấy dân chúng không chửi nữa, Hoàng hậu hạ
lệnh quyết liệt hơn. Cũng chỉ được một vài người chửi một hai câu rồi dừng lại. Họ
không dám chửi nữa vì nhìn thấy gương mặt của Ngài rạng rỡ, bình an, mà từ bi quá.
Dần dần, Ngài đã hoá độ được dân chúng xứ này.
Chú chim ưng của Thành Cát Tư Hãn
Mờ sáng hôm ấy, Đại Hãn, vị hoàng đế vĩ đại và là chiến binh dũng cảm nhất
thảo nguyên Mông Cổ, cùng những chiến tướng cận thần phóng ngựa vào rừng bắt đầu
một chuyến đi săn mới. Khu rừng mọi hôm yên ắng, hôm nay bỗng rộn lên tiếng người
cười nói, tiếng vó ngựa, tiếng chó sủa
Trên cổ tay Đại Hãn ngất nghểu con chim ưng mà ông rất mực yêu quí. Vào
thời đó, chim ưng được huấn luyện để đi săn. Chỉ cần nghe hiệu lệnh của chủ nhân là
con chim bay vút lên cao nhìn dáo dác xung quanh tìm kiếm con mồi. Nếu phát hiện
thấy nai hoặc thỏ, nó sẽ lao xuống như tên bắn và vồ chặt chúng.
Mặt trời bắt đầu khuất dần sau các dãy núi nhưng Đại Hãn và đoàn tùy tùng vẫn
chưa săn được nhiều con mồi như mong đợi. Nóng lòng, Đại Hãn thúc ngựa vượt lên
phía trước tách khỏi đoàn. Ông đã quá quen thuộc với khu rừng này. Trong khi mọi
người tiếp tục đi theo con đường cũ thì ông lại chọn con đường xa hơn, chạy xuyên
qua thung lũng giữa hai dãy núi.

Sau nhiều giờ quần thảo trên ngựa dưới sức nóng của buổi chiều hè, hoàng đế
bắt đầu cảm thấy khát nước. Con chim ưng vụt khỏi cổ tay ông và lao vút đi, ông tin là
nó sẽ tìm được đường quay về. Chợt ông thấy có nước rỉ ra từ một ghềnh đá. Đại Hãn
xuống ngựa, lấy từ trong túi săn một cái cốc nhỏ bằng bạc rồi bước đến hứng những
giọt nước đang rỉ ra. Ông kiên nhẫn và biết rằng phải lâu lắm cốc nước mới đầy.
Miệng ông khát đắng nên không kịp chờ nước đầy ly, ông vội đưa ngay lên miệng
chuẩn bị uống. Bất thình lình, một âm thanh vút lên từ trên không và một vật xẹt
ngang tay ông, chiếc ly rơi xuống đất. Thì ra đó là con chim ưng yêu quí của ông. Con
chim ưng bay tới bay lui thêm vài lần rồi buông cánh đậu giữa các vách đá bên khe
nước.
Đại Hãn nhặt chiếc ly lên và một lần nữa đưa vào hứng lại từng giọt. Lần này
ông không đợi lâu hơn. Khi hứng được gần nửa ly, ông nâng ly lên miệng nhưng trước
khi chiếc cốc chạm vào môi, con chim ưng lại bay vụt xuống và làm rớt ly nước khỏi
tay ông.
Đại Hãn bắt đầu nổi giận. Ông tiếp tục lần nữa và lần thứ ba con chim ưng lại
đánh đổ ly nước. Đại Hãn vô cùng giận dữ, hét lớn:
- Con vật khốn kiếp kia, sao ngươi dám làm như thế? Đừng để ta bắt được ngươi,
không thì ta sẽ vặn cổ ngươi đó!
Và rồi ông hứng lại ly nước khác. Lần này trước khi đưa lên miệng uống, ông
rút gươm cầm trên tay.
- Nào, đây là lần cuối cùng ta chịu đựng ngươi đó! - Đại Hãn nóng giận hét lên thành
lời. Gần như ông vừa dứt hết câu, con chim lao nhanh xuống và hất mạnh ly nước. Giờ
đây, nhà vua không tha thứ được nữa. Một lằn sáng vút lên và thanh gươm của ông
chém trúng con chim. Con chim đáng thương nằm quằn quại và giẫy chết dưới chân
chủ nhân nó. Không chút xót thương, Đại Hãn gằn giọng:
- Cái chết thật xứng đáng với tội láo xược của nhà ngươi.
Khi phát hiện chiếc ly bị rơi vào giữa hai tảng đá và ông không thể với lấy nó
được, ông tự nhủ “Ta sẽ uống nước tại con suối”. Và ông bắt đầu leo lên sườn đá dốc,
ngược theo dòng nước chảy để lần đến con suối. Khi đến nơi, con suối mà ông nghĩ
thực ra chỉ là một vũng nước nhỏ, nhưng vật nằm trong đó đã làm nước trào hẳn ra

ngoài. Và chính vật này khiến Đại Hãn hoảng sợ thật sự: một con rắn lớn, nổi tiếng là
loài cực độc, đang nằm chết rữa giữa vũng nước. (điều này đồng nghĩa với việc nếu
ông uống những cốc nước kia thì ông sẽ bị nhiễm độc mà chết)
Đại Hãn đứng khựng lại, quên cả cơn khát cháy cổ. Ông đau đớn khi nghĩ đến
hành động vừa rồi của mình, cơn tức giận nhất thời đã khiến ông vung gươm giết chết
con chim yêu quý - chỉ vì nó muốn cứu mạng ông. Kể từ đó, hình ảnh con chim ưng
giẫy chết trong vũng máu luôn nhắc nhở ông đừng bao giờ hành động điều gì trong
cơn tức giận.
Ô cửa sổ bệnh viện
Hai người đàn ông bị bệnh nặng cùng nằm điều trị chung một phòng bệnh. Một
người bị bệnh nước trong phổi còn người kia bị liệt nửa người.
Vào mỗi buổi trưa, người bị bệnh phổi phải ngồi dậy khoảng một tiếng đồng hồ
để phổi được khô ráo. Giường của ông ta đặt gần ô cửa sổ duy nhất trong phòng.
Còn người bị liệt thì suốt ngày phải nằm trên giường. Họ thường trò chuyện với
nhau hàng giờ về gia đình, bạn bè, cuộc sống và cùng nhau ôn lại những kỷ niệm
thời còn phục vụ trong quân ngũ.
Mỗi trưa, khi người đàn ông trên giường bệnh gần cửa sổ ngồi dậy, ông ta
thường tiêu khiển bằng cách kể lại cho người bạn cùng phòng nghe về những gì mình
nhìn thấy bên ngoài cửa sổ.
Qua lời kể của bạn, người bệnh ở giường bên kia như được sống lại trong thế
giới muôn màu muôn vẻ bên ngoài khung cửa. Nơi đó có một công viên xanh ngát với
hồ nước trong xanh, thơ mộng cùng đàn thiên nga thong thả lượn quanh. Cạnh đó,
những đứa trẻ đang thả lên mặt hồ phẳng lặng những chiếc thuyền bằng giấy. Những
đôi tình nhân tay trong tay đang dìu nhau dạo chơi quanh luống hoa hồng đỏ thắm
Tất cả như một bức tranh thơ mộng đầy màu sắc. Trong khi người bệnh gần cửa sổ say
sưa kể thì ở giường bên kia, bạn của ông đang lim dim đôi mắt, mường tượng trước
mắt mình một khung cảnh đẹp như mơ.
Vào một buổi chiều ấm áp, người bệnh ở giường gần cửa sổ kể lại cho bạn
mình nghe về một cuộc diễu binh đang diễn ra bên ngoài. Mặc dù không nghe được
dàn nhạc đang tấu khúc quân hành ngoài kia nhưng người đàn ông bị liệt vẫn có thể

hình dung ra quang cảnh hùng tráng ấy.
Ngày tháng lặng lẽ trôi qua.
Một buổi sáng, như thường lệ, cô y tá trực đem nước đến cho họ, thì tình cờ
phát hiện người bệnh nhân nằm bất động trên chiếc giường cạnh cửa sổ. Ông ấy đã trút
hơi thở cuối cùng trong giấc ngủ yên lành đêm qua.
Sau cái chết của bạn, người đàn ông bị liệt yêu cầu được chuyển sang chiếc
giường cạnh cửa sổ. Trên chiếc giường mới, nén đau đớn, ông tìm mọi cách chống tay
từ từ ngồi dậy và bắt đầu phóng tầm nhìn ra thế giới bên ngoài. Nhưng trước mắt ông
chỉ là một bức tường trắng xóa.
Mãi sau này ông mới biết được sự thật: người bạn quá cố của ông là một người
mù, thậm chí ông ấy còn không thể trông thấy được bức tường vô cảm kia. Điều ông
ấy muốn là đem lại cho bạn mình niềm vui và sự an ủi.
Câu chuyện về cuốn sách và giỏ đựng than
Tại một trang trại nhỏ ở miền núi xa xôi thuộc miền Đông bang Kentucky, có
hai ông cháu nọ sống cùng với nhau. Mỗi buổi sáng, người ông thường thức dậy rất
sớm để đọc sách. Đây là thói quen từ lâu của ông và chưa buổi sáng nào ông quên thực
hiện nó. Có những cuốn sách ông đọc rất nhiều lần, nhiều đến mức gáy sách đã trở nên
sờn cũ, thế nhưng lâu lâu, ông lại lấy ra xem lại. cậu cháu trai cũng bắt chước ông,
cũng cố gắng đọc sách đều đặn mỗi ngày. Rồi một ngày, cậu hỏi ông:
ông ơi, cháu cũng thử đọc sách như ông, nhưng cháu không hiểu gì cả. hoặc là có
những đoạn cháu hiểu nhưng khi gấp sách lại là cháu quên ngay. Thế thì đọc sách có
gì tốt đâu mà ông đọc thường xuyên thế ạ?
Ông cụ lúc đó đang đổ than vào lò, quay lại nhìn cháu và khẽ nói:
Cháu hãy đem cái giỏ đựng than này ra sông và mang về cho ông một giỏ nước nhé!
Cậu bé liền làm theo lời ông. Nhưng tất nhiên toàn bộ nước đã chảy ra khỏi giỏ trước
khi cậu bé quay về đến nhà.
Nhìn thấy cái giỏ, ông cụ cười vang và nói:
Nước chảy hết mất rồi! có lẽ lần sau cháu sẽ phải đi nhanh hơn nữa!
Rồi ông bảo cậu bé quay lại sông để lấy một giỏ nước khác
Lần này cậu bé cố chạy nhanh hơn, nhưng lại một lần nữa, khi cậu về đến nhà thì cái

giỏ đã trống rỗng. thở không ra hơi, cậu nói với ông:
Đựng nước vào cái giỏ là điều không thể.
Nói rồi cậu đi lấy một chiếc xô để múc nước.
Nhưng ông cụ ngăn lại:
Ông không muốn lấy một xô nước. ông muốn lấy một giỏ nước cơ mà! Cháu có thể
làm được đấy, chỉ có điều cháu chưa cố hết sức thôi!
Rồi ông lại bảo cháu mình ra sông lấy nước một lần nữa. vào lúc này, cậu bé đã biết
rằng không thể đựng nước vào giỏ được nhưng cậu không muốn cãi lời ông, đồng thời
cho ông thấy rằng dù cậu có chạy nhanh đến đâu, nước cũng sẽ chảy hết ra khỏi giỏ
trước khi cậu về đến nhà. Thế là cậu bé lại lấy nước, lại chạy nhanh hết sức, và khi về
đến chỗ ông, cái giỏ lại trống rỗng.
Ông xem này – Cậu bé thở hổn hển nói – Thật vô là vô ích!!
Cháu lại nghĩ nó là vô ích ư? – Ông cụ mỉm cười hiền từ. – Cháu thử nhìn cái giỏ xem!
Cậu bé nhìn vào cái giỏ, và lần đầu tiên cậu nhận ra rằng cái giỏ trông khác hẳn ban
đầu. nó không còn là cái giỏ than đen bẩn nữa, mà đã được nước rửa sạch sẽ.
Cháu của ông, đó là những gì diễn ra khi cháu đọc sách. Có thể cháu không hiểu hoặc
không nhớ được mọi thứ, nhưng khi cháu đọc, sách sẽ thay đổi cháu từ bên trong tâm
hồn, như nước đã làm sạch giỏ than kia vậy.
Chuyện cây táo
Ngày xửa ngày xưa có một cây táo to. Một cậu bé rất thích đến chơi với cây táo
mỗi ngày. Nó leo lên ngọn cây hái táo ăn, ngủ trưa trong bóng râm. Nó yêu cây táo và
cây cũng rất yêu nó. Thời gian trôi qua, cậu bé đã lớn và không còn đến chơi với cây
táo mỗi ngày. Một ngày nọ, cậu bé trở lại chỗ cây táo với vẻ mặt buồn rầu, cây táo reo
to :
- Hãy đến chơi với ta.
- Cháu không còn là trẻ con, cháu chẳng thích chơi quanh gốc cây nữa.Cháu chỉ thích
đồ chơi thôi và cháu đang cần tiền để mua chúng.
- Ta rất tiếc là không có tiền, nhưng cậu có thể hái tất cả táo của ta và đem bán. Rồi
cậu sẽ có tiền.
Cậu bé rất mừng. Nó vặt tất cả táo trên cây và sung sướng bỏ đi, Cây táo lại buồn bã vì

cậu bé chẳng quay lại nữa.
Một hôm, cậu bé – giờ đã là một chàng trai – trở lại và cây táo vui lắm :
- Hãy đến chơi với ta.
- Cháu không có thời gian để chơi. Cháu còn phải làm việc nuôi sống gia đình. Gia
đình cháu đang cần một mái nhà để trú ngụ. Bác có giúp gì được cháu không ?
- Ta xin lỗi, ta không có nhà. Nhưng cậu có thể chặt cành của ta để dựng nhà.
Và chàng trai chặt hết cành cây. Cây táo mừng lắm nhưng cậu bé vẫn chẳng quay lại.
Cây táo lại cảm thấy cô đơn và buồn bã.
Một ngày hè nóng nực, chàng trai – bây giờ đã là người cao tuổi – quay lại và cây táo
vô cùng vui sướng.
- Hãy đến chơi với ta.
- Cháu đang buồn vì cảm thấy mình già đi. Cháu muốn đi chèo thuyền thư giãn một
mình. Bác có thể cho cháu một cái thuyền không ?
- Hãy dùng thân cây của ta để đóng thuyền. Rồi cậu chèo ra xa thật xa và sẽ thấy thanh
thản.
Chàng trai chặt thân cây làm thuyền. Cậu chèo thuyền đi. Nhiều năm sau, chàng trai
quay lại.
- Xin lỗi, con trai của ta. Nhưng ta chẳng còn gì cho cậu nữa. Không còn táo.
- Cháu có còn răng nữa đâu mà ăn.
- Ta cũng chẳng còn cành cho cậu leo trèo.
- Cháu đã quá già rồi.
- Ta thật sự chẳng giúp gì cho cậu được nữa. Cái duy nhất còn lại là bộ rễ đang chết
dần mòn của ta – cây táo nói trong nước mắt.
- Cháu chẳng cần gì nhiều, chỉ cần một chỗ ngồi nghỉ. Cháu đã quá mệt mỏi sau những
năm đã qua.
- Ôi, thế thì cái gốc cây già cỗi này là một nới rất tốt cho cậu ngồi dựa vào và nghỉ
ngơi.
- Hãy đến đây với ta.
Chàng trai ngồi xuống và cây táo mừng rơi nước mắt.
Đây là câu chuyện của tất cả chúng ta. Cây táo là cha mẹ chúng ta. Khi chúng ta

còn trẻ, ta thích chơi với cha mẹ. Khi lớn lên, chúng ta bỏ họ mà đi và chỉ quay
trở về khi ta cần họ giúp đỡ. Bất kể khi nào cha mẹ vẫn luôn sẵn sàng nâng đỡ
chúng ta để ta được hạnh phúc. Bạn có thể nghĩ cậu bé đã rất bạc bẽo với cây táo,
nhưng đó cũng là cách mà chúng ta đang đối xử vơi cha mẹ mình đấy!
Giàu và nghèo
Một người cha giàu có đưa con trai về vùng nông thôn chơi với ý định chỉ cho
con mình thấy con người có thể nghèo đến mức nào. Họ ở một ngày một đêm tại trang
trại của một gia đình vô cùng nghèo khổ. Khi trở về, người cha hỏi:
- Chuyến đi thế nào hả con trai?
- Thích lắm ạ, thưa cha!
- Con đã hiểu người ta có thể nghèo đến mức nào chưa? – Người cha hỏi.
- Rồi ạ!
- Vậy con học được gì nào?
Cậu con trả lời:
- Con thấy nhà ta chỉ có một con chó, họ có những bốn con. Chúng ta chỉ có một bể
bơi ở giữa sân, còn họ có một con sông rộng mênh mông. Trong vườn nhà chúng ta
thắp những bóng đèn nhập ngoại, vườn họ có cả một trời sao.
Khi cậu bé ngưng lời, người cha lặng đi không nói gì.
- Cảm ơn cha vì đã chỉ cho con thấy chúng ta nghèo đến mức nào!
Phải chăng tất cả đều tùy thuộc vào cách bạn nhìn mọi thứ? Bạn có thể có được tất cả
của cải của mình mong ước, nhưng nếu tâm hồn bạn nghèo nàn, bạn sẽ chẳng có gì cả.
Người mẹ một mắt
Mẹ tôi làm nghề nấu ăn để nuôi tôi ăn học. Một lần bà đến trường để kiếm tôi
làm tôi phát ngượng. Sao bà lại có thể làm như thế với tôi? Tôi lơ bà đi, ném cho bà
một cái nhìn đầy căm ghét rồi chạy biến. Ngày hôm sau, một trong những đứa bạn học
trong lớp la lên: “Ê, tao thấy rồi. Mẹ mày chỉ có một mắt!”.
Tôi xấu hổ chỉ muốn chôn mình xuống đất. Tôi chỉ muốn bà biến mất khỏi cuộc đời
tôi. Ngày hôm đó đi học về tôi nói thẳng với bà: “Mẹ chỉ muốn biến con thành trò
cười!”.
Mẹ tôi không nói gì. Còn tôi, tôi chẳng để ý gì đến những lời nói đó, vì lúc ấy lòng tôi

tràn đầy giận dữ. Tôi chẳng để ý gì đến cảm xúc của mẹ. Tôi chỉ muốn thoát ra khỏi
nhà, không còn liên hệ gì với mẹ tôi. Vì thế tôi cố gắng học hành thật chăm chỉ, và sau
cùng, tôi có được một học bổng để đi học ở Singapore.
Sau đó, tôi lập gia đình, mua nhà và có mấy đứa con. Vợ tôi là con nhà gia thế, tôi giấu
nàng về bà mẹ của mình, chỉ nói mình mồ côi từ nhỏ. Tôi hài lòng với cuộc sống, với
vợ con và những tiện nghi vật chất tôi có được ở Singapore. Tôi mua cho mẹ một căn
nhà nhỏ, thỉnh thoảng lén vợ gởi một ít tiền về biếu bà, tự nhủ thế là đầy đủ bổn phận.
Tôi buộc mẹ không được liên hệ gì với tôi.
Một ngày kia, mẹ bất chợt đến thăm. Nhiều năm rồi bà không gặp tôi, thậm chí bà
cũng chưa bao giờ nhìn thấy các cháu. Khi thấy một bà già trông có vẻ lam lũ đứng
trước cửa, mấy đứa con tôi có đứa cười nhạo, có đứa hoảng sợ. Tôi vừa giận vừa lo vợ
tôi biết chuyên, hét lên: “Sao bà dám đến đây làm con tôi sợ thế? Đi khỏi đây ngay!”.
Mẹ tôi chỉ nhỏ nhẹ trả lời “Ồ, xin lỗi, tôi nhầm địa chỉ!” và lặng lẽ quay đi. Tôi không
thèm liên lạc với bà trong suốt một thời gian dài. Hồi nhỏ, mẹ đã làm con bị chúng bạn
trêu chọc nhục nhã, bây giờ mẹ còn định phá hỏng cuộc sống đang có của con hay
sao?
Một hôm, nhận được một lá thư mời họp mặt của trường cũ gởi đến tận nhà, tôi nói dối
vợ là phải đi công tác. Sau buổi họp mặt, tôi ghé qua căn nhà của mẹ, vì tò mò hơn là
muốn thăm mẹ. Mấy người hàng xóm nói rằng mẹ tôi đã mất vài ngày trước đó và do
không có thân nhân, sở an sinh xã hội đã lo mai táng chu đáo.
Tôi không nhỏ được lấy một giọt nước mắt. Họ trao lại cho tôi một lá thư mẹ để lại
cho tôi:
“Con yêu quý,
Lúc nào mẹ cũng nghĩ đến con. Mẹ xin lỗi về việc đã dám qua Singapore bất ngờ và
làm cho các cháu phải sợ hãi. Mẹ rất vui khi nghe nói con sắp về trường tham dự buổi
họp mặt, nhưng mẹ sợ mẹ không bước nổi ra khỏi giường để đến đó nhìn con. Mẹ ân
hận vì đã làm con xấu hổ với bạn bè trong suốt thời gian con đi học ở đây.
Con biết không, hồi con còn nhỏ xíu, con bị tai nạn và hỏng mất một bên mắt. Mẹ
không thể ngồi yên nhìn con lớn lên mà chỉ có một mắt, nên mẹ đã cho con con mắt
của mẹ. Mẹ đã bán tất cả những gì mẹ có để bác sĩ có thể thay mắt cho con, nhưng

chưa bao giờ mẹ hối hận về việc đó. Mẹ rất hãnh diện vì con đã nên người, và mẹ kiêu
hãnh vì những gì mẹ đã làm được cho con. Con đã nhìn thấy cả một thế giới mới, bằng
con mắt của mẹ, thay cho mẹ
Mẹ yêu con lắm,
Mẹ ".
Chú chim sáo xanh
Ngày xưa, có một cậu bé rất vui vẻ vô tư. Cậu có một người bạn nhỏ dễ thương:
chú chim sáo màu xanh. Họ rất thân thiết, mỗi khi cậu đi đâu, chú chim thường bay líu
ríu bên cạnh.
Ngày nọ, một cô bé rất xinh chuyển vào lớp của cậu bé. Chàng trai nhỏ của chúng ta
tuy thầm mến cô bé nhưng lại rất nhút nhát. Phải cho đến khi nhà trường tổ chức một
buổi liên hoan thì cậu mới lấy hết can đảm gặp cô bé và nói lời mời.
Cô bé vốn là hoa khôi trong trường, dù không kiêu ngạo nhưng cô không muốn đi
riêng cùng một cậu bé, sợ bạn bè trêu chọc. Cho nên cô nói với cậu bé rằng nếu cậu
tìm được một bông hồng đỏ cho cô thì cô sẽ nhận lời mời.
Cậu bé nghe vậy rất buồn, vì cậu biết rằng ở khắp vùng này không hề có một cây bông
hồng đỏ nào, mà chỉ toàn một loại hồng trắng. Trên đường về nhà, cậu cứ lẩm bẩm
rằng tại sao cô bé không đòi hoa hồng trắng, thế thì dễ cho cậu bao nhiêu.
Trong khi ấy thì người bạn nhỏ - chú chim sáo xanh đã hiểu những gì cậu bé cần và
suốt đêm đó chim sáo không ngủ. Khi bình minh lên cũng là lúc chú chim nghĩ ra cách
để giúp bạn mình. Nó bay đi tìm một bông hồng lớn gần nhà, bên cạnh những bụi gai
và lất hết sức mình lao vào bụi gai. Những giọt máu của chú chim nhỏ thấm vào những
cánh hoa trắng và nhuộm đỏ thành một bông hồng thắm.
Khi cậu bé ra khỏi nhà, cậu nhìn thấy một bông hồng đỏ thẫm ngay trước cửa. Không
tin vào mắt mình, cậu bé cúi nhặt bông hoa và vì quá vui mừng, cậu bé đã không nhận
thấy chim sáo xanh nằm trong vũng máu gần đó.
Cậu bé cầm bông hồng đến trường, nhưng trên đường cậu gặp đám bạn gần nhà đang
chơi đá bóng rất sôi nổi. Ban đầu, cậu bé bảo rằng mình đang có việc quan trọng
nhưng đám bạn cứ nài kéo cậu chơi cùng. Cậu bé nhìn đám bạn rồi quay dang nhìn
bông hồng rồi nghĩ: “Thực ra cô bé ấy cũng chẳng muốn đi cùng mình đâu nên mới

đòi bông hồng đỏ chứ. Dù mình có mang đến, chắc gì cô ấy đã đồng ý!”. Thế là cậu
quăng bông hồng đi và chạy vào sân bóng.
Có lẽ bạn đọc câu chuyện này thấy quen quen, và tôi cũng đã thấy như vậy. Những
giọt máu ấm nóng nhuộm đỏ cánh hồng bạch, nhuộm đỏ tuyết…là những hình tượng
thường thấy trong truyện cổ tích.
Chỉ có điều, câu chuyện này có thêm một kết thúc khác với ẩn ý của nó:
- Cậu bé là hình ảnh của mỗi chúng ta.
- Chim sáo xanh là sự hiện diện của những gì tốt đẹp: gia đình, bạn thân, những cơ
hội…
- Cô bé biểu tượng cho một mục đích cần đạt tới.
- Bông hồng đỏ tượng trưng cho những khó khăn cần vượt qua.
- Trận bóng cùng đám bạn chính là những thú vui nhỏ nhặt, những lợi ích trước mắt
mà đôi khi chúng ta không kiềm chế được nên đã vì chúng mà bỏ qua cả mục đích của
chính mình.
Một phụ nữ ngồi trong phòng đợi, Trong nhiều giờ đằng đẵng trước chuyến bay. Cô cố
tìm một quyển sách ưng ý nơi quầy sách, Mua một hộp bánh và tìm nơi ngồi nghỉ.
Tên trộm bánh quy
Khi đắm mình trong từng trang sách thì tình cờ cô thấy,
Người đàn ông bên cạnh, trơ tráo biết mấy,
Lấy bánh từ chiếc hộp đặt giữa hai người.
Để tránh cãi vã, cô đã cố làm ngơ.
Cô đọc sách, nhai bánh và sốt ruột xem đồng hồ.
Trong khi hắn trơ tráo chén gần hết hộp bánh của cô.
Từng phút trôi qua, cô càng giận tím mặt,
"Nếu ta không tốt bụng, hắn đã bầm mặt."
Mỗi cái bánh cô lấy, hắn cũng lấy một cái,
Khi chỉ còn một cái, cô tự hỏi hắn sẽ làm gì.
Với nụ cười trên môi, và cử chỉ gượng gạo,
Hắn lấy chiếc cuối cùng và bẻ đôi nó ra.
Đưa cho cô một nửa và ăn tiếp nửa kia,

Cô giật miếng bánh từ trên tay hắn và thầm nghĩ
“Thật trơ tráo và vô cùng khiếm nhã.
Sao hắn chẳng hề tỏ chút hàm ơn!”
Chẳng muốn tìm hiểu khi cơn nóng giận lên cao,
Cô thở phào khi chuyến bay được thông báo.
Cô thu dọn đồ đạc và đi tới cửa vào,
Chẳng thèm ngoái nhìn tên trộm vô ơn.
Cô lên máy bay, và ngồi phịch xuống ghế,
Rồi tìm cuốn sách cô đọc đã gần xong.
Cô lục túi xách của mình, và ồ lên kinh ngạc,
Hộp bánh quy của cô, nằm ngay trước mắt.
"Nếu hộp bánh mình đây", cô kêu lên tuyệt vọng,
“Thì ra những cái bánh kia là của ông ta và ông đã cố chia sẻ."
Quá trễ để nói lời xin lỗi, cô nhận ra trong hối hận
Rằng cô mới là người khiếm nhã, là tên ăn trộm vô ơn!
Người khách qua đêm
Thung lũng Greenbriar gần như khuất mình sau những đám mây thấp, với
những cơn mưa rào trút xuống liên tục. Trong lúc lội qua mảnh sân sình lầy để làm
những việc lặt vặt như thường lệ, tôi nhìn thoáng qua con đường chạy ngang nhà mình
rồi uốn khúc về phía thung lũng. Tôi chợt thấy một chiếc xe hơi đỗ lại bên đường,
cách bãi cỏ nhà tôi không xa.
Rõ ràng là chiếc xe đang gặp sự cố. Nếu không, chẳng có ai lại đi sửa xe dưới trời
mưa, nhất là khi đang ăn mặc bảnh bao như thế. Tôi làm việc của mình nhưng vẫn
quan sát người thanh niên nọ. Rõ ràng là cậu ta chẳng rành máy móc gì cả. Cậu vất vả

×