Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

vấn đề thu hút vốn đầu tư trực tiếp fdi ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (277.81 KB, 35 trang )

VẤN ĐỀ THU HÚT VỐN ĐẦU
TƯ TRỰC TIẾP FDI Ở VIỆT
NAM
Kinh tế đầu tư
APRIL 24, 2012
ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

MỤC LỤC
I. Tổng quan về
FDI……………………………………………………………………………
…3
1. Khái
niệm……………………………………………………………………………
……….3
2. Đặc
điểm……………………………………………………………………………
……… 3
3. Các hình thức FDI tại
VN…………………………………………………………… 4
4. Tác động của thu hút trực tiếp nguồn vốn nước ngoài FDI………… 7
II. Các nhân tố ảnh hưởng tới FDI
………………………………………………………8
III.Thực trạng thu nguồn vốn FDI:
………………………………………………………….19
2
1. Thực trạng thu hút FDI vào Việt
Nam………………………………………19
2. Liên hệ quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá…………………….21
IV. Đánh giá:
…………………………………………………………………………………
……….26


1. Thành tựu ……………………….
……………………………………………………………… …26
2. Hạn chế và nguyên
nhân………………………………………………………………………29
V.Giải pháp tăng cường thu hút FDI
…………………………………………………….31
3
Lời Mở Đầu
FDI có ảnh hưởng tới nền kinh tế ở tất cả các lĩnh vực văn hóa kinh tế xã hội. Tuy nhiên , đối với các
nước nghèo hay các nước đang phát triển như nước ta, kỳ vọng lớn nhất của việc thu hút FDI chủ yếu
là nhằm mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Mục tiêu này được thực hiện thông qua tác động tích cực của
FDI đến các yếu tố quan trọng quyết định tốc độ tăng trưởng. Bổ sung nguồn vốn trong nước và cải
thiện cán cân thanh toán quốc tế, tiếp nhận chuyển giao công nghệ hiện đại, kỹ xảo chuyên môn và
phát triển khả năng công nghệ nội địa, phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm, thúc đẩy xuất nhập
khẩu và tiếp cận thị trường thế giới, tạo liên kết giữa các ngành công nghiệp.
Tuy nhiên, không nên chỉ lạc quan với mặt tích cực FDI mang lại mà các nước nhận đầu tư từ nước
chủ nhà cần luôn cảnh giác, tìm hiểu biện pháp để hạn chế các mặt tiêu cực song hành
Trước tình hình đó, chúng ta cần phải có sự nhìn nhận và đánh giá đúng đắn về tầm quan trọng của vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng như sự đóng góp của nó vào sự phát triển kinh tế xã hội của nước ta
trong những năm qua. Trên cơ sở đó đề ra hệ thống những giải pháp cụ thể, kịp thời nhằm thúc đẩy thu
hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong những năm tới, góp phần thực hiện mục tiêu chiến
lược mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra đồng thời hạn chế được các mặt tiêu cực để việc huy động và
sử dụng vốn đạt hiệu quả nhất. Vì thế, cần thiết phải tìm hiểu “Những vấn đề thu hút vốn đầu tư trực
tiếp FDI của Việt Nam hiện nay”
I.Tổngquan về FDI:
1.Khái niệm:
4
FDI là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Foreign Direct Investmen” và được dịch sang tiếng Việt là
đầu tư trực tiếp nước ngoài. Có nhiều khái niệm về FDI như sau:
- Theo khái niệm của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF(1997):

FDI là một hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm đạt được những lợi ích lâu dài trong một doanh
nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền kinh tế nước chủ đầu tư, mục đích của
chủ đầu tư là giành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp.
- Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD):
Đầu tư trực tiếp là hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm thiết lập các mối quan hệ kinh tế lâu dài với
một doanh nghiệp, mang lại khả năng tạo ảnh hưởng đối với việc quản lý doanh nghiệp. Có các mục
đầu tư như:
+ Thành lập hoặc mở rộng một DN hoặc một chi nhánh thuộc toàn quyền quản lý của chủ đầu tư.
+ Mua lại toàn bộ doanh nghiệp đã có.
+ Tham gia vào một doanh nghiệp mới.
+ Cấp tín dụng dài hạn (>5 năm).
- Theo Tổ chức thương mại thế giới WTO:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài
sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó.
- Theo luật đầu tư năm 2005 của Việt Nam:
Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư.
Đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp
pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư theo quy định của luật nhà nước.
2.Đặc điểm và bản chất của FDI:
a.Đặc điểm:
Các chủ đầu tư thực hiện đầu tư trên nước sở tác phải tuần thu pháp luật của nước đó.
- Hình thức này thường mang tình khả thi và hiệu quả kinh tế cao
- Tỷ lệ vốn quy định vốn phân chia quyền lợi và nghĩa vụ các chủ đầu tư
- Thu nhập chủ đầu tư phụ thuộc vào kết quả kinh doanh
- Hiện tượng đa cực và đa biến trong FDI là hiện tượng đặc thù, không chỉ gồm nhiều bên với tỷ lệ
góp vốn khác nhau mà các hình thức khác nhau của Tư Bản tư nhân và tư bản nhà nước cũng tham gia.
- Tồn tại hiện tượng hai chiều trong FDI một nước vừa nhận đầu tư vừa thực hiện đầu tư ra nước
ngoài nhằm tận dụng lợi thế so sánh giữa các nước
5
- Do nhà đầu tư muốn đầu tư vào thì phải tuần thu các quyết định của nước sở tại thì nên tỷ lệ vốn

tối thiểu của nhà đầu tư vào vốn pháp định của dự án là do luật đầu tư của mỗi nước quyết định.
Cămpuchia quyết định là 40% trong khi ở Mỹ lại quyết định 10% và một số nước khác lại là 20%
- Các nhà đầu tư là nguồn bỏ vốn và đóng thời tự mình trực tiếp quản lý và điều hành dự án.
Quyến quản lý phụ thuộc vào vốn đóng góp mà chủ đầu tư đã góp trong vốn pháp định của dự án, nếu
doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thì họ có toàn quyền quyết định
- Kết quả thu được từ dự án được phân chia cho các bên theo tỷ lệ vốn góp vào vốn pháp định sau
khi đã nộp thuế cho nước sở tại và trả lợi tức cổ phần cho các cổ đông nếu là công ty cổ phần.
- FDI thường được thực hiện thông qua việc xây dựng mới hay mua lại một phần hoặc toàn bộ
doanh nghiệp đang hoạt động, thông qua việc mua cổ phiếu để thông tin xác nhận.
b. Bản chất:
- Có sự thiết lập về quyền sở hữu về tư bản công ty một nước ở một nước khác
- Có sự kết hợp quyền sở hữu với quyền quản lý các nguồn vốn đã được đầu tư
- Có kèm theo quyền chuyền giao công nghệ và kỹ năng quản lý
- Có liên quan đến việc mở rộng thị trường của các công ty đa quốc gia
- Gắn liền với sự phát triển của thị trường tài chính quốc tế và thương mại quốc tế
3. Các hình thức FDI tại Việt Nam:
- Doanh nghiệp liên doanh:
Doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài gọi tắt là liên doanh là hình thức được sử dụng rộng rãi nhất
của đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới từ trước tới nay, nó là hình thức thâm nhập vào thị trường
nước ngoài một cách hợp pháp và hiệu quả thông qua hợp tác.
Với hình thức này tổ chức kinh doanh với tính chất quốc tế hình thành từ sự hoạt động dựa trên sự
đóng góp của các bên về vốn, quản lý lao động và cùng chịu trách nhiệm về lợi nhuận cũng như rủi ro
có thể xảy ra, hoạt đọng liên doanh bao gồm cả hoạt động sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch vụ, hoạt
động nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu triển khai.
Ví dụ: Công ty Honda Việt Nam là công ty liên doanh giữa 3 đối tác:
+ Công ty Honda Motor (Nhật Bản- 42%)
+ Công ty Asian Honda Motor (Thái Lan- 28%)
+ Tổng Công ty Máy Động lực và Máy Nông nghiệp Việt Nam- 30%
Với tổng vốn đầu tư 209.252.000 USD, diện tích 219.000 m2 và hơn 5000 lao động thâm nhập thị
trường Việt Nam hơn 10 năm tạo ra nhiều lợi nhuận kinh tế cho các bên tham gia liên doanh và góp

phần phát triển kinh tế Việt Nam.
6
- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài:
Đây cũng là hình thức đầu tư có vốn nước ngoài nhưng ít phổ biến hơn hình thức liên doanh trong hoạt
động đầu tư quốc tế. Hinh thức này là một thực thể kinh doanh có tư cách pháp nhân được thành lập
dựa trên các mục đích của chủ đầu tư và nước sở tại. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoạt động
theo sự điều hành quản lý của chủ đầu tư nước ngoài nhưng vẫn tuỳ thuộc vào điều kiện môi trường
kinh doanh của nước sở tại, đó là điều kiên kinh tế, chính trị, pháp luật, Hình văn hoá, mức độ cạnh
tranh…
- Hợp tác kinh doanh dựa trên cơ sở hợp đồng hợp đồng hợp tác kinh doanh:
Hình thức này là hình thức đầu tư trong đó các bên quy trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh
để tiến hành đầu tư kinh doanh mà không thành lập pháp nhân mới. Hợp đồng hợp tác kinh doanh là
văn bản được ký kết giữa đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh,
quy định rõ việc phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên theo tỷ lệ vốn góp hoặc theo thoả thuận
giữa các bên. Trong quá trình kinh doanh các bên hợp doanh có thể thành lập ban điều phối để theo dõi
giám sát việc thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh. Các bên hợp doanh có nghĩa vụ đối với nhà
nước sở tại một cách riêng rẽ. Quyền lợi, nghĩa vụ của các bên được quy định rõ trong hợp đồng.
- Đầu tư theo hình thức xây dựng- vận hành- chuyển giao (BOT):
BOT(xây dựng- vận hành- chuyển giao) là mô hình liên kết giữa các nhà đầu tư nước ngoài với cơ
quan có thẩm quyền của nước chủ nhà để đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng ( kể cả mở rộng,
nâng cấp, hiện đại hoá công trình) trong một thời gian nhất định để thu hồi vốn và có lợi nhuận hợp lý,
sau đó chuyển giao không bồi hoàn toàn bộ công trình cho nước chủ nhà.
- Đầu tư theo hình thức xây dựng- chuyển giao- kinh doanh (BTO):
Hợp đồng BTO là văn bản kí kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền Việt Nam với các nhà đầu tư
nước ngoài xây dựng cơ sở kết cấu hạ tầng. Sau khi xây dựnrihg xong nhà đầu tư nước ngoài chuyển
giao công trình đó cho nhà nước Việt Nam. Chính phủ Việt Nam dành cho nhà đầu tư kinh doanh trong
một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý.
- Hợp đồng xây dựng- chuyển giao (BT):
Hợp đồng xây dựng- chuyển giao là hình thức hợp đồng kí kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền
của Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng kết cấu hạ tầng. Sau khi xây xong nhà đầu tư

nước ngoài chuyển giao công trình đó cho nhà nước Việt Nam. Chính phủ Việt Nam tạo điều kiện cho
nhà đầu tư nước ngoài thực hiện các dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý.
- Đầu tư thông qua mô hình công ty mẹ và con (Holding company):
Là một công ty sở hữu vốn trong một công ty khác ở mức đủ kiểm soát hoạt động quản ly và điều hành
công ty đó thông qua việc gây ảnh hưởng hoặc lựa chọn thành viên hội đồng quản trị. Holding
company được thành lập dưới dạng công ty cổ phần, và đã tạo ra rất nhiều thuận lợi:
7
+ Cho phép các nhà đầu tư huy động vốn để triển khai nhiều dự án khác nhau; tạo đk thuận
lợi cho họ điều phối hđ và hỗ trợ các công ty trực thuộc trong việc tiếp thị, tiêu thụ hàng hóa…
+ Quản lý các khoản vốn góp của mình trong công ty khác như một thể thống nhất về việc ra quyết
định và lập kế hoạch chiến lược điều phối các hoạt động và tài chính cả nhóm công ty.
+ Lập kế hoạch chỉ đạo, kiểm soát các luồng lưu chuyển vốn trong danh mục đầu tư.
+ Cung cấp cho các công ty con các dv như: kiểm toán nội bộ, quan hệ đối ngoại, phát triển thị
trường, lập kế hoạch, nghiên cứu và phát triển.
- Hình thức công ty cổ phần:
Là hình thức doanh nghiệp trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần,
các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi
vốn đã góp vào doanh nghiệp cổ đông. Đặc trưng của nó là quyền phát hành chứng khoán ra công
chúng và các cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác.
- Hình thức đầu tư mua lại và sáp nhập M&A (Merger & Acquisition):
Là một hình thức liên quan tới việc mua lại và hợp nhất với một doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt
động. Với hình thức này có tận thể tận dụng lợi thế của đối tác ở nơi tiếp nhận đầu tư tận dụng thị
trường, tiết kiệm thời gian, giảm thiểu rủi ro.
+ Sáp nhập doanh nghiệp là hình thức một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền,
nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của
các doanh nghiệp bị sáp nhập.
+ Hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hay nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ
và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành doanh nghiệp mới.
- Hình thức công ty hợp doanh:
Là doanh nghiệp phải có ít nhất 2 thành viên hợp danh, có thể có thành viên góp vốn. Các thành viên

là cá nhân có trình độ chuyên môn, có uy tín nghề nghiệp, có quyền ngang nhau khi quyết định các vấn
đề quản lý của công ty, không được tham gia quản lý công ty và hoạt động kinh doanh. Hình thức đầu
tư này phù hợp với các DN nhỏ, nhưng vì có những ưu điểm rõ nét nên cũng được các DN lớn quan
tâm. Việc cho ra đời hình thức công ty hợp danh tạo thêm nhiều cơ hội cho nhà đầu tư lựa chọn hình
thức đầu tư phù hợp với yêu cầu, lợi ích của họ.
4. Tác động của thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI):
* Tác động tích cực của thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài:
- Tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý:
Trong một số trường hợp, vốn cho tăng trưởng dù thiếu vẫn có thể huy động được phần nào bằng
"chính sách thắt lưng buộc bụng". Tuy nhiên, công nghệ và bí quyết quản lý thì không thể có được
8
bằng chính sách đó. Thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia sẽ giúp một nước có cơ hội tiếp thu công
nghệ và bí quyết quản lý kinh doanh mà các công ty này đã tích lũy và phát triển qua nhiều năm và
bằng những khoản chi phí lớn. Tuy nhiên, việc phổ biến các công nghệ và bí quyết quản lý đó ra cả
nước thu hút đầu tư còn phụ thuộc rất nhiều vào năng lực tiếp thu của đất nước.
- Tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu,tạo ra năng lực sản xuất mới cho nước tiếp nhận:
Khi thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia, không chỉ xí nghiệp có vốn đầu tư của công ty đa quốc gia,
mà ngay cả các xí nghiệp khác trong nước có quan hệ làm ăn với xí nghiệp đó cũng sẽ tham gia quá
trình phân công lao động khu vực. Chính vì vậy, nước thu hút đầu tư sẽ có cơ hội tham gia mạng lưới
sản xuất toàn cầu thuận lợi cho đẩy mạnh xuất khẩu.
- Tăng số lượng việc làm và đào tạo nhân công:
Vì một trong những mục đích của FDI là khai thác các điều kiện để đạt được chi phí sản xuất thấp, nên
xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ thuê mướn nhiều lao động địa phương. Thu nhập của một bộ
phận dân cư địa phương được cải thiện sẽ đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của địa phương.
Trong quá trình thuê mướn đó, đào tạo các kỹ năng nghề nghiệp, mà trong nhiều trường hợp là mới mẻ
và tiến bộ ở các nước đang phát triển thu hút FDI, sẽ được xí nghiệp cung cấp. Điều này tạo ra một đội
ngũ lao động có kỹ năng cho nước thu hút FDI. Không chỉ có lao động thông thường, mà cả các nhà
chuyên môn địa phương cũng có cơ hội làm việc và được bồi dưỡng nghiệp vụ ở các xí nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài.
- Nguồn thu ngân sách lớn: Đối với nhiều nước đang phát triển, hoặc đối với nhiều địa phương, thuế do

các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nộp là nguồn thu ngân sách quan trọng.
* Tác động tiêu cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài:
Bên cạnh những lợi ích do việc đầu tư trực tiếp nước ngoài mang lại, còn có những yếu kém
ảnh hưởng không tốt đến chất lượng và hiệu quả của việc sử dụng vốn FDI.
- Trong tổng lượng vốn đăng ký, có một nữa số vốn là vào các ngành khai thác tài nguyên, tận dụng bảo
hộ, công nghiệp gây ô nhiễm và bất động sản. Đây là cơ cấu không mong đợi bởi vì vốn đầu tư vào
khai thác tài nguyên thì không có tác dụng lan tỏa; vốn đầu tư vào các ngành bảo hộ thì không có sức
cạnh tranh chỉ làm cho chi phí của nền kinh tế gia tăng; vốn đầu tư vào các ngành công nghiệp gây ô
nhiễm thì lợi nhuận họ hưởng, còn hậu quả và chi phí khắc phục thì ta chịu; vốn đầu tư vào bất động
sản thì có thể làm căng thêm “bong bóng”, dễ gây ra bất ổn.
- Trong khi đó, đầu tư vào kết cấu hạ tầng, công nghiệp phụ trợ còn ít. Công nghệ được sử dụng thường
cao hơn mặt bằng công nghệ cùng ngành và cùng loại sản phẩm của khu vực kinh tế trong nước,
nhưng do phần lớn là từ các nước châu Á (69%, Đông Nam Á chiếm 19%), các nước châu Âu mới
chiếm 24%, châu Mỹ chiếm 5%, các nước G8 mới chiếm 23,7% nên chưa thu hút được nhiều đầu tư từ
các nước công nghiệp phát triển, công nghệ nguồn. Có một số trường hợp, nhà đầu tư nước ngoài đã
lợi dụng sơ hở của pháp luật Việt Nam, cũng như sự yếu kém trong việc kiểm tra, giám sát tại các cửa
9
khẩu, nên đã nhập vào Việt Nam một số máy móc, thiết bị có công nghệ lạc hậu, thậm chí là những
phế thải của các nước đầu tư.
- FDI tập trung ở chỉ tập trung ở một số vùng kinh tế những vùng kinh tế chậm phát triển, vùng sâu,
vùng xa, cơ sở hạ tầng kém phát triển hầu như ít thu hút được FDI, tạo ra sự chênh lệch kinh tế giữa
các vùng, miền càng rõ rệt.
- Vấn đề về văn hóa ứng xử : khi thu hút đầu tư vào Việt Nam, ban đầu chúng ta rất nhiệt tình, đến khi
phía nước ngoài tiến hành đầu tư thì lại gặp khó khăn về thủ tục giấy tờ, mặt bằng không đủ đáp ứng
để tiến hành dự án, không đồng bộ giữa các cấp địa phương
 Từ những tiêu cực trên, có thể thấy thu hút FDI là quan trọng nhưng cần phải chọn lọc các dự án, để có
được “FDI sạch” - FDI đáp ứng nhu cầu tăng trưởng bền vững, mang lại hiệu quả tốt như mong đợi.
Muốn vậy, ta cần phải đưa ra những biện pháp cải tạo thiết thực như đổi mới giáo dục, đào tạo lao
động có tay nghề, mới hấp thu được nguồn vốn của các nước có công nghệ hiện đại để tương xứng với
nó; hệ thống luật pháp cần phải đồng bộ và mang tính chất lâu dài, đặt vấn đề ô nhiễm môi trường lên

hàng đầu khi xét duyết các dự án đầu tư
II. Các nhân tố ảnh hưởng đến FDI
Các quan điểm về các nhân tố ảnh hưởng đến FDI có thể được tập hợp theohai nhóm chính, đó là
các quan điểm xuất phát từ cách tiếp cận vi mô (coi cácMNC là các chủ thể chính quyết định dòng vốn
FDI, trên cơ sở đó xây dựng các lýthuyết về các MNC để lý giải hiện tượng FDI và chỉ ra các nhân tố
ảnh hưởng đếnquyết định đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các MNC) và các quan điểm xuất phát từ
cách tiếp cận vĩ mô theo đó cơ cấu thị trường sẽ quyết định các nhân tố ảnhhưởng đến FDI.
Đại diện tiêu biểu cho cách tiếp cận vi mô là thuyết Chiết trungcủa Dunning trong đó chỉ ra ba
nhóm nhân tố ảnh hưởng đến FDI. Các nhân tố nàyđược khái quát hóa trong mô hình OLI:
O (Ownership advantages) là lợi thế gắnvới quyền sở hữu của chủ đầu tư nước ngoài (sở hữu một
số tài sản đặc biệt);
L(location advantages) là lợi thế địa điểm (các lợi thế của nước nhận đầu tư như sựổn định, rõ
ràng, minh bạch của các chính sách liên quan đến FDI, các yếu tố vềkinh tế, những nhân tố tạo thuận
lợi cho kinh doanh);
I (internalization advantages)là lợi thế về nội bộ hóa nghĩa là dành quyền kiểm soát việc khai thác
các tài sản ở nước ngoài thông qua FDI sẽ có lợi hơn các hình thức hiện diện ở nước ngoài khác(xuất
khẩu, nhượng quyền, ).Có rất nhiều tác giả theo cách tiếp cận vĩ mô,mỗi tác giả chỉ nhấn mạnh đến
một hoặc một vài nhân tố ảnh hưởng đến FDI nhưtính sẵn có của các nguồn lực trong nước, dung
lượng thị trường,
10
Nhìn chung có thể tập hợp các nhân tố này thành bốn nhóm chính đó là: cácnhân tố liên quan đến
chủ đầu tư, các nhân tố liên quan đến nước chủ đầu tư, cácnhân tố liên quan đến nước nhận đầu tư và
các nhân tố của môi trường quốc tế.
1. Các nhân tố liên quan đến chủ đầu tư
Mục tiêu của các chủ đầu tư, đặc biệt là các chủ đầu tư tư nhân khi tiến hànhđầu tư là nhằm thu lợi
nhuận càng nhiều càng tốt. Muốn vậy họ không thể dừng lạiở thị trường trong nước mà phải tìm cách
vươn ra thị trường nước ngoài. Để xâmnhập thị trường nước ngoài, các chủ đầu tư có thể sử dụng
nhiều cách khác nhau(xuất khẩu, tiến hành FDI, nhượng quyền, ). Vấn đề đặt ra cho các chủ đầu tư là
phải lựa chọn được hình thức xâm nhập phù hợp, đem lại hiệu quả cao nhất và góp phần thực hiện mục
tiêu tối đa hóa lợi nhuận

Thông thường chủ đầu tư sẽ quyết định đầu tư ra nước ngoài dưới hình thứcFDI khi bản thân họ
có các lợi thế độc quyền riêng và FDI sẽ giúp họ tận dụngđược lợi thế nội bộ hóa các tài sản riêng này.
Lợi thế độc quyền riêng (lợi thế gắn với quyền sở hữu).
Chủ đầu tư đặc biệtlà các MNC và TNC có thể nghĩ đến việc đầu tư ra nước ngoài dưới hình thức
FDIkhi họ sở hữu một hoặc một số lợi thế cạnh tranh độc nhất (lợi thế về quyền sở hữu, năng lực đặc
biệt), lợi thế này giúp các chủ đầu tư khắc phục những bất lợitrong cạnh tranh với các công ty của
nước nhận đầu tư trong chính lãnh thổ nướcnhận đầu tư và cả với các công ty của nước chủ đầu tư, đặc
biệt nó cho phép doanhnghiệp vượt qua các khó khăn về chi phí hoạt động ở nước ngoài.Chủ đầu tư
khi xây dựng nhà máy ở nước ngoài phải trả những chi phí phụtrội so với đối thủ cạnh tranh của nước
đó do:
(i) Sự khác biệt về văn hóa, luật pháp, thể chế và ngôn ngữ;
(ii) Thiếu hiểu biết về các điều kiện thị trường nội địa
(iii) Chi phí thông tin liên lạc và hoạt động do sự cách biệt về địa lý. Cácchi phí phụ trội này được gọi là
“chi phí nước ngoài” (costs of foreigness).
Muốntồn tại được ở nước ngoài, các chủ đầu tư sẽ phải tìm cách để có được thu nhập caohơn hoặc
tiết kiệm được các chi phí khác để bù lại chi phí nước ngoài. Muốn vậychủ đầu tư phải có một số các
lợi thế không bị chia sẻ với các đối thủ cạnh tranh.Các lợi thế này phải là lợi thế riêng biệt của doanh
nghiệp, do doanh nghiệp sở hữuđộc quyền và sẵn sàng chuyển giao trong nội bộ các chi nhánh, các
công ty con ở các nước khác nhau. Khi khai thác các lợi thế này ở nước ngoài chủ đầu tư sẽ cóđược
thu nhập cận biên cao hơn hoặc chi phí cận biên thấp hơn so với các đối thủcạnh tranh, như vậy chủ
đầu tư sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn. Các lợi thế nàyđược chia thành 3 nhóm cơ bản
- Kiến thức/công nghệ: bao gồm tất cả các hoạt động phát minh (sản phẩm mới,qui trình sản
xuất, kỹ năng marketing và quản lý, năng lực sáng tạo, nền tảngkiến thức của doanh nghiệp)
11
- Giảm chi phí nhờ hoạt động với qui mô lớn (lợi thế quản lý chung): giảm chi phí nhờ chia sẻ
kiến thức, tiếp cận dễ hơn các nguồn tài chính lớn của cáccông ty nước ngoài, và các lợi thế từ việc đa
dạng hóa mang tính quốc tế cáctài sản và rủi ro, đa dạng hóa sản phẩm; và-
- Lợi thế độc quyền tập trung vào MNC dưới hình thức ưu tiên hoặc độc quyền tiếp cận các thị
trường đầu vào và đầu ra thông qua các quyền về patent, sở hữu các nguồn tài nguyên thiên nhiên khan
hiếm, Lợi thế về nội bộ hóa.

Nghĩa là việc sử dụng các tài sản riêng của doanhnghiệp ở nước ngoài thông qua FDI sẽ có lợi hơn các
cách sử dụng khác. Để cómặt trên một thị trường, các chủ đầu tư có nhiều hình thức xâm nhập khác
nhau(xuất khẩu, cấp license, nhượng quyền, liên doanh góp vốn với chủ đầu tư nước sở tại, lập chi
nhánh, ). Doanh nghiệp có thể xâm nhập thị trường nước ngoài bằngcách đơn giản là xuất khẩu sản
phẩm của mình.
Tuy nhiên hình thức này có thể gặp phải một số vấn đề như chi phí nghiên cứu thị trường cao, các rào
cản thuế quan và phi thuế quan không cho phép xâm nhập hoặc xâm nhập nhưng với chi phí cao.
Tương tự, doanh nghiệp có thể cấp license cho đối tác nước ngoài phân phối sản phẩm nhưng doanh
nghiệp có thể phải lo ngại về hành vi cơ hội của đối tác dẫnđến những thiệt hại về uy tín, doanh thu và
lợi nhuận cho doanh nghiệp. Thêm vàođó, thực tế đã chứng minh, các thị trường ở các nước thường
không hoàn hảo, gâykhó khăn cho việc giao dịch bằng con đường thương mại thông thường.
Ví dụ thịtrường công nghệ, nhất là phần mềm. Các phần mềm công nghệ là các tài sản vôhình và mang
đặc trưng riêng của doanh nghiệp, vì vậy rất khó cho cả người chủ sở hữu lẫn người mua trong việc
định giá công nghệ. Người bán phải giải thích chongười mua xem sử dụng công nghệ như thế nào
nhưng không được giải thích nhiềuđể người mua không thể tự tái tạo lại công nghệ đó. Điều này có thể
dẫn đến hànhvi cơ hội nghĩa là mỗi bên cố gắng đưa ra các điều khoản có lợi cho mình. Vì vậychuyển
giao công nghệ thông qua con đường thương mại không hề dễ dàng. Trongkhi đó nếu công nghệ được
chuyển giao trong nội bộ một doanh nghiệp thì các vấnđề về chi phí, bảo mật, không cần đặt ra.
Các chủ đầu tư, đặc biệt là các TNC và MNC, với các lợi thế riêng của mình sẽ thích thành lập các chi
nhánh do mình sở hữu 100% hoặc sở hữu phần lớn(Nghĩa là dưới hình thức FDI) hơn là các chi nhánh
chỉ có quyền sở hữu thiểu sốhoặc cấp license, hoặc giao dịch thương mại thông thường. Lợi thế nội bộ
hóachính là lợi thế mà các chủ đầu tư có được thông qua việc tiến hành hoạt động sảnxuất kinh doanh
đồng bộ ở nhiều nước, sử dụng thương mại trong nội bộ doanhnghiệp để lưu chuyển hàng hoá, dịch vụ
và các yếu tố vô hình giữa các chi nhánhcủa chúng. Phương thức hoạt động này giúp các chủ đầu tư
hạn chế được nhữngyếu kém của thị trường như đã trình bày ở trên
Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng nội bộ hóa cũng kéo theo những chi phí phụtrội. Một trong những chi
phí quan trọng nhất đó là chi phí quản lý, nghĩa là chi phíđiều hành một công ty lớn với nhiều công ty
thành viên hợp tác trong cùng ngànhhoặc trong các ngành có tính chất bạn hàng của nhau, các doanh
nghiệp này có thịtrường nội bộ rất phức tạp về hàng hóa, dịch vụ và các tài sản vô hình. Thứ hai,việc
liên kết kinh doanh, để có thể cạnh tranh được trên toàn cầu, cũng đòi hỏi cácnguồn tài chính khổng lồ

12
mà có thể doanh nghiệp không có sẵn hoặc có nhưng vớichi phí cao hơn so với chi phí cho các hình
thức giao dịch khác. Thứ ba, các phương pháp kinh doanh mới có thể đòi hỏi những năng lực quan
trọng hoặc cáctài sản chuyên dụng mà MNC không có. Các chủ đầu tư khi cân nhắc sử dụng haykhông
sử dụng lợi thế về nội bộ hóa phải tính đến các chi phí phụ trội kể trên.
2. Các nhân tố liên quan đến nước chủ đầu tư
Các biện pháp liên quan trực tiếp đến đầu tư ra nước ngoài và một số biện pháp khác có liên quan gián
tiếp đến đầu tư ra nước ngoài các của các nước có ảnhhưởng rất lớn đến việc định hướng và đến lượng
vốn của nước đó chảy ra nướcngoài. Các nước có thể có các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ cho các
chủ đầu tưnước mình tiến hành đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và trong những trường hợp cầnthiết,
cũng có thể áp dụng các biện pháp để hạn chế, hoặc cấm đầu tư ra nướcngoài.
Các biện pháp khuyến khích đầu tư trực tiếp ra nước ngoài bao gồm:
- Tham gia ký kết các hiệp định song phương và đa phương về đầu tư hoặc cóliên quan đến đầu
tư. Các Hiệp định này thường có các qui định bảo hộ vàkhuyến khích hoạt động đầu tư giữa các nước
thành viên.
- Chính phủ đứng ra bảo hiểm cho các hoạt động đầu tư ở nước ngoài. Việc đầutư ra nước ngoài
có nguy cơ gây ra cho các chủ đầu tư rất nhiều rủi ro. Cáchãng bảo hiểm tư nhân có thể bán các hợp
đồng bảo hiểm cho các chủ đầu tưra nước ngoài để bảo hiểm chống lại một số rủi ro. Tuy nhiên, có
nhiều rủi rođặc biệt là các rủi ro về chính trị và phi thương mại (bị quốc hữu hóa, tổn thấtdo chiến
tranh, ) các công ty bảo hiểm tư nhân không sẵn sàng đứng ra bảohiểm. Chính vì vậy, nếu Chính phủ
các nước đứng ra bảo hiểm cho các rủi ronày thì các nhà đầu tư của các nước đó sẽ yên tâm hơn khi
tiến hành đầu tư ra nước ngoài.
- Ưu đãi thuế và tài chính, có thể dưới dạng các hỗ trợ tài chính trực tiếp cho cácchủ đầu tư
(chính phủ cấp vốn, cấp tín dụng hoặc tham gia góp vốn vào dự ánđầu tư ở nước ngoài); hỗ trợ xây
dựng cơ sở hạ tầng (KCX, KCN, cầu, đường, ); tài trợ cho các chương trình đào tạo của các dự án
FDI ở nước ngoài; miễnhoặc giảm thuế (miễn thuế chuyển nhượng tài sản, giảm thuế cho các chủ
đầutư đầu tư vào các ngành hay địa bàn khuyến khích đầu tư, ), hoãn nộp thuếđối với các khoản thu
nhập từ đầu tư ở nước ngoài, ký các DTT với nướcnhận đầu tư.
- Khuyến khích chuyển giao công nghệ. Chính phủ các nước có thể hỗ trợ vốn,trợ giúp về kỹ
thuật, dành các ưu đãi cho các dự án FDI ở nước ngoài có kèmtheo chuyển giao công nghệ.

- Các biện pháp này thường được chính phủ cácnước công nghiệp phát triển áp dụng để khuyến
khích các chủ đầu tư nướcmình chuyển giao công nghệ sang các nước đang phát triển thông qua FDI
- Trợ giúp tiếp cận thị trường, dành ưu đãi thương mại (thuế quan và phi thuếquan) cho hàng hóa
của các nhà đầu tư nước mình sản xuất ở nước ngoài vàxuất khẩu trở lại nước chủ đầu tư. Nước chủ
đầu tư cũng có thể đàm phán đểnước nhận đầu tư dỡ bỏ các rào cản đối với FDI và với thương mại
giữa hainước. Nước chủ đầu tư có thể tham gia vào các liên kết kinh tế khu vực, liênkhu vực hoặc
13
quốc tế để tạo thuận lợi cho các chủ đầu tư nước mình trong quátrình đầu tư và tiến hành trao đổi
thương mại với các nước khác.
- Cung cấp thông tin và trợ giúp kỹ thuật. Chính phủ hoặc các cơ quan của Chính phủ đứng ra
cung cấp cho các chủ đầu tư các thông tin cần thiết về môi trườngvà cơ hội đầu tư ở nước nhận đầu tư
(hành lang pháp lý, môi trường kinh tế,chính trị, xã hội, các thông tin cụ thể của ngành, lĩnh vực hay
địa bàn đầu tư).Việc hỗ trợ kỹ thuật cho nước nhận đầu tư để cải thiện môi trường đầu tư, cảicách luật
pháp, chính sách theo hướng rõ ràng, minh bạch hơn và nâng caohiệu quả của bộ máy hành chính cũng
sẽ tạo thuận lợi cho hoạt động FDI.
Các biện pháp hạn chế đầu tư
- Hạn chế chuyển vốn ra nước ngoài. Để kiểm soát cán cân thanh toán, hạn chếthâm hụt, các
nước chủ đầu tư có thể áp dụng biện pháp này
- Hạn chế bằng thuế, đánh thuế đối với thu nhập của chủ đầu tư ở nước ngoài (chủ đầu tư phải
nộp thuế thu nhập hai lần cho nước nhận đầu tư và cho cảnước chủ đầu tư); có các chính sách ưu đãi
về thuế đối với đầu tư trong nướckhiến cho đầu tư ra nước ngoài kém ưu đãi hơn, áp dụng các chính
sách địnhgiá chuyển giao để xác định lại các tiêu chuẩn định giá, từ đó xác định lại thunhập chịu thuế
và thuế thu nhập doanh nghiệp của các công ty có hoạt độngđầu tư ra nước ngoài,
- Hạn chế tiếp cận thị trường, đánh thuế cao hoặc áp dụng chế độ hạn ngạch haycác rào cản phi
thương mại khác đối với hàng hóa do các công ty nước mìnhsản xuất ở nước ngoài và xuất khẩu trở
lại.
Cấm đầu tư vào một số nước. Do căng thẳng trong quan hệ ngoại giao, chính trị,nước chủ đầu tư có thể
không cho phép chủ đầu tư nước mình tiến hành hoạt độngđầu tư ở một nước nào đó.
3. Các nhân tố liên quan đến nước nhận đầu tư
Khi lựa chọn địa điểm để đầu tư ở nước ngoài, chủ đầu tư sẽ phải cân nhắcđến các điều kiện sản xuất,

kinh doanh ở địa điểm đó xem có thuận lợi hay khôngnghĩa là cân nhắc đến các yếu tố có liên quan
đến lợi thế địa điểm của nước nhậnđầu tư. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi thế địa điểm của các nước
nhận đầu tư đượcchia thành ba nhóm :
Thứ nhất là khung chính sách về FDI của nước nhận đầu tư, bao gồm cácqui định liên quan trực tiếp
đến FDI và các qui định có ảnh hưởng gián tiếp đếnFDI.
Các qui định của luật pháp và chính sách liên quan trực tiếp FDI bao gồmcác qui định về việc thành
lập và hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài (cho phép, hạn chế, cấm đầu tư vào một số ngành, lĩnh
vực; cho phép tự do hay hạn chếquyền sở hữu của các chủ đầu tư nước ngoài đối với các dự án; cho
phép tự dohoạt động hay áp đặt một số điều kiện hoạt động; có hay không các ưu đãi nhằmkhuyến
khích FDI; ), các tiêu chuẩn đối xử đối với FDI (phân biệt hay không phân biệt đối xử giữa các nhà
đầu tư có quốc tịch khác nhau, ) và cơ chế hoạtđộng của thị trường trong đó có sự tham gia của thành
phần kinh tế có vốn ĐTNN(cạnh tranh có bình đẳng hay không; có hiện tượng độc quyền không; thông
14
tintrên thị trường có rõ ràng, minh bạch không; ). Các qui định này ảnh hưởng trực tiếp đến khối
lượng và kết quả của hoạt động FDI. Các qui định thông thoáng, cónhiều ưu đãi, không có hoặc ít có
các rào cản, hạn chế hoạt động FDI sẽ góp phầntăng cường thu hút FDI vào và tạo thuận lợi cho các dự
án FDI trong quá trình hoạtđộng. Ngược lại, hành lang pháp lý và cơ chế chính sách có nhiều qui định
mangtính chất hạn chế và ràng buộc đối với FDI sẽ khiến cho FDI không vào được hoặccác chủ đầu tư
không muốn đầu tư. Các qui định của luật pháp và chính sách sẽđược điều chỉnh tùy theo định hướng,
mục tiêu phát triển của từng quốc gia trongtừng thời kỳ, thậm chí có tính đến cả các qui hoạch về
ngành và vùng lãnh thổ.
Bên cạnh đó, một số các qui định, chính sách trong một số ngành, lĩnh vựckhác cũng có ảnh hưởng
đến quyết định của chủ đầu tư như:
- Chính sách thương mại có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định lựa chọn địa điểmđầu tư vì FDI
gắn với sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ. Ví dụ các nướctheo đuổi chiến lược phát triển sản xuất
trong nước để thay thế nhập khẩu sẽ thuhút được nhiều FDI vào sản xuất các hàng tiêu dùng phục vụ
nhu cầu trongnước nhưng sau đó một thời gian khi thị trường đã bão hòa nếu nước đó khôngthay đổi
chính sách thì sẽ không hấp dẫn được FDI.
- Chính sách tư nhân hóa liên quan đến việc cổ phần hóa, bán lại các công ty. Những nước cho
phép các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào quá trình tưnhân hóa sẽ tạo cho các nhà đầu tư nước

ngoài nhiều cơ hội, nhiều sự lựa chọnhơn trước khi quyết định đầu tư.
- Chính sách tiền tệ và chính sách thuế có ảnh hưởng quan trọng đến sự ổn địnhcủa nền kinh tế.
Các chính sách này ảnh hưởng đến tốc độ lạm phát, khả năngcân bằng ngân sách của nhà nước, lãi suất
trên thị trường. Như vậy các chínhsách này ảnh hưởng rất nhiều đến quyết định đầu tư. Các chủ đầu tư
đều muốnđầu tư vào các thị trường có tỷ lệ lạm phát thấp. Lãi suất trên thị trường nướcnhận đầu tư sẽ
ảnh hưởng đến chi phí vốn, từ đó ảnh hưởng đến thu nhập củacác chủ đầu tư nước ngoài. Chính sách
thuế của nước nhận đầu tư cũng thu hútđược sự quan tâm rất lớn của các chủ đầu tư. Thuế thu nhập
doanh nghiệp ảnhhưởng trực tiếp đến lợi nhuận của các dự án FDI. Thuế thu nhập đối với ngườicó thu
nhập cao, thuế tiêu thụ đặc biệt, ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm. Nhìn chung các chủ
đầu tư đều tìm cách đầu tư ở những nước có các loại thuế thấp
- Chính sách tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến giá các tài sản ở nước nhận đầu tư,giá trị các khoản
lợi nhuận các chủ đầu tư thu được và năng lực cạnh tranh củacác hàng hóa xuất khẩu của các chi
nhánh nước ngoài. Một nước theo đuổichính sách đồng tiền quốc gia yếu sẽ có lợi trong việc thu hút
ĐTNN và xuấtkhẩu hàng hóa. Chính vì vậy chính sách này ảnh hưởng đến FDI.
- Chính sách liên quan đến cơ cấu các ngành kinh tế và các vùng lãnh thổ(khuyến khích phát
triển ngành nào, vùng nào; ngành nào đã bão hòa rồi; ngànhnào, vùng nào không cần khuyến
khích, )-Chính sách lao động: có hạn chế hay không hạn chế sử dụng lao động nướcngoài; ưu tiên
hay không ưu tiên cho lao động trong nước,
15
- Chính sách giáo dục, đào tạo, chính sách y tế, ảnh hưởng đến chất lượngnguồn lao động
cung cấp cho các dự án FDI.
- Các qui định trong các hiệp định quốc tế mà nước nhận đầu tư tham gia ký kết. Ngày nay, các
qui định này thường tạo thuận lợi cho FDI vì nó bảo vệ quyền lợicho các nhà đầu tư, hướng tới không
phân biệt các chủ đầu tư theo quốc tịch,
Nhìn chung các chủ đầu tư nước ngoài thích đầu tư vào những nước có hànhlang pháp lý, cơ chế,
chính sách đầy đủ, đồng bộ, thông thoáng, minh bạch và cóthể dự đoán được. Điều này đảm bảo cho
sự an toàn của vốn đầu tư.
Thứ hai là các yếu tố của môi trường kinh tế . Nhiều nhà kinh tế cho rằng cácyếu tố kinh tế của nước
nhận đầu tư là những yếu tố có ảnh hưởng quyết định trongthu hút FDI. Tùy động cơ của chủ đầu tư
nước ngoài mà có thể có các yếu tố saucủa môi trường kinh tế ảnh hưởng đến dòng vốn FDI:

- Các chủ đầu tư có động cơ tìm kiếm thị trường sẽ quan tâm đến các yếu tố nhưdung lượng thị
trường và thu nhập bình quân đầu người; tốc độ tăng trưởngcủa thị trường; khả năng tiếp cận thị
trường khu vực và thế giới; các sở thíchđặc biệt của người tiêu dùng ở nước nhận đầu tư và cơ cấu thị
trường.
Đối với các chủ đầu tư muốn mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm thì dunglượng thị trường của nước
nhận đầu tư là một yếu tố rất quan trọng khi chủ đầu tưcân nhắc để lựa chọn địa điểm đầu tư. Một
nước với dân số đông, GDP bình quânđầu người cao, GDP tăng trưởng với tốc độ cao, sức mua lớn sẽ
có sức hấp dẫn đốivới FDI vì đem lại cho chủ đầu tư cơ hội tăng thị phần và lợi nhuận
Thị trường trong nước nhận đầu tư cũng rất quan trọng đối với các chủ đầutư là các hãng cung ứng
dịch vụ. Lý do chính trong trường hợp này không phải vìhàng rào thuế quan hay phi thuế quan mà do
tính đặc thù của sản phẩm dịch vụ làkhông thể vận chuyển sản phẩm từ nước này sang nước khác, từ
nơi này sang nơikhác. Chính vì vậy để đáp ứng nhu cầu dịch vụ ở nước ngoài các công ty dịch vụ phải
thiết lập các cơ sở cung ứng ở chính nước đó.
Bên cạnh thị trường trong nước, các chủ đầu tư nước ngoài ngày càng quantâm nhiều hơn đến khả
năng tiếp cận thị trường khu vực và thế giới của hàng hóasản xuất ra tại nước nhận đầu tư. Trong xu
thế tăng cường liên kết kinh tế quốc tếvà khu vực ngày nay, những nước tham gia vào nhiều các liên
kết quốc tế sẽ có lợithế trong thương mại quốc tế vì hàng hóa từ nước này xuất khẩu sang các
nướcthành viên khác trong liên kết sẽ được hưởng chế độ thương mại ưu đãi hơn hànghóa từ các nước
không phải thành viên chảy vào. Chính vì vậy chủ đầu tư nướcngoài chỉ cần đầu tư vào một nước có
tham gia vào nhiều các liên kết kinh tế khuvực và thế giới sẽ có cơ hội tiếp cận một thị trường rộng lớn
hơn rất nhiều thịtrường nước nhận đầu tư. Đây là một lợi thế mà các chủ đầu tư nước ngoài khôngthể
bỏ qua khi cân nhắc lựa chọn địa điểm đầu tư.
- Các chủ đầu tư tìm kiếm nguồn nguyên liệu và tài sản sẽ quan tâm đến tàinguyên thiên nhiên;
lao động chưa qua đào tạo với giá rẻ; lao động có tay nghề;công nghệ, phát minh, sáng chế và các tài
16
sản do doanh nghiệp sáng tạo ra(thương hiệu, ); cơ sở hạ tầng phần cứng (cảng, đường bộ, hệ thống
cung cấpnăng lượng, mạng lưới viễn thông).
Việc có sẵn các nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú đã từng là yếu tốcơ bản thu hút FDI của các
nước. Vào thế kỷ 19, phần lớn vốn FDI từ Châu Âu,Mỹ và Nhật Bản hướng vào việc khai thác tài
nguyên thiên nhiên. Cho đến Đạichiến Thế giới lần thứ hai, 60% tổng FDI trên thế giới liên quan đến

việc tìm cácnguồn tài nguyên thiên nhiên[44]. Nguyên nhân là do trong thời kỳ đó lĩnh vựcnông
nghiệp và khai khoáng là những lĩnh vực giữ vai trò quan trọng trong sảnxuất toàn cầu. Các nước chủ
đầu tư, vốn phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệuthô trên thị trường thế giới, muốn giảm bớt sự phụ
thuộc này để đảm bảo tính ổnđịnh cho nền kinh tế. Họ tìm cách đầu tư trực tiếp sang các nước có nhiều
tàinguyên để có được quyền khai thác lâu dài các nguồn tài nguyên đó. Trong khi đó phần lớn các
nước đang phát triển đều thiếu vốn, đặc biệt là thiếu thiết bị, côngnghệ khai thác, kỹ thuật bán hàng, cơ
sở hạ tầng, để khai thác các nguồn lực củamình. Chình vì vậy trong giai đoạn này FDI vào khai thác
tài nguyên tăng mạnh.Từ những năm 1960, tầm quan trọng tương đối của các nguồn tài nguyên
thiênnhiên trong thu hút FDI đã giảm. Trong phần lớn các nước chủ đầu tư, chỉ 11%tổng vốn FDI ra
trong năm 1990 dành để tìm kiếm các nguồn tài nguyên thiênnhiên so với 25% năm 1970. Trong giai
đoạn 1991- 1995, tỷ lệ này nhỏ hơn 5%đối với Đức, Nhật, Anh và Mỹ. Lý do là vì các ngành nghề,
lĩnh vựcmới ra đời và có tầm quan trọng ngày càng lớn, các ngành nghề, lĩnh vực cũ trongđó có nông
nghiệp và khai khoáng có tầm quan trọng giảm dần trong nền kinh tếcủa các nước đang phát triển.
Thêm vào đó, khi trình độ phát triển đã được nângcao, khả năng tích lũy vốn trong nội bộ nền kinh tế
được cải thiện, nhiều doanhnghiệp trong nước nhận đầu tư có đủ vốn và công nghệ thích hợp để tự tiến
hànhkhai thác và chế biến các nguồn tài nguyên vậy nên các ngành này sẽ không cầnđến FDI nữa.
Lực lượng lao động dồi dào, trình độ thấp và giá rẻ ở nhiều nước đang pháttriển cũng thu hút được sự
quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài. Lực lượng nàyđáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp
chế tạo cần nhiều lao động. Ngượclại, những ngành, lĩnh vực, những dự án đầu tư đòi hỏi công nghệ
cao kèmtheo yêu cầu về lao động có trình độ cao, có tay nghề, được đào tạo bài bản.
Không phải lúc nào các chủ đầu tư nước ngoài cũng đem công nghệ cùngvới vốn đi đầu tư ở các nước
khác. Bản thân họ cũng kỳ vọng tìm được nhữngcông nghệ nghệ, phát minh, sáng chế và các tài sản
mới do doanh nghiệp ở nướcnhận đầu tư sáng tạo ra và sở hữu độc quyền. Điều này đặc biệt đúng với
các dòngvốn FDI chảy giữa các nước công nghiệp phát triển với nhau.
- Các chủ đầu tư tìm kiếm hiệu quả sẽ chú trọng đến chi phí mua sắm các nguồntài nguyên và tài
sản được đề cập ở phần trên, có cân đối với năng suất laođộng; các chi phí đầu vào khác như chi phí
vận chuyển và thông tin liên lạc đi/đến hoặc trong nước nhận đầu tư; chi phí mua bán thành phẩm;
tham gia cáchiệp định hội nhập khu vực tạo thuận lợi cho việc thành lập mạng lưới cácdoanh nghiệp
toàn khu vực.
Khi các chủ đầu tư chú trọng đến việc giảm chi phí thì một trong những chi phí được các chủ đầu tư

chú ý nhiều đó là chi phí lao động. Điều này đặc biệt đúngtrong những ngành, những lĩnh vực sử dụng
nhiều lao động. Các chủ đầu tư sẽ tìmđến những thị trường có nguồn lao động rẻ, phù hợp. Tất nhiên
17
chủ đầu tư cũng phải tính toán cân đối giữa tiền lương, chi phí đào tạo, các chi phí khác liên quanđến
việc sử dụng lao động với năng suất lao động để quyết định đầu tư ở địa điểmnào có hiệu quả sử dụng
lao động cao nhất. Các ngành có tỷ trọng chi phí nguyênvật liệu cao trong giá thành sản phẩm lại chú ý
nhiều đến việc giảm các chi phí liênquan đến việc mua các nguyên vật liệu,
Cơ sở hạ tầng như cảng,đường bộ, hệ thống cung cấp năng lượng, mạnglưới viễn thông cũng ảnh
hưởng nhiều đến hiệu quả hoạt động đầu tư. Chính vì vậykhi lựa chọn địa điểm đầu tư các chủ đầu tư
nước ngoài phải cân nhắc vấn đề này.
Thứ ba là các yếu tố tạo thuận lợi trong kinh doanh, bao gồm chính sáchxúc tiến đầu tư; các biện pháp
ưu đãi, khuyến khích đầu tư; giảm các tiêu cực phí bằng cách giải quyết nạn tham nhũng, cải cách thủ
tục hành chính để nâng cao hiệuquả hoạt động của bộ máy quản lý Nhà nước; nâng cao chất lượng các
dịch vụ tiệních xã hội để đảm bảo chất lượng cuộc sống cho các chủ đầu tư nước ngoài (cáctrường
song ngữ, chất lượng cuộc sống, ); các dịch vụ hậu đầu tư. Từ lâu cácnước nhận đầu tư đã ý thức
được tầm quan trọng của các yếu tố này, vì vậy cácnước thường tìm cách cải tiến các yếu tố này nhằm
tạo thuận lợi nhiều hơn cho cácchủ đầu tư.Xúc tiến đầu tư bao gồm hoạt động xây dựng và giới thiệu
hình ảnh đấtnước, đặc biệt giới thiệu môi trường đầu tư, cơ hội đầu tư cho các nhà đầu tư nướcngoài;
các hoạt động hỗ trợ cho đầu tư và các dịch vụ tạo thuận lợi cho đầu tư.
Xúctiến đầu tư đặc biệt quan trọng đối với các nước mới mở cửa thu hút FDI hoặc vừathay đổi các
chính sách liên quan đến FDI chuyển từ hạn chế sang mở cửa vàkhuyến khích FDI. Hoạt động xúc tiến
đầu tư lúc này sẽ giúp các chủ đầu tư biếtđến những chính sách thuận lợi dành cho FDI mới được ban
hành ở nước nhận đầutư. Từ đó chủ đầu tư sẽ cân nhắc và đi đến quyết định có đầu tư hay không
vàonước đó. Thực tế cho thấy một số nước đang phát triển không thành công trong thuhút FDI mặc dù
đã đưa ra nhiều cải tiến về chính sách có liên quan đến FDI theohướng tạo thuận lợi và dành nhiều ưu
đãi cho FDI, lý do vì các chủ đầu tư nướcngoài không được biết đến các thay đổi này. Như vậy hoạt
động xúc tiến đầu tư sẽ giúp các chủ đầu tư nước ngoài biết đến và phản ứng kịp thời với các thay
đổitrong chính sách FDI của nước nhận đầu tư, đặc biệt hoạt động này giúp các chủđầu tư phát hiện
được các cơ hội mới mà nếu tự tìm hiểu thì có thể chủ đầu tư sẽkhông kịp thời thấy được các cơ hội
này. Xúc tiến đầu tư sẽ giúp rút ngắn khoảngcách về mặt địa lý giữa nước nhận đầu tư và chủ đầu tư vì

thông tin đến được vớichủ đầu tư kịp thời. Việc giới thiệu môi trường đầu tư, cơ hội đầu tư có thể
đượctiến hành thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, cũng có thể qua nhữngcuộc tiếp xúc
riêng với các nhà đầu tư. Thậm chí đối với các chủ đầu tư là cácTNC, MNC lớn, công tác xúc tiến đầu
tư có thể được tiến hành với riêng từng chủ đầu tư.
Các hoạt động hỗ trợ cho đầu tư và các dịch vụ tạo thuận lợi cho đầu tư cũngcó ảnh hưởng nhiều đến
chất lượng xúc tiến đầu tư và từ đó ảnh hưởng đến dòngvốn FDI chảy vào một nước. Các hoạt động hỗ
trợ này có thể là hỗ trợ trong việcnghiên cứu thị trường, tìm kiếm đối tác, cơ hội đầu tư; hỗ trợ trong
việc lập hồ sơ dự án và xin phép đầu tư; hỗ trợ trong quá trình triển khai dự án; hỗ trợ trong suốtquá
trình hoạt động của dự án và hỗ trợ khi dự án làm thủ tục để chuẩn bị chấm dứthoạt động. Ngày nay,
nhiều nước đã áp dụng cơ chế một cửa nhằm giúp các nhàđầu tư nước ngoài chỉ cần thông qua một đầu
18
mối có thể được hỗ trợ về mọi mặt vàtrong suốt quá trình từ khi tìm kiếm cơ hội đầu tư đến khi chấm
dứt hoạt động đầu tư. Cơ chế này đã tạo thuận lợi rất nhiều cho các nhà đầu tư, giúp họ tiết kiệm
đượcthời gian và chi phí. Với chính sách xúc tiến đầu tư tốt, dòng vốn FDI chảy vàomột nước có thể
tăng lên rất nhiều.
Các chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư (ưu đãi về thuế, ưu đãi tài chính,các ưu đãi khác) cũng là
một công cụ mà nhiều nước sử dụng để tăng cường thuhút FDI. Các ưu đãi này giúp các chủ đầu tư
tăng tỷ suất lợi nhuận, giảm chi phíhoặc hạn chế được rủi ro. Thông thường, các chính sách này được
áp dụng riêngcho một hoặc một số doanh nghiệp hoạt động trong một ngành, một lĩnh vực haymột địa
bàn nào đó nhằm khuyến khích doanh nghiệp hoạt động theo ý muốn của Chính phủ (muốn điều chỉnh
cơ cấu ngành, cơ cấu vùng lãnh thổ, muốn khuyếnkhích chuyển giao công nghệ cao, ). Như vậy các
ưu đãi đầu tư có thể giúp cácnước tăng cường thu hút FDI có trọng điểm.
Các nghiên cứu của các tác giả ở nhiều nước cho thấy tham nhũng ở nước nhận đầu tư sẽ làm nản lòng
các chủ đầu tư nước ngoài. Tham nhũng khiến cho chi phí đầu tư và chi phí kinh doanh tăng lên và các
nhà đầu tư không thể dự đoántrước được chi phí có thể tăng đến mức nào. Tham nhũng cũng làm cho
các cơ hộiđầu tư trở nên không chắc chắn. Dù đã phải chi tiền cho các quan chức chính phủnhưng các
nhà đầu tư vẫn không biết chắc mình có được đầu tư hay không vìkhông có một ràng buộc chặt chẽ
nào từ phía các quan chức này. Chính vì vậy,nhiều khi không cần cân nhắc đến các yếu tố khác, khi
thấy một nước có nạn thamnhũng nặng nề, các chủ đầu tư sẽ không tìm đến nước đó nữa.
Thủ tục hành chính cũng ảnh hưởng rất nhiều đến chi phí và cơ hội đầu tư. Nhiều trường hợp chỉ vì thủ

tục hành chính quá rườm rà, mất nhiều thời gian màkhi hoàn thành xong các thủ tục theo đúng qui định
của nước nhận đầu tư thì cơ hội đầu tư cũng đã qua mất. Chính vì vậy khi lựa chọn địa điểm đầu tư,
các chủđầu tư thường ưu tiên những nơi, những nước không đòi hỏi phải tiến hành nhiềuthủ tục đầu tư
rườm rà. Đặc biệt các chủ đầu tư thích tìm đến những địa điểm đầutư ở đó các thủ tục hành chính cụ
thể, rõ ràng, minh bạch vì nó sẽ giúp chủ đầu tư biết ngay từ đầu nên làm gì và cũng giúp chủ đầu tư tự
đánh giá xem liệu dự án củahọ có được phép tiến hành hay không.
FDI là một hoạt động lâu dài, vì vậy khi đầu tư ở đâu thông thường chủ đầutư nước ngoài sẽ phải có
thời gian nhất định sống và làm việc ở đó, có khi họ còn phải mang theo cả gia đình. Điều này khiến
họ phải cân nhắc đến các dịch vụ tiệních xã hội của nước nhận đầu tư xem chúng có đảm bảo đáp ứng
được nhu cầucuộc sống của họ hay không. Một nước không có các trường học quốc tế dành chongười
nước ngoài, chất lượng nhà ở thấp, các dịch vụ vui chơi giải trí nghèo nàn, sẽ khó thu hút được nhiều
FDI.
4. Các nhân tố của môi trường quốc tế
Đó là các yếu tố thuộc môi trường kinh tế, chính trị, xã hội toàn cầu có ổnđịnh hay không, có thuận lợi
hay không thuận lợi cho nước chủ đầu tư và nướcnhận đầu tư cũng như cho chính chủ đầu tư khi tiến
hành hoạt động đầu tư ra nướcngoài. Tình hình cạnh tranh giữa các nước trong thu hút FDI ảnh hưởng
nhiều đếndòng chảy FDI. Để nâng cao năng lực cạnh tranh trong thu hút FDI các nước sẽ phải cải tiến
19
môi trường đầu tư, tạo thuận lợi và đưa ra những ưu đãi cho FDI. Nước nào xây dựng được môi trường
đầu tư có sức hấp dẫn cao hơn thì nước đó sẽ có khả năng thu hút được nhiều FDI hơn. Cùng với môi
trường đầu tư ngày càngđược cải tiến và càng có độ mở cao, dòng vốn FDI trên toàn thế giới sẽ dễ
dàng lưuchuyển hơn và nhờ vậy lượng vốn FDI toàn cầu có thể tăng nhanh
III. Thực trạng thu hút FDI vào Việt Nam
1. Thực trạng
Trong thập niên 80 và đầu thập niên 90, dòng FDI vào Việt Nam còn nhỏ. Đến Đến năm 1991, tổng
vốn FDI ở Việt Nam mới chỉ là 213 triệu đô la Mỹ. Tuy nhiên, con số FDI đăng kí đã tăng mạnh từ
1992 và đạt đỉnh vào năm 1996 với tổng số vốn đăng kí lên đến 8,6 tỷ đô la mỹ. Có sự tăng mạnh mẽ
của FDi là do trong thời kì đổi mới, Việt Nam thực sự là một thị trường tiềm năng với lực lượng lao
động dồi dào, giá nhân công rẻ…
Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong hơn một thập kỷ qua có thể được nhìn nhận qua 2 giai đoạn với hai

xu hướng phát triển khác biệt với mốc là năm 1996. Giai đoạn trước năm 1996, đầu tư trực tiếp nước
ngoài liên tục gia tăng cả về số dự án và vốn đầu tư, đạt mức kỷ lục là 8,6 tỷ USD về tổng số vốn
đăng ký vào năm 1996. Trong giai đoạn này tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài đạt khoảng 50%/năm.Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tăng đáng kể từ mức 37 dự án với
tổng số vốn đầu tư đăng ký 342 triệu USD năm 1998 lên 326 dự án với tổng số vốn đầu tư đăng ký
8640 triệu USD năm 1996.
Giai đoạn 1991- 1996
FDI đóng vai trò quan trọng trong việc tài trợ cho sự thiếu hụt tài khoản vãng lai của việt nam và đã
có những đóng góp cho cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam.
Giai đoạn 1997 – 2000
Tuy nhiên, kể từ năm 1997 đến nay và đặc biệt là kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ khu
vực, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt
Nam liên tục giảm. Trong giai đoạn 1997- 2000, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm trung bình
khoảng 24%/năm. Việt Nam đã trải qua một thời gian tụt dốc của nguồn FDI đăng ký, cụ thể là 49%
năm 1997, 16% năm 1998 và 59% năm 1999. Cuộc khủng hoảng đó đã gây lên sự lo ngại về sự bất ổn
của thị trường châu Á, do đó đã làm cho thị trường châu Á trở nên kém hấp dẫn hơn. Đầu tư trực tiếp
nước ngoài đã giảm đáng kể từ mức vốn đầu tư đăng ký khoảng 8,6 tỷ USD năm 1996 xuống còn 1,9
tỷ USD năm 2000. Ngoài ra tronggiai đoạn này còn có một xu hướng khác rất đáng lo ngại đó là số dự
án và vốn đầu tư giải thể tăng cao hơn nhiều so với giai đoạn trước.
20
Kể từ khi Luật Đầu tư nước ngoài được ban hành năm 1987 tới tháng 8 năm 2001, Việt Nam đã cấp
giấy phép cho 3628 dự án đầu tư với tổng số vốn đầu tư đạt khoảng 46,5 tỷ USD (kể cả tăng vốn
cho các dự án đã cấp giấyphép đầu tư). Trong đó đã có 33 dự án hết hạn với tổng vốn đầu tư 0,3
tỷUSD và 703 dự án giải thể với tổng số vốn khoảng 9 tỷ USD.
Khoảng một nửa tổng số vốn đầu tư được cấp trong giai đoạn 1996-2000 với 164 dự án được cấp phép
có tổng số vốn đầu tư đạt 20,7 tỷ USD và trên 300 dự án tăng vốn 300 tỷ USD.
Trong số các dự án đầu tư được cấp giấy phép, tính đến cuối tháng 8 năm 2001 đã thực hiện được
khoảng 21 tỷ USD, chiếm 45% tổng số vốn của các dự án. Tính riêng thời kỳ 1996- 2000 vốn đầu tư
thực hiện đạt 12,8 tỷ USD tăng 80% so với thời kỳ 1991- 1995. Luồng vốn đầu tư nước ngoài thuần
túy chiếm khoảng 60% GDP trong thập kỷ qua. Đầu tư nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong việc

đưa vốn và công nghệ vào Việt Nam. Đồng thời nó cũng có tác động tích cực trong việc chuyển đổi cơ
cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển nền kinh tế.
Phần lớn số vốn đầu tư nước ngoài đến từ các nước châu Á. Trong đầu tư nước ngoài của Đài Loan,
Hồng Kông, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc, Malaixia và Thái Lan chiếm khoảng 60% về vốn đăng
ký và 63% về vốn thực hiện. Phần còn lại là vốn đầu tư của các nước châu Âu (khoảng 20%), châu Mỹ
(khoảng 13%) và châu Đại Dương (khoảng 3%). Các nước công nghiệp như Tây Âu, Mỹ và Nhật Bản
thường đầu tư vào các ngành như dầu khí, ô tô, bưu chính viễn thông.Ngược lại,các nhà đầu tư tư các
nước công nghiệp mới ở Đông Á và ASEAN thường tập trung vào các ngành công nghiệp nhẹ, chếbiến
thực phẩm và xây dựng khách sạn.
Luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (kể cả vốn đăng ký và vốn thực hiện) vào nước ta đã giảm đáng
kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính- tiền tệ khu vực mà lớn nhất là từ các nước châu á như: Hồng
Kông, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc, Malaixia, Thái Lan và Đài Loan - đây là những nước chiếm tỉ
trọng lớn về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Tổng số vốn đầu tư giải thể giai đoạn 1997- 2000
khoảng 5,26 tỷ USD so với 2,69 tỷ USD của 8 năm trước đó cộng lại. Tuy nhiên, kể từ năm 2000, vốn
đầu tư trực tiếp của Đài Loan và Nhật Bản đã bắt đầu có dấu hiệu phục hồi. Bù vào sự giảm sút về vốn
đầu tư trực tiếp của các nước châu á, những năm qua các nước châu Âu như: Anh, Hà Lan, LIên bang
Nga đẫ tăng vốn đầu tư trực tiếp ở Việt Nam.
Đầu tư nước ngoài chủ yếu tập trung vào các ngành như ngành công nghiệp chế tạo, dầu khí, xây dựng
khách sạn, văn phòng và nhà cho thuê, phát triển cơ sở hạ tầng. Tính đến hết năm 2000, tổng số vốn
đầu tư nước ngoài thực hiện đạt khoảng 20 tỉ USD, trong đó ngành công nghiệp đạt gần 11 tỷ USD
(chiếm 54,8% tổng số vốn thực hiện), ngành xây dựng đạt 2,1 tỷ USD (chiếm 10,7%), ngành nông,
lâm nghiệp và thuỷ sản đạt 1,3 tỷ USD (chiếm 6,5%) và ngành dịch vụ đạt 5,6 tỷ USD (chiếm 28%).
Các ngành có tỷ lệ vốn thực hiện so với vốn đăng ký đạt trên 50% như: tài chính-ngân hàng-nông-lâm
nghiệp, dầu khí, công nghiệp nặng và công nghiệp chế biến. Các ngànhkhác có tỷ lệ vốn thực hiện đạt
từ 30- 40% .
Giai đoạn 2000-2007
21
Nhìn chung, trong giai đoạn này lượng FDI vào Việt Nam tăng mạnh và đạt kỉ lục vào năm 2007 với
tổng số vốn đầu tư đăng kí là 21,3 tỷ USD, vốn thực hiện đạt 8,03 tỷ USD.
Năm 2006 cả nước có 797 dự án được cấp giấy phép với tổng vốn đầu đăng ký hơn 7,6 tỷ USD, tăng

60,8% vềvốn đầu tư đăng ký so với cùng kì năm trước. Quy mô vốn đầu tư trung bình cho một dự án
đạt 9,4 triệu USD/dự án, cao hơn quy mô bình quân của năm 2005 (4,6 triệu USD/dự án).
Xuất hiện thấy hàng loạt các dự án có quy mô đầu tư lớn do các tập đoàn xuyên quốc gia đầu tư công
ty thép 1,126 tỷ USD,công ty TNHH IntelProducts Việt Nam: 1 tỷ USD; công ty công ty TNHH thép
Tycoon Steel VN : 556 triệu USD; Điều này cho thấy nhiều nhà đầu tư lớn đang đặc biệt quan tâm
đến Việt Nam.
Cũng trong năm 2006 có 439 lượt dự án tăng vốn đầu tư mở rộng sản xuất với tổng vốn hơn 2,1 tỷ
USD tăng 18,9 % về vốn so với cùng kỳ năm trước. Tuy số lượt dự án thấp hơn so với năm 2005,
nhưng số vốn tăng thêm nhiều hơn, chứng tỏ số dự án tăng vốn lớn cao hơn so với năm 2005. Năm
2006, vốn FDI thực hiện đạt 4,1 tỷ USD tăng 24,2% so với năm 2005.
Giai đoạn 2008-2012
Trong 5 năm này , VIệt Nam đã thu hút được các dự án lớn, sử dụng công nghệ cao và có khả năng tạo
ra các sản phẩm có sức cạnh tranh. Cụ thể:
- Vốn thực hiện: đạt 10 tỷ USD, vượt 25% năm 2007 ( 8 tỷ USD)
- Lao động: 16 vạn người, tăng 6,7% so với 2007
- Nộp ngân sách nhà nước; 2 tỷ USD, tăng 29% so với năm 2007
2. Liên hệ với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam
a. FDI là nguồn vốn quan trọng và là một trong những điều kiện để Việt Nam thực hiện và đẩy
nhanh CNH – HĐH đất nước.
Từ khi thực hiện chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài cho đến nay, vốn đầu tư nước ngoài thực hiện
tại Việt Nam bình quân 1.111,75 triệu USD/ năm. Đối với một nền kinh tế có quy mô như của nước ta
thì đây là một lượng vốnkhông nhỏ, nó thực sự là nguồn vốn góp phần tạo ra sự chuyển biến không chỉ
về quy mô đầu tư mà điều quan trọng hơn là nguồn vốn này có vai trò như "chất xúc tác - điều kiện" để
việc đầu tư của ta đạt hiệu quả nhất định.
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ các đơn vị FDI (giai đoạn 1995 – 1999 bằng118.200 tỷ đồng) cao hơn
hẳng số vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước cùng thời kỳ này (97.389,6 tỷ đồng). Tức là nguồn vốn
ngân sách Nhà nước dành cho xây dựng cơ vản chỉ bằng 82,46% vốn từ các sự án dành cho lĩnh vực
này.Hoạt động FDI còn là một trong những nguồn thu quan trọng cho ngân sách nhà nhà nước (thời kỳ
1994 - 1999) với số tiền 1489 triệu
22

b. Hoạt động FDI góp phần tạo ra những năng lực sản xuất mới ngành nghề mới, sản phẩm mới,
công nghệ mới, phương thức mới, phương tiện sản xuất kinh doanh mới, làm cho nền kinh tế đất
nước từng bước chuyển biến theo hướng kinh tế thị trường hiện đại.
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài luôn có chỉ số phát triển cao hơn chỉsố phát triển của các thành
phần kinh tế khác và cao hơn hẳn chỉ số phát triểnchung của cả nước (năm 1995, chỉ số phát triển của
khu vực kinh tế có vốnđầu tư nước ngoài là 114,98% thìchỉ số 7 chung của cả nước là 109,54%. Sốliệu
tương ứng của năm 1996 là 119,42% và 109,34% năm 1997 là 120,75%và 108,15%; năm 1998 là
116,88% và 105,8%). Tỷ trọng của khu vực kinh tếcó vốn đầu tư nước ngoài trong tổng sản phẩm
trong nước cũng có xu hướngtăng lên tương đối ổn định (năm 1995 = 6,3%; năm 1996 = 7,39%; năm
1997= 9,07%; năm 1998 = 10,12% và năm 1999 = 10,3%).
Đối với ngành công nghiệp các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoàikhông những chiếm tỷ trọng
cao mà còn có xu hướng tăng lên đáng kể trongtổng giá trị sản xuất của toàn ngành. Khu vực có vốn
đầu tư nước ngoài luôntạo ra hơn 25% giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp. Tỷ trọng giá trịsản
xuất của khu vực này đạt được từ 25,1% (năm 1995) 26,73% (năm 1996);28,9% (năm 1997), 31,98%
năm 1998 và 34,73% (năm 1999).
Đối với ngành công nghiệp tính đến nay, còn 221 dự án FDI đang hoạt động trong ngành nông nghiệp
với tổng số vốn đăng ký hơn 2 tỷ YSD. Đầu tư nước ngoài đã góp phần đáng kể nâng cao năng lực sản
xuất cho ngành nôngnghiệp, chuyển giao cho lĩnh vực này nhiều giống cây, giống con, tạo ra nhiềusản
phẩm chất lượng cao, góp phần thúc đẩy quá trình đa dạng hoá sản xuấtnông nghiệp và khả năng cạnh
tranh của nông lâm sản hàng hoá. Vốn đầu tưnước ngoài còn góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông lâm nghiệptheo yêu cầu của nền kinh tế CNH - HĐH.
c. Hoạt động của FDI đã tạo ra một số lượng lớn chỗ làm việc trực tiếp và gián tiếp có thu nhập
cao, góp phần hình thanh cơchế thúc đẩy nâng cao năng lực cho người lao động Việt Nam.
Tính đến ngày 31/12/1999 các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoàiđã tạo ra cho Việt Nam
296000 chỗ làm việc trực tiếp và khoảng 1 triệu lao động gián tiếp. Như vậy, số lao động làm việc
trong các bộ phận có liên quan đến hoạt động của các dự án đầu tư mới nước ngoài bằng
khoảng 39% tổng số laođộng bình quân hàng năm trong khu vực Nhà nước - đây là một kết quả rất
bất cập của FDI. Thu nhập bình quân của lao động làm việc trong các doanh nghiệp cóvốn đầu tư
nước ngoài là 70USD/tháng bằng khoảng 150% mức thu nhậpbình quân của lao động trong khu
vực Nhà nước. Đây là yếu tố hấp dẫn thu hút lao đọng VIệt Nam, do đó đã tạo ra những cạnh tranh

nhất định trên thị trường lao động.
Tuy nhiên lao động làm việc trong các doanh nghiệp đòi hỏi có trình độ tay nghề cao, kỹ thuật
lao động nghiêm khắc đúng với yêu cầu của lao đọng làm việc trong nền sản xuất hiện tại, ty một số
lĩnh vực còn có yêu cầu với lao động đối với lực lượng, ngoại ngữ Sự hấp dẫn về thu nhập cùng với
sự đòi hỏ cao về trình độ là những yếu tố tạo nên cơ chế buộc người lao động Việt Nam có ý thức tu
dưỡng, rèn luyện, nâng cao trình độ và tay nghề để có thể đủ điều kiện được tuyển chọn vào làm việc
23
tại các doanh nghiệp loại này, số này là đội ngũ công nhân lành nghề, đáp ứng được yêu cầu cần đối
với người lao động trong nền sản xuất tiên tiến.
Sự phản ứng dây chuyền tự nhiên, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệpcó vốn đầu tư nước ngoài
với các doanh nghiệp trog nước trên thị trường laođộng là nhân tố thúc đẩy lực lượng lao động trẻ tự
đào tạo một cách tích cựcvà có hiệu quả hơn, cũng như góp phần hình thành cho người lao động
ViệtNam nói chung một tâm lý tuân thủ nền nếp làm việc theo tác phong côngnghiệp hiện đại có
kỹ thuật về đội ngũ các cán bộ quản lý, kinh doanh; trướckhi bước vào cơ chế thị trường chúng ta chưa
có nhiều nhà doanh nghiệp giỏicó khả năng tổ chức sản xuất kinh doanh có hiêụ quả trong môi trường
cạnhtranh. Khi các dự án đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam những chuyên gia.
giỏi, đồng thời áp dụng những chế độ quản lý, tổ chức, kinh doanh hiện đạinhằm thực hiện dự án có
hiệu quả, đây chính là điều kiện tốt nhất một mặt đểcác doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận, học tập, học
tập và nâng cao trình độ,kinh nghiệm quản lý; mặt khác, để liên doanh có thể hoạt động tốt, nhà đầu
tưnước ngoài cũng buộc phải đào tạo cán bộ quản lý cũng như lao động ViệtNam đến một trình độ đủ
để đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật, công nghệ đangsử dụng trong các dự án. Như vậy, dù không muốn
thì các đầu tư nước ngoàicũng phải tham gia vào công tác đào tạo nguồn nhân lực Việt Nam. Đến
naychóng ta có khoảng 6000 cán bộ quản lý, 25000 cán bộ kỹ thuật đang làmviệc tại các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Họ chủ yếu là những kỹsư trẻ, có trình độ có thể cùng
các chuyên gia nước ngoài quản lý doanhnghiệp, tổ chức sản xuất, kinh doanh có hiệu quả và đủ
khả năng để tiếp thunhanh những công nghệ hiện đại thậm chí có bí quyết kỹ thuật.
d. FDI thúc đẩy quá trình mở cửa và hội nhập của nền kinh tế Việt Nam với thế giới, nó là một
trong những phương thức hàng hoá sản xuất tại Việt Nam xâm nhập thị trường nước ngoài một
cách có lợi nhất.
Các nhà đầu tư nước ngoài thông qua thực hiện dự án đầu tư đã trởthành "cầu nối" là điều kiện tốt nhất

để Việt Nam nhanh chóng tiếp cận vàtiến hành hợp tác được với nhiều quốc gia, nhiều tổ chức quốc tế
cũng nhưnhững trung tâm kinh tế, kỹ thuật công nghệ mạnh của thế giới.Một vấn đề nữa không kém
phần quan trọng là hoạt động của FDI đãgiúp Việt Nam mở rộng thêm thị phần ở nước ngoài. Đối với
hàng hoá xuấtkhẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, vô hình đã biến các bạnhàng
truyền thống của các nhà đầu nước ngoài tại Việt Nam thành bạn hàngcủa Việt Nam.
Trong 20 năm qua, khu vực kinh tế có vốn FDI đã góp phần đáng kể trong sự phát triển kinh tế-
xã hội đất nước bằng việc tạo ra tổng giá trị doanh thu đáng kể trong đó có giá trị xuất khẩu, cũng như
đóng góp tích cực vào ngân sách và tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động. Đồng thời
tiếp tục khẳng định vai trò trong sự phát triển kinh tế đóng góp ngày càng lớn vào tổng sản phẩm quốc
nội (GDP) của đất nước. Từ mức đóng góp trung bình 6,3% của GDTP trong giai đoạn 1991- 1995,
khu vực doanh nghiệp có vốn FDI đẫ tang lên 10,3% GDP của 5 năm 1996-2000.
Trong thời kỳ 2001-2005, tỷ trọng trên đạt trung bình là 14,6%. Riêng năm 2005, khu vực FDI
đóng góp khoảng 15,5% GDP, cao hơn mục tiêu đề ra tại nghị quyết 09 (15%). Trong 2 năm 2006 và
2007 khu vực kinh tế có vốn FDI đóng góp trên 17% GDP.
24
Nếu trong giai đoạn 1991-1995 tổng giá trị doanh thu mới đạt 4,1 tỷUSD (trong đó giá trị xuất
khẩu không tính dầu thô đạt 1,2 tỷ USD, chiếm 30% tổng doanh thu) thì trong thời kỳ 1996-2000 tổng
giá trị doanh thu đã đạt 27,09 tỷ USD (trong đó giá trị xuất khẩu không tính dầu thô đạt 10,59 tỷ USD,
chiếm 39% tổng doanh thu), tăng gấp 6,5 lần so với 5năm trước. Trong giai đoạn 2001-2005 tổng giá
trị doanh thu đạt 77,4 tỷ USD (trong đó giá trị xuất khẩu không tính dầu thô đạt 34,6 tỷ USD, chiếm
44,7% tổng doanh thu), tăng gấp 2,8 lần so với 5 năm 1996-2000. Trong hai năm 2006, 2007 tổng giá
trị doanh thu đạt 69 tỷ USD, trong đó giá trị xuất khẩu (trừ dầu thô) đạt 28,6 tỷ USD, chiếm 41% tổng
doanh thu.
Không kể dầu thô, giá trị xuất khẩu của khu vực có vốn FDI cũng giatăng nhanh chóng. Cả thời kỳ
1991-1995 tổng giá trị xuất khẩu mới đạt 1,2 tỷ USD, nhưng đã tăng lên 10,5 tỷ USD trong giai đoạn
1996-2000, gấp hơn 8 lần so với 5 năm trước. Trong 5 năm 2001-2005, giá trị trên đạt hơn 34,6 tỷ
USD, cao gấp 3 lần so với thời kỳ 5 năm trước, trong đó năm sau tăng hơn năm trước, năm 2002 tăng
25%, năm 2003 tăng 38%, năm 2004 tăng 39%, năm 2005 đạt 11,2 tỷ USD, tăng 26%, đóng góp 35%
tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của cả nước; tính cả dầu thô tỷ lệ này là 56%. Năm 2006 giá trị xuất
khẩu của khu vực có vốn FDI đạt (nếu tính cả dầu thô) đạt 12,6 tỷ USD, chiếm trên 57% tổng giá trị

xuất khẩu của cả nước. Năm 2007, giá trị xuất khẩu của khu vực có vốn FDI đạt 19,7 triệu USD, nếu
tính cả dầu thô thì giá trị xuất khẩu là 27,3 tỷ USD, chiếm 56,8% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước.
Tuy những năm đầu thi hành Luật Đầu tư nước ngoài, khu vực kinh tếcó vốn FDI được hưởng chính
sách ưu đãi của Nhà nước, nhưng cũng đã tích cực đóng góp vào ngân sách nhà nước, thể hiện qua
việc thu nộp ngân sách tăng dần qua các năm và bắt đầu vượt ngưỡng 1 tỷ USD từ năm 2005 (đạt 1,29
tỷ USD, tăng 39,5% so với năm trước và chiếm 12% tổng thu ngân sách nhà nước, vượt mục tiêu đề ra
tại Nghị quyết 09 (10%). Giai đoạn 1991-1995 do chính sách ưu đãi, khuyến khích vốn FDI của Nhà
nước ta nên các doanh nghiệp có vốn FDI đóng góp ngân sách còn hạn chế 115 triệu USD, nhưng con
số này đã tăng hơn 10 lần trong thời kỳ 1996-2000 (đạt 1,49 tỷ USD). Lý do một số doanh nghiệp FDI
đã qua thời gian hưởng chính sách ưu đãi thuế của nhà nước. Giai đoạn 2001-2005 khu vực doanh
nghiệp FDI đã nộp ngân sách hơn 3,6 tỷ USD, tăng gấp hơn 2 lần 5 năm trước. Năm 2006 con số trên
đạt 1,4 tỷ USD, bằng cả 5 năm 1996-2000. Năm 2007, dự kiến thu ngân sách đạt 1,576 tỷ USD, tăng
7% so với năm trước.
Đồng thời, khu vực kinh tế có vốn FDI cũng tạo việc làm và thu nhậpổn định cho một bộ phận dân
cư, tính từ 1988 đến cuối 2007 có trên 1,26 triệu lao động trực tiếp, chưa kể số lao động gián tiếp
khác làm việc trong khu vực dịch vụ mà theo kết quả điều tra của Ngân hàng Thế giới, cứ 1 lao động
trực tiếp sẽ tạo việc làm cho khoảng từ 2-3 lao động gián tiếp khác. Số lao động làm việc trong các
doanh nghiệp FDI cũng tăng lên qua từng giai đoạn, từ 21 vạn người vào cuối năm 1995 đã tăng lên
37,9 vạn người vào cuối năm 2000, tăng 80% so với 5 năm trước. Đến cuối năm 2005 đã tăng gấp
2,5 lần so với 5 năm trước thể hiện số lượng các doanh nghiệp đi vào triển khai dự án tăng lên.
Trong 2 năm 2006 và 2007 do lượng dự án vào nhiều và triển khai nhanh nên số lượng lao động
trong khu vực FDI tính đến cuối 2 năm này đã tăng 9,9% và 12% so với cuối năm 2005.
25

×