Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

tình hình hoạt động sản xuất và kinh doanh tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (269.18 KB, 23 trang )

Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội Báo cáo thực tập giữa khóa
LỜI MỞ ĐẦU
Trong đợt thực tập giữa khóa theo chương trình đào tạo của trường Đại
học Ngoại thương Hà Nội, em đã về địa phương và liên hệ xin kiến tập tại Công
ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Quảng Bình. Được sự cho phép của Công ty, em
được phân công tới phòng Kế hoạch và Nghiệp vụ Kinh doanh để tìm hiểu về
hoạt động của đơn vị, học hỏi kinh nghiệm làm việc của các anh chị và đồng thời
kiểm tra đối chiếu lại với những kiến thức mà mình đã được học ở nhà trường.
Không những thế, đợt kiến tập này còn giúp em tiếp cận phần nào với môi
trường làm việc trong tương lai, để sau này đi làm bớt bỡ ngỡ ban đầu. Và sau
khi kết thúc đợt thực tập này, bản thân em ngoài việc được áp dụng những kiến
thức lí thuyết đã học, còn tiếp thu thêm được nhiều kinh nghiệm quý giá cho bản
thân, chuẩn bị cho công việc của mình trong tương lai. Sau khi kết thúc đợt kiến
tập, em đã hoàn tất báo cáo thực tập giữa khóa với đề tài: “Tình hình hoạt động
sản xuất và kinh doanh tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Quảng Bình”.
Em chân thành cảm ơn Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Quảng Bình,
phòng Kế hoạch và Nghiệp vụ Kinh doanh và các anh chị đang công tác tại đây
đã giúp đỡ em rất nhiều trong đợt thực tập giữa khóa này. Em cũng xin cảm ơn
thầy Nguyễn Cương đã giúp đỡ hướng dẫn em hoàn thành bản báo cáo thực tập
giữa khóa này.
Nguyễn Việt Tuấn – Lớp Anh 22 – KTĐN – K48
1
Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội Báo cáo thực tập giữa khóa
NỘI DUNG
I – SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU QUẢNG
BÌNH:
1. Lịch sử hình thành Công ty:
Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Quảng Bình được thành lập theo Quyết
định số 06/QĐ-UB ngày 08/7/1989 của UBND tỉnh Quảng Bình (sau khi thi
hành Quyết định số 87 của Bộ Chính trị và Nghị quyết kỳ họp thứ 5 Quốc hội
khoá VIII chia tỉnh Bình Trị Thiên thành 3 tỉnh: Quảng Bình - Quảng Trị -


Thừa Thiên Huế).
Thực hiện Thông báo số 163/TB ngày 24/10/1992 của Bộ trưởng Bộ
Thương mại về việc thành lập doanh nghiệp Nhà nước. UBND tỉnh Quảng
Bình đã ra Quyết định số 31/QĐ-UB ngày 05/11/1992 về việc thành lập Công
ty Xuất nhập khẩu Quảng Bình là doanh nghiệp Nhà nước thuộc Sở Thương
mại và Du lịch Quảng Bình.
2. Tên Công ty: Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Quảng Bình
- Tên giao dịch quốc tế: QUANG BINH IMPORT EXPORT
JOINT STOCK COMPANY.
- Tên viết tắt: IMEXCO QUANG BINH
3. Địa chỉ Công ty:
- Trụ sở chính: số 90 Hữu Nghị - Phường Nam lý - TP. Đồng Hới - Tỉnh
Quảng Bình.
- Điện thoại: 052.3857979 – 052.3850777
- Fax: 052.3822727 – 052.3821118
Nguyễn Việt Tuấn – Lớp Anh 22 – KTĐN – K48
2
Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội Báo cáo thực tập giữa khóa
- Email:
- Website: http//www.imexco.qbinh.vn
4. Quá trình phát triển của Công ty:
Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Quảng Bình tiền thân là Công ty Xuất
nhập khẩu Bình Trị Thiên. Tháng 7/1989, trước đòi hỏi phải chia tách tỉnh
Bình Trị Thiên ra để dễ dàng hơn trong việc quản lý và phát triển kinh tế, xã
hội. Để thực hiện được yêu cầu hết sức cấp bách và thiết thực, do Quốc hội
Nước CHXHCN Việt Nam họp và ra quyết định chia tỉnh Bình Trị Thiên
thành ba tỉnh đó là: Quảng Bình - Quảng Trị - Thừa Thiên Huế. Công ty Cổ
phần Xuất nhập khẩu Quảng Bình cũng ra đời từ đó. Trong suốt 23 năm tồn tại
của mình Công ty đó trải qua các giai đoạn phát triển sau:
- Giai đoạn thứ nhất: Từ năm 1989 đến năm 1991

Đây là giai đoạn đầu Công ty được tách ra từ Công ty Xuất nhập khẩu
Bình Trị Thiên và hoạt động một cách độc lập, trực thuộc UBND tỉnh Quảng
Bình là giai đoạn rất khó khăn của Công ty, do mọi thứ đều mới, cơ sở vật
chất còn nghèo nàn. Thế nhưng dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Đảng
uỷ, Ban Giám đốc Công ty, tập thể cán bộ Công nhân viên toàn Công ty đã
đồng tâm nhất trí, nỗ lực vươn lên mọi khó khăn thử thách và kết quả đạt được
rất đáng khích lệ: kim ngạch xuất nhập khẩu tăng dần theo từng năm, mức nộp
Ngân sách cho Nhà nước và đời sống của cán bộ Công nhân viên cũng tăng
lên.
- Giai đoạn thứ 2: Từ năm 1991 đến tháng 12 năm 1992
Đến tháng 4/1991 để mở rộng quy mô hoạt động nhằm tạo điều kiện tốt
hơn cho việc thu mua hàng xuất khẩu, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng
Nguyễn Việt Tuấn – Lớp Anh 22 – KTĐN – K48
3
Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội Báo cáo thực tập giữa khóa
nước ngoài cũng như trong giai đoạn mà đất nước chuyển từ nền kinh tế tập
trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Với chủ trương
phát triển hàng hoá nhiều thành phần, với tinh thần đó Sở Thương mại và Du
lịch tỉnh Quảng Bình thành lập Liên hiệp Công ty Xuất nhập khẩu Quảng
Bình. Về nhiệm vụ và chức năng không khác so với trước, riêng ngành nghề
kinh doanh được mở rộng nhằm thực hiện được ý định ban đầu của Công ty.
- Giai đoạn thứ 3: Từ tháng 12 năm 1992 đến năm 2005
Tháng 12/1992 Liên hiệp Công ty Xuất nhập khẩu Quảng Bình đổi lại
tên là Công ty Xuất nhập khẩu Quảng Bình trên cơ sở quyết định của UBND
tỉnh Quảng Bình. Từ đó Công ty tiếp tục phát huy những kết quả đạt được và
khắc phục những khó khăn tồn tại nhằm hoàn thành những mục tiêu đề ra.
Kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng, thị trường kinh doanh được mở rộng và
đời sống cán bộ nhân viên ngày càng cải thiện.
- Giai đoạn thứ 4: Từ tháng 4 năm 2006 đến nay
Đến ngày 03/04/2006, thực hiện quyết định của UBND tỉnh Quảng Bình,

Công ty Xuất nhập khẩu Quảng Bình đã cổ phần hóa và đổi tên thành Công ty
Cổ phần Xuất nhập khẩu Quảng Bình để nhằm mở rộng quy mô lớn hơn và
phù hợp với xu thế và những chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta
hiện nay.
Tuy Công ty đã qua 4 lần đổi tên nhưng chức năng và nhiệm vụ của
Công ty không thay đổi. Công ty luôn cố gắng để hoàn thành được những mục
tiêu đề ra và góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế tỉnh nhà cũng như nền
kinh tế đất nước, phục vụ ngày một tốt hơn nhu cầu tiêu dùng của nhân dân
trong và ngoài tỉnh. Hiện nay tổng số Công nhân viên lên đến gần 300 người,
phần lớn cán bộ được đào tạo qua các trường đại học và trung học chuyên
Nguyễn Việt Tuấn – Lớp Anh 22 – KTĐN – K48
4
Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội Báo cáo thực tập giữa khóa
nghiệp của Nhà nước với trình độ chuyên môn cao, có sức khoẻ và tuổi đời
trẻ.Ngoài ra Công ty con có các Công ty liên doanh, chi nhánh, xí nghiệp, đơn
vị trực thuộc Công ty được đặt trong và ngoài tỉnh.
Khi chuyển đổi sang mô hình Công ty cổ phần, Công ty có tổng số vốn
ngân sách cấp và vốn tự bổ sung là: 4.620.000.000 đồng. Trong đó:
- Vốn cố định: 514.000.000đ
- Vốn lưu động: 4.106.000.000đ
Phân theo nguồn vốn:
- Vốn ngân sách cấp: 2.208.000.000đ
- Vốn doanh nghiệp bổ sung: 2.412.000.000đ
Nguồn vốn mà Công ty được Ngân hàng cho phép huy động thêm là:
50.000.000.000đ.
II – TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH
1. Giới thiệu về cơ cấu tổ chức của Công ty

1.1Sơ đồ tổ chức của Công ty:
CƠ CẤU TỔ CHỨC

Nguyễn Việt Tuấn – Lớp Anh 22 – KTĐN – K48
5
Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội Báo cáo thực tập giữa khóa
1.2. Các phòng ban trong Công ty:
Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Quảng Bình hoạt động dựa trên sự phối
hợp linh hoạt của các phòng ban trong Công ty, mỗi phòng ban đảm nhiệm
những nhiệm vụ khác nhau nhưng thống nhất với nhau, cùng hướng tới việc đạt
được những mục tiêu doanh nghiệp đề ra.
Sau đây em xin giới thiệu về các phòng ban trong cơ cấu tổ chức của Công
ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Quảng Bình:
Nguyễn Việt Tuấn – Lớp Anh 22 – KTĐN – K48
6
Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội Báo cáo thực tập giữa khóa
Phòng Tổ chức hành chính: là đơn vị chuyên trách về vấn đề nhân sự của
công ty, là nơi tuyển dụng nhân viên mới cho công ty cũng như điều chuyển hoạt
động của các nhân viên từ đơn vị này sang đơn vị khác. Hoạt động của Phòng Tổ
chức hành chính góp phần hình thành đội ngũ cán bộ Công nhân viên có nhiều
kinh nghiệm, năng lực cho công ty.
Phòng Kế toán Tài chính: là đơn vị chuyên trách về kế toán, theo dõi các
nghiệp vụ phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty, ghi nhận
sự thay đổi, biến động của dòng tiền vào ra để báo cáo lên Ban Giám đốc.
Phòng Kế hoạch và Nghiệp vụ Kinh doanh: là đơn vị chuyên trách về kinh
doanh, với chức năng vạch ra phương án kinh doanh, trình lên Ban Giám đốc và
phân công công việc thực hiện về các xí nghiệp trực thuộc của Công ty.
1.3. Các Công ty trực thuộc:
Trên đây là khái quát về cơ cấu tổ chức hành chính của Công ty. Ngoài ra,
hoạt động kinh doanh của Công ty còn bao gồm sự tham gia của nhiều đơn vị, xí
nghiệp khai thác trực thuộc Công ty, nằm rải khắp tỉnh Quảng Bình:
- Công ty Cổ phần Cát Viglacera: khai thác cát silic phục vụ sản xuất trong nước
và xuất khẩu

- Công ty TNHH Khoáng sản Quảng Thông: liên doanh với Tổng Công ty phát
triển kinh tế Đại Thông – Trung Quốc
- Công ty TNHH Khai thác Đá Công nghiệp II: chuyên khai thác đá cho sản xuất
công nghiệp, tại huyện Quảng Trạch – Quảng Bình
- Xí nghiệp Khai thác khoáng sản Bắc Quảng Bình: chuyên trách khai thác khoáng
sản ở phía Bắc Quảng Bình
- Xí nghiệp Khai thác khoáng sản Nam Quảng Bình: chuyên trách khai thác
khoáng sản ở phía Nam Quảng Bình
- Xí nghiệp Khai thác khoáng sản Sen Thủy – Quảng Bình: chuyên khai thác
khoáng sản chủ yếu là titan để xuất khẩu
Nguyễn Việt Tuấn – Lớp Anh 22 – KTĐN – K48
7
Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội Báo cáo thực tập giữa khóa
- Chi nhánh Xuất nhập khẩu Bắc Quảng Bình: Chuyên thu mua hàng nông sản,
thực phẩm xuất khẩu
Ngoài ra còn có các văn phòng đại diện Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu
Quảng Bình được thành lập ở Móng Cái – Quảng Ninh, ở Thành Phố Hồ Chí
Minh…
Sự phối hợp hoạt động của các đơn vị trực thuộc kể trên đã góp phần đáng
kể vào sự phát triển của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Quảng Bình, tạo điều
kiện cho Công ty có thể mở rộng quy mô sản xuất, khai thác các thị trường tiềm
năng trước đây chưa có điều kiện thâm nhập.
2. Giới thiệu về đơn vị kiến tập – Phòng Kế hoạch và Nghiệp vụ kinh doanh
Phòng Kế hoạch và Nghiệp vụ Kinh doanh là một phòng ban nằm trong cơ
cấu tổ chức hành chính của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Quảng Bình, là
một đơn vị chuyên trách có vai trò đặc biệt quan trọng đối sự vận hành của Công
ty:
a. Công tác kế hoạch:
- Đơn vị có trách nhiệm xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn và dài
hạn cho Công ty, dựa trên cơ sở mục tiêu chủ đạo của Công ty và kế hoạch hoạt

động của các đơn vị trực thuộc công ty như các xí nghiệp, đơn vị khai thác.
- Tham khảo ý kiến của Ban Giám đốc và các phòng ban khác để phân bố kế
hoạch sản xuất, thiết lập phương án xuất nhập khẩu.
- Cân đối lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong từng giai đoạn, ở từng thị
trường cho phù hợp với kế hoạch kinh doanh ngắn hạn và dài hạn của Công ty.
- Lưu trữ các số liệu liên quan tới sản lượng hàng hóa khai thác, lượng hàng xuất
khẩu nhập khẩu trong từng kì, làm căn cứ cho Ban Giám đốc ra quyết định trong
tương lai.
Nguyễn Việt Tuấn – Lớp Anh 22 – KTĐN – K48
8
Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội Báo cáo thực tập giữa khóa
- Tiến hành một số công tác thống kê, dự báo lượng cung cầu về hàng hóa xuất
nhập khẩu trên thị trường, đảm bảo cho các quyết định đúng đắn của Ban Giám
đốc.
b. Công tác kinh doanh:
- Đơn vị chịu trách nhiệm tham mưu cho Ban Giám đốc về việc kinh doanh và
trực tiếp tiến hành các nghiệp vụ kinh doanh để thực hiện tốt các kế hoạch mà
công ty đề ra
- Đơn vị phối hợp với các đơn vị trực thuộc của Công ty tiến hành khai thác, thu
gom hàng hóa xuất nhập khẩu trên thị trường, đảm bảo lượng cung hàng hóa cho
đối tác
- Đơn vị tiến hành các nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu như đàm phán kí kết
hợp đồng, chuẩn bị hồ sơ cấp phép hàng hóa xuất nhập khẩu,…
- Đơn vị liên hệ với các cơ quan có trách nhiệm về xuất nhập khẩu như Hải quan,
cơ quan Thuế để hoàn tất các thủ tục pháp lí liên quan tới việc khai thác, kinh
doanh xuất nhập khẩu.
Phòng Kế hoạch và Nghiệp vụ kinh doanh hiện có 5 cán bộ công tác, chịu
trách nhiệm là chú Đặng Văn Đức – trưởng phòng. Với nhiều kinh nghiệm cùng
thời gian gắn bó với công ty lâu dài, các cán bộ trong phòng đã làm tốt vai trò
của mình, biến phòng Kế hoạch và Nghiệp vụ kinh doanh trở thành một hạt nhân

quan trọng trong quá trình phát triển của Công ty. Trong thời gian em tham gia
kiến tập ở công ty, các anh chị trong phòng đã giúp đỡ em rất nhiều, giải đáp các
thắc mắc của em về những vấn đề trong thực tiễn công tác, cung cấp các số liệu
cần thiết cho bài báo cáo thực tập của em. Được tiếp xúc với các cán bộ trong
phòng Kế hoạch và Nghiệp vụ kinh doanh, em được học tập nhiều điều như thói
quen đi làm đúng giờ, làm việc nghiêm túc, cẩn thận trong công việc của mình.
Tuy nhiên, bản thân em nhận thấy môi trường làm việc ở đây vẫn một phần nào
mang dáng dấp một đơn vị Nhà nước, chưa tạo ra nhiều áp lực như em hình
dung. Mặc dù vậy, việc được tham gia kiến tập ở đây đã giúp em làm quen với
Nguyễn Việt Tuấn – Lớp Anh 22 – KTĐN – K48
9
Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội Báo cáo thực tập giữa khóa
môi trường làm việc trong tương lai của mình. Em xin chân thành cám ơn các cô
chú, các anh chị trong phòng Kế hoạch và Nghiệp vụ kinh doanh đã tận tình giúp
đỡ em trong đợt thực tập giữa khóa vừa rồi.
3. Tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
3.1. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Nhờ vào cơ cấu bộ máy tổ chức hoàn thiện, khoa học và thống nhất như
trên, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Quảng Bình đã có đủ điều kiện để vượt
qua những khó khăn, tiến hành mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh ra toàn
tỉnh Quảng Bình và không ngừng tìm kiếm thêm thị trường mới để cung ứng các
sản phẩm của mình.
Trong nhiều năm qua, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Quảng Bình đã
khẳng định được vị thế của mình trên địa bàn tỉnh nhà với các hoạt động sản xuất
kinh doanh của mình:
a. Hoạt động mua bán, xuất khẩu các nông sản thô:
Đây là một lĩnh vực kinh doanh chiếm phần lớn trong khối lượng hàng hóa
kinh doanh của Công ty. Tận dụng lợi thế sẵn có của Quảng Bình là một tỉnh có
nền nông nghiệp tương đối phát triển, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Quảng
Bình đã tiến hành các hoạt động thu mua nông sản thô phục vụ cho xuất khẩu ra

các thị trường nước ngoài. Với mạng lưới đại lý thu gom phân bố rộng rãi khắp
tỉnh nhà, đặc biệt ở là các huyện Bố Trạch, Quảng Trạch, … Công ty Cổ phần
Xuất nhập khẩu Quảng Bình đã phần nào giúp cho bà con nông dân chủ động
tiêu thụ một số lượng lớn nông sản kịp mùa vụ, không để tình trạng nông sản thu
hoạch phải chờ người thu mua làm giảm chất lượng sản phẩm. Với thời gian dài
kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng nông sản, Công ty Cổ phần Xuất nhập
khẩu đã xây dựng được mạng lưới đại lý thu gom nông sản ở các huyện như Bố
Nguyễn Việt Tuấn – Lớp Anh 22 – KTĐN – K48
10
Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội Báo cáo thực tập giữa khóa
Trạch, Quảng Trạch, song song với việc thiết lập quan hệ thương mại với các
doanh nghiệp ở các thị trường trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Lào,
Campuchia,… Chính điều này đã tạo điều kiện cho Công ty vừa thu được lợi
nhuận lớn, vừa tái đầu tư mở rộng phạm vi kinh doanh của mình. So với khi mới
thành lập, hiện nay thành phần, chủng loại nông sản mà Công ty Cổ phần Xuất
nhập khẩu Quảng Bình kinh doanh đã mở rộng hơn nhiều. Các mặt hàng kinh
doanh chủ yếu của đơn vị đó là lạc, tiêu, ớt, tỏi, sắn, hạt tinh dầu. Mặc dù số
lượng và giá trị xuất khẩu không cao (trung bình 2000 – 2500 tấn/ năm) nhưng
các mặt hàng nông sản vẫn luôn nằm trong kế hoạch kinh doanh của Công ty với
mục tiêu thúc đẩy nông nghiệp Quảng Bình phát triển, tạo đầu ra cho sản phẩm
của bà con nông dân ở tỉnh nhà.
b. Hoạt động mua bán, xuất khẩu các mặt hàng lâm sản, thủ công mỹ nghệ:
Quảng Bình là một tỉnh có diện tích rừng tương đối lớn, khoảng 470.000
ha, rừng tự nhiên vào khoảng 440.000 ha, rừng trồng là 30.000 ha. Đặc biệt,
trong rừng Quảng Bình lại có nhiều loại gỗ quý hiếm thuộc các họ như lim, mun,
gõ cùng các loại lâm sản khác. Chính vì thế, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu
Quảng Bình đã biết tận dụng những lợi thế sẵn có của Quảng Bình để có thể làm
giàu cho tỉnh nhà. Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Quảng Bình đã hợp tác với
các nông lâm trường như Nông trường Việt Trung – Bố Trạch, Xí nghiệp Lâm
sản Long Đại – Quảng Trạch để thu mua các mặt hàng lâm sản như gỗ nguyên

liệu chế biến, gỗ tạp, các sản phẩm chế biến từ gỗ như bàn ghế, tủ,… Các mặt
hàng này có vai trò tương đối quan trọng trong các mặt hàng kinh doanh của
Công ty. Ngoài ra, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Quảng Bình còn phối hợp
với nhiều xưởng thủ công mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là ở các huyện
miền núi như Minh Hóa, Tuyên Hóa để bao tiêu sản phẩm đầu ra, đảm bảo lượng
cung sản phẩm ổn định đáp ứng nhu cầu của thị trường. Chính nhờ những bạn
Nguyễn Việt Tuấn – Lớp Anh 22 – KTĐN – K48
11
Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội Báo cáo thực tập giữa khóa
hàng quen thuộc như vậy, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Quảng Bình trong
những năm gần đây đã trở thành một trong những doanh nghiệp lớn chuyên kinh
doanh các mặt hàng lâm sản, thủ công mỹ nghệ với giá trị cao trên địa bàn tỉnh
(điển hình là mặt hàng gỗ xẻ dùng cho xây dựng – chế biến có số lượng ổn định
trung bình 5000 - 10.000 m
3
/ năm, mặt hàng mặt mây lục giác 30.000 tới 50.000
m
2
/ năm).
c. Hoạt động mua bán, nhập khẩu máy móc thiết bị, phương tiện vận tải:
Đây là một trong những hoạt động nhập khẩu chủ yếu của Công ty Cổ phần
Xuất nhập khẩu Quảng Bình với mục tiêu là tìm kiếm lợi nhuận, đồng thời phục
vụ nhu cầu đối với các loại máy móc, thiết bị cho sản xuất và tiêu dùng. Công ty
Cổ phần Xuất nhập khẩu Quảng Bình nhận thức rõ rằng Quảng Bình vẫn còn là
một tỉnh nghèo, từ sau chiến tranh cơ sở vật chất bị tàn phá nặng nề, mặc dù
chiến tranh đã đi qua nhiều thập kỉ nhưng hậu quả để lại vẫn là sự nghèo nàn lạc
hậu. Do đó, việc nhập khẩu máy móc, thiết bị sản xuất cho việc xây dựng kinh
tế, tái thiết cơ sở vật chất kĩ thuật là một nhu cầu cấp thiết trong thời gian qua.
Nắm bắt được vấn đề, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Quảng Bình đã tiến
hành kí kết các hợp đồng với các đối tác nước ngoài, chủ yếu là các thương nhân

từ Trung Quốc, Nga để nhập khẩu các loại máy móc, dây chuyền sản xuất, các
phương tiện vận tải chuyên dụng và bán lại cho các doanh nghiệp trong tỉnh có
nhu cầu. Thực tế là, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn về vấn đề huy động vốn,
mặt khác đó là thực trạng nhu cầu của các doanh nghiệp còn lẻ tẻ, chưa ổn định,
nhưng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Quảng Bình đã vượt qua khó khăn, duy
trì đầy đủ lượng cung máy móc, thiết bị ngoại nhập đáp ứng nhu cầu trên địa bàn
tỉnh nhà. Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, Công ty Cổ phần
Xuất nhập khẩu Quảng Bình còn đảm trách nhập khẩu xe máy nguyên chiếc để
cung cấp cho người dân. Hiện nay, bên cạnh các máy móc, thiết bị sản xuất khác,
Nguyễn Việt Tuấn – Lớp Anh 22 – KTĐN – K48
12
Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội Báo cáo thực tập giữa khóa
xe máy cũng là một mặt hàng quan trọng, đem lại doanh thu lớn cho Công ty.
Với mức nhập khẩu khoảng 500 – 1000 chiếc/ năm, Công ty Cổ phần Xuất nhập
khẩu đã, đang và sẽ đảm bảo đáp ứng một phần lớn nhu cầu về phương tiện đi lại
đang tăng cao trên thị trường.
d. Hoạt động khai thác, chế biến, kinh doanh quặng titan:
Quảng Bình là một tỉnh có ít trữ lượng quặng khoáng sản, trong đó, có trữ
lượng lớn nhất là mỏ titan ở xã Sen Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Trữ
lượng titan ở đây (chủ yếu dưới dạng các quặng ilmenit) vào khoảng 300.000
tấn. Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Quảng Bình, phối hợp với Xí nghiệp khai
thác khoáng sản Sen Thủy – Lệ Thủy – Quảng Bình là một trong số ít doanh
nghiệp được cấp phép khai thác và kinh doanh quặng titan. Titan là một kim loại
quý, với những đặc tính đặc biệt như nhẹ và cứng hơn thép, chống ăn mòn tốt
nên nó được ứng dụng rất nhiều trong sản xuất công nghiệp. Nhận thấy được
tiềm năng xuất khẩu nguồn tài nguyên quý này, Công ty Cổ phần Xuất nhập
khẩu Quảng Bình đã xin giấy phép khai thác titan ở các mỏ titan nằm ở xã Sen
Thủy, huyện Lệ Thủy. Đơn vị trực tiếp khai thác titan là Xí nghiệp khai thác
khoáng sản Sen Thủy. Hoạt động khai thác titan ở Sen Thủy đã phần nào giải
quyết một số công ăn việc làm cho lao động ở địa phương, đem lại nguồn thu lớn

cho Công ty, nộp thuế cho Nhà nước hàng tỉ đồng. Mặc dù hoạt động khai thác
titan ở đây trong một vài năm về trước đã có một số sai phạm như khai thác vượt
định mức cho phép, nhưng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Quảng Bình đã kịp
thời chấn chỉnh lại hoạt động khai thác cho phù hợp với quy định của pháp luật.
Trong những năm gần đây, từ 2005 – 2011, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu
Quảng Bình luôn luôn đảm bảo sản lượng khai thác quặng titan xuất khẩu ổn
định, trung bình 15.000 tới 17.000 tấn/ năm, mang lại nguồn thu lớn cho Công ty
nói riêng và cho tỉnh nhà nói chung. Hiện nay, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu
Nguyễn Việt Tuấn – Lớp Anh 22 – KTĐN – K48
13
Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội Báo cáo thực tập giữa khóa
đang có kế hoạch cải tiến quy trình khai thác quặng để đảm bảo vệ sinh môi
trường, tiến hành mở rộng quy mô khai thác hàng năm.
e. Hoạt động khai thác, kinh doanh xuất khẩu cát – đá xây dựng:
Quảng Bình là một tỉnh thuộc miền duyên hải Bắc Trung Bộ, có nguồn tài
nguyên rất đặc biệt, đó là cát, đá dùng cho sản xuất công nghiệp, xây dựng dân
dụng. Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Quảng Bình trong những năm gần đây
đã chú trọng tới việc khai thác cát để kinh doanh trên địa bàn tỉnh và xuất khẩu
ra nước ngoài. Phối hợp với Công ty Cổ phần Cát Viglacera, Công ty đã tiến
hành hoạt động khai thác của mình ở các huyện Lệ Thủy, Quảng Trạch, Quảng
Ninh. Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Quảng Bình chịu trách nhiệm tìm kiếm
bạn hàng nước ngoài để xuất khẩu sản phẩm cát xây dựng. Với nhiều năm tham
gia kinh doanh xuất khẩu cát xây dựng, Công ty đã xây dựng được mối quan hệ
mua bán với các doanh nghiệp nước ngoài ở Lào, Thái Lan, Trung Quốc. Nhờ
đó, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Quảng Bình luôn đảm bảo đầu ra cho sản
phẩm cát xây dựng do Công ty Cổ phần Cát Viglacera khai thác. Sự phối hợp,
phân công hợp lí giữa 2 Công ty đã phần nào tạo nên hiệu quả kinh tế cao, thể
hiện ở sản lượng cát khai thác và xuất khẩu hàng năm lên tới 500.000 – 700.000
tấn/ năm. Ngoài ra, còn phải kể tới một mặt hàng khác cũng có vai trò lớn trong
hoạt động kinh doanh của Công ty, đó là đá xây dựng và các sản phẩm từ đá.

Việc khai thác đá được phân công cho 2 công ty đó là Công ty khai thác khoáng
sản Bắc Quảng Bình và Nam Quảng Bình. Các mỏ đá nằm chủ yếu ở các huyện
miền núi Minh Hóa, Tuyên Hóa nên việc khai thác trước đây gặp nhiều khó khăn
do đi lại khó khăn, không đủ máy móc, thiết bị và phương tiện vận tải. Trong
những năm gần đây, nhờ được đầu tư thêm nhiều phương tiện khai thác hiện đại,
những khó khăn đã phần nào được khắc phục, sản lượng đá khai thác không
ngừng tăng lên, bình quân hàng năm lên tới 1,5 triệu – 2 triệu m
3
, số lượng đơn
Nguyễn Việt Tuấn – Lớp Anh 22 – KTĐN – K48
14
Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội Báo cáo thực tập giữa khóa
hàng luôn luôn ổn định. Kết quả này đạt được là nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của
Ban Giám đốc Công ty, sự phối hợp hiệu quả của các Công ty thành viên và sự
nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu
Quảng Bình.
3.2. Một số kết quả đạt được của Công ty trong thời gian qua
Sự phối hợp hiệu quả các hoạt động kinh doanh, sự đầu tư đúng đắn về
nhân lực, vật lực của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Quảng Bình đã đem lại
những kết quả khả quan trong thời gian qua. Giá trị xuất nhập khẩu của Công ty
không ngừng tăng lên, tiến tới một mức ổn định hàng năm. Năm 2006 giá trị
xuất nhập khẩu là 6.800.000 USD; năm 2008 giá trị xuất nhập khẩu là 7.000.000
USD; năm 2010 giá trị xuất nhập khẩu đạt 7.500.000 USD: năm 2011 giá trị xuất
khẩu đạt 8.000.000 USD . Không chỉ thể hiện ở tổng giá trị hàng hóa xuất nhập
khẩu hằng năm, sự lớn mạnh của Công ty còn được thể hiện qua sự mở rộng thị
trường buôn bán sang nhiều nước khác như Trung Quốc, Nhật Bản, EU,
ASEAN. Các mặt hàng của Công ty ngày càng được đa dạng hóa, không ngừng
nâng cao chất lượng, góp phần giúp thiết lập mối quan hệ trao đổi bển vững giữa
Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Quảng Bình với các đối tác nước ngoài. Cùng
với sự tăng trưởng về doanh thu, lợi nhuận, số thuế nộp hàng năm (bao gồm các

sắc thuế: thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc
biệt, thuế thu nhập doanh nghiệp) của Công ty cho Ngân sách Nhà nước cũng có
xu hướng tăng lên. Công ty nộp ngân sách Nhà nước năm 2006 là 20 tỷ đồng,
năm 2008 là 31 tỷ đồng, năm 2010 là 38 tỷ đồng, năm 2011 là 40 tỷ đồng.
Nguyễn Việt Tuấn – Lớp Anh 22 – KTĐN – K48
15
Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội Báo cáo thực tập giữa khóa
III – Ý KIẾN ĐÓNG GÓP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT
KINH DOANH
Trong thời gian tham gia thực tập giữa khóa tại Công ty Cổ phần Xuất nhập
khẩu Quảng Bình, em đã có cơ hội tìm hiểu nhiều điều về hoạt động sản xuất
kinh doanh của Công ty. Từ những thực tế đó, bản thân em nhận thấy Công ty Cổ
phần Xuất nhập khẩu Quảng Bình đã xây dựng được mô hình sản xuất – kinh
doanh kết hợp khá phù hợp với điều kiện môi trường kinh doanh trong tỉnh nhà,
đồng thời phát huy được những thế mạnh của các công ty thành viên. Sau đây là
những ý kiến đóng góp cá nhân của em nhằm mục tiêu đổi mới, cải thiện hơn
nữa hiệu suất hoạt động của Công ty.
1. Đổi mới hoạt động sản xuất
1.1. Cải tiến hoạt động thu mua hàng hóa
Qua thực tế tìm hiểu, em nhận thấy để tăng hiệu suất cho Công ty cần phải
có những cải tiến, thay đổi đúng đắn đối với hoạt động thu gom hàng nông sản
thô trên địa bàn tỉnh. Có một thực trạng là hệ thống đại lý thu gom nông sản của
Công ty phân bố chưa đều, dẫn tới tình trạng nơi có nông sản thì không được thu
mua, hoặc phải vận chuyển nhiều lần gây tốn kém, phát sinh nhiều chi phí, phụ
phí làm đội giá hàng hóa lên. Ví dụ, Công ty chỉ có một đại lý ở huyện Quảng
Trạch, đó là Chi nhánh Xuất nhập khẩu Bắc Quảng Bình, đảm trách việc thu
gom hàng hóa ở các huyện Quảng Trạch, Bố Trạch và một số vùng lân cận.
Trong khi đó, vùng miền núi phía Tây Quảng Bình, các huyện Tây Nam Quảng
Bình là các vùng có nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ, các loại nông lâm sản có
giá trị cao lại chưa được quan tâm đúng mức. Ở các vùng này chưa có, hoặc chỉ

có một vài đại lý nhỏ thu gom lẻ tẻ hàng hóa nên Công ty không có khả năng
Nguyễn Việt Tuấn – Lớp Anh 22 – KTĐN – K48
16
Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội Báo cáo thực tập giữa khóa
đảm bảo thực hiện thu mua hàng với số lượng lớn và thường xuyên. Điều này
dẫn tới sự mất cân đối trong hoạt động thu mua của Công ty Cổ phần Xuất nhập
khẩu Quảng Bình, khiến cho nguồn lực của tỉnh nhà bị lãng phí. Do đó, theo ý
kiến cá nhân của em, Công ty nên thành lập các đại lý thu mua, hoặc kí kết hợp
đồng đại lý gom hàng ở những khu vực này để có thể tranh thủ nguồn hàng, tạo
được lượng cung hàng hóa lớn. Từ đó, Công ty mới có thể thực hiện những đơn
hàng lớn, thu lợi nhuận cao và thoát khỏi tình trạng kinh doanh nhỏ lẻ như thời
gian trước.
1.2. Cải tiến trong hoạt động khai thác khoáng sản
Hoạt động khai thác khoáng sản là một trong những hoạt động quan trọng
nhất của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Quảng Bình. Mặt hàng khoáng sản
xuất khẩu luôn chiếm 50% tổng giá trị xuất nhập khẩu của Công ty. Chính vì thế,
cải tiến hoạt động khai thác khoáng sản là điều kiện quan trọng cho phép Công
ty mở rộng kinh doanh, gia tăng lợi nhuận. Trong thực tế, hoạt động khai thác
khoáng sản của Công ty bao gồm khai thác quặng titan ở Sen Thủy – Lệ Thủy,
khai thác Cát ở Quảng Trạch, Bố Trạch, và một số hoạt động khai thác đá xây
dựng ở Tuyên Hóa, Minh Hóa. Các hoạt động khai thác này được tiến hành bởi
các Công ty thành viên trực thuộc Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Quảng Bình.
Mặc dù chỉ mới được quan sát mỏ đá ở Tuyên Hóa, chưa được đi thực tế ở Lệ
Thủy và Quảng Trạch, nhưng qua tìm hiểu, em được biết thực trạng chung của
những mỏ khai thác khoáng sản ở Quảng Bình là tình trạng thiếu thốn cơ sở vật
chất kĩ thuật, sự lạc hậu của máy móc thiết bị và nhân lực chưa đảm bảo trình độ.
Các thiết bị máy móc ở các mỏ khai thác phần lớn đã cũ kĩ, được sử dụng nhiều
năm nên mức hao mòn khá lớn, khiến cho hiệu quả khai thác chưa được như ý
muốn. Điều đó dẫn tới tình trạng là hoạt động ở mỏ khai thác chủ yếu tiến hành
Nguyễn Việt Tuấn – Lớp Anh 22 – KTĐN – K48

17
Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội Báo cáo thực tập giữa khóa
bằng sức người, gây ra lãng phí nguồn lực. Chưa hết, người lao động ở các mỏ
khoáng sản phải tiếp xúc với các hóa chất, khói bụi độc hại nhưng trang thiết bị
bảo hộ chưa được đồng bộ và đầy đủ. Do đó, hoạt động khai thác khoáng sản
cho tới nay vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ về tai nạn lao động đối với công nhân
khai thác. Do đó, theo ý kiến của em, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Quảng
Bình nên tiến hành thay thế máy móc công trình cho phù hợp với điều kiện thực
tế, nhập khẩu các loại máy mới để đảm bảo sản lượng khai thác. Song song với
đó là việc cung cấp cho công nhân đầy đủ dụng cụ, thiết bị bảo hộ an toàn lao
động, tuyên truyền giáo dục ý thức an toàn lao động cho công nhân nhằm tránh
những tai nạn đáng tiếc xảy ra.
2. Đổi mới trong hoạt động kinh doanh - xuất nhập khẩu
Bên cạnh hoạt động thu mua hàng hóa, khai thác khoáng sản, hoạt động
kinh doanh xuất nhập khẩu cũng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển
chung của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Quảng Bình. Trong những năm qua,
hoạt động kinh doanh Xuất nhập khẩu của Công ty đã có những bước tiến lớn so
với thời kì mới thành lập. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh Xuất nhập khẩu của
Công ty vẫn chưa thoát khỏi tình trạng kinh doanh nhỏ lẻ, manh mún. Các mặt
hàng xuất nhập khẩu chủ yếu là các mặt hàng thô (nông sản, lâm sản, khoáng
sản) có giá trị thấp nên lợi nhuận thu được chưa cao. Do đó, Công ty Cổ phần
Xuất nhập khẩu Quảng Bình cần thực hiện những cải tiến cho phù hợp với tình
hình hội nhập của nước nhà, khi mà nhu cầu hàng hóa xuất nhập khẩu đều tăng
mạnh. Trước hết, Công ty cần chú trọng việc mở rộng thị trường, tìm kiếm bạn
hàng thông qua việc quảng bá hình ảnh Công ty. Việc này có thể được thực hiện
bằng cách đăng kí tham gia các Cổng thương mại điện tử, xây dựng website
Nguyễn Việt Tuấn – Lớp Anh 22 – KTĐN – K48
18
Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội Báo cáo thực tập giữa khóa
doanh nghiệp để cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước

về chức năng, hoạt động của Công ty. Nhờ đó, các bạn hàng có thể tìm tới kí kết
các hợp đồng mua bán, trao đổi với Công ty, giúp cho mối quan hệ thương mại
của Công ty không ngừng mở rộng. Các mối quan hệ mua bán bền vững sẽ giúp
cho lượng đơn đặt hàng đối với Công ty trở nên ổn định hơn, góp phần giúp cho
việc xác định lượng cung hàng hóa dễ dàng hơn. Ngoài ra, để đảm bảo khả năng
thực hiện những hợp đồng lớn của mình, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu
Quảng Bình cần đảm bảo nguồn cung cấp hàng hóa ổn định của mình. Để thực
hiện được mục tiêu này, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Quảng Bình nên tiến
hành ký kết các hợp đồng cung cấp sản phẩm dài hạn, các hợp đồng bao tiêu sản
phẩm đối với các loại nông sản thô, lâm sản, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ.
Việc ký kết các hợp động dài hạn sẽ đảm bảo ổn định lượng cung hàng hóa cho
Công ty, tránh tình trạng thu mua lẻ tẻ, manh mún gây lãng phí nguồn lực. Khi
đã ổn định được lượng hàng hóa đầu vào, Công ty có thể đảm bảo thực hiện
những đơn hàng lớn, tạo ra uy tín đối với các bạn hàng trong và ngoài nước, qua
đó thực hiện được những mục tiêu chiến lược của mình.
Nguyễn Việt Tuấn – Lớp Anh 22 – KTĐN – K48
19
Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội Báo cáo thực tập giữa khóa
KẾT LUẬN
Trong thời gian thực tập vừa qua tại phòng Kế hoạch và Nghiệp vụ Kinh
doanh – Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Quảng Bình, em đã học hỏi thêm
được rất nhiểu kinh nghiệm về nghiệp vụ kinh tế đối ngoại, mua bán quốc tế.
Mặc dù chỉ được kiến tập tại Công ty trong thời gian ngắn nhưng em đã được các
anh chị trong Công ty hướng dẫn tận tình, giúp đỡ em trong các vấn đề thực tiễn
công tác. Đợt thực tập giữa khóa của Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội đã
giúp em kiểm tra so sánh với những kiến thức lý thuyết mà em được học trên ghế
nhà trường, giúp em phần nào làm quen với môi trường làm việc trong tương lai.
Em xin chân thành cám ơn Ban Giám đốc Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu
Quảng Bình, phòng Kế hoạch và Nghiệp vụ Kinh doanh đã tạo điều kiện cho em
hoàn tất đợt thực tập giữa khóa này. Em cũng xin cám ơn thầy Nguyễn Cương đã

tận tình hướng dẫn em hoàn tất báo cáo thực tập này.
Nguyễn Việt Tuấn – Lớp Anh 22 – KTĐN – K48
20
Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội Báo cáo thực tập giữa khóa
NHẬT KÝ THỰC TẬP
Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Quảng Bình là một môi trường làm việc
chuyên nghiệp với đội ngủ công nhân viên có năng lực và nhiệt tình trong công
việc. Trong 1 tháng thực tập ở đây em đã được các anh chị, cô chú nhiệt tình
giúp đỡ rất nhiều làm em hiểu được hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
củng như tích lủy thêm nhiều kinh nghiêm cho bản thân. Em xin tóm tắt lại quá
trình kiến tập của em như sau:
Tuần 1và 2: Trong giai đoạn đầu em đã liên hệ kiến tập tại Công ty và được phân
công đến phòng Kế hoạch và Nghiêp vụ kinh doanh. Tuần đầu công việc tương
đối nhẹ nhàng em chỉ đến xem các anh, chị làm việc và làm một vài công việc
đơn giản như: photo hay đánh máy một số văn bản.
Tuần 3 và 4: Trong giai đoạn này em được các anh, chị giao cho một số tài liệu
để nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu em đã dần hình dung ra được các
công việc mà một Công ty Xuất nhập khẩu hay làm đó là: chuẩn bị và hoàn thiện
hồ sơ hàng hóa XNK, quy trình XNK, quy trình làm thủ tục hải quan, thuế, giao
nhận hàng hóa XNK…Bên cạnh đó em còn tìm hiểu được quá trình phát triển
của Công ty và những thành công mà Công ty đã đạt được. Và đặc biệt hơn là
em đã được các anh,chị trong phòng cho đi tham quan quá trình sản xuất đá xây
dựng ở huyện Tuyên Hóa. Sau chuyến đi em đã rút ra cho mình nhiều nhận xét
như: máy móc sản xuất còn lạc hậu, thiết bị bảo hộ lao động còn ít….
Tuần 5: Giai đoạn này là giai đoạn em làm báo cáo kiến tập nên em đã xin phép
với chú Đức – Trưởng phòng cho em được phép ở nhà để hoàn thành bản báo
cáo kiến tập. Thỉnh thoảng em lên phòng để xin tài liệu của các anh, chị trong
phòng củng như hỏi ý kiến của các anh, chị về đề tài của mình. Các anh,chi đã
gợi ý cho em rất nhiều đề tài hay và cuối cùng em đã quyết định chọn đề tài :
“Tình hình hoạt động sản xuất và kinh doanh tại Công ty Cổ phần Xuất nhập

khẩu Quảng Bình”.
Nguyễn Việt Tuấn – Lớp Anh 22 – KTĐN – K48
21
Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội Báo cáo thực tập giữa khóa
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Quảng Bình - Báo cáo Tổng kết giai đoạn
2005 – 2011.
- Nghị định số 187/2004/NĐ – CP của Chính phủ ký ngày 16/11/2004.
- Thông tư số 126/2004/TT – BTC của Bộ Tài Chính ký ngày 24/12/2004.
- Quyết định số 1203/QĐ – UB của UBND tỉnh Quảng Bình ký ngày 25/4/2005.
- Quyết định số 1224/QĐ – UBND của UBND tỉnh Quảng Bình ký ngày
28/4/2005.
- Quyết định số 3963/QĐ – UBND của UBND tỉnh Quảng Bình ký ngày
28/12/2005.
- Http://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BA%A3ng_B%C3%ACnh truy nhập ngày
28/7/2012.
- http//www.imexco.qbinh.vn truy cập ngày 28/07/2012.
Nguyễn Việt Tuấn – Lớp Anh 22 – KTĐN – K48
22
Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội Báo cáo thực tập giữa khóa
MỤC LỤC
Nguyễn Việt Tuấn – Lớp Anh 22 – KTĐN – K48
23

×