Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc giai đoạn hậu cổ phần hoá potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (613.48 KB, 82 trang )

SV: Nguyễn Thị Lan Hương - Lớp: Quản lý Kinh tế 44A
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Đề tài: Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc
giai đoạn hậu cổ phần hoá
, Tháng năm

1
SV: Nguyễn Thị Lan Hương - Lớp: Quản lý Kinh tế 44A
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SXKD 4
I. Khái niệm hiệu quả hoạt động SXKD 4
1. Khái niệm hoạt động sản xuất kinh doanh 4
2. Khái niệm hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh 4
3. Vai trũ của hiệu quả hoạt động SXKD 5
3.1. Hiệu quả hoạt động SXKD là công cụ quản trị doanh nghiệp 5
3.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD 6
4. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp 7
1.1. Cỏc nhõn tố bờn ngoài 7
4.2. Cỏc nhõn tố bờn trong 10
5. Bản chất của hiệu quả hoạt động SXKD 13
III. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động SXKD 14
1. Chỉ tiờu doanh lợi 15
2. Cỏc chỉ tiờu hiệu quả kinh kinh tế 15
3. Hiệu quả sử dụng vốn 16
4. Hiệu quả sử dụng lao động 17
5. Hiệu quả sử dụng nguyờn vật liệu 18
III. Tác động của CPH đến hiệu quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp 18
1. Những tác động góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD 18
1.1. CPH huy động thêm vốn của xó hội đầu tư vào hoạt động SXKD 18


1.2. CPH tạo ra doanh nghiệp cú nhiều chủ sở hữu 19
1.3. CTCP tạo điều kiện để người lao động thực sự làm chủ doanh nghiệp. .20
1.4. CTCP tạo ra cho doanh nghiệp cơ chế quản lý năng động, linh hoạt 20
2. Những vấn đề cũn vướng mắc phát sinh trong CTCP làm hạn chế việc nâng
cao hiệu quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp 21
2.1. Những vấn đề phát sinh trong quan hệ giữa CTCP và Nhà nước 21
2.2. Những bất cập trong quản trị doanh nghiệp22 2.3. Những vấn đề tồn
đọng của quá trỡnh CPH 23
2.4. Những vấn đề về tài chính và lao động 24
2
SV: Nguyễn Thị Lan Hương - Lớp: Quản lý Kinh tế 44A
Chương II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SXKD CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI Ô TÔ VĨNH PHÚC 26
I. Giới thiệu tổng quan về Cụng ty Cổ phần Vận tải ụ tụ Vĩnh Phỳc 26
1. Lịch sử hỡnh thành và phỏt triển 26
2. Tỡnh hỡnh lao động trong Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc 28
3. Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc 28
3.1. Mụ hỡnh cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc. .29
3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận 30
4. Đặc điểm cơ cấu vốn, cổ phần, cô phiếu và cổ đông 33
5. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của cụng ty 36
5.1. Mục tiêu và chiến lược phát triển của công ty 36
5.2. Cỏc hỡnh thức kinh doanh cụ thể 37
II. Thực trạng hiệu quả hoạt động SXKD của Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh
Phúc giai đoạn hậu CPH 39
1. Những nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động SXKD của công ty 39
1.1. Năng lực nội bộ công ty 40
1.2. Nhu cầu của thị trường đối với các lĩnh vực SXKD của công ty 41
2. Thực trạng hoạt động SXKD của các doanh nghiệp sau CPH 44
3. Hiệu quả hoạt động SXKD của Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc giai

đoạn hậu CPH 46
3.1. Kết quả hoạt động SXKD giai đoạn hậu CPH 46
3.2. Các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động SXKD 52
Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG SXKD Ở CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI Ô TÔ VĨNH PHÚC 62
I. Phương hướng hoạt động SXKD của Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc
năm 2006 62
1. Về tổ chức và lao động 63
2. Kế hoạch SXKD, các chế độ chính sách đối với nhà nước 64
3. Kế hoạch phương tiện 65
4. Kế hoạch SXKD của Xí nghiệp Dịch vụ sửa chữa năm 2006 66
5. Kế hoạch kinh doanh trung tâm đào tạo năm 2006 67
3
SV: Nguyễn Thị Lan Hương - Lớp: Quản lý Kinh tế 44A
II. Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD ở Công ty Cổ
phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc 68
1. Giải phỏp về phớa cụng ty 68
1.1. Giải phỏp về vốn và tài chớnh 68
1.2. Giải phỏp về lao động 70
1.3. Tối thiểu hoá các chi phí nhằm tăng lợi nhuận tương quan 72
2. Giải pháp về phía Nhà nước và các cấp ngành có liên quan 73
2.1.Giải phỏp về vốn 73
2.2. Các giải pháp nhằm đẳm bảo doanh thu cho doanh nghiệp 74
2.3. Một số giải phỏp khỏc 75
KẾT LUẬN 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
4
SV: Nguyễn Thị Lan Hương - Lớp: Quản lý Kinh tế 44A
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

- Hiệu quả sản xuất kinh doanh luôn là mục tiêu hành đầu , quyết định sự tồn
tại của mỗi doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường doanh nghiệp muốn tồn tại
phải làm ăn “có lói”, nhất là những doanh nghiệp đó tiến hành CPH bước vào hoạt
động với tư cách là CTCP, vận hành theo cơ chế thị trường tự chịu trách nhiệm với
công việc sản xuất kinh doanh của mỡnh. Nõng cao hiệu quả SXKD là nhiệm vụ
chủ đạo của mỗi doanh nghiệp.
- CPH đang bước vào giai đoạn mở rộng và sẽ được thực hiện mạnh mẽ và
quyết liệt trong thwũi gian tới nhằm đáp ứng với lộ trỡnh hội nhập mà cụ thể là
mục tiờu ra nhập WTO vào năm nay của chúng ta Nhưng để làm tốt công vịêc đó
thỡ vấn đề rất được quan tâm là hoạt động của những doanh nghiệp sau CPH mà
yếu tố được đặt lên hàng đầu là hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của những
doanh nghiệp đó. Làm rừ được vấn đề hiệu quả SXKD sẽ thấy được những mặt chủ
yếu đó đạt được và những tồn tại vướng mắc cần giải quyết, rút kinh nghiệm để áp
dụng vào giai đoạn sau.
- Tham gia thực tập ở Cụng ty Cổ phần Vận tải ụ tụ Vĩnh Phỳc sau một thời
gian tỡm hiểu đó nhận thấy một vấn đề nổi bật là trước đây do sức ép của cơ chế thị
trường có rất nhiều lực lượng vận tải mới thành lập, tư nhân và cả các cá nhân có
phương tiện đưa ra hoạt động. Hơn nữa, phương tiện vận tải của các ngành khác
như xây dựng, năng lượng, dịch vụ cũng được chủ phương tiện vận dụng khai thác
tối đa khai thác tối đa vào thị trường vận tải. Các doanh nghiệp vận tải ô tô trong đó
có công ty vận tải ô tô Vĩnh Phúc muốn tồn tại và phát triển và khẳng định mỡnh
phải nhanh chúng thay đổi cơ chế trước hết là đổi mới công tác tổ chức và quản lý.
Để thực hiện điều này, doanh nghiệp đó tiến hành CPH từ năm 2000. Thực trạng
hoạt động và kết quả kinh doanh trong thời gian sau CPH đó cú nhiều biến chuyển
theo hướng tích cực khẳng định sự đúng đắn trong quyết định đổi mới, song không
5
SV: Nguyễn Thị Lan Hương - Lớp: Quản lý Kinh tế 44A
vỡ vậy mà khụng cú những tồn tại thiếu sút cần phỏt hiện và sửa đổi kịp thời để
công ty ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn.
Là sinh viên tham gia thực tập ở công ty Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh

Phúc, được sự giúp đỡ của các cô chú trong phũng Tổ chức hành chớnh của cụng ty
và sự hướng dẫn tận tỡnh của TS. Nguyễn Thị Hồng Thuỷ, em đó chọn đề tài “Một
số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
của Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc giai đoạn hậu cổ phần hoá” cho
bỏo cỏo thực tập của mỡnh và mạnh rạn đưa ra một số giải pháp khắc phục những
tồn tại của công ty, góp phần nõng cao hiệu quả SXKD. Do thời gian thực tập và
trỡnh độ nhận thức có hạn, em mong được sự nhận xét góp ý và sửa chữa để báo
cáo được hoàn thiện.
2. Mục tiờu nghiờn cứu
- Nhằm đưa ra những lý luận chung về hiệu quả hoạt động SXKD trong
doanh nghiệp. Làm rừ được ý nghĩa và mục tiờu tăng hiệu quả hoạt động SXKD
của các doanh nghiệp. Thấy được những yếu tố quyết định cũng như ảnh hưởng tới
hiệu quả SXKD nhất là với các doanh nghiệp sau khi CPH.
- Phản ánh thực trạng kết quả hoạt động SXKD của các doanh nghiệp sau
CPH nước ta nói chung và thực trạng kết quả hoạt động SXKD của Công ty Cổ
phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc nói riêng giai đoạn sau CPH. Thấy được những biến
chuyển tích cực về mặt hiệu quả SXKD, đặc biệt rút ra được nhữg tồn tại yếu kém
gây cản trở việc nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD của các doanh nghiệp giai
đoạn hậu CPH ở các doanh nghiệp nói chung và ở Công ty Cổ phần Vận tải ô tô
Vĩnh Phúc nói riêng.
3. Phạm vi nghiờn cứu
- Nghiờn cứu những lý luận và thực trạng hiệu quả hoạt động SXKD của các
doanh nghiệp giai đoạn hậu CPH
- Nghiên cứu cụ thể thực trạng hoạt động SXKD và hiệu quả hoạt động
SXKD của Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc, so sánh với hiệu quả hoạt
động SXKD trước khi công ty tiến hành CPH
6
SV: Nguyễn Thị Lan Hương - Lớp: Quản lý Kinh tế 44A
4. Quan điểm nghiên cứu
- Hiệu quả hoạt động SXKD đóng vai trũ quyết định đến sự tồn tại và phát

triển của một doanh nghiệp.
- Trong cơ chế thị trường các doanh nghiệp nhất là các CTCP muốn tồn tại
thích nghi với những biến đổi của thị trường cần có chiến lược kinh doanh thích
hợp, dựa vào nội lực của mỡnh để vươn lên nhằm đạt được mục tiêu hiệu quả hoạt
động SXKD.
- Việc nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD gắn với kết hợp hài hoà giữa ba lợi
ích: lợi ích xó hội, lợi ớch tập thể và lợi ớch cỏ nhõn. Trong đó người lao động là
động lực trực tiếp quyết định hiệu quả hoạt động SXKD.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để phục vụ cho quá trỡnh viết bỏo cỏo, trong thời gian tỡm hiểu, thu thập dữ
liệu em đó sử dụng cỏc phương pháp: Phương pháp duy vật biện chứng; duy vật
lịch sử; phương pháp thống kê- so sánh; phương pháp phõn tớch- tổng hợp
6. Nội dung nghiờn cứu
Báo cáo thực tập chuyên đề với đề tài “ Một số giải pháp nhằm góp phần
nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD ở Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc giai
đoạn hậu CPH” đưa ra nội dung chủ yếu là vấn đề hiệu quả hoạt động SXKD ở các
doanh nghiệp sau CPH nói chung và ở Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc nói
riêng. Báo cáo nêu bật được thực trạng kết quả hoạt động kinh doanh, những chỉ
tiêu đo lường, những nhân tố ảnh hưởng, vai trũ và bản chất hiệu quả hoạt động
kinh doanh của cỏc doanh nghiệp.
Qua nghiên cứu những vấn đề trên để thấy được những mặt tồn tại yếu kém
ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động SXKD cần khắc phục nhằm đưa ra những giải
pháp góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động SXKD của các doanh nghiệp
trong thời gian tới. Hơn nữa là sự tổng kết kinh nghiệm cho giai đoạn CPH mở rộng
thời gian tới của Đảng và Nhà nước ta đáp ứng nhu cầu hội nhập thông qua kết quả
hoạt động của các doanh nghiệp đó CPH.
7
SV: Nguyễn Thị Lan Hương - Lớp: Quản lý Kinh tế 44A
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SXKD
I. Khỏi niệm hiệu quả hoạt động SXKD

1. Khái niệm hoạt động sản xuất kinh doanh
Trong thời đại ngày nay, hoạt động sản xuất tạo ra của cải vật chất và dịch vụ
luôn gắn liền với cuộc sống của con người, công việc sản xuất thuận lợi khi các sản
phẩm tạo ra được thị trường chấp nhận tức là đồng ý sử dụng sản phẩm đó. Để
được như vậy thỡ cỏc chủ thể tiến hành sản xuất phải cú khă năng kinh doanh.
“ Nếu loại bỏ các phần khác nhau nói về phương tiện, phương thức, kết quả cụ
thể của hoạt động kinh doanh thỡ cú thể hiểu kinh doanh là các hoạt động kinh tế
nhằm mục tiêu sinh lời của chủ thể kinh doanh trên thị trường”
1
Hoạt động kinh doanh có đặc điểm:
+ Do một chủ thể thực hiện và gọi là chủ thể kinh doanh, chủ thể kinh doanh
có thể là cá nhân, hộ gia đỡnh, doanh nghiệp
+ Kinh doanh phải gắn với thị trường, các chủ thể kinh doanh có mối quan hệ
mật thiết với nhau, đó là quan hệ với các bạn hàng, với chủ thể cung cấp đầu vào,
với khách hàng, với đối thủ cạnh tranh, với Nhà nước. Các mối quan hệ này giúp
cho các chủ thể kinh doanh duy trỡ hoạt động kinh doanh đưa doanh nghiệp của
mỡnh này càng phỏt triển.
+ Kinh doanh phải có sự vận động của đồng vốn: Vốn là yếu tố quyết định
cho công việc kinh doanh, không có vốn thỡ khụng thể cú hoạt động kinh doanh.
Chủ thể kinh doanh sử dụng vốn mua nguyên liệu, thiết bị sản xuất, thuê lao động
+ Mục đích chủ yếu của hoạt động kinh doanh là lợi nhuận.
2. Khái niệm hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Trong cơ chế thị trường hiện nay ở nước ta, mục tiêu lâu dài bao trùm của các
doanh nghiệp là kinh doanh có hiệu quả và tối đa hoá lợi nhuận. Môi trường kinh
doanh luôn biến đổi đũi hỏi mỗi doanh nghiệp phải cú chiến lược kinh doanh
1
Giỏo trỡnh Lý thuyết quản trị doanh nghiệp. TS.Nguyễn Thị Hồng Thuỷ và PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Huyền.
NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội- 1998, trang 5
8
SV: Nguyễn Thị Lan Hương - Lớp: Quản lý Kinh tế 44A

thích hợp. Công việc kinh doanh là một nghệ thuật đũi hỏi sự tớnh toỏn nhanh
nhạy, biết nhỡn nhận vấn đề ở tầm chiến lược. Hiệu quả hoạt động SXKD luôn gắn
liền với hoạt động kinh doanh, có thể xem xét nó trên nhiều góc độ. Để hiểu được
khái niệm hiệu quả hoạt động SXKD cần xét đến hiệu quả kinh tế của một hiện
tượng.
“Hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (hoặc quá trỡnh) kinh tế là một phạm
trự kinh tế phản ỏnh trỡnh độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực, tiền
vốn) để đạt được mục tiêu xác định”
2
, nó biểu hiện mối quan hệ tương quan giữa
kết quả thu được và toàn bộ chi phí bỏ ra để có kết quả đó, phản ánh được chất
lượng của hoạt động kinh tế đó.
Từ định nghĩa về hiệu quả kinh tế của một hiện tượng như trên ta có thể hiểu
hiệu quả hoạt động SXKD là một phạm trù kinh tế phản ánh trỡnh độ sử dụng các
nguồn lực để đạt được mục tiêu đó đặt ra, nó biểu hiện mối tương quan giữa kết quả
thu được và những chi phí bỏ ra để có được kết quả đó, độ chênh lệch giữa hai đại
lượng này càng lớn thỡ hiệu quả càng cao. Trờn gúc độ này thỡ hiệu quả đồng nhất
với lợi nhuận của doanh nghiệp và khả năng đáp ứng về mặt chất lượng của sản
phẩm đối với nhu cầu của thị trường.
3. Vai trũ của hiệu quả hoạt động SXKD
3.1. Hiệu quả hoạt động SXKD là công cụ quản trị doanh nghiệp
3
Để tiến hành bất kỳ hoạt động SXKD nào con người cũng cần phải kết hợp
yếu tố con người và yếu tố vật chất nhằm thực hiện công việc phù hợp với ý đồ
trong chiến lược và kế hoạch SXKD của mỡnh trờn cơ sở nguồn lực sẵn có. Để
thực hiện điều đó bộ phận quản trị doanh nghiệp sử dụng rất nhiều công cụ trong đó
có công cụ hiệu quả hoạt động SXKD. Việc xem xét và tính toán hiệu quả hoạt
động SXKD không những chỉ cho biết việc sản xuất đạt được ở trỡnh độ nào mà
2
Giỏo trỡnh Quản trị kinh doanh tổng hợp trong cỏc doanh nghiệp. GS.TS. Ngụ Đỡnh Giao. NXB Khoa học kỹ

thuật, Hà Nội- 1997, trang 408.
3
Được tóm tắt từ giỏo trỡnh Quản trị kinh doanh tổng hợp trong cỏc doanh nghiệp, GS.TS. Ngô Đỡnh Giao. NXB
Khoa học kỹ thuật, Hà nội- 1997, trang 412- 413
9
SV: Nguyễn Thị Lan Hương - Lớp: Quản lý Kinh tế 44A
cũn cho phộp cỏc nhà quản trị tỡm ra cỏc nhõn tố để đưa ra những các biện pháp
thích hợp trên cả hai phương diện tăng kết quả và giảm chi phí kinh doanh nhằm
nâng cao hiệu quả.
Bản chất của hiệu quả hoạt động SXKD là phản ánh trỡnh độ sử dụng các
nguồn lực đầu vào, do đó xét trên phương diện lý luận và thực tiễn, phạm trự hiệu
hoạt động SXKD quả đóng vai trũ rất quan trọng trong việc đánh giá, so sánh, phân
tích kinh tế nhằm tỡm ra một giải phỏp tối ưu nhất để đạt được mục tiêu tối đa hoỏ
lợi nhuận. Với vai trũ là phương tiện đánh giá và phân tích kinh tế, hiệu quả hoạt
động SXKD không chỉ được sử dụng ở mức độ tổng hợp, đánh giá chung trỡnh độ
sử dụng đầu vào ở toàn bộ doanh nghiệp mà cũn đánh giá được trỡnh độ sử dụng
từng yếu tố đầu vào ở phạm vi toàn doanh nghiệp cũng như đánh giá được từng bộ
phận của doanh nghiệp.
3.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD
Mọi nguồn tài nguyên trên trái đất đều là hữu hạn và ngày càng cạn kiệt, khan
hiếm do hoạt động khai thác, sử dụng hầu như không có kế hoạch của con người.
Trong khi đó mật độ dân số của từng vùng, từng quốc gia ngày càng tăng và nhu
cầu sử dụng sản phẩm hàng hoá dịch vụ là phạm trù không có giới hạn- càng
nhiều,càng đa dạng, càng chất lượng càng tốt. Sự khan hiếm đũi hỏi con người phải
có sự lựa chọn kinh tế, nhưng đó mới chỉ là điều kiện cần, khi đó con người phát
triển kinh tế theo chiều rộng: tăng trưởng kết quả sản xuất trên cơ sở gia tăng các
yếu tố sản xuất. Điều kiện đủ là cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật ngày
càng có nhiều phương pháp khác nhau để tạo ra sản phẩm dịch vụ, cho phép cùng
những nguồn lực đầu vào nhất định người ta có thể tạo ra rất nhiều loại sản phẩm
khác nhau, sự phát triển kinh tế theo chiều dọc nhường chỗ cho sự phát triển kinh tế

theo chiều sâu: sự tăng trưởng kết quả kinh tế của sản xuất chủ yếu nhờ vào việc cải
tiến các yếu tố sản xuất về mặt chất lượng, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới, công
nghệ mới, hoàn thiện công tác quản trị và cơ cấu kinh tế. Nói một cách khái quát là
nhờ vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD.
10
SV: Nguyễn Thị Lan Hương - Lớp: Quản lý Kinh tế 44A
Trong cơ chế thị trường, việc giải quyết ba vấn đề kinh tế sản xuất cái gỡ, sản
xuất cho ai và sản xuất như thế nào được quyết định theo quan hệ cung cầu, giá cả
thị trường, cạnh tranh và hợp tác, doanh nghiệp phải tự đưa ra chiến lược kinh
doanh và chịu trách nhiệm với kết quả kinh doanh của mỡnh, lỳc này mục tiờu lợi
nhuận trở thành mục tiờu quan trọng mang tớnh chất quyết định. Trong điều kiện
khan hiếm các nguồn lực thỡ việc nõng cao hiệu quả hoạt động SXKD là tất yếu
đối với mọi doanh nghiệp. Mặt khác doanh nghiệp cũn chịu sự cạnh tranh khốc liệt,
để tồn tại và phát triển được, phương châm của các doanh nghiệp luôn phải là
không ngừng nâng cao chất lượng và năng suất lao động, dẫn đến việc tăng năng
suất là điều tất yếu.
4. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp
4.1. Cỏc nhõn tố bờn ngoài
a. Môi trường pháp lý
"Môi trường pháp lý bao gồm luật, văn bản dưới luật, quy trỡnh , quy phạm kỹ
thuật sản xuất Tất cả cỏc quy phạm kỹ thuật sản xuất kinh doanh đểu tác động trực
tiếp đến hiệu quả và kết quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp"
4
. Đó là các quy
định của nhà nước về những thủ tục, vấn đề có liên quan đến phạm vi hoạt động
SXKD của doanh nghiệp, đũi hỏi mỗi doanh nghiệp khi tham gia vào môi trường
kinh doanh cần phải nghiên cứu, tỡm hiểu và chấp hành đúng theo những quy định
đó.
Môi trường pháp lý tạo mụi trường hoạt động, một môi trường pháp lý lành
mạnh sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiến hành thuận lợi các hoạt động SXKD

của mỡnh lại vừa điều chỉnh các hoạt động kinh tế vĩ mô theo hướng chú trọng đến
các thành viên khác trong xó hội, quan tõm đến các mục tiêu khác ngoài mục tiêu
lợi nhuận. Ngoài ra các chính sách liên quan đến các hỡnh thức thuế, cỏch tớnh, thu
thuế cú ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp.
4
Giỏo trỡnh Quản trị kinh doanh tổng hợp trong cỏc doanh nghiệp, GS.TS. Ngụ Đỡnh Giao. NXB Khoa học kỹ
thuật, Hà Nội- 1997, trang422.
11
SV: Nguyễn Thị Lan Hương - Lớp: Quản lý Kinh tế 44A
Môi trường pháp lý tạo sự bỡnh đẳng của mọi loại hỡnh kinh doanh, mọi
doanh nghiệp cú quyền và nghĩa vụ như nhau trong phạm vi hoạt động của mỡnh.
Trong nền kinh tế thị trường mở cửa hội nhập không thể tránh khỏi hiện tượng
những doanh nghiệp lớn có khả năng cạnh tranh sẽ thâu tóm những doanh nghiệp
nhỏ. Nhà nước đứng ra bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp “yếu thế ” có thể
duy trỡ hoạt động SXKD của mỡnh và điều chỉnh các lĩnh vực sản xuất cho phù
hợp với cơ chế, đường lối kinh tế chung cho toàn xó hội.
Tính công bằng và nghiêm minh của luật pháp ở bất kỳ mức độ nào đều có ảnh
hưởng đến hiệu quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Nếu môi trường kinh
doanh mà mọi thành viên đều tuân thủ pháp luật thỡ hiệu quả tổng thể sẽ lớn hơn,
ngược lại, nhiều doanh nghiệp sẽ tiến hành những hoạt động kinh doanh bất chính,
sản xuất hàng giả, trốn lậu thuế, gian lận thương mại, vi phạm các quy định về bảo
vệ môi trường làm hại tới xó hội.
b. Môi trường chính trị, văn hoá- xó hội
Hỡnh thức, thể chế đường lối chính trị của Đảng và Nhà nước quyết định các
chính sách, đường lối kinh tế chung, từ đó quyết định các lĩnh vực, loại hỡnh hoạt
động SXKD của các doanh nghiệp. Môi trường chính trị ổn định sẽ có tác dụng thu
hỳt cỏc hỡnh thức đầu tư nước ngoài liên doanh, liên kết tạo thêm được nguồn vốn
lớn cho doanh nghiệp mở rộng hoạt động SXKD của mỡnh. Ngược lại nếu môi
trường chính trị rối ren, thiếu ổn định thỡ khụng những hoạt động hợp tác SXKD
với các doanh nghiệp nước ngoài hầu như là không có mà ngay hoạt động SXKD

của doanh nghiệp ở trong nước cũng gặp nhiều bất ổn.
Môi trường văn hoá- xó hội bao gồm cỏc nhõn tố điều kiện xó hội, phong tục
tập quỏn, trỡnh độ, lối sống của người dân Đây là những yếu tố rất gần gũi và có
ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Doanh
nghiệp chỉ có thể duy trỡ và thu được lợi nhuận khi sản phẩm làm ra phù hợp với
nhu cầu, thị hiếu khách hàng, phù hợp với lối sống của người dân nơi tiến hành
12
SV: Nguyễn Thị Lan Hương - Lớp: Quản lý Kinh tế 44A
hoạt động sản xuất. Mà những yếu tố này do các nhân tố thuộc môi trường văn
hoá- xó hội quy định.
c. Môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế là một nhân tố bên ngoài tác động rất lớn đến hiệu quả
SXKD của doanh nghiệp. Tăng trưởng kinh tế quốc dân, chính sách kinh tế của
Chính phủ, tốc độ tăng trưởng, chất lượng của sự tăng trưởng hàng năm của nền
kinh tế, tỷ lệ lạm phát, thất nghiệp, cán cân thương mại luôn là các nhân tố tác
động trực tiếp đến các quyết định cung cầu và từ đó tác động trực tiếp đến kết quả
va hiệu quả hoạt động SXKD của từng doanh nghiệp
5
. Là tiền đề để Nhà nước xây
dựng các chính sách kinh tế vĩ mô như chính sách tài chính, các chính sách ưu đói
với cỏc doanh nghiệp, chớnh sỏch ưu đói cỏc hoạt động đầu tư ảnh hưởng rất cụ
thể đến kế hoạch SXKD và kết quả SXKD của mỗi doanh nghiệp.
Ngoài ra, tỡnh hỡnh kinh doanh hay sự xuất hiện thờm của cỏc đối thủ cạnh
tranh cũng buộc doanh nghiệp cần quan tâm đến chiến lược kinh doanh của mỡnh.
Một mụi trường cạnh tranh lành mạnh sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp cùng phát
triển, cùng hướng tới mục tiêu hiệu quả SXKD của mỡnh. Tạo điều kiện để các cơ
quan quản lý kinh tế nhà nước làm tốt công tác dự báo điều tiết đúng đắn các hoạt
động và có các chính sách mang lại hiệu quả kinh tế cho các doanh nghiệp.
d Môi trường thông tin
Trong nền kinh tế thị trường cuộc cách mạng về thông tin đang diễn ra mạnh

mẽ bên cạnh cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật. Để làm bất kỳ một khâu nào của
quá trỡnh SXKD cần phải cú thụng tin, vỡ thụng tin bao trựm lờn cỏc lĩnh vực,
thụng tin để điều tra khai thác thị trường cho ra một sản phẩm mới, thông tin về kỹ
thuật sản xuất, thông tin về thị trường tiêu thụ sản phẩm, thông tin về các đối thủ
cạnh tranh, thông tin về kinh nghiệm thành công hay nguyên nhân thất bại của các
doanh nghiệp đi trước. Doanh nghiệp muốn hoạt động SXKD của mỡnh cú hiệu
quả thỡ phải cú một hệ thống thụng tin đầy đủ, kịp thời, chính xác. Ngày nay thông
5
Đoạn này được tóm tắt từ Giáo trỡnh Quản trị kinh doanh tổng hợp trong cỏc doanh nghiệp, GS.TS. Ngô Đỡnh
Giao. NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội- 1997, trang 424.
13
SV: Nguyễn Thị Lan Hương - Lớp: Quản lý Kinh tế 44A
tin được coi là đối tượng kinh doanh, nền kinh tế thị trường là nền kinh tế thông tin
hoá.
Biết khai thỏc và sử dụng thụng tin một cỏch hợp lý thỡ việc thành cụng trong
kinh doanh là rất cao, đem lại thắng lợi trong cạnh tranh, giúp doanh nghiệp xác
định phương hướng kinh doanh tận dụng được thời cơ hợp lý mang lại kết quả
kinh doanh thắng lợi
e. Môi trường quốc tế
Trong xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế như hiện nay thỡ mụi trường quốc tế có
sức ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Các xu hướng,
chính sách bảo hộ hay mở cửa, sự ổn định hay biến động về chính trị, những cuộc
bạo động, khủng bố, những khủng hoảng về tài chính, tiền tệ, thái độ hợp tác làm
ăn của các quốc gia, nhu cầu và xu thế sử dụng hàng hoá có liên quan đến hoạt
động của doanh nghiệp đều có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp, không chỉ với những doanh nghiệp. Môi trường quốc tế ổn định là cơ
sở để các doanh nghiệp tiến hành nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD của mỡnh.
4.2. Cỏc nhõn tố bờn trong
Ngoài các nhân tố vĩ mô với sự ảnh hưởng như đó núi ở trờn, hiệu quả hoạt
động SXKD của doanh nghiệp được quyết định bởi các nhân tố bên trong doanh

nghiệp, đây là các yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả kinh doanh của doanh
nghiệp.
a. Nhân tố quản trị doanh nghiệp và cơ cấu tổ chức
Hoạt động SXKD của doanh nghiệp được chỉ đạo bởi bộ máy quản trị của
doanh nghiệp. Tất cả mọi hoạt động của doanh nghiệp từ quyết định mặt hàng kinh
doanh, kế hoạch sản xuất, quá trỡnh sản xuất,huy động nhân sự, kế hoạch, chiến
lược tiêu thụ sản phẩm, các kế hoạch mở rộng thị trường, các công việc kiểm tra,
đành giá và điều chỉnh cỏc quỏ trỡnh trờn, cỏc biện phỏp cạnh tranh, cỏc nghĩa vụ
với nhà nước. Vậy sự thành công hay thất bại trong SXKD của toàn bộ doanh
nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào vai trũ điều hành của bộ máy quản trị .
14
SV: Nguyễn Thị Lan Hương - Lớp: Quản lý Kinh tế 44A
Bộ mỏy quản trị hợp lý, xõy dựng một kế hoạch SXKD khoa học phự hợp với
tỡnh hỡnh thực tế của doanh nghiệp, cú sự phõn cụng, phõn nhiệm cụ thể giữa cỏc
thành viờn trong bộ mỏy quản trị, năng động nhanh nhạy nắm bắt thị trường, tiếp
cận thị trường bằng những chiến lược hợp lý, kịp thời nắm bắt thời cơ, yếu tố quan
trọng là bộ máy quản trị bao gồm những con người tâm huyết với hoạt động của
công ty sẽ đảm bảo cho các hoạt động SXKD của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao.
Doanh nghiệp là một tổng thể, hoạt động như một xó hội thu nhỏ trong đó có
đầy đủ các yếu tố kinh tế, xó hội, văn hoá và cũng có cơ cấu tổ chức nhất định. Cơ
cấu tổ chức có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp.
Cơ cấu tổ chức là sự sắp xếp các phũng ban, cỏc chức vụ trong doanh nghiệp,
sự sắp xếp này nếu hợp lý, khoa học, các thế mạnh của từng bộ phận và của từng cá
nhân được phát huy tối đa thỡ hiệu quả cụng việc là lớn nhất, khi đó không khí làm
việc hiệu quả bao trùm cả doanh nghiệp. Không phải bất lỳ một doanh nghiệp nào
cũng có cơ cấu tổ chức hợp lý và phỏt huy hiệu quả ngay, việc này cần đến một bộ
máy quản trị có trỡnh độ và khả năng kinh doanh, thành công trong cơ cấu tổ chức
là thành công bước đầu trong kế hoạch kinh doanh.
Ngược lại nếu cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp bất hợp lý, cú sự chồng chộo

về chức năng, nhiệm vụ không rừ ràng, cỏc bộ phận hoạt động kém hiệu quả,
không khí làm việc căng thẳng cạnh tranh không lành mạnh, tinh thần trách nhiệm
và ý thức xõy dựng tổ chức bị hạn chế thỡ kết quả hoạt động SXKD sẽ không cao.
b. Nhân tố lao động và vốn
Con người điều hành và thực hiện các hoạt động của doanh nghiệp, kết hợp
các yếu tố sản xuất tạo ra của cải vật chất và dịch vụ cho xó hội, để doanh nghiệp
hoạt động có hiệu quả thỡ vấn đề quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp là vấn đề
lao động. Công tác tuyển dụng được tiến hành nhằm đảm bảo trỡnh độ và tay nghề
của người lao động. Có như vậy thỡ kế hoạch sản xuất và nõng cao hiệu quả hoạt
động SXKD mới thực hiện được CPH. Có thể nói chất lượng lao động là điều kiện
15
SV: Nguyễn Thị Lan Hương - Lớp: Quản lý Kinh tế 44A
cần để tiến hành hoạt động SXKD và công tác tổ chức lao động hợp lý là điều kiện
đủ để doanh nghiệp tiến hành hoạt động SXKD có hiệu quả cao.
Trong quỏ trỡnh SXKD lực lượng lao động của doanh nghiệp có thể có những
sáng tạo khoa học và có thể áp dụng vào hoạt động sản xuất nhằm nâng cao hiệu
quả SXKD. Lực lượng lao động tạo ra những sản phẩm (dịch vụ) có kiểu dáng và
tính năng mới đáp ứng thị hiếu thị trường làm tăng lượng hàng hoá dịch vụ tiêu thụ
được của doanh nghiệp, tăng doanh thu làm cơ sở nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Lực lượng lao động là nhân tố quan trọng liên quan trực tiếp đến năng suất lao
động, trỡnh độ sử dụng các nguồn lực khác như vốn, máy móc thiết bị, nguyên vật
liệu nên tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động SXKD. Ngày nay hàm lượng
khoa học kỹ thuật kết tinh trong sản phẩm ngày càng lớn đũi hỏi người lao động
phải có mộ trỡnh độ nhất định để đáp ứng được các yêu cầu đó, điều này phần nào
cũng nói lên tầm quan trọng của nhân tố lao động.
Bên cạnh nhân tố lao động của doanh nghiệp thỡ vốn cũng là một đầu vào có
vai trũ quyết định đến kết quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Doanh nghiệp
có khả năng tài chính không những chỉ đảm bảo cho doanh nghiệp duy trỡ hoạt
động SXKD ổn định mà cũn giỳp cho doanh nghiệp đầu tư đổi mới trang thiết bị
tiếp thu công nghệ sản xuất hiện đại hơn nhằm làm giảm chi phí, nâng cao những

mặt có lợi, khả năng tài chính cũn nõng cao uy tớn của doanh nghiệp, nõng cao
tớnh chủ động khai thác và sử dụng tối ưu đầu vào.
c. Trỡnh độ phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật và ứng dụng khoa học kỹ thuật
Doanh nghiệp phải biết luụn tự làm mới mỡnh bằng cỏch tự vận động và đổi
mới, du nhập những tiến bộ khoa học kỹ thuật thời đại liên quan đến lĩnh vực sản
xuất của doanh nghiệp mỡnh. Vấn đề này đóng một vai trũ hết sức quan trọng với
hiệu quả hoạt động SXKD vỡ nú ảnh hưởng lớn đến vấn đề năng suất lao động và
chất lượng sản phẩm. Sản phẩm dịch vụ có hàm lượng kỹ thuật lớn mới có chỗ
đứng trong thị trường và được mọi người tin dùng so với những sản phẩm dịch vụ
cùng loại khác.
16
SV: Nguyễn Thị Lan Hương - Lớp: Quản lý Kinh tế 44A
Kiến thức khoa học kỹ thuật phải áp dụng đúng thời điểm, đúng quy trỡnh để
tận dụng hết những lợi thế vốn có của nó nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ
hay tăng năng suất lao động đưa sản phẩm dịch vụ chiếm ưu thế trwn thị trường
nâng cao hiệu quả kinh doanh.
d. Vật tư, nguyên liệu và hệ thống tổ chức đảm bảo vật tư nguyên liệu của
doanh nghiệp
Đây cũng là bộ phận đóng vai trũ quan trọng đối với kết quả hoạt động
SXKD. Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, ngoài những yếu tố nền tảng
cơ sở thỡ nguyờn liệu đóng vai trũ quyết định, có nó thỡ hoạt động SXKD mới
được tiến hành.
Kế hoạch SXKD có thực hiện thắng lợi được hay không phần lớn phụ thuộc
vào nguồn nguyên liệu có được đảm bảo hay không.
5. Bản chất của hiệu quả hoạt động SXKD
Thực chất khái niệm hiệu quả hoạt động SXKD là biểu hiện mặt chất lượng
của các hoạt động kinh doanh, phản ánh trỡnh độ sử dụng các nguồn lực (nguyên
vật liệu, thiết bị máy móc, lao động và đồng vốn) để đạt được mục tiêu cuối cùng
của mọi hoạt động SXKD của doanh nghiệp là mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận.
Để hiểu rừ bản chất của hiệu quả hoạt động SXKD chúng ta có thể dựa vào

việc phân biệt hai khái niệm kết quả và hiệu quả
6
:
+ Kết quả của hoạt động SXKD là những gỡ mà doanh nghiệp đạt được sau
một quá trỡnh SXKD nhất định, kết quả là mục tiêu cần thiết của mỗi doanh
nghiệp. Kết quả hoạt động SXKD có thể là những đại lượng cụ thể có thể định
lượng cân đong đo đếm được cũng có thể là những đại lượng chỉ phản ánh được
mặt chất lượng hoàn toàn có tính chất định tính như thương hiệu, uy tín, sự tín
nhiệm của khách hàng về chất lượng sản phẩm. Chất lượng bao giờ cũng là mục
tiêu của doanh nghiệp.
6
Đoạn này được tóm tắt từ Giỏo trỡnh quản trị kinh doanh tổng hợp trong cỏc doanh nghiệp, GS.TS. Ngô Đỡnh
Giao. NXB Khoa học kỹ thuõt, Hà Nội- 1997, trang 409.
17
SV: Nguyễn Thị Lan Hương - Lớp: Quản lý Kinh tế 44A
+ Trong khái niệm hiệu quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp đó sử dụng cả
hai chỉ tiờu là kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để có được kết quả đó (cả trong lý
thuyết và thực tế thỡ hai đại lượng này có thể được xác định bằng đơn vị giá trị hay
hiện vật) nhưng nếu sử dụng đơn vị hiện vật thỡ khú khăn hơn vỡ trạng thỏi hay
đơn vị tính của đầu vào và đầu ra là khác nhau cũn sử dụng đơn vị giá trị sẽ luôn
đưa được các đại lượng khác nhau về cùng một đơn vị. Trong thực tế người ta sử
dụng hiệu quả hoạt động SXKD là mục tiêu cuối cùng của hoạt động sản xuất cũng
có những trường hợp sử dụng nó như là một công cụ để đo lường khả năng đạt đến
mục tiêu đó đặt ra.
III. Cỏc chỉ tiờu phản ỏnh hiệu quả hoạt động SXKD
 Một số khỏi niệm
Doanh số bỏn
Chi phí biến đổi Lói gộp
Chi phí biến đổi Chi phí cố định Lợi nhuận trước thuế
Tổng chi phớ sản xuất Thuế

Lợi nhuận thuần tỳy (lói
rũng)
- Doanh số bán: Tiền thu được từ bán hàng hoá dịch vụ.
- Vốn sản xuất bao gồm giỏ trị của tài sản hữu hỡnh và tài sản vụ hỡnh, tài sản
cố định, tài sản lưu động và tiền mặt dùng cho sản xuất.
- Chi phí sản xuất = chi phí cố định + chi phí biến đổi.
- Lói gộp là phần cũn lại của doanh số bỏn sau khi trừ chi phớ biến đổi.
- Lợi nhuận sau thuế hay lói rũng = lợi nhuận trước thuế - các khoản thuế
Hệ thống các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động SXKD
1. Chỉ tiờu doanh lợi
- Chỉ tiêu doanh lợi đồng vốn
7
: cú thể tớnh cho toàn bộ vốn kinh doanh hoặc
chỉ tớnh cho vốn tự cú của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này phản ánh sức sinh lời của số
vốn kinh doanh, phản ánh mức độ đạt hiệu quả kinh doanh của số vốn mà doanh
7
Giỏo trỡnh Quản trị kinh doanh tổng hợp trong cỏc doanh nghiệp. GS.TS. Ngụ Đỡnh Giao. NXB Khoa học kỹ
thuật, Hà Nội- 1997, trang 426
18
SV: Nguyễn Thị Lan Hương - Lớp: Quản lý Kinh tế 44A
nghiệp đó sử dụng. Đây có thể coi là thước đo mang tính quyết định đánh giá hiệu
quả kinh doanh.
D
vkd
(%)
=
KD
VVR
V
∏+∏


100
×
Trong đó:
D
vkd
: Doanh lợi toàn bộ vốn kinh doanh
Π
R
: Lói rũng
Π
VV
: Lói trả vốn vay
V
KD
: Tổng vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
Chỉ tiêu doanh lợi tính cho số vốn của doanh nghiệp được tính tương tự
nhưng thay đại lượng V
KD
(vốn kinh doanh) bằng đại lượng V
TC
(vốn tự cú).
- Doanh lợi doanh thu bỏn hàng
8
: chỉ tiêu này cho biết trong một đồng
doanh thu có bao nhiêu đồng lợi nhuận trước và sau thuế.
D
dt
(%)
=

TR
R
100×∏
Trong đó:
D
dt
: Doanh lợi của doanh thu trong một thời kỳ nhất định.
TR: Doanh thu trong thời kỳ đó.
2. Cỏc chỉ tiờu hiệu quả kinh kinh tế
- Hiệu quả kinh doanh theo chi phớ kinh doanh:
9

H
CPKD
(%)
=
TC
G
C
Q 100×
Trong đó:
H
CPKD
: Hiệu quả kinh doanh theo chi phí kinh doanh, tính theo đơn vị %
Q
G
: Sản lượng kinh doanh tính theo giá trị
C
TC
: Chi phớ tài chớnh

8
Giỏo trỡnh Quản trị kinh doanh tổng hợp trong các doanh nghiệp, GS.TS. Ngô Đỡnh Giao. NXB Khoa học kỹ
thuật, Hà Nội- 1997, trang 426
9
Giỏo trỡnh Quản trị kinh doanh tổng hợp trong cỏc daonh nghiệp, PGS.TS. Ngụ Đỡnh Giao. NXB Khoa học kỹ
thuật, Hà Nụi- 1997, trang427.
19
SV: Nguyễn Thị Lan Hương - Lớp: Quản lý Kinh tế 44A
3. Hiệu quả sử dụng vốn
10
- Số vũng quay toàn bộ vốn:
SV
V
= TR/V
KD
Với SV
V
là số vũng quay của vốn, chỉ tiờu này cho biết lượng vốn của doanh
nghiệp quay được bao nhiêu vũng trong chu kỳ, chỉ tiờu này cnàg lớn thỡ hiệu
suất sử dụng càng lớn.
- Hiệu quả sử dụng vốn cố định:
H
TSCĐ
(%)

=
R

/TSCĐ
G

Trong đó:
TSCĐ: Tài sản cố định
H
TSCĐ
: hiệu quả sử dụng tài sản cố định
TSCĐ
G
: Tổng giá trị tài sản cố định bỡnh quõn trong kỳ được tính
theo giỏ trị cũn lại của tài sản cố định tính đến thời điểm lập báo cáo.
- Hiệu quả sử dụng vốn lưu động:
H

=
R

/V

Trong đó:
H

: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
V

: Vốn lưu động bỡnh quõn năm.
- Số vũng luõn chuyển vốn lưu động:
SV

= TR/V

Trong đó:

SV

: số vũng luõn chuyển vốn lưu động trong năm, cho biết trong
một năm vốn lưu động quay được mấy vũng, chỉ tiờu này càng lớn thỡ hiệu
quả sử dụng vốn càng lớn.
- Hiệu quả sử dụng vốn gúp trong CTCP được xác định bởi tỷ suất lợi nhuận
của vốn cổ phần:
D
VCP
(%) =
R

/ V
CP
10
Xem chỳ thớch 9, (trang 428)
20
SV: Nguyễn Thị Lan Hương - Lớp: Quản lý Kinh tế 44A
Trong đó:
D
VCP
: Tỷ suất lợi nhuận vốn cổ phần
V
CP
: Vốn cổ phần bỡnh quõn trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết bỏ ra 1 đồng vốn cổ phần bỡnh quõn trong kỳ thỡ thu về
được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Ta tớnh chỉ tiờu vốn cổ phần bỡnh quõn trong kỳ V
CP
= SCP

×
CP, trong đó SPC
là số lượng bỡnh quõn cổ phiếu đang lưu thông; CP là giá trị mỗi cổ phiếu.
- Chỉ tiờu thu nhập cổ phiếu:
RCP
∏=∏
/ SCP
Trong đó
CP

: thu nhập cổ phiếu
- Chỉ tiờu tỷ suất lợi nhuận cổ phiếu:
D
CP
(%) =
CP

. 100/CP
Với D
CP
: là tỷ suất lợi nhuận cổ phiếu.
4. Hiệu quả sử dụng lao động
11
- Năng suất lao động bỡnh quõn năm:
AP
N
=
AL
Q
Trong đó:

AP
N
: năng suất lao động bỡnh quõn năm
Q : Sản lượng tính bằng đơn vị hiện vật hay giá trị
AL : Số lao động bỡnh quõn trong năm
- Chỉ tiờu mức sinh lời bỡnh quân của lao động:

BQ

=
L
BQ

Trong đó:

:
BQ

Lợi nhuận do một lao động tạo ra
L : Số lao động tham gia
11
Giỏo trỡnh Quản trị kinh doanh tổng hợp trong cỏc doanh nghiệp, GS.TS. Ngô Đỡnh Giao. NXB Khoa học kỹ
thuật, Hà Nội- 1997, trang 431
21
SV: Nguyễn Thị Lan Hương - Lớp: Quản lý Kinh tế 44A
Chỉ tiờu này cho biết mỗi lao động tạo ra bao nhiêu lợi nhuận trong một thời
kỳ nhất định.
5. Hiệu quả sử dụng nguyờn vật liệu
12
- Vũng luõn chuyển nguyờn vật liệu:

SV
NVL
=
DT
NVL
NVL
SD
Trong đó:
SV
NVL
: Số vũng luõn chuyển nguyờn vật liệu.
NVL
SD
: Giá vốn nguyên vật liệu đó dựng
NVL
DT
: Giỏ trị nguyờn vật liệu dự trữ trong kỳ
Các chỉ tiêu này cho biết khả năng khai thác nguồn nguyên liệu, vật tư của
doanh nghiệp, giá trị chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp đó giảm được chi
phí cho nguyên vật liệu dự trữ, rút ngắn chu kỳ chuyển đổi nguyên vật liệu, giảm
bớt sự ứ đọng của nguyên vật liệu, tăng vũng quay của vốn lưu động.
III. Tác động của CPH đến hiệu quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp
1. Những tác động góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD
1.1. CPH huy động thêm vốn của xó hội đầu tư vào hoạt động SXKD
Nhờ đó doanh nghiệp có vốn đầu tư đổi mới công nghệ, phát triển kinh doanh
theo chiều sâu. “Thực hiện CPH, doanh nghiệp đó thu hỳt được một lượng vốn lớn
rất quan trọng từ cán bộ công nhân viên làm việc trong doanh nghiệp và trong dân
cư để đầu tư phát triển”
13
.

Doanh nghiệp có thể vừa bán cổ phần cho lao động trong doanh nghiệp vừa
bán cho tổ chức hay cá nhân ngoài doanh nghiệp thu hút lượng vốn đáng kể. Có
như vậy thỡ cỏc chỉ tiờu về SXKD mới đạt và vượt kế hoạch đề ra làm lợi cho
doanh nghiệp. Từ trước đến nay lượng vốn nhàn rỗi trong dân bị lóng phớ, tuy rằng
12
Giỏo trỡnh Quản tri kinh doanh tổng hợp trong cỏc doanh nghiệp, PGS.TS. Ngụ Đỡnh Giao. NXB Khoa học kỹ
thuật, Hà Nội- 1997,trang 432.
13
Kinh tế nhà nước và đổi mới doanh nghiệp nhà nước, PGS.TS. Ngụ Quang Minh. NXB Chớnh trị quốc gia, Hà
Nội- 2001, trang 174.
22
SV: Nguyễn Thị Lan Hương - Lớp: Quản lý Kinh tế 44A
những người có tiền họ vẫn có thể gửi tiết kiệm thu lói xuất hàng tháng. Nhưng
lượng vốn đó nếu được các chủ thể tận dụng làm vốn kinh doanh phát triển sản xuất
thỡ lợi nhuận sẽ lớn hơn rất nhiều. Vấn đề này được giải quyết khi tiến hành CPH
DNNN nhất là những DNNN có xu hướng làm ăn có lói sẽ thu hỳt được sự quan
tâm của nhiều cỏ nhõn và tổ chức trong xó hội tham gia đầu tư.
1.2. CPH tạo ra doanh nghiệp cú nhiều chủ sở hữu
Chủ sở hữu trong CTCP bao gồm Nhà nước, người lao động trong doanh
nghiệp, cổ đông ngoài doanh nghiệp. CTCP là tổ chức có tư cách pháp nhân và các
cổ đông chỉ được hưởng phần lợi nhuận và chịu trách nhiệm tài chính phát sinh
hoặc các rủi ro khác trong phạm vi phần vốn góp của mỡnh. Tuỳ vào mức cổ phần
của mỡnh trong cụng ty, cổ đông được hưởng mức lợi nhuận hay trách nhiệm tài
chính hoặc các khoản nợ khỏc nhau tạo ra một sự phõn tỏn rủi ro.
Người đầu tư vốn cũng tự chủ trong việc chọn công ty mà mỡnh đầu tư, thậm
chí có thể đầu tư mua cổ phần và trở thành người chủ đồng sở hữu ở nhiều công ty
trong cùng thời điểm vỡ vậy họ cảm thấy an tõm và hạn chế được độ rủi ro cho
phần vốn của mỡnh. CTCP tập hợp được nhiều lực lượng khác nhau trong hoạt
động chung của công ty nhưng vẫn tôn trọng sở hữu riêng đối với từn cổ đông cả về
trách nhiệm và quyền lợi theo mức vốn góp của mỡnh. Mở rộng sự tham gia của

cỏc cổ đông thu hút được lượng vốn đầu tư cho hoạt động SXKD, phát triển công
ty.
1.3. CTCP tạo điều kiện để người lao động thực sự làm chủ doanh nghiệp
Chủ trương của Đảng và Nhà nước về CPH DNNN là tạo điều kiện cho người
lao động trong doanh nghiệp tham gia mua cổ phần và khẳng định quyền làm chủ
của mỡnh. Cổ đông trong doanh nghiệp từ chỗ làm chủ hỡnh thức sang làm chủ
thực sự sau khi doanh nghiệp CPH.
“Chỉ khi có vốn tham gia mua cổ phiếu, tham gia chọn các thành viên trong
HĐQT (là cơ quan thay mặt mỡnh để quản lý doanh nghiệp) thỡ lỳc đó người lao
23
SV: Nguyễn Thị Lan Hương - Lớp: Quản lý Kinh tế 44A
động mới có quyền thực sự, không bị một sức o ép nào”
14
. Khi đó trở thành cổ
đông, quyền lợi và trách nhiệm của người lao động gắn chặt với sự tồn tại và phát
triển của doanh nghiệp nếu muốn, trở thành người chủ của doanh nghiệp thỡ người
lao động sẽ có trách nhiệm với công ty hơn. Có như vậy thỡ kết quả SXKD của
cụng ty mới thực sự cú hiệu quả, họ mới được hưởng lợi nhuận cao xứng đáng với
sức lao động mà mỡnh bỏ ra,
1.4. CTCP tạo ra cho doanh nghiệp cơ chế quản lý năng động, linh hoạt
“CPH DNNN là chuyển doanh nghiệp từ chỗ chịu sự quản lý trực tiếp của
Nhà nước sang Nhà nước quản lý thụng qua chớnh sỏch, phỏp luật”
15
. Hoạt động
của doanh nghiệp chịu sự chi phối của cơ chế thị trường. Điều này đó tạo cho
doanh nghiệp sự thay đổi trong hoạt động quản trị từ tư tưởng dựa dẫm sang ý thức
tự lực, dễ thích ứng với sự thay đổi của cơ chế thi trường, lời ăn, lỗ chịu.
Bộ máy quản lý của doanh nghiệp được bố trí tinh giản, gọn nhẹ thực sự là đại
diện cho cổ đông. Mọi hoạt động của công ty được tiến hành theo điều lệ và quy
định chặt chẽ của công ty. Nhiều CTCP đó rà soỏt lại và xõy dựng mới quy chế tài

chớnh, lao động, tuyển dụng; xác định rừ trỏch nhiệm, quyền hạn của ban lónh đạo
và cổ đông, tổ chức hợp lý cỏc bộ phận kinh doanh. Mọi hoạt động của doanh
nghiệp như giải quyết vấn đề nhân sự, ra quyết định quản lý hay kinh doanh, xõy
dựng chiến lược đầu tư nhằm tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả SXKD
của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp được chủ động đầu tư đổi mới công nghệ, mua sắm máy móc
thiết bị phù hợp với yêu cầu SXKD. Việc mua xắm máy móc thiết bị, công nghệ
được HĐQT bàn và quyết định trên cơ sở tính toán xem doanh nghiệp cần mua gỡ,
đổi mới gỡ cú phự hợp với điều kiện SXKD và tỡnh hỡnh tài chớnh của cụng ty
khụng. Quỏ trỡnh tớnh toỏn và quyết định diễn ra khẩn trương, dứt khoát đáp ứng
yêu cầu về thời gian, tiến độ mà không cần phải trông chờ vào sự phê duyệt của bất
14
Cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam, PGS.PTS. Hoàng Công Thi và PTS. Phùng Thị Đoan. NXB
Khoa học kỹ thuật, Hà Nội- 1992, trang 30.
15
Kinh tế nhà nước và đổi mới doanh nghiệp nhà nước, PGS.TS. Ngụ Quang Minh. NXB Chớnh trị quốc gia, Hà
Nội- 2001, trang 176.
24
SV: Nguyễn Thị Lan Hương - Lớp: Quản lý Kinh tế 44A
cứ một ai . Đây là một thuận lợi rất cơ bản để tự chủ nắm bắt cơ hội mở rộng sản
xuất kinh doanh không phải lệ thuộc chờ đợi tạo điều kiện nâng cao chất lượng sản
phẩm, khả năng cạnh tranh và uy tín trên thị trường
2. Những vấn đề cũn vướng mắc phát sinh trong CTCP làm hạn chế việc
nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp
2.1. Những vấn đề phát sinh trong quan hệ giữa CTCP và Nhà nước
CPH từ chỗ chuyển doanh nghiệp từ chỗ chịu sự quản lý trực tiếp của nhà
nước về mọi mặt sang hỡnh thức quản lý giỏn tiếp bằng phỏp luật và chớnh sỏch.
Đảng và Nhà nước ta đó đẩy mạnh quá trỡnh CPH cỏc DNNN nhưng các cơ quan
chủ quản trước đây đó ớt hỗ trợ và buụng lỏng quản lý đối với CTCP, vẫn chưa xác
định rừ cơ quan nào là đầu mối để đứng ra chịu trách nhiệm tổng hợp, giải quyết

những vấn đề vướng mắc cho doanh nghiệp, hay chuyên làm nhiệm vụ cung cấp
thông tin, phổ biến chính sách tuyên truyền các vấn đề liên quan đến CPH và hậu
CPH để doanh nghiệp tổ chức hoạt động SXKD theo đúng pháp luật.
Bên cạnh đó doanh nghiệp lại chịu sự can thiệp quá sâu của Sở là chủ quản cũ.
Cơ chế thủ tục hành chính rườm rà phức tạp, nhất là những rào cản hạn chế tính chủ
động sáng tạo và các kế hoạch đầu tư mở rộng SXKD của doanh nghiệp.
Những kiểu quan hệ can thiệp quá sâu thường bắt nguồn từ mối quan hệ giữa
công ty mẹ và công ty thành viên tiến hành CPH nhưng có cổ phần chi phối trong
công ty mẹ hoặc giữa tổng công ty với với các CTCP nhưng vẫn chịu sự chi phối
của Tổng công ty. Đây là thực trạng “bỡnh mới rượu cũ”, không ít doanh nghiệp
CPH vẫn vận dụng chính sách, cơ chế điều hành như ở DNNN, bộ máy không đổi
mới.
Vấn đề khác là người đại diện của nhà nước trong CTCP, theo nghị định 73,
người đại diện chỉ có thể tác động đến hoạt động của CTCP theo quy định của luật
pháp và điều lệ công ty, tác động của họ nhiều hay ít, có tính chất quyết định hay
không tuỳ thuộc vào số vốn của nhà nước đầu tư vào CTCP. Nhưng trong thực tế
vẫn xảy ra tỡnh trạng người đại diện có sự can thiệp quá sâu vào mọi hoạt động của
25

×