Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

phát triển kỹ năng lãnh đạo nhóm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (275.81 KB, 13 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG












TIỂU LUẬN
MÔN KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO


Đề tài: Phát triển kỹ năng lãnh đạo nhóm





Giảng viên: Ts. Lê Thị Thu Thủy
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hồng Nhung
Số báo danh: 075
Lớp: Cao học QTKD K6.2


Hà Nội, tháng 06/2010




MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU 1 U
I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT: 2
1.1 Một số khái niệm cơ bản: 2
1.1.1 Định nghĩa nhóm: 2
1.1.2 Thế nào là một nhóm hiệu quả: 2
1.1.3 Ý nghĩa của nhóm trong một tổ chức: 2
1.2 Vai trò và ý nghĩa của người lãnh đạo nhóm: 3
1.2.1 Vai trò của người lãnh đạo nhóm: 3
1.2.2 Các kỹ năng cần thiết để trở thành lãnh đạo nhóm giỏi: 4
II. CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO NHÓM 5
2.1 Thiết lập mối quan hệ gần gũi, thân mật với các thành viên của nhóm: 5
2.2 Hoàn thiện bản thân với các kỹ năng mềm: 6
2.3 Trang bị cho bản thân kiến thức của nhiều lĩnh vực, ngành nghề: 7
III. ỨNG DỤNG VÀO THỰC TẾ: 8
3.1 Ứng dụng trong học tập: 8
3.2 Ứng dụng trong công việc: 9
KẾT LUẬN 11
Nguyễn Hồng Nhung Lớp CH QTKD K6.2
LỜI MỞ ĐẦU


Ngày nay, làm việc nhóm đã trở nên quen thuộc với mỗi công ty, mỗi
doanh nghiệp. Không chỉ được áp dụng trong công việc, mô hình này cũng đang
được áp dụng rộng rãi trong các trường đại học, các tổ chức, đoàn thể…
Những lợi ích mà làm việc nhóm đem lại là không thể phủ nhận. Tuy nhiên,

tình trạng những nhóm làm việc chung với nhau nhưng không tìm được tiếng nói
chung, gây nên những trì trệ, thậm chí là những thất bại vẫn còn tồn tại. Nhiều
trường hợp sau khi các thành viên trong nhóm đã cùng nhau đạt được mục tiêu
chung, khi tan rã, họ thậm chí không thèm nhìn mặt nhau. Với những tình huống
như vậy, vai trò của người lãnh đạo nhóm càng trở nên quan trọng.
Tuy làm việc nhóm đã trở nên phổ biến, nhưng không phải ai cũng biết
cách làm việc nhóm sao cho hiệu quả, hay không phải người trưởng nhóm nào
cũng biết phải làm sao để quản lý tốt nhóm của mình.
Nhận thức được ý nghĩa thực tiễn cũng như tầm quan trọng của việc phát
triển cá kỹ năng lãnh đạo nhóm, em đã lựa chọn đề tài “Phát triển kỹ năng lãnh
đạo nhóm” làm đề tài nghiên cứu cho mình.
Do còn nhiều hạn chế trong kiến thức, cũng như giới hạn khuôn khổ của bài
tiểu luận, bài làm của em có thể còn tồn tại một số thiếu sót. Em rất mong sẽ nhận
được những ý kiến đóng góp của cô giáo để có thể hoàn thiện hơn bài làm của
mình.

Tiểu luận môn Kỹ năng lãnh đạo – Đề tài: Phát triển kỹ năng lãnh đạo nhóm
1
Nguyễn Hồng Nhung Lớp CH QTKD K6.2
I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT:
1.1 Một số khái niệm cơ bản:
1.1.1 Định nghĩa nhóm:
Một nhóm có thể được định nghĩa là một tập hợp gồm hai hay nhiều người
cùng làm việc thường xuyên với nhau để đạt được những mục tiêu chung. Trong
một nhóm thực thụ, các thành viên phụ thuộc lẫn nhau để đạt được mục tiêu
chung, và họ phối hợp với những người khác để theo đuổi những mục tiêu đó
trong một giai đoạn thời gian liên tục. Các nhóm không những mang lại lợi ích
cho các tổ chức mà còn mang lại lợi ích cho chính các thành viên của nhóm.
Nhóm sẽ giúp đạt được các mục tiêu quan trọng và duy trì lực lượng lao động chất
lượng cao.

1.1.2 Thế nào là một nhóm hiệu quả:
Một nhóm hiệu quả là nhóm đạt được các thành tích cao, các thành viên
trong nhóm được thỏa mãn ở cấp độ cao và khả năng duy trì nhóm cũng được giữ
ở mức độ cao.
1.1.3 Ý nghĩa của nhóm trong một tổ chức:
Các nhóm hoạt động hiệu quả sẽ giúp các tổ chức đạt được những nhiệm vụ
quan trọng. Đặc biệt, các nhóm hiệu quả sẽ mang tới tiềm năng về hợp lực to lớn,
có nghĩa là hợp lực được tạo ra bởi cả tổ chức sẽ hiệu quả hơn khi cộng các cá
nhân lại. Khi sự hợp lực xuất hiện, các nhóm sẽ đạt được hiệu quả tốt hơn tổng
khả năng của các thành viên cộng lại. Trong bối cảnh cạnh tranh năng động như
hiện nay, hợp lực của nhóm là điều kiện cần thiết cho một tổ chức để trở nên cạnh
tranh và đạt được thành tích cao trong dài hạn. Chúng ta có thể tổng kết lại một số
lợi ích mà nhóm mang lại cho một tổ chức như sau:
o Hoạt động theo nhóm giúp tạo ra mối quan hệ thân thiết giữa các
thành viên.
o Hoạt động theo nhóm giúp cải thiện khả năng sáng tạo.
Tiểu luận môn Kỹ năng lãnh đạo – Đề tài: Phát triển kỹ năng lãnh đạo nhóm
2
Nguyễn Hồng Nhung Lớp CH QTKD K6.2
o Hoạt động theo nhóm có thể đưa ra các quyết định tốt hơn.
o Hoạt động theo nhóm có thể làm tăng mức độ bền vững của các
quyết định.
o Hoạt động theo nhóm giúp kiểm soát các thành viên trong nhóm.
o Hoạt động theo nhóm giúp hỗ trợ hoạt động quản lý cho các tổ chức
có quy mô lớn.
1.2 Vai trò và ý nghĩa của người lãnh đạo nhóm:
1.2.1 Vai trò của người lãnh đạo nhóm:

Vai trò của người lãnh đạo nhóm cũng giống như vai trò của một người
giám đốc khi điều hành một công ty.

Người lãnh đạo nhóm trước hết là người khởi xướng trong nhóm. Hay nói
cách khác, lãnh đạo nhóm phải là người tiên phong cho mọi hoạt động của nhóm.
Ví dụ như đề ra các quy định chung cho nhóm, phân công công việc, đặt ra mốc
thời gian cho công việc… Với vai trò này, người lãnh đạo cũng đồng thời là người
định hướng hoạt động cho nhóm.
Người lãnh đạo còn là người cung cấp các thông tin tới mọi thành viên
trong nhóm. Thông tin ở đây không chỉ dừng lại ở thông tin từ cấp trên đưa xuống,
mà còn là những thông tin trong nội bộ nhóm, như nhắc nhở mọi người thời hạn
hoàn thành công việc, cung cấp thông tin về kiến thức mới, hay các thông tin
ngoài lề khác để các thành viên trong nhóm có sự gắn kết, không ai cảm thấy như
bị lẻ loi.
Một vai trò nữa của người lãnh đạo là vai trò điều hành nhóm. Lãnh đạo
nhóm chính là người đảm bảo các nguyên tắc chung của nhóm được tuân thủ, các
mục tiêu cần đạt được theo đúng tiến độ thời gian đã định, hay tổ chức các hoạt
động hội họp trong nhóm…
Vai trò thứ tư của người lãnh đạo nhóm là vai trò của người hỗ trợ. Chính
người lãnh đạo nhóm phải là người giúp đỡ các thành viên trong việc lập kế
hoạch, thực hiện hoạt động và đạt được các mục tiêu cá nhân của mỗi thành viên.
Tiểu luận môn Kỹ năng lãnh đạo – Đề tài: Phát triển kỹ năng lãnh đạo nhóm
3
Nguyễn Hồng Nhung Lớp CH QTKD K6.2
Ngoài việc hỗ trợ trong công việc, khi một nhóm hiệu quả đạt đến mức độ cao, các
thành viên trong nhóm trở nên gắn bó khăng khít, người lãnh đạo sẽ còn là người
giúp các thành viên san sẻ các gánh nặng khác ngoài công việc, như gánh nặng về
gia đình, hay gánh nặng về việc học tập…
Một vai trò khác không kém phần quan trọng của người lãnh đạo, đó là vai
trò kiểm tra, giám sát. Mỗi công việc được thực hiện xong cần có một người đứng
ra kiểm chứng về chất lượng, quy trình, hay tiến độ thực hiện. Bên cạnh việc đánh
giá các mục tiêu chung của nhóm, người lãnh đạo cũng cần phải đánh giá được
mức độ hoàn thành công việc và mức độ đóng góp của các thành viên trong nhóm.

Sau khi hoàn tất việc kiểm tra, đánh giá, người lãnh đạo nhóm và cả nhóm sẽ cùng
ngồi lại, tổng kết về những thành tựu, cũng như những tồn đọng trong thời gian
cùng nhau hoạt động vừa qua, để từ đó đặt ra các mục tiêu, các kế hoạch cho thời
gian tiếp theo.
1.2.2 Các kỹ năng cần thiết để trở thành lãnh đạo nhóm giỏi:
Sau nhiều năm nghiên cứu, các chuyên gia đã chỉ ra rằng kỹ năng lãnh đạo
nhóm tốt là kết quả của việc áp dụng một cách thận trọng mười một kỹ năng mà
bất kỳ một người lãnh đạo nhóm nào cũng cần phải học tập. Các kỹ năng, kiến
thức mà một nhà lãnh đạo nhóm cần phải có là:
• Nhận thức được nhu cầu và tính cách của mỗi thành viên trong nhóm
• Am hiểu và sử dụng các nguồn lực của nhóm
• Kỹ năng truyền thông
• Kỹ năng lập kế hoạch
• Kỹ năng kiểm soát năng lực làm việc của nhóm
• Kỹ năng đánh giá
• Kỹ năng thiết lập ví dụ
• Kỹ năng tư vấn
• Kỹ năng đại diện nhóm
• Kỹ năng đào tạo hiệu quả
Tiểu luận môn Kỹ năng lãnh đạo – Đề tài: Phát triển kỹ năng lãnh đạo nhóm
4
Nguyễn Hồng Nhung Lớp CH QTKD K6.2
Các kỹ năng, kiến thức này đòi hỏi người lãnh đạo nhóm phải dành nhiều
thời gian cho nhóm, cũng như có một kiến thức sâu rộng trên nhiều lĩnh vực. Sau
khi đã có được những kỹ năng, kiến thức kể trên, người lãnh đạo nhóm cần tiếp
tục giữ vững và phát triển các kỹ năng, kiến thức đó, để không bị bất ngờ trước
những biến động và kịp thời nắm bắt thời cơ.

II. CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO
NHÓM

2.1 Thiết lập mối quan hệ gần gũi, thân mật với các thành viên của
nhóm:
Việc thiết lập mối quan hệ gần gũi, thân mật với các thành viên của nhóm
là điều kiện đầu tiên và kiên quyết mà người lãnh đạo nhóm cần phải làm. Trước
hết, thông qua hoạt động này, người lãnh đạo nhóm sẽ tạo ra một môi trường làm
việc cởi mở, gắn bó, và mỗi thành viên sẽ tăng mức độ cam kết cũng như những
đóng góp của bản thân họ cho mục tiêu chung của nhóm. Với một môi trường làm
việc như vậy, các thành viên sẽ dễ dàng chia sẻ cuộc sống, công việc, hay thậm chí
là cả những bí mật cá nhân. Thông qua đó, người lãnh đạo có thể nắm bắt được
những ước muốn, những khát khao hay tính cách, quan điểm của mỗi thành viên.
Không chỉ có vậy, một môi trường cởi mở, thân thiện, nơi mọi người dễ
dàng chia sẻ, cũng chính là một môi trường tốt cho các nhà lãnh đạo để có thể am
hiểu tường tận và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cá nhân. Chúng ta có thể thấy
rằng việc nắm bắt được nhu cầu hay mong muốn của các thành viên là điều vô
cùng quan trọng đối với người lãnh đạo nhóm. Chỉ khi nào người lãnh đạo hiểu
được các thành viên muốn gì, thì từ đó mới có thể đưa ra các biện pháp nhằm
khuyến khích động viên các thành viên trong nhóm một cách hiệu quả. Ngoài ra,
khi các nhu cầu cá nhân được đáp ứng, các thành viên trong nhóm sẽ tập trung cao
độ hơn vào mục tiêu chung của nhóm. Không chỉ có tác dụng trong việc động
viên, khuyến khích các thành viên trong nhóm, thông qua việc tạo lập môi trường
Tiểu luận môn Kỹ năng lãnh đạo – Đề tài: Phát triển kỹ năng lãnh đạo nhóm
5
Nguyễn Hồng Nhung Lớp CH QTKD K6.2
làm việc mở, người lãnh đạo nhóm sẽ dễ dàng để phát hiện các nguồn lực của
nhóm. Từ đó, người lãnh đạo sẽ có kế hoạch để sử dụng, kết hợp và phát huy các
nguồn lực đó một cách hợp lý và hiệu quả.
2.2 Hoàn thiện bản thân với các kỹ năng mềm:
Ngày nay, trình độ học vấn và các bằng cấp chưa đủ để một người có thể
trở thành lãnh đạo nhóm giỏi. Ngoài việc có đủ năng lực chuyên môn, những
người là lãnh đạo nhóm cũng cần có được các yếu tố cá nhân như kỹ năng, sự

nhạy bén trong xử lý công việc và giao tiếp của mỗi người lao động, các yếu tố
này được người ta gọi là “Kỹ năng mềm”.
Vậy kỹ năng mềm là những kỹ năng nào? Các kỹ năng này ngày càng phổ
biến trong đời sống văn phòng. Kỹ năng mềm là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ
năng quan trọng trong cuộc sống con người như: kỹ năng sống, giao tiếp, lãnh đạo,
làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, thư giãn, vượt qua khủng hoảng,
sáng tạo và đổi mới… là những thứ thường không được học trong nhà trường,
không liên quan đến kiến thức chuyên môn, không thể sờ nắm, không phải là kỹ
năng cá tính đặc biệt mà phụ thuộc chủ yếu vào cá tính của từng người.
Một số kỹ năng mềm cần thiết cho người quản lý nhóm như:
- Kỹ năng giao tiếp
- Kỹ năng viết
- Khả năng tập trung
- Kỹ năng giải quyết vấn đề, khủng hoảng
- Kỹ năng đặt câu hỏi
- Kỹ năng gây ảnh hưởng
- Kỹ năng định lượng
- Kỹ năng đào tạo, huấn luyện
- Kỹ năng quản lý thời gian
Ngoài một số kỹ năng kể trên, người lãnh đạo nhóm cũng cần học hỏi thêm
những kỹ năng khác cho phù hợp với yêu cầu trong bối cảnh mới. Hầu hết các nhà
Tiểu luận môn Kỹ năng lãnh đạo – Đề tài: Phát triển kỹ năng lãnh đạo nhóm
6
Nguyễn Hồng Nhung Lớp CH QTKD K6.2
lãnh đạo và những người giàu kinh nghiệm đều khẳng định: cách duy nhất để trau
dồi kỹ năng “mềm” là phải luyện tập, học hỏi thường xuyên, tạo cho mình một
phản xạ tức thời mỗi khi gặp các tình huống cần thiết.
Những người là lãnh đạo nhóm cần xác định được những kỹ năng mềm còn
thiếu của bản thân, để từ đó lập kế hoạch học tập và nghiên cứu. Do là những kỹ
năng mềm, không phải là kiến thức có thể thu lượm được từ việc đọc sách hay

nghe giảng, nên người lãnh đạo nhóm cần chú trọng tới việc bồi dưỡng và phát
triển các kỹ năng mềm của bản thân, nhằm đảm bảo cho sự thích nghi với những
thay đổi mới, hay kịp thời tận dụng những cơ hội mới. Ngoài ra, các kỹ năng mềm
cũng sẽ giúp người lãnh đạo nhóm thu phục được nhân tâm của các thành viên,
khiến các thành viên biết lắng nghe và tuân thủ theo đúng những quy định chung
của nhóm.
2.3 Trang bị cho bản thân kiến thức của nhiều lĩnh vực, ngành nghề:
Một nhà quản lý nói chung, hay một người lãnh đạo nhóm nói riêng muốn
có được sự tôn trọng và nghe lời từ các thành viên trong công ty hay trong nhóm
đều cần phải có một khối lượng kiến thức sâu rộng, không chỉ trên lĩnh vực mà
mình nghiên cứu, làm việc, mà cả những lĩnh vực khác nữa.
Trước tiên, một người lãnh đạo nhóm cần có hiểu biết trên nhiều mảng kiến
thức, cũng như nắm bắt được thông tin cập nhật của nhiều lĩnh vực khác nhau của
đời sống. Có như vậy, người lãnh đạo nhóm mới có thể tạo ra được uy tín cũng
như sự kính nể trong mắt các cá nhân trong nhóm.
Ngoài ra, việc có được thông tin sâu rộng trên nhiều lĩnh vực cũng giúp
người lãnh đạo có những cái nhìn xác thực, đúng đắn về công việc, hay về kỹ năng
của mỗi cá nhân trong nhóm, để từ đó, người lãnh đạo nhóm có thể đưa ra các kế
hoạch làm việc hợp lý, hay phân công đúng người, đúng việc. Không những vậy,
với kiến thức rộng lớn, người lãnh đạo nhóm cũng sẽ đưa ra những đánh giá về
năng lực làm việc của các cá nhân trong nhóm một cách chính xác.

Tiểu luận môn Kỹ năng lãnh đạo – Đề tài: Phát triển kỹ năng lãnh đạo nhóm
7
Nguyễn Hồng Nhung Lớp CH QTKD K6.2
III. ỨNG DỤNG VÀO THỰC TẾ:
3.1 Ứng dụng trong học tập:
Hiện tại, với việc theo đuổi khóa học cao học tại trường Đại Học Ngoại
Thương, em đã và đang có những nhóm cùng làm việc cho mỗi môn học. Do lớp
có quá đông thành viên, và việc sắp xếp nhóm là ngẫu nhiên, nên việc thống nhất

giữa các thành viên trong nhóm, hay tạo bầu không khí làm việc hăng say trong
nhóm còn gặp khá nhiều khó khăn. Trong những hoàn cảnh như vậy, em thường là
người đầu tiên lên tiếng kêu gọi các thành viên còn lại bắt đầu làm việc, và được
mọi người tín nhiệm bầu làm trưởng nhóm. Trong quá trình làm việc, em nhận ra
rằng kỹ năng lập kế hoạch, việc nhận thức được nhu cầu và tính cách của mỗi
thành viên trong nhóm, và kiểm soát năng lực làm việc của nhóm là những kỹ
năng vô cùng quan trọng.
Lập kế hoạch luôn là khâu đầu tiên, và quan trọng nhất của cả nhóm. Thông
qua việc lập kế hoạch, nhóm em đã đề ra những dấu mốc trong quá trình làm việc
mà nhóm cần đạt được, ví dụ như ngày nào sẽ hoàn thành khối lượng công việc
nào…Từ đó, nhóm luôn kiểm soát được tiến độ công việc và đạt được mục tiêu
chung đúng thời hạn.
Sau bước lập kế hoạch, nhóm cần phải phân chia công việc cho hợp lý. Lúc
này, việc nhận thức được nhu cầu và tính cách của mỗi người lại nổi lên thành vấn
đề trọng tâm. Khi đã hiểu được nhu cầu và tính cách của các thành viên, em bắt
đầu có những cân nhắc về phân chia công việc. Trong một số bài tập, do có nhiều
thành viên trong một nhóm, mà khối lượng công việc lại không nhiều, nhóm em
đã sắp xếp để các thành viên làm việc thành từng nhóm nhỏ hơn. Việc chọn nhóm
nhỏ làm việc được dựa trên nguyên tắc mỗi nhóm nhỏ sẽ có một thành viên nòng
cốt nhằm đảm bảo nhóm nhỏ đó hoạt động định hướng mục tiêu chung của nhóm
lớn và tuân thủ theo những quy tắc, kế hoạch chung mà nhóm lớn đã thống nhất.
Trong quá trình thực hiện công việc, em luôn dành thời gian để đánh giá
năng lực làm việc của nhóm để có thể đưa ra các điều chỉnh kịp thời cho phù hợp
với hoàn cảnh mới. Việc nắm bắt được năng lực làm việc nhóm giúp em biết được
Tiểu luận môn Kỹ năng lãnh đạo – Đề tài: Phát triển kỹ năng lãnh đạo nhóm
8
Nguyễn Hồng Nhung Lớp CH QTKD K6.2
khả năng hoàn thành công việc, hiệu quả làm việc và mức độ cam kết với công
việc của mỗi cá nhân. Từ đó, em có thể đưa ra những biện pháp hỗ trợ đối với
những thành viên có dấu hiệu tụt lại so với nhóm.


3.2 Ứng dụng trong công việc:
Với công việc hiện tại ở công ty, em là người có thời gian gắn bó với công
việc lâu hơn so với các thành viên còn lại trong nhóm, do đó đã được chọn làm
trưởng nhóm. Với vai trò trưởng nhóm của một nhóm bốn người có cùng chức
năng công việc, em đã vận dụng kỹ năng kiểm soát năng lực làm việc của nhóm,
kỹ năng tư vấn, kỹ năng đại diện nhóm và kỹ năng đào tạo hiệu quả.
Khác với kỹ năng kiểm soát năng lực làm việc của nhóm được áp dụng
trong học tập, trong công việc, em sử dụng kỹ năng này nhằm mục tiêu đề ra hệ
thống chỉ tiêu năng lực làm việc cho nhóm mình một cách hợp lý. Do cùng chức
năng thực hiện công việc, việc nắm bắt được năng lực của các thành viên khác
trong nhóm giúp em biết được năng lực chung của cả nhóm, để có thể cùng người
quản lý của cả đội đặt ra những mục tiêu khả thi, vừa nhằm khuyến khích tăng
hiệu quả công việc, vừa giúp các thành viên tự thiết lập những mốc mới để phấn
đấu.
Kỹ năng đại diện nhóm cũng được thể hiện trong việc là cầu nối giữa nhóm
và người quản lý đội. Do sức ép từ trên xuống, nên nhiều khi người quản lý đội
luôn muốn đưa ra những chỉ tiêu khó hoàn thành và có mức độ thử thách cao. Là
nhóm trưởng, em đã đại diện nhóm để có thể thương lượng với người quản lý đội
điều chỉnh các chỉ tiêu cho khả dĩ hơn. Ngoài ra, em cũng đã có những tiếng nói
đại diện cho các thành viên trong nhóm để đề đạt tới người quản lý cấp trên những
vấn đề về quy trình làm việc và phối hợp giữa các nhóm nhỏ trong đội, hay giữa
nhóm của em với các phòng ban khác trong công ty.
Do là thành viên có thâm niên công tác lâu năm nhất trong nhóm, em cũng
đã phải vận dụng kỹ năng đào tạo đối với các thành viên mới của nhóm mình. Tuy
Tiểu luận môn Kỹ năng lãnh đạo – Đề tài: Phát triển kỹ năng lãnh đạo nhóm
9
Nguyễn Hồng Nhung Lớp CH QTKD K6.2
cá thành viên còn lại trong nhóm đều đã có ít nhiều kinh nghiệm về mảng công
việc của nhóm, tuy nhiên, trong môi trường cụ thể là tại công ty em, những kinh

nghiệm này có thể phải điều chỉnh cho phù hợp. Do đó, trước khi các thành viên
còn lại trong nhóm được chính thức độc lập làm việc, em sẽ là người phụ trách
việc giúp thành viên đó hiểu biết về quy trình, phong cách làm việc hiện tại của
đội, cũng như giới thiệu về các chỉ tiêu, mục tiêu chung của bộ phận. Không chỉ
dừng lại ở đó, do em luôn ý thức trau dồi kiến thức và cập nhật với các thay đổi
trong các điều khoản luật, hay thông tư, nghị định… của nhà nước, nên em còn
được người quản lý đội tin tưởng giao cho nhiệm vụ đào tạo, hướng dẫn những
thay đổi đó tới từng thành viên trong nhóm nói riêng, và cho toàn đội nói chung.
Bên cạnh việc chú trọng phát triển các kỹ năng kể trên, em cũng luôn quan
tâm chú trọng tới việc bồi dưỡng, nâng cao các kiến thức khác liên quan đến công
việc, nhằm đảm bảo việc thực hiện công việc không bị gián đoạn do những bỡ ngỡ
về quy định mới hay vướng mắc trong khâu thực hiện.
Với những nỗ lực không ngừng của mình, sau hơn hai năm làm việc tại
công ty, em đã được tin tưởng giao cho chức vụ trưởng nhóm, và dành được niềm
tiên của quản lý chung, cũng như sự kính trọng của các thành viên trong đội.
Tiểu luận môn Kỹ năng lãnh đạo – Đề tài: Phát triển kỹ năng lãnh đạo nhóm
10
Nguyễn Hồng Nhung Lớp CH QTKD K6.2
Tiểu luận môn Kỹ năng lãnh đạo – Đề tài: Phát triển kỹ năng lãnh đạo nhóm
11
KẾT LUẬN


Ngày nay, hoạt động nhóm đã trở thành một phương thức quản lý hiệu quản
đối với mỗi nhà lãnh đạo. Hoạt động này không chỉ mang lại lợi ích trên phương
diện công ty, mà còn mang lại lợi ích cho chính những người tham gia hoạt động
nhóm. Với những lợi ích to lớn như vậy, mô hình này đang được áp dụng rộng rãi
và trở nên phổ biến.
Tuy nhiên, do tích chất của hoạt động nhóm là nhiều người cùng tham gia
thực hiện để đạt được mục tiêu chung, nên không tránh khỏi những mâu thuẫn, bất

đồng trong quá trình thực hiện. Vì vậy, người lãnh đạo nhóm cần thể hiện vai trò
của mình trong hoạt động lãnh đạo nhóm.
Để có thể quản lý nhóm hiệu quả, bên cạnh việc xây dựng được một môi
trường làm việc nhóm thân thiết và cởi mở, người lãnh đạo nhóm còn cần phải
trang bị cho mình một nền tảng kiến thức vững chắc về công việc mà nhóm tham
gia, và những kiến thức cơ bản trên nhiều lĩnh vực liên quan. Ngoài ra, người lãnh
đạo cũng cần thường xuyên bồi dưỡng cho bản thân những kỹ năng mềm trong
giao tiếp, ứng xử, giải quyết vấn đề, hay động viên, khuyến thích nhân viên…
Những kỹ năng mềm này không được dạy ở trường lớp nào, mà là vốn kiến thức
được đúc rút từ sự quan sát, lắng nghe, và một phần là tích cách của bản thân.
Hoạt động nhóm sau nhiều năm được áp dụng rộng rãi đã cho thấy rõ lợi
ích to lớn mà hoạt động mang lại. Giờ đây, nghiên cứu về hoạt động nhóm cũng
như phong cách lãnh đạo nhóm cũng đã trở thành một mảng nghiên cứu thú vị và
thu hút được sự quan tâm của nhiều học giả, hay các nhà quản lý trên toàn thế
giới.

×