Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động cho công ty cổ phần thế giới mùa xuân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.96 KB, 23 trang )

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP GVHD: THS. HÀ SƠN TÙNG
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
SVTH: Đỗ Thị Huyền Trang Lớp QTKD CN & XD 50B
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP GVHD: THS. HÀ SƠN TÙNG
LỜI MỞ ĐẦU
Theo quan điểm hiện đại, mỗi doanh nghiệp được xem như một tế bào sống
cấu thành nên toàn bộ nền kinh tế, để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển được
cần rất nhiều nhân tố, một trong những nhân tố không thế thiếu là vốn kinh doanh.
Vốn kinh doanh được phân chia thành nhiều loại vốn khác nhau, trong đó vốn lưu
động là một bộ phận không thể thiếu của vốn kinh doanh, nó tham gia vào hầu hết
các giai đoạn của chu kỳ sản xuất kinh doanh, nó cũng là nhân tố đảm bảo khả năng
thanh toán của doanh nghiệp. Do đó, vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu
động có tác động mạnh mẽ tới khả năng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp
trong nền kinh tế nói chung cũng như tới công ty cổ phần thế giới Mùa Xuân nói
riêng.
Mặc dù rất quan trọng, nhưng các doanh nghiệp hiện nay chưa nhận thức
được tầm quan trọng và chưa sử dụng vốn lưu động một cách hiệu quả. Qua thời
gian thực tập tại Công ty cổ phần thế giới Mùa Xuân, em nhận thấy công tác huy
động, sử dụng vốn lưu động của Công ty chưa thực sự có hiệu quả. Do đó, em đã
chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động cho Công ty cổ phần thế giới
Mùa Xuân”.
Bài viết có kết cấu gồm ba phần như sau:
Phần I: Tổng quan về công ty cổ phần thế giới Mùa Xuân.
Phần II: Thực trạng hoạt động sử dụng vốn lưu động của công ty cổ phần thế
giới Mùa Xuân.
Phần III: Phương hướng, mục tiêu
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THẾ GIỚI
MÙA XUÂN
2
SVTH: Đỗ Thị Huyền Trang Lớp QTKD CN & XD 50B


CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP GVHD: THS. HÀ SƠN TÙNG
1.1.Giới thiệu về Công ty cổ phần thế giới Mùa Xuân.
1.1.1.Thông tin chung về Công ty.
Tên công ty: Công ty cổ phần thế giới Mùa Xuân
Tên tiếng anh: Vermundus Joint Stock Company.
Tên viết tắt: Vermundus.,JSC
Trụ sở chính: Số 29, ngõ 106 phố Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận
Đống Đa, Thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 04 37672815
Email: mailto:
website: www.thegioimuaxuan.com
Hình thức pháp lý: Công ty cổ phần
Mã số thuế: 0101920204
Giấy chứng nhận ĐKKD số 0103042377 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành
phố Hà Nội cấp ngày 25/11/2005.
Tổng giám đốc: Nguyễn Trọng Hạnh
Vốn điều lệ: 15.000.000.000 (Mười lăm tỷ đồng)
Mệnh giá cổ phần: 100.000 đồng.
Ngành nghề kinh doanh chủ yếu:
1.Kinh doanh thiết bị điện tử viễn thông.
2.Kinh doanh dịch vụ du lịch và những dịch vụ liên quan
3.Kinh doanh dịch vụ vận chuyển hành khách và hàng hóa, cho thuê xe vận
chuyển có hoặc không có người lái.
1.1.2.Lịch sử hình thành và các giai đoạn phát triển của Công ty cổ phần thế
giới Mùa Xuân.
Tiền thân của Công ty cổ phần thế giới Mùa Xuân là Công ty TNHH du lịch
Bình Minh Việt Nam, giấy chứng nhận ĐKKD 0102025915 do phòng đăng ký kinh
doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 18/04/2003. Ban đầu khi
mới thành lập, Công ty chủ yếu kinh doanh trong lĩnh vực du lịch khách sạn, cụ thể là
tổ chức các tour du lịch phía Bắc như tour du lịch xung quanh thành phố Hà Nội, tour

du lịch trên biển vịnh Hà Long và tour du lịch đến các dân tộc thiểu số ở Sapa.
Năm 2004, công việc kinh doanh của công ty khá thuận lợi, Công ty quyết
định mở thêm dịch vụ cho thuê xe du lịch có hoặc không có người lái. Tháng
3
SVTH: Đỗ Thị Huyền Trang Lớp QTKD CN & XD 50B
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP GVHD: THS. HÀ SƠN TÙNG
9/2004, công ty phát triển thêm dịch vụ vận chuyển hành khách và hàng hóa theo
nhu cầu. Cuối năm 2005, sau gần ba năm hoạt động dưới hình thức Công ty TNHH
du lịch Bình Minh Việt Nam, Công ty thay đổi tên và loại hình hoạt động thành
Công ty cổ phần thế giới Mùa Xuân. Không những thế, Công ty còn mở rộng thêm
nhiều ngành nghề kinh doanh mới cho phù hợp với tình hình kinh tế thị trường và
xu thế hiện nay như buôn bán máy vi tính, các loại thiết bị điện tử viễn thông.
Từ đầu năm 2006, công ty có mở rộng quy mô kinh doanh đối với từng loại
dịch vụ khác nhau như: không chỉ kinh doanh thiết bị điện tử mà còn mở thêm dịch
vụ sửa chữa các linh kiện điện tử, máy tính, buôn bán kèm dịch vụ bảo hành cho các
khách hang lẻ và bảo hành tận nơi đối với các khách hang lớn…
1.1.3.Chức năng và nhiệm vụ của công ty cổ phần thế giới Mùa Xuân
Công ty cổ phần thế giới Mùa Xuân kinh doanh rất nhiều ngành nghề và lĩnh
vực khác nhau nhưng chủ yếu là các lĩnh vực sau:
Buôn bán và sửa chữa các thiết bị điện tử, viễn thông: buôn bán, sửa chữa
thiết bị, linh kiện điện tử, máy vi tính, phần mềm tin học, dịch vụ viễn thông (lắp
đặt mạng…)
Dịch vụ du lịch: chuyên tổ chức các tour du lịch ở phía Bắc Việt Nam đặc
biệt là du lịch trên biển Vịnh Hạ Long, các dịch vụ hỗ trợ liên quan đến quảng bá và
tổ chức tour du lịch…
Dịch vụ vận tải: cho thuê xe du lịch chất lượng cao loại từ 4- 24 chỗ, vận
chuyển hành khách và hàng hóa bằng đường bộ
Công ty luôn luôn phục vụ 24/7 và luôn tập trung vào dịch vụ chăm sóc
khách hàng để đảm bảo rằng các du khách khi đến với công ty sẽ được hưởng
những dịch vụ tốt nhất, chất lượng với giá cả phải chăng nhất.

4
SVTH: Đỗ Thị Huyền Trang Lớp QTKD CN & XD 50B
Giám đốc
Phòng hành chính Phòng TC-KT Phòng kinh doanh Phòng vật tư
Phòng dịch vụ vận tải
Phòng dịch vụ du lịchPhòng kinh doanh thiết bị
Hội đồng quản trị
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP GVHD: THS. HÀ SƠN TÙNG
1.2.Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh
1.2.1.Cơ cấu tổ chức của công ty
Sơ đồ 1. Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý của công ty
Nguồn: công ty cổ phần thế giới Mùa Xuân
Để phù hợp với ngành nghề kinh doanh và số lượng nhân viên của Công ty,
cơ cấu tổ chức của Công ty được sắp xếp theo mô hình cơ cấu tổ chức trực tuyến –
chức năng và hoạt động theo chế độ một thủ trưởng, quyền quyết định cao nhất
thuộc về giám đốc, mỗi cấp dưới chỉ nhận lệnh từ một cấp trên trực tiếp, các phòng
chức năng chỉ làm công tác tham mưu cho giám đốc.
Hội đồng quản trị: Gồm tất cả các thành viên của Hội đồng cổ đông, có
quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm với kết quả kinh doanh của Công ty theo số cổ
phần của mình đóng góp trong Công ty; có nhiệm vụ xây dựng chiến lược kinh
doanh dài hạn cho Công ty, giám soát tình hình hoạt động của Công ty và công tác
5
SVTH: Đỗ Thị Huyền Trang Lớp QTKD CN & XD 50B
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP GVHD: THS. HÀ SƠN TÙNG
quản lý Công ty của Giám đốc.
Giám đốc: là người đại diện trước pháp luật của Công ty, có quyền ra quyết
định cao nhất đối với mọi hoạt động của Công ty. Giám đốc là người điều hành cao
nhất trong Công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về kết quả hoạt động
kinh doanh của Công ty. Công việc của Giám đốc là điều hành các hoạt động kinh
doanh của Công ty với sự tham mưu tư vấn của các phòng ban chức năng.

Phòng hành chính: chịu trách nhiệm quản lý về nhân sự như tổ chức tuyển
dụng lao động, đào tạo lao động và giải quyết các vấn đề về chế độ, chính sách cho
cán bộ công nhân viên (phòng tổ chức hành chính phải làm cả công việc của phòng
nhân sự vì Công ty có quy mô không lớn, bộ máy quản lý được thiết kế tinh gon
hơn nên không có phòng nhân sự); chịu trách nhiệm quản lý về hành chính của
Công ty như tổ chức các buổi họp, sắp xếp nhân sự, sắp xếp công việc, tiếp khách
hàng…
Phòng tài chính kế toán: là bộ phận không thể thiếu của bất cứ Công ty
nào, có trách nhiệm tư vấn cho giám đốc về mặt tài chính trong công việc quản lý
Công ty, trong các dự án kinh doanh nhằm bảo đảm an toàn vốn hoạt động kinh
doanh của Công ty, thay mặt Công ty quan hệ với ngân hàng và các tổ chức tín
dụng, hạch toán chi phí cho từng hợp đồng kinh doanh, thực hiện chính sách lương
bổng cho cán bộ công nhân viên…
Phòng kinh doanh: thực hiện công tác quảng cáo về sản phẩm, dịch vụ mà
Công ty cung cấp nhằm thu hút khách hàng, đưa ra các chính sách cạnh tranh trên
thị trường nhằm nâng cao sức cạnh tranh của Công ty, mở rộng thì trường cũng như
nghiên cứu để phát triển các ngành nghề kinh doanh hiện tại cũng như mở rộng
sang một lĩnh vực mới…
Phòng vật tư: xây dựng kế hoạch về vật tư cho mọi hoạt động kinh doanh
của Công ty, đặc biệt là hoạt động buôn bán và sửa chữa thiết bị điện tử viễn thông,
chịu trách nhiệm lien hệ với các nhà cung ứng vật tư, tổ chức công tác mua, nhận và
dự trữ nguyên vật liệu, kiểm tra thường xuyên tình hình sử dụng nguyên vật liệu…
Phòng kinh doanh thiết bị: bán các sản phẩm linh kiện điện tử viễn thong,
phát triển các phần mềm tin học, sửa chữa các thiết bị điện tử viễn thông, tổ chức
dịch vụ chăm sóc khách hàng như bảo hành, bảo dưỡng…
Phòng dịch vụ du lịch: tìm kiếm các địa điểm mới hấp dẫn, có khả năng thu
hút được khách hàng; tổ chức các tour du lịch trong nước, đặt phòng khách sạn và
một số dịch vụ khác…
6
SVTH: Đỗ Thị Huyền Trang Lớp QTKD CN & XD 50B

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP GVHD: THS. HÀ SƠN TÙNG
Phòng dịch vụ vận tải: cho thuê xe du lịch từ 4 – 24 chỗ có hoặc không có
người lái, nhận và thực hiện các hợp đồng vận chuyển hàng hóa, bảo quản hàng hóa
trong quá trình vận chuyển ( lưu kho, bảo quản về chất lượng cũng như số lượng).
Tất cả các công việc, hoạt động của các phòng chức năng đều chịu sự ảnh
hưởng và chi phối của các phòng chức năng khác trong Công ty và dưới sự chỉ đạo
của Giám đốc nhằm thực hiện theo đúng kế hoạch mà Công ty đã đề ra.
1.2.2. Đặc điểm về tài chính
Vốn là nhân tố không thể thiếu trong bất cứ một Công ty nào, tổng nguồn
vốn cũng như kết cấu nguồn vốn cũng đều ảnh hưởng đến quy mô, đến hoạt động
kinh doanh của Công ty. Để biết được nguồn lực, năng lực tài chính của Công ty,
phải phân tích dựa vào các chỉ tiêu khác nhau. Dưới đây là Bảng cân đối kế toán
tổng quát của Công ty trong ba năm trở lại đây.
7
SVTH: Đỗ Thị Huyền Trang Lớp QTKD CN & XD 50B
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP GVHD: THS. HÀ SƠN TÙNG
Bảng 1: Bảng cân đối kế toán của công ty ngày 31/12 của các năm từ năm 2006 – 2010
Đơn vị: nghì đồng
Năm
Chỉ tiêu
2008 2009 2010
2008 - 2009 2009 - 2010
CL % CL %
A. Tổng tài sản 21.874.000 21.947.476 22.170.000 73.479 0,35 222.524 1,02
I. Tài sản lưu động 6.928.818 6.985.767 6.995.305 56.949 0,82 9.538 0,14
1.Tiền mặt 4.647.030 4.595.600 4.507.000 -51.430 -1,11 -88.600 -1,93
2. Các khoản phải thu 1.923.100 2.020.510 2.051.032 97.410 5,07 30.522 1,51
3. Tài sản lưu động khác 358.688 369.657 437.273 10.969 3,06 67.616 18,29
II. Tài sản cố định 14.945.182 14.961.709 15.174.695 139.963 0,94 165.575 1,10
B. Tổng nguồn vốn 21.874.000 21.947.476 22.170.000 73.479 0,34 222.524 1,01

I.Vốn vay 14.691.845 14.609.468 14.752.469 -82.377 - 0,56 143.001 0,98
1. Nợ ngắn hạn 7.491.845 7.409.468 7.452.469 -82.377 -1,10 43.001 0,58
2. Vay dài hạn 7.200.000 7.200.000 7.300.000 0 0 100.000 1,39
II. Vốn chủ sở hữu 7.182.155 7.338.008 7.417.531 155.853 2,17 79.523 1,08
1. Vốn góp 7.062.000 7.100.850 7.116.000 38.850 0,55 15.150 0,21
2. Lợi nhuận giữ lại 120.155 237.158 301.531 117.003 97,38 64.373 27,14
Nguồn: công ty cổ phần thế giới Mùa Xuân
8
SVTH: Đỗ Thị Huyền Trang Lớp QTKD CN & XD 50B
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP GVHD: THS. HÀ SƠN TÙNG
1.2.2.1. Đặc điểm về tổng nguồn vốn:
Từ Bảng cân đối kế toán trên ta thấy, năm 2008 tổng nguồn vốn của Công ty
chỉ đạt được 21.874.000 đồng, cuối năm 2009 nền kinh tế dần phục hội sau cuộc
khủng hoảng kinh tế cuối năm 2008 – đầu năm 2009, công việc kinh doanh đã có
khởi sắc hơn nhưng vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, tổng nguồn vốn của Công ty có
tăng lên nhưng không nhiều, chỉ tăng 73.476.000 đồng, tương ứng với 0,35%. Đến
năm 2010, Công ty hoạt động tốt hơn, đưa tổng nguồn vốn của Công ty tăng lên
1,02% so với năm 2009 và đạt 22.170.000.000 đồng, đạt mức cao nhất từ khi Công
ty đi vào hoạt động đến nay.
1.2.2.2. Đặc điểm về kết cấu tài tài sản – nguồn vốn:
Qua Bảng cân đối kế toán của Công ty hàng năm có được thống kê về tổng
nguồn vốn và kết cấu trong đó như sau:
Bảng 2: Kết cấu tài chính của công ty cổ phần thế giới Mùa Xuân:
Đơn vị: nghì đồng
Năm
Nguồn vốn
2008 2009 2010
Giá trị
Tỷ trọng
(%)

Giá trị
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
Tỷ trọng
(%)
Tổng tài sản 21.874.000 100 21.947.476 100 22.170.000 100
Tài sản cố định 14.945.182 68,32 14.961.709 68,17 15.174.695 68,45
Tài sản lưu động 6.928.818 31,68 6.985.767 31,83 6.995.305 31,55
Tổng nguồn vốn 21.874.000 100 21.947.476 100 22.170.000 100
Vốn vay 14.691.845 67,17 14.609.468 66,57 14.752.469 66,54
Vốn chủ sở hữu 7.182.155 32,83 7.338.008 33,43 7.417.531 33,46
Nguồn: Công ty cổ phần thế giới Mùa Xuân
Biểu đồ 1: Biểu đồ thể hiện cơ cấu tài sản nguồn vốn của Công ty
9
SVTH: Đỗ Thị Huyền Trang Lớp QTKD CN & XD 50B
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP GVHD: THS. HÀ SƠN TÙNG
Về tài sản: tỷ trọng Vốn lưu động chiếm trên 31% và khá ổn định qua các
năm, Tài sản cố định chiếm khoảng 68% cho thấy Công ty đầu tư rất lớn vào Tài
sản cố định. Việc đầu tư này là phương hướng đúng cho mục tiêu phát triển nhưng
việc đầu tư nhiều như thế này thì không hẳn là đã tốt trong giai đoạn này, trong giai
đoạn kinh tế có nhiều biến động, Công ty nên tăng vốn lưu động cho hoạt động kinh
doanh. Hơn nữa, vốn lưu động tăng chủ yếu là do các khoản phải thu tăng lên còn
vốn bằng tiền mặt giảm, cụ thể: năm 2009, tài sản lưu động giảm tăng 0,82% trong
đó tiền mặt giảm đi 66.487 đồng tương ứng giảm đi 1,11% và khoản phải thu thì
tăng lên 97.410 đồng tương ứng tăng 5,07%; năm 2010, tài sản lưu động tăng lên
0,14%, nhưng tiền mặt lại giảm đi 88.600 đồng tương ứng giảm 1,93%, khoản phải
thu lại tăng 30.522 đồng tương ứng tăng 1,51%. Công ty nên có biện pháp khắc
phục, không nên để tình trạng này kéo dài bởi Công ty có thể sẽ thiếu vốn bằng tiền
cho hoạt động kinh doanh cũng như chi trả cho những khoản vay đến hạn ngay do

lượng vốn bị chiếm dụng ngày càng lớn.
Về nguồn vốn: lượng vốn chủ sở hữu ngày càng tăng qua các năm nhưng
không có những biến động lớn chỉ ở khoảng 33% tổng nguồn vốn, còn vốn vay
chiếm khoảng 67% tổng nguồn vốn. Cơ cấu vốn được duy trì khá hợp lý.
1.2.2.3. Đặc điểm về tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh:
Bảng số liệu trên cho thấy, mặc dù Tổng nguồn vốn thay đổi nhưng kết cấu
của Bảng cân đối kế toán không thay đổi, Tổng tài sản cố định luôn luôn lớn hơn
nguồn vốn dài hạn, điều này chứng tỏ Nguồn vốn dài hạn không đủ để đầu tư cho
Tài sản cố định, Công ty phải sử dụng một phần Nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư. Cụ
thể là năm 2008, Công ty phải sử dụng 6,63% vốn ngắn hạn để đầu tư mua sắm Tài
sản cố định, năm 2009 sử dụng 6,49% và năm 2010 là 6,14%.
Việc Công ty liên tiếp phải sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư vào Tài
sản cố định cho thấy Công ty đã rất mạo hiểm khi đầu tư lớn vào Tài sản cố định
trong khi nguồn vốn dài hạn không đủ đầu tư. Việc mạo hiểm này mặc dù mang lại
cho Công ty lợi ích là giảm chi phí sử dụng vốn nhưng đồng thời cũng có rủi ro rất
cao trong việc thiếu vốn ngắn hạn để thanh toán những khoản nợ ngắn hạn.
1.2.3. Đặc điểm về nguồn nhân lực
10
SVTH: Đỗ Thị Huyền Trang Lớp QTKD CN & XD 50B
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP GVHD: THS. HÀ SƠN TÙNG
Nguồn nhân lực là yếu tố không thể thiếu tạo nên sự thành công của bất cứ
Công ty nào, dù có hiện đại hóa, áp dụng các thành tựu khoa học tiên tiến đến đâu
thì cũng vẫn phải cần đến yếu tố con người. Là một Công ty hoạt động trong lĩnh
vực dịch vụ nên Công ty cổ phần thế giới Mùa Xuân rất chú trọng đến đội ngũ công
nhân viên cả về số lượng và chất lượng, do được đào tạo tốt nên nhân viên của
Công ty không chỉ thông thạo về kiến thức chuyên môn nghiệp vụ mà thái độ phục
vụ cũng rất chuyên nghiệp, tận tình.
Bảng 3: Cơ cấu lao động theo độ tuổi
Đơn vị: người
Năm

Độ tuổi
2008 2009 2010
Số người
Tỷ trọng
(%)
Số người
Tỷ trọng
(%)
Số người
Tỷ trọng
(%)
Dưới 35 53 53,00 65 54,17 82 54,67
Trên 35 47 47,00 55 45,83 68 45,33
Tổng 100 100 120 100 150 100
Nguồn: Công ty cổ phần thế giới Mùa Xuân
Bảng cơ cấu lao động theo độ tuổi cho thấy, lực lượng lao động trong Công
ty chủ yếu là lao động trẻ, chiếm trên 50% tổng số lao động. Tổng số lượng nhân
viên trong Công ty cũng tăng lên qua các năm, trong đó lực lượng lao động trẻ tăng
lên mạnh nhất và chiếm tỷ trọng ngày càng cao, cụ thể là năm 2009 số nhân viên
dưới 35 tuổi tăng lên 22,64% so với năm 2008 trong khi tổng số nhân viên chỉ tăng
20%, và năm 2010 tăng lên 26,15% so với năm 2009 trong khi tổng số nhân viên
tăng 25%. Số lượng nhân viên trên 35 tuổi cũng có xu hướng tăng lên nhưng tăng
chậm hơn do đó chiếm tỷ trọng ngày một ít trong tổng số nhân viên. Điều này cũng
là dễ hiểu bởi Công ty chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ - lĩnh vực rất cần
những nhân viên trẻ trung, nhanh nhẹn, năng động và có chuyên môn tốt.
Bảng 4: Cơ cấu lao động theo trình độ
Đơn vị: người
Năm
Trình độ
2008 2009 2010

Số người Tỷ lệ(%) Số người Tỷ lệ(%) Số người Tỷ lệ(%)
Đại học 12 12,0 18 15,0 24 16,0
Cao đẳng 35 35,0 46 38,3 61 40,7
Trung cấp 53 53,0 56 46,7 65 43,3
Tổng 100 100 120 100 150 100
11
SVTH: Đỗ Thị Huyền Trang Lớp QTKD CN & XD 50B
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP GVHD: THS. HÀ SƠN TÙNG
Nguồn: Công ty cổ phần thế giới Mùa
Xuân
Biểu đồ 2: Biểu đồ thể hiện cơ cấu lao động theo trình độ
Trong biểu đồ thể hiện cơ cấu lao động theo trình độ trên ta thấy, số lượng
nhân viên có trình độ Đại học và Cao đẳng chiếm trên 50% và có xu hướng tăng
lên nhiều qua các năm trong khi so lượng nhân viên có bằng trung cấp và học nghề
tăng lên rất ít. Thực chất, theo số liệu của bộ phận chuyên trách về nhân sự, hàng
năm Công ty tuyển số lượng nhân viên có trình độ trung cấp gần bằng và đôi khi là
cao hơn so với số lượng nhân viên có bằng Đại học và Cao đẳng, những tỷ lệ này lại
thấp hơn nhiều là do chính sách đào tạo và phát triển trình độ tay nghề cho công
nhân viên cảu mình nên rất nhiều người đã nâng cao tay nghề và kiến thức chuyên
môn của mình.
Với chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Công ty, các nhân
viên và công nhân lao động khi vào làm ở đây sẽ có cơ hội được học các lớp đào tạo
ngắn hạn cũng như dài hạn do Công ty tổ chức. Với những nhân viên có ý thức làm
việc tốt, ham học hỏi, có năng lực sẽ được cử đi học bồi dưỡng tại các trường Đại
học và Cao đẳng trong nước, Công ty cũng tạo điều kiện thuận lợi nhất để nhân viên
có thể phát huy được năng lực của mình và có cơ hội để phát triển, thăng tiến cao
hơn trong công việc. Việc đầu tư phát triển năng lực đội ngũ nhân viên tuy tốn
nhiều chi phí nhưng lại rất cần thiết bởi trình độ, năng lực của nhân viên được nâng
cao, họ sẽ làm việc tốt hơn, học hỏi được nhiều kinh nghiệm về quản lý và sử dụng
nguồn vốn đặc biệt là vốn lưu động, từ đó việc sử dụng vốn lưu động của công ty sẽ

hiệu quả hơn.
1.2.4. Đặc điểm về sản phẩm
Hoạt động kinh doanh dịch vụ có nhiều đặc điểm khác biệt so với các hoạt
động kinh doanh của các ngành sản xuất vật chất, do đó ngoài những đặc điểm
chung của hoạt động kinh doanh nó còn mang những đặc trưng cơ bản như:
Sản phẩm của hoạt động kinh doanh dịch vụ không có tồn kho, không có sản
phẩm dự trữ cho sản xuất cũng như tiêu thụ, không có sản phẩm dở dang, quá trình
12
SVTH: Đỗ Thị Huyền Trang Lớp QTKD CN & XD 50B
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP GVHD: THS. HÀ SƠN TÙNG
sản xuất đồng thời cũng là quá trình tiêu thụ và là một quy trình khép kín, sản
phẩm và dịch vụ thường khách nhau về không gian và thời gian.
Hoạt động kinh doanh dịch vụ cung cấp dịch vụ trực tiếp cho nhu cầu của
khách hàng, không qua trung gian mua bán, doanh thu từ hoạt động này thường thu
hồi được ngay nên có thể nhờ đó mà có tiền mặt để thanh toán cho các khoản nợ
đến hạn, nhu cầu vốn lưu động cho hoạt động này rất ít và không thường xuyên,
chính vì vậy mà Công ty đã mạo hiểm để lượng vốn lưu động thấp, hệ số thanh toán
luôn nhỏ hơn 1.
Hoạt động kinh doanh dịch vụ ở nước ta, nhất là Miền Bắc chịu ảnh hưởng
lớn bởi yếu tố mùa vụ, bởi thời tiết, do đó mà tình hình hoạt động kinh doanh tại
các thời điểm khác nhau là khác nhau, đem lại những khoản thu chênh lệch nhau rất
nhiều, do vậy Công ty luôn có sự thay đổi trong đầu tư khi các mùa vụ trong năm
thày đổi, có các hướng phát triển trong từng thời kỳ là khác nhau.
Hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ không thể tách rời khỏi dây chuyền
cung ứng dịch vụ giao hàng và lưu kho, do đó Công ty nên chú trọng đến các khâu
này, bảo đảm các hoạt động diễn ra theo đúng kế hoạch, đạt hiệu quả cao.
13
SVTH: Đỗ Thị Huyền Trang Lớp QTKD CN & XD 50B
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP GVHD: THS. HÀ SƠN TÙNG
PHẦN II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH

CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THẾ GIỚI MÙA XUÂN
2.1.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty
Bảng 5: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty
Đơn vị: nghìn đồng
Năm
Chỉ tiêu
2008 2009 2010
2008 - 2009 2009 – 2010
CL % CL %
Tổng vốn KD 21.874.000 21.947.476
22.170.00
0
73.476 0,34 222.524 1,01
Doanh thu 15.015.658 16.221.656
14.345.06
5
1.205.99
8
8,03 -1.876.591 -11,56
Chi phí 11.947.345 12.954.537
11.370.40
5
1.007.19
2
8,43 -1.584.132 -12,23
LNTT 3.068.313 3.267.119 2.974.660 199.806 6,52 -292.459 -8,95
Thuế TNDN 767.078 816.780 743.665 49.702 6,48 -73.115 -8,95
LNST 2.301.235 2.450.339 2.230.995 149.104 6,48 -219.344 -8,95
Nguồn: Công ty cổ phần thế giới Mùa Xuân
Từ Bảng báo cáo kết quả kinh doanh và Biểu đồ thể hiện sự thay đổi về

doanh thu và LNST cho thấy doanh thu và LNST của Công ty đang có những thay
đổi rất đáng kể. Năm 2008, doanh thu và LNST của Công ty lần lượt đạt
15.015.658.000 đồng và 2.301.235.000 đồng, kết quả thu được này phần lớn là ở
trong khoảng thời gian đầu năm, giai đoạn sau do tình hình nền kinh tế có những
14
SVTH: Đỗ Thị Huyền Trang Lớp QTKD CN & XD 50B
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP GVHD: THS. HÀ SƠN TÙNG
biến động xấu, ảnh hưởng tới tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty, để có thể
thu hút được khách hàng Công ty đã phải đầu tư rất nhiều vào quảng cáo cũng như
các chính sách khuyến mại.
Năm 2009 Công ty phải huy động nguồn vốn lớn từ các cổ đông để đưa vào
kinh doanh bởi việc huy động vốn từ các tổ chức tín dụng vẫn gặp rất nhiều khó
khăn. Hoạt động kinh doanh của Công ty trong khoảng thời gian đầu năm là rất khó
khăn, nhưng do nền kinh tế đã dần tăng trưởng, các chính sách về kinh tế của Nhà
nước nhằm tạo điều kiện các Công ty phát triển. Do đó, doanh thu của Công ty tăng
lên hơn 1 tỷ đồng tương ứng với 8,03%, lợi nhuận cũng tăng lên hơn 149 triệu
đồng, tương ứng tăng 6,48%.
Năm 2010, tổng nguồn vốn kinh doanh của Công ty tăng lên đến 1,01%, tình
hình kinh tế và các điều kiện khác đều thuận lợi nhưng Công ty lại không đạt được
một kết quả tốt. Doanh thu năm 2010 giảm đi gần 2 tỷ tương ứng giảm đi 11,56%,
lợi nhuận cũng giảm đi 219 triệu đồng tương ứng với 8,95%. Ta thấy, mặc dù điều
kiện khách quan đều thuận lợi hơn so với năm 2009 nhưng kết quả thu được lại kém
hơn 2009, thậm chí còn không bằng 2008, đây là một dấu hiệu xấu mà Công ty cần
tìm nguyên nhân và khắc phục tình trạng này ngay để Công ty đi đúng hướng hơn.
Biếu đồ 3: Biểu đồ thể hiện sự thay đổi về doanh thu và LNST
Để phân tích rõ hơn về tình hình hoạt động của Công ty, ta sử dụng các chỉ
tiêu kinh tế sau:
Hiệu suất sử dụng
tổng nguồn vốn
=

Doanh thu
Tổng nguồn vốn
Hệ số sinh lời
doanh thu
=
Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu
Hệ số sinh lời của
tài sản
=
Lợi nhuận sau thuế
Tổng tài sản
Hệ số sinh lời = Lợi nhuận sau thuế
15
SVTH: Đỗ Thị Huyền Trang Lớp QTKD CN & XD 50B
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP GVHD: THS. HÀ SƠN TÙNG
Vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu
Bảng 6: Bảng phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty
Đơn vị: lần
Năm
Chỉ tiêu
2008 2009 2010
2008 - 2009 2009 - 2010
CL % CL %
Hiệu suất sử dụng
tổng nguồn vốn
0,686 0,739 0,647 0,053 7,73 -0,092 -12,45
Hệ số sinh lời
doanh thu

0,153 0,151 0,156 -0,002 -1,31 0,005 3,31
Hệ số sinh lời của
tài sản
0,105 0,112 0,101 0,007 6,67 -0,011 -9,82
Hệ số sinh lời vốn
chủ sở hữu
0,320 0,334 0,281 0,014 4,38 -0,053 -15,87
Nguồn: Công ty cổ phần thế giới Mùa Xuân
Từ bảng trên ta thấy, năm 2009 các chỉ tiêu trên đều tăng lên chứng tỏ sự
phát triển của Công ty, cụ thể là: hiệu suất sử dụng tổng nguồn vốn tăng 7,73% so
với năm 2008, hệ số sinh lời của tài sản tăng lên 6,67% và hệ số sinh lời của vốn
chủ sở hữu tăng lên 4,38%, duy chỉ có hệ số sinh lời của doanh thu là giảm đi
1,31% chứng tỏ tốc độ tăng chi phí tăng nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu, điều
này là có thể hiểu được vì trong giai đoạn cuối năm 2008 đầu năm 2009, tình hình
kinh tế có những bất ổn, Công ty phải đầu tư nhiều hơn cho hoạt động quảng cáo,
khuyến mại… do đó mà chi phí tăng lên.
Năm 2010 có thể nói là một năm kinh doanh không thành công của Công ty,
các chỉ tiêu không chỉ giảm đi so với năm 2009 mà còn giảm đi với tốc độ rất
nhanh: hiệu suất sử dụng nguồn vốn giảm đi 12,45%, hệ số sinh lời của tài sản giảm
9,82% và hệ số sinh lời của vốn chủ sở hữu giảm đi đến 15,87%. Tuy vậy, hệ số
sinh lời doanh thu lại tăng lên mặc dù không nhiều là 3,31%, đó là do chi phí cho
hoạt động kinh doanh giảm đi. Thực tế này cho thấy, năm 2010 Công ty không chú
trọng vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và thu hút khách hàng, vì thế
mà tuy chi phí giảm nhưng hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng giảm nhanh.
2.3. Các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh
16
SVTH: Đỗ Thị Huyền Trang Lớp QTKD CN & XD 50B
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP GVHD: THS. HÀ SƠN TÙNG
2.3.1. Nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý Vốn lưu động
Nguồn vốn lưu động của Công ty bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải

trả. Do đó, việc tổ chức quản lý vốn lưu động cũng chịu ảnh hưởng của hai nguồn
huy động vốn này.
Nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty cổ phần thế giới Mùa Xuân : bao gồm
vốn góp của các chủ sở hữu và lợi nhuận giữ lại hàng năm, đó là số VLĐ thuộc
quyền sở hữu của Công ty, Công ty có quyền chiếm hữu, chi phối và định đoạt.
Nguồn vốn này có lợi thế lớn vì Công ty có thể huy động nhanh hơn, chủ động sử
dụng một cách linh hoạt hơn mà chi phí sử dụng vốn trong ngắn hạn là thấp. Do
vậy, Công ty nên tổ chức khai thác nguồn vốn này để tăng lượng vốn cung ứng cho
hoạt động kinh doanh, giảm chi phí vốn do phải đi vay từ bên ngoài.
Nợ phải trả: là vốn lưu động được huy động từ việc đi vay các ngân hàng
thương mại, các tổ chức tín dụng khác, các khoản nợ khách hàng chưa thanh toán.
Nguồn vốn được huy động từ nguồn này có chi phí cao hơn so với vốn chủ sở hữu
nhưng lại chiếm tỷ trọng cao hơn trong tổng vốn lưu động. Vốn chủ sở hữu không
thể huy động đủ cho hoạt động kinh doanh nên Nợ phải trả giúp đáp ứng kịp thời
VLĐ cho kinh doanh và tạo ra một cơ cấu vốn linh hoạt hơn cho Công ty.
Công tác quản lý vốn lưu động yêu cầu Công ty phải xác định chính xác nhất
nhu cầu VLĐ, lựa chọn phương thức huy động vốn, cơ cấu vốn hợp lý, linh hoạt
nhằm giảm thiểu được chi phí huy động và sử dụng vốn, sử dụng khoản vốn này
đúng mục đích, đạt hiệu quả cao.
2.3.2. Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng Vốn lưu động
• Các nhân tố khách quan: hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty chịu
ảnh hưởng của một số nhân tố:
• Môi trường kinh tế và các chính sách vĩ mô:
Cuối năm 2008 đầu năm 2009, nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng tài
chính nên theo thống kê của Tổng cục thống kê thì tốc độ tăng trưởng của nền kinh
tế (GDP) năm 2008 là 6,18% trong đó khu vực dịch vụ là 7,18%; năm 2009 GDP
chỉ đạt 5,32% trong đó khu vực dịch vụ là 6,63%. Do tốc độ tăng trưởng kinh tế
giảm dần nên Chính phủ đã đưa ra các chính sách nhằm ngăn chặn suy thoái kinh tế
và giảm lạm phát như thắt chặt tín dụng, quản lý lãi suất cho vay… Trước tình hình
này, Công ty cổ phần thế giới Mùa Xuân luôn gặp khó khăn trong việc huy động

17
SVTH: Đỗ Thị Huyền Trang Lớp QTKD CN & XD 50B
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP GVHD: THS. HÀ SƠN TÙNG
nguồn vốn cũng như vốn lưu động từ ngân hàng cũng như các tổ chức tín dụng,
nguồn huy động chủ yếu là từ vốn chủ sở hữu. Vì huy động khó khăn nên Công ty
luôn chú ý đến việc sử dụng chúng sao cho đạt hiệu quả cao nhất, tránh lãng phí.
Năm 2010, GDP cả nước đạt 6,78% trong đó khu vực dịch vụ là 7,52%, nền
kinh tế tăng trưởng tốt, Chính phủ cũng nới lỏng những chính sách về kinh tế vĩ mô
nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển, Công ty huy động được vốn vay nhiều hơn, dễ
dàng hơn, do đó tạo tâm lý thờ ơ trong việc quản lý và sử dụng vốn, đặc biệt là
VLĐ.
• Rủi ro
Do những rủi ro bất thường trong quá trình hoạt động kinh doanh mà Công
ty thường gặp phải trong điều kiện kinh doanh và cơ chế thị trường có nhiều thành
phần kinh tế tham gia cùng cạnh tranh với nhau. Ngoài ra Công ty còn gặp phải
những rủi ro do thiên tai gây ra như lũ lụt năm 2010 tại miền Trung… ảnh hưởng
đến hoạt động dịch vụ du lịch cũng như vận tải mà Công ty khó có thể lường trước
được.
• Sự phát triển của khoa học – công nghệ
Do khoa học - công nghệ ngày càng phát triển đặc biệt là công nghệ thông
tin làm giảm giá trị tài sản cố định, vật tư (thiết bị cung cấp cho hoạt động kinh
doanh thiết bị điện tử viễn thông) và vì vậy, nếu Công ty không bắt kịp điều này để
điều chỉnh kịp thời giá trị của sản phẩm thì hàng hóa bán ra sẽ thiếu tính cạnh tranh
làm giảm hiệu quả sử dụng vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng, nếu như Công
ty thay đổi tài sản và vật tư cho phù hợp thì sẽ tốn rất nhiều vốn, làm giảm lượng
VLĐ cung cấp cho hoạt động kinh doanh của Công ty.
• Các nhân tố chủ quan:
Ngoài các nhân tố khách quan nêu trên còn rất nhiều nhân tố chủ quan của
chính bản thân Công ty làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động cũng
như toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh trong Công ty.

Xác định nhu cầu vốn lưu động: do xác định nhu cầu VLĐ thiếu chính xác
dẫn đến tình trạng thừa hoặc thiếu vốn trong kinh doanh, điều này sẽ ảnh hưởng đến
quá trình hoạt động kinh doanh cũng như hiệu quả sử dụng vốn của Công ty.Nếu
Công ty xác định nhu cầu VLĐ quá cao sẽ không khuyến khích Công ty khai thác
các khả năng tiềm tang, tìm mọi biện pháp cải tiến hoạt động kinh doanh để nâng
cao hiệu quả của VLĐ, gây nên tình trạng ứ đọng vật tư hàng hóa, vốn chậm luân
18
SVTH: Đỗ Thị Huyền Trang Lớp QTKD CN & XD 50B
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP GVHD: THS. HÀ SƠN TÙNG
chuyển và phát sinh các chi phí không cần thiết làm tăng giá thành sản phẩm, dịch
vụ. Ngược lại, nếu Công ty xác định nhu cầu VLĐ quá thấp sẽ gây nhiều khó khăn
cho hoạt động kinh doanh của Công ty, Công ty thiếu vốn sẽ không đảm bảo việc
kinh doanh được liên tục gây ra những thiệt hại do ngừng kinh doanh, không có khả
năng thanh toán và thực hiện các hợp đồng đã ký kết với khách hàng.
Việc lựa chọn phương án đầu tư: là một nhân tố cơ bản ảnh hưởng rất lớn
đến hiệu quả sử dụng VLĐ của Công ty. Nếu Công ty đầu tư kinh doanh những sản
phẩm và dịch vụ có chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu của khách hàng đồng thời
giá cả thấp thì Công ty phải thực hiện quá trình tiêu thụ nhanh, tăng vòng quay của
VLĐ, nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ và ngược lại.
Do trình độ quản lý: trình độ của các nhân viên trong Công ty mà yếu kém
sẽ dẫn đến thất thoát vật tư hàng hóa trong quá trình mua sắm, dự trữ, kinh doanh,
dẫn đến sử dụng lãng phí VLĐ, hiệu quả sử dụng vốn thấp.
Do kinh doanh thua lỗ kéo dài, do lợi dụng sơ hở của các chính sách gây thất
thoát VLĐ, điều này trực tiếp làm giảm hiệu quả sử dụng VLĐ.
Khả năng tài chính của Công ty đặc biệt là khả năng tăng vốn một cách hợp
lý trong điều kiện có tác động xấu.
Trên đây là những nhân tố chủ yếu làm ảnh hưởng tới công tác tổ chức và sử
dụng VLĐ của Công ty. Để hạn chế những tiêu cực ảnh hưởng không tốt tới hiệu
quả tổ chức và sử dụng VLĐ, Công ty cần nghiên cứu, xem xét một cách kỹ lưỡng
sự ảnh hưởng của từng nhân tố, tìm ra nguyên nhân của những mặt tồn tại trong

việc tổ chức sử dụng VLĐ, từ đó có những biện pháp hữu hiệu nhất để hiệu quả sử
dụng VLĐ là cao nhất.
2.4. Thành tựu, hạn chế và nguyên nhân.
2.4.1. Thành tựu
Công ty không ngừng có những chính sách mới nhằm mang lại cho khách
hàng nhiều tiện ích nhất, ví dụ như tạo điều kiện thuận lợi cho bên giao hàng, thêm
dịch vụ spa miễn phí cho khách du lịch… Đây là chính sách rất tốt nhằm thu hút
được thêm nhiều khách hàng và mở rộng thêm thị phần.
Công ty đã rất thành công trong việc đưa ra những chính sách mới nhằm
khuyến khích và hỗ trợ cho các cán bộ công nhân viên có cơ hội học hỏi, nâng cao
trình độ, tay nghề và có cơ hội phát triển trong công việc.
19
SVTH: Đỗ Thị Huyền Trang Lớp QTKD CN & XD 50B
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP GVHD: THS. HÀ SƠN TÙNG
Trong giai đoạn 2008 – 2009, mặc dù nền kinh tế gặp khủng hoảng về tài
chính, các chính sách của Chính phủ về việc thắt chặt tín dụng và quản lý lãi suất
cho vay, việc huy động vốn từ đi vay rất khó khăn nhưng Công ty cổ phần thế giới
Mùa Xuân đã rất thành công trong công tác huy động vốn từ cả hai nguồn.
Cơ cấu nguồn vốn cũng như vốn lưu động (cơ cấu vốn bằng tiền – các khoản
phải thu; tiền tại quỹ - tiền gửi ngân hàng) của Công ty khá hợp lý, Công ty đã biết
tận dụng nguồn vốn vay để làm giảm chi phí vốn, đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn
lưu động của Công ty trong hoạt động kinh doanh.
2.4.2. Hạn chế
Công tác quản lý các khoản phải thu còn kém hiệu quả, còn để khách hàng
nợ ngày càng nhiều trong khi đi mua hàng lại trả trước cho người bán cũng nhiều, vì
thế vốn bằng tiền ngày càng giảm, vốn lưu động bị các tổ chức khác chiếm dụng
ngày càng nhiều dẫn đến thiếu vốn. Không những thế, thời gian thu hồi vốn cũng
như các khoản phải thu cũng rất lâu, điều này làm cho nguồn vốn lưu động bị ứ
đọng nhiều, Công ty không có đủ vốn cho hoạt động kinh doanh.
Trong năm 2010, tuy không có nhiều yếu tố gây cản trở đến việc vay vốn

như trong năm 2008 – 2009 nhưng Công ty lại chỉ huy động được lượng vốn lưu
động thấp, chủ yếu là huy động vốn dài hạn để đầu tư cho Tài sản cố định. Điều này
chứng tỏ Công ty chưa xác định đúng nhu cầu vốn lưu động cũng như cơ cấu vốn
hợp lý.
Việc sử dụng vốn lưu động chưa hiệu quả làm cho tốc độ luân chuyển vốn
còn chậm, thời gian quay vòng vốn dài, sử dụng lãng phí 876 triệu đồng năm 2010,
hiệu suất và sức sinh lời của vốn lưu động còn thấp.
Công ty chưa lựa chọn phương án đầu tư đúng đắn, đầu tư quá nhiều vào tài
sản cố định nên phải dùng vốn lưu động để đầu tư vì vốn cố định không có đủ, đầu
tư vào nhiều lĩnh vực kinh doanh với số vốn lưu động ít hơn (năm 2010), đầu tư
không có trọng điểm nên kết quả thu được không đạt được mục tiêu.
Hệ số thanh toán của Công ty cho thấy khả năng thanh toán và độc lập về tài
chính của Công ty thấp, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc Công ty sẽ gặp khó
khăn trong việc huy động vốn vay.
2.4.3. Nguyên nhân
Do trình độ, năng lực của nhân viên trong công tác quản lý và sử dụng vốn
20
SVTH: Đỗ Thị Huyền Trang Lớp QTKD CN & XD 50B
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP GVHD: THS. HÀ SƠN TÙNG
lưu động còn thấp, chưa xác định được nhu cầu vốn của Công ty một cách chính
xác, chưa quản lý tốt và có những biện pháp quản lý khoản phải thu hiệu quả. Năm
2010, do chủ quan, không quan tâm đúng mức đến vốn lưu động nên dẫn đến tình
trạng sử dụng lãng phí, không hiệu quả.
Do Công ty đầu tư quá nhiều vào Tài sản cố định, vốn cố định không đủ bù
đắp nên phải dùng vốn lưu động, do đó làm giảm lượng vốn lưu động cung cấp cho
hoạt động kinh doanh.
Công ty chưa biết cách huy động vốn hiệu quả như chiếm dụng vốn của
khách hàng, đối tác để tăng lượng vốn lưu động mà chi phí huy động lại thấp.
PHẦN III: PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU
1. Phương hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới

Trong nền kinh tế thị trường, mỗi Công ty đều chọn cho mình một hướng đi
cũng như phương pháp kinh doanh phù hợp, nhằm đáp ứng được nhu cầu của thị
trường, tránh việc tự loại mình ra khỏi nền kinh kế sôi động này. Cùng với sự phát
triển của nền kinh tế, Công ty cổ phần thế giới Mùa Xuân cũng có những phương
hướng để phát triển Công ty, phát triển hoạt động kinh doanh của mình cũng như
phương hướng để sử dụng nguồn vốn mà cụ thể là Vốn lưu động hiệu quả hơn.
Phương hướng phát triển của Công ty cổ phần thế giới Mùa Xuân:
• Xây dựng và phát triển Công ty trở thành một đơn vị mạnh, lấy hiệu quả kinh
tế - xã hội làm thước đo chủ yếu cho sự phát triển bền vững.
• Công ty sẽ phát triển theo hướng đa dạng hóa ngành nghề, lĩnh vực kinh
doanh, đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ nhưng phải có trọng tâm, trọng
điểm, phải tập trung vào những ngành then chốt.
21
SVTH: Đỗ Thị Huyền Trang Lớp QTKD CN & XD 50B
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP GVHD: THS. HÀ SƠN TÙNG
• Phát huy cao độ mọi nguồn lực để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh,
qua đó nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn và vốn lưu động.
• Xác định đúng nhu cầu về nguồn vốn, đảm bảo đủ nguồn vốn cho hoạt động
kinh doanh, sử dụng cân đối và có hiệu quả nguồn vốn huy động về, trong đó
đặc biệt là vốn lưu động.
• Xác định rõ mục tiêu của quản lý tài chính trong từng giai đoạn, thực hiện tốt
công tác hoạch định tài chính, quản lý tài chính và thường xuyên kiểm tra để
có thể kịp thời điều chỉnh sao cho việc sử dụng nguồn vốn hiệu quả nhất.
2. Mục tiêu phát triển của Công ty trong thời gian tới
Bước sang năm 2011, năm đầu tiên của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5
năm (2011 – 2015) và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2011 – 2020),
với sự phát triển của nền kinh tế, Chính phủ luôn có những chính sách nhằm tạo
điều kiện thuận lợi cho các Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh thuận lợi hơn.
Trong giai đoạn này Công ty cổ phần thế giới Mùa Xuân cũng đặt ra những mục
tiêu riêng cho mình, mục tiêu phát triển chung cho cả Công ty và mục tiêu riêng cho

hoạt động huy động, sử dụng và quản lý Vốn lưu động.
Mục tiêu phát triển chung của Công ty:
• Doanh thu năm 2011 tăng lên 20% và lợi nhuận cũng tăng lên 15% so với
năm 2010.
• Tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu đạt mức 16%
• Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đạt 40%
• Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản đạt mức 12%.
• Mở rộng thị phần, quy mô Công ty, mở rộng lĩnh vực kinh doanh cũng như
các sản phẩm và dịch vụ mà Công ty cung cấp, từ đó nâng cao khả năng cạnh
tranh của Công ty trên thị trường.
Mục tiêu về Vốn lưu động
• Xác định nhu cầu vốn chính xác nhằm quản lý và sử dụng vốn lưu động hiệu
quả, tránh lãng phí vốn lưu động.
• Quản lý khoản phải thu nhằm giảm sô vốn bị chiếm dụng, tăng vốn chiếm
dụng của Công ty khách, từ đó có thể giảm lượng vốn vay và giảm chi phí sử
dụng vốn.
22
SVTH: Đỗ Thị Huyền Trang Lớp QTKD CN & XD 50B
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP GVHD: THS. HÀ SƠN TÙNG
• Tăng hiệu quả của việc huy động vốn từ các nguồn khác nhau, tìm ra nguồn
huy động vốn mới.
• Tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động bằng cách tăng doanh thu, giảm chi phí.
• Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý vốn lưu động.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Các báo cáo tài chính của Công ty cổ phần thế giới Mùa Xuân
2. PGS.TS. Lưu Thị Hương – PGS.TS. Vũ Duy Hào, Giáo trình tài chính doanh
nghiệp, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, 2009
3. GS.TS. Nguyễn Đình Phan – GS.TS. Nguyễn Kế Tuấn, Giáo trình Kinh tế và
quản lý công nghiệp, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, 2007
4. PGS.TS. Lê Văn Tâm – PGS.TS. Ngô Kim Thanh, Giáo trình Quản trị doanh

nghiệp, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, 2008
5. Nguyễn Văn Đệ, Phân tích hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp, NXB
Nông nghiệp, 2002
6. Quản lý vốn lưu động trong doanh nghiệp, NXB Thống kê
7. Hoàng Minh Đường, Giáo trình Quản trị doanh nghiệp thương mại, NXB Giáo
dục, 1998
23
SVTH: Đỗ Thị Huyền Trang Lớp QTKD CN & XD 50B

×