Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

GIÁO TRÌNH QUẢN LÝ ĐẤT LÂM NGHIỆP part 9 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.21 MB, 10 trang )


79
qui ước nội bộ cộng đồng để góp vào quỹ bảo vệ phát triển rừng của cộng đồng. Có như vậy thì
mới thể hiện sự gắn bó giữa hoạt động này với hoạt động bảo vệ phát triển rừng ở phần 1 và 2.
5.5.4. Bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức, quản lý
Bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức, quản lý và thực hiện cho cộng đồng
Củng cố và phát triển tổ chức cộng đồng
Nâng cao năng lực quản lý và điều hành của ban lãnh đạo cộng đồng, ban quản lý dự án
Xây dựng năng lực quản lý cho các tổ chức quản lý quỹ phát triển rừng, quỹ tín dụng thôn bản
Xây dựng năng lực quản lý tài chính cho cộng đồng và dự án
Bồi dưỡng kiến thức khoa học kỹ thuật cho thành viên cộng đồng (các lớp tập huấn kỹ
thuật phải được lồng ghép và tổ chức cùng với các hoạt động hỗ trợ của dự án như đã nêu ở các
mục 1,2 và 3 ở trên để phục vụ trực tiếp cho các hoạt động đó)
5.5.5. Tăng cường công tác tuyên truyền và nâng cao nhận thức cho cộng đồng
Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền và nâng cao nhận thức. Có các hoạt động
tuyên truyền và nâng cao nhận thức cho người dân trong cộng đồng và khu vực liên quan.
Cung cấp thông tin cho báo chí, đài phát thanh để tuyên truyền
Xuất bản các tài liệu tuyên truyền (tờ rơi, báo chí, phát thanh, áp phích, băng video )
Tham quan trao đổi kinh nghiệm
Tổ chức các hội thi về quản lý bảo vệ rừng ở các cấp.
5.6. Qúa trình xây dựng quy ước bảo vệ và phát triển rừng cấp thôn bản
Dưới đây là những phần tóm tắt các bước trong xây dựng Quy ước bảo vệ và phát triển
rừng cấp thôn bản, nên tuân theo trong việc trợ giúp cộng đồng thiết lập quy ước bảo vệ và phát
triển rừng của họ.
Chuẩn bị: Việc xây dựng các quy ước bảo vệ rứng để có kết quả tốt hơn nếu quy hoạch
sử dụng đất và giao đất giao rừng đã hoàn tất. Để cho các cuộc họp bản thành công, đạt được sự
tham gia của người dân và những kinh nghiệm học tập bổ ích cho tất cả các nông dân, cần chuẩn
bị một số điểm sau:
Tập hợp các bản đồ sử dụng đất của bản (hoặc xã) và các tài liệu về các quy chế khác của
Chính phủ.
Xem xét lại các số liệu hiện có về nguồn tài nguyên rừng và các số liệu kinh tế - xã hội của


bản.
Tổ chức một cuộc họp tại xã và mời tất cả các trưởng bản tham dự.
Thăm rừng của bản để có thể hiểu tốt hơn về tình hình hiện tại và các điều kiện chung cũng như
những quan tâm chính của người nông dân về quản lý rừng.
Thông báo cho ban quản lý thôn bản: Quy trình sẽ được thực hiện của quy ước, cách tiếp
cận và các mục tiêu. Những gì họ có thể mong đợi và những gì ta mong đợi được ở họ. Những ai
nên tham dự vào cuộc họp bản. Thống nhất về ngày tổ chức cuộc họp đầu tiên.
Họp bản: Đây có lẽ là bước quan trọng nhất trong quá trình xây dựng quy ước bảo vệ và
phát triển rừng của thôn bản. Trong hàng loạt cuộc họp, trước tiên, các thành viên trong cộng
đồng sẽ chia sẻ các ý tưởng và ý kiến về mục đích của quy ước và thống nhất về những gì mà họ
muốn đạt được.

80
Sau đó, nông dân sẽ phân loại đất rừng của họ và quyết định quy ước nào là phù hợp và cần
được áp dụng cho mỗi loại lâm sản, cho phòng cháy chữa cháy và cho các loại động vật hoang dã
cũng như hình thức phạt, bồi thường áp dụng cho những người vi phạm.
Mục tiêu chính của cuộc họp là xác định và hoàn thành quy ước bảo vệ và phát triển rừng
của bản. Trong bước này, cùng với trưởng bản, bạn sẽ hỗ trợ cuộc họp theo những điểm sau:
Giới thiệu cuộc họp; Phân loại rừng cho quản lý và sử dụng và xác định các vấn đề chính
liên quan đến quản lý và bảo vệ; Thiết lập quy ước về khai thác lâm sản; Thiết lập quy ước về đốt
nương làm rẫy và kế hoạch phòng cháy; Thiết lập quy ước về chăn thả gia súc; Thiết lập quy ước
về săn bắn và khai thác động vật hoang dã; Xác định lợi nhuận và nghĩa vụ của chủ rừng và ngư-
ời bảo vệ rừng; Xác định thủ tục thưởng, phạt và bồi thường; Quyết định về phương thức phổ
biến quy ước trong cộng đồng.
3. Hoàn thành quy ước để phê duyệt: Khi toàn thể cộng đồng đã xây dựng và nhất trí về
quy ước quản lý và bảo vệ rừng, quy ước này cần được viết ra thêm một văn bản đơn giản và sau
đó trình lên xã và huyện để phê duyệt. Trong suốt bước này, bạn sẽ hổ trợ ban quản lý thôn bản
để hoàn thành văn bản. Có thể tìm thấy mẫu văn bản này trong phụ lục 1.
4. Phê duyệt quy ước: Ban Quản lý thôn bản trình văn bản này lên chính quyền xã để
phê duyệt và xã lại trình lên huyện phê duyệt. Vai trò của người hổ trợ là phải theo sát các cấp

bản, xã/huyện cho tới khi văn bản được phê duyệt.
5. Phổ biến quy ước: Sau khi duyệt, quy ước được xã trình bày trong một cuộc họp bản.
Đây là khi các quy ước bắt đầu được thực thi. Trong khâu này, vai trò của người hướng dẫn là
phải đảm bảo sao cho quy ước được phổ biến đầy đủ trong thôn bản theo các người dân bản
mong muốn để mọi người dân đều được biết. Cần đặc biệt chú ý tới việc phổ biến quy ước tới
phụ nữ vì thường xảy ra trường hợp phụ nữ không được biết rõ về các quy chế hiện có mặc dù họ
đóng vai trò chính trong việc sử dụng rừng.
6. Theo dõi và thực thi quy ước tại cấp bản
Tại cấp bản, bản thân người nông dân chịu trách nhiệm chính để đảm bảo rằng các quy ước
do họ thiết kế sẽ được tuân thủ. Đây là một trong những lý do chính tại sao hướng dẫn mới về các
quy ước quản lý và bảo vệ rừng lại nhấn mạnh tầm quan trọng sự tham gia của các thành viên
trong cộng đồng trong quá trình thiết lập quy ước.
Trong năm, cộng đồng theo dõi sự tuân thủ quy ước. Vai trò của người hổ trợ là tiếp tục
theo dõi và hỗ trợ các cộng đồng trong việc theo dõi và thực thi các quy ước.
7. Chỉnh sữa quy ước bảo vệ rừng theo định kỳ
Liệu có cần sửa lại quy ước bảo vệ và phát triển rừng cấp thôn bản không? Nếu có cần
phải có sự đồng ý của chính quyền.
Xem xét các cuộc họp nào cần bổ sung để xem xét lại quy ước cho phù hợp? Cuộc họp
của cả thôn bản hàng năm hay chỉ thành phần cốt cán?
Hổ trợ cho các hoạt động tiếp theo của xã và các hoạt động tập huấn.
8. Phân tích vai trò các bên liên quan trong xây dựng quy ước
Vai trò của cán bộ kiểm lâm
Vai trò của cán bộ kiểm lâm là trợ giúp các thành viên trong cộng đồng trong toàn bộ quá
trình thiết lập quy ước (từ khâu chuẩn bị cho đến khâu phổ biến và theo dõi), hỗ trợ các cuộc họp
bản và cung cấp các thông tin liên quan đến rừng cũng như các quy chế của Chính phủ.

81
Nhiệm vụ của người hỗ trợ là phải tỏ ra biết chấp nhận, hỗ trợ và quan trọng nhất là thiết
lập được một phương thức giao tiếp có thể tạo ra một bầu không khí đáng tin cậy và an toàn
nhằm tăng cường luồng thông tin và sự hợp tác giữa các thành viên trong nhóm.

Cán bộ kiểm lâm cần được đào tạo về phương pháp giáo dục người lớn, các kĩ năng hỗ trợ, phương
pháp đào tạo có sự tham gia và phương pháp đặt ra quyết định theo nhóm, trong khi đào tạo cần ít nhất
một lần tham gia thực thi phương pháp.
Vai trò của các thành viên cộng đồng
Trưởng bản và ban quản lý thôn bản chịu trách nhiệm tổ chức và điều khiển cuộc họp. Các thành viên
trong cộng đồng tham gia vào cuộc họp và đóng góp một cách chủ động trong việc đa ra quyết định về quy -
ước quản lý và bảo vệ rừng của bản.
Do phụ nữ là những người sử dụng chính các nguồn tài nguyên rừng nên sự có mặt và đóng góp của
họ trong suốt cuộc họp là điều kiện tiên quyết để thiết kế và thực thi thành công quy ước. Cần ít nhất một
phần ba số người tham gia họp là phụ nữ. Để phụ nữ tham gia tích cực, họ cần được khuyến khích và hỗ
trợ.
Điều này cũng có nghĩa là cần chọn thời gian họp theo quỹ thời gian của phụ nữ và phù hợp với
những công việc hàng ngày của họ. Đây cũng là lý do tại sao chúng tôi gợi ý nên họp vào hai buổi nửa ngày
để họ có thời gian chăm sóc gia đình và làm những công việc khác. Cần chọn ra một thư ký để ghi biên bản
cuộc họp và giúp đỡ thu thập các kết quả của cuộc họp.
9. Giám sát và đánh giá quy ước quản lý bảo vệ rừng
* Cấp huyện: Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn cùng với Hạt kiểm lâm là những
cơ quan chịu trách nhiệm hướng dẫn xã và bản trong việc thực thi, thi hành quy ước. Hạt kiểm
lâm là cơ quan tư vấn chủ chốt cho UBND huyện trong việc theo dõi quá trình thực thi các quy -
ước đồng thời phổ biến kế hoạch phòng chống cháy mà ngành kiểm lâm ban hành.
* Cấp xã: Cán bộ kiểm lâm phụ trách xã và cán bộ kiểm lâm địa bàn, địa chính xã là những
người chịu trách nhiệm. Họ là những người phản hồi quy ước đã duyệt tới thôn bản. xã cần có
bản copy của tất cả các quy ước bản. Xã cử một người kiểm tra và theo dõi việc thu phạt ở cấp
bản và xử lý phạt vi phạm ở cấp xã. Xã cần có một bản copy quy ước này.
* Cấp bản: Bản là cấp chịu trách nhiệm chính trong việc thực thi quy ước bảo vệ rừng. Ban quản
lý thôn bản cử một người chịu trách nhiệm về quá trình thực thi, theo dõi và đánh giá quy ước. Bản cũng
chịu trách nhiệm phổ biến quy ước đến mọi hộ trong bản. Trong cuộc họp thôn bản đầu tiên để áp dụng
quy ước này, trưởng bản cần làm rõ trách nhiệm của từng người dân, lập kế hoạch tuần tra rừng theo mùa,
xây dựng quy ước phòng chống cháy rừng và thành lập nhóm bảo vệ rừng. Trong cuộc đại hội thôn bản
hàng năm cần xem xét và đánh giá việc thực thi quy ước theo các nội dung sau:

- Nhận thức về quy ước như thế nào.
- Quy ước bảo vệ rừng cấp bản có ích tới mức nào cho cộng đồng.
- Đã xảy ra những vấn đề gì khi thực hiện quy ước, giải pháp cải tiến quy ước.
- Liệu quy ước có cần điều chỉnh gì không.
- Bao nhiêu vụ vi phạm đã được xử lý và đã thu phạt được bao nhiêu và dùng vào việc gì.
Cán bộ kiểm lâm tham dự cuộc họp và giúp giải quyết các vấn đề và khó khăn gặp phải
trong quá trình thực hiện quy ước.
10. Đánh giá thường kỳ quy chế bảo vệ rừng cấp thôn
Quy chế bảo vệ rừng cấp thôn bản cần được rà soát và điều chỉnh nếu cần thiết sau 3-5 năm
hoặc khi có thay đổi chính sách đòi hỏi phải chỉnh sửa.

82
Sau 3-5 năm thực hiện quy ước, bản đã có thể thu được nhiều kinh nghiệm trong việc bảo
vệ tài nguyên rừng và áp dụng quy ước. Bên cạnh đó trong thời gian này có thể có nhiều quy định
mới về rừng của nhà nước và của tỉnh. Do đó, bản cần xem xét lại quy ước của mình và quyết
định thay đổi cho thích hợp. Ban quản lý và cán bộ kiểm lâm sẽ tổ chức họp bản để xác định xem
có cần sửa đổi quy ước bảo vệ rừng của bản không. Cũng theo một trình tự khi xây dựng quy -
ước, bản sẽ họp để thảo luận và điều chỉnh quy ước nếu cần thiết, viết lại văn bản quy ước và
trình duyệt. Vai trò của cán bộ kiểm lâm là hỗ trợ cuộc họp, giúp ban quản lý hoàn chỉnh văn bản
và theo sát việc trình duyệt cũng như phổ biến quy ước.
5.6. Phương pháp xây dựng kế hoạch phát triển rừng cộng đồng
5.6.1. Cách tiến hành xây dựng kế hoạch phát triển rừng cộng đồng
Yêu cầu: Việc xây dựng kế hoạch phát triển rừng chỉ được thực hiện sau khi đó điều tra
rừng và giao rừng cho cộng đồng. Tiến trình xây dựng kế hoạch phát triển rừng cộng đồng theo
các bước sau:
1. Bước 1: Xác định tiềm năng và yêu cầu phát triển đối với nguồn tài nguyên rừng do
cộng đồng quản lý. (Bảng 1)
Mục tiêu: Giúp các thành viên trong cộng đồng có một cái nhìn toàn diện về thực trạng và
tiềm năng phát triển rừng của họ
Tiến trinh thực hiện bước này như sau:

(1) Chuẩn bị bản đồ hiện trạng rừng thôn và giới thiệu với người dân trong thôn:
Giới thiệu bản đồ hiện trạng rừng
Dành cho người dân thời gian để họ xem và hiểu
(2) Phân loại rừng dựa vào tài nguyên -Xác định diện tích – địa điểm (có thể đó được xác
định khi giao đất giao rừng hay người dân phân lô rừng dựa vào tài nguyên rừng có trên đất
rừng).
Áp giấy bóng kính lên bảng đồ, dựng ghim để cố định giấy bóng kính và bản đồ
Cùng với người dân xác định các lô rừng dựa vào tài nguyên rừng.
Xác định diện tích lô rừng bằng cách sử dụng số liệu của giao đất giao rừng. Hay đối với
bản đồ có tỷ lệ 1:10.000, dựng một tờ giấy bóng kính với các ụ vuụng nhỏ cú diện tớch 1x1cm để
xác định diện tớch, mỗi ụ nhỏ cú diện tớch tương ứng 1 ha trờn thực địa.
Đầu tiờn dựng bỳt cú thể xúa được để xác định các lô rừng và diện tớch từng lụ. Sau khi
đó chắc chắn, dựng bỳt khụng xúa được vẽ lờn giấy búng kớnh.
Sau khi xác định trờn bản đồ các lô rừng, cú thể cựng với người dõn xỏc định thời gian
thích hợp để đi hiện trường, kiểm tra trờn thực địa.
(3) Xác định những khó khăn, vướng mắc trong quản lý đối với từng lô rừng
Mục tiêu: Thảo luận những thỏch thức chớnh trong quản lý rừng hiện tại
Tiến trình thực hiện bước này như sau:
Trờn cơ sở cỏc lụ rừng đó được xác định ở trờn, xỏc định chủ quản lý hay người sử dụng
hiện nay là ai?
Xác định thực trạng về quyền quản lý rừng của cộng đồng (viết vào cột 4 của bảng 1)
Xem xột cỏch thức sử dụng rừng/khai thỏc rừng và đất rừng như thế nào?
Xác định những điều bất cập về chính sách/quy định của nhà nước và những rào cản về mặt
phong tục tập quỏn.

83
Xác định những khó khăn để quản lý các lô rừng này: Hoạt động gỡ của người dõn trong
thụn/ ngoài thụn cú thể gõy nguy hại đến rừng
Viết những vấn đề khó khăn và vướng mắc về quản lý vào cột thứ 5 của bảng 1
(4) Xác định các biện pháp khắc phục để quản lý rừng có hiệu quả hơn

Vấn đề đầu tiờn cần thảo luận là tỏc dụng, chức năng của các lô rừng đó đối với thôn bản:
Ý nghĩa phũng hộ; dựng cho mục đích sản xuất; hay ý nghĩa văn hóa
Từ các khó khăn và chức năng của lô rừng đó được xác định, tiến hành xỏc định giải pháp
quản lý cụ thể cho từng lô rừng:
+ Đối với rừng sản xuất: Các sản phẩm chính người dân mông muồn từ lô rừng: là gỗ, củi,
LSNG). Dựa vào hiện trạng của rừng, và cấu trúc rừng mà người dân mong muốn đạt được trong
tương lai để xác định các giải pháp lâm sinh: tỉa thưa, chặt cành, phát dây leo hay làm giàu rừng.
+ Đối với rừng phòg hộ: Các thành viên trong thôn bản cần thống nhất lý do cần bảo vệ
rừng phòng hộ.Người dân có thể sử dụng củi và lâm sản ngoài gỗ trong rừng phòng hộ
+ Đối với rừng văn hóa: Làm rỏ với các thành viên trong cộng đồng về ý nghĩa cụ thể cho
từng lô rừng (ví dụ rừng nghĩa địa hay rừng thiờng). Hỏi người dõn hay cựng với người dõn
thống nhất cỏc giải phỏp cú thể làm đối với loại rừng này là gỡ.
+ Đối với đất trống: Thảo luận về điều kiện cụ thể của từng lô đất trống (ví dụ về độ phì
của đất, độ dốc, khoảng cách từ làng đến các lô này). Xác định các sản phẩm mong muốn (gỗ,
củi, sản phẩm ngoài gỗ, sản phẩm nông nghiệp, ). Xác định các giải pháp đối với loại đất đó:
trồng rừng, nông lâm kết hợp.
Bước 2: Xác định các hoạt động cần phải thực hiện trong kế hoạch đề ra.
Mục tiêu: Nhằm mô tả chi tiết các hoạt động sẽ được thực hiện trong kế hoạch quản lý
rừng cộng đồng.
Tiến trình thực hiện bước này như sau:
Quay trở lại với cỏc giải phỏp đó thảo luận ở bảng 1. Xỏc định các hoạt động cụ thể dựa
trờn cỏc giải phỏp đó.
Để xác định các hoạt động thỡ phải trả lời được các câu hỏi: Làm gi? Làm ở đâu? Làm khi
nào? Bao nhiờu? Ai sẽ chịu trỏch nhiệm.
Sau đó điền các hoạt động và cỏc thảo luận cụ thể vào cỏc cột tương ứng của bảng 2
Bước 3: Xác định các nguồn thu nhập từ rừng của người dân để yêu cầu có sự đóng góp
cho cộng đồng
Mục tiêu:Nhằm xác định rừ cỏc nguồn thu nào từ rừng hay từ cỏc cỏc hoạt động sản xuất
khac mà người dõn cần phải đóng góp cho quỹ phát triển rừng của thôn. Có được sự nhất trí về
đóng góp xây dựng quỹ phát triển rừng

Tiến trình thực hiện bước này như sau:
Có 4 nguồn thu chính cần phải xác định mức đóng góp của các bên liên quan:
- Các khoản đóng góp của dân: Đóng góp theo quy định của cộng đồng; Đóng góp từ
hưởng lợi của các hoạt động khuyến nông; Đóng góp từ hưởng lợi của hỗ trợ trồng rừng; Đóng
góp từ hưởng lợi vay vốn tín dụng
- Nguồn thu từ cộng đồng do thu hoạch sản phẩm trong rừng tự nhiên của cộng đồng:
Măng, Củi, Gỗ làm nhà, Tre nứa, mây, lá nón, Mật ong.

84
- Nguồn hỗ trợ từ các dự án: Sản xuất cây giống, Khoanh nuôi tái sinh, Làm giàu rừng, Bảo
vệ rừng, Trồng rừng
- Hỗ trợ của nhà nước hoặc các dự án khác như phát triển sản xuất, khuyến nông
- Sau khi xác định các loại nguồn thu, tiếp tục xác định thời gian thu, định mức thu, số
lượng là bao nhiờu, tớnh tổng thu ở cỏc cột tương ứng trong bảng 3
Bước 4: Lập bảng cân đối thu chi, điều chỉnh kế hoạch đã đề ra
Mục tiêu: Để cộng đồng thấy được việc chi tiêu sẽ diễn ra như thế nào. Để điều chỉnh và
tỡm giải phỏp duy trỡ và phỏt triển quỹ phỏt triển rừng cộng đồng
Tiến trinh thực hiện bước này như sau:
Sau khi cân đối với nguồn chi được tính toán nêu:
- Nếu chi vượt thu: cần có sự điều chỉnh lại các hoạt động và bàn lại cách đóng góp
- Nếu thu vượt chi: cần xây dựng cơ chế để duy trì các hoạt động này
Bước 5 : Thành lập quĩ phát triển rừng cộng đồng
Mục tiêu: Nhằm xác định các nguồn thu và cơ chế thu để tái tạo, duy trỡ và phát triển quỹ
phỏt triển rừng cho cộng đồng.
Tiến trình thực hiện bước này như sau:
- Lập quỹ bảo vệ và phỏt triển rừng đề mua cây giống, lập vườn ươm, để trồng rừng, làm
giàu rừng; trả cụng cho tổ bảo vệ rừng, khen thưởng.
- Thu lao cho ban quản lý rừng cộng đồng.
- Phân chia cho cá nhân, hộ gia đỡnh theo đóng góp công lao động vào tất cả cỏc hoạt động
quản lý bảo vệ và phỏt triển rừng.

Tiềm năng tạo quỹ: Đóng góp một phần nhỏ từ khai thác gỗ làm nhà của hộ; Đóng góp từ
những người thu hái LSNG: Mõy. tre, lỏ nún, mật ong; Thu từ phát hiện và bắt giữ (theo phương
thức gọi là đền bù) từ người khai trái phép gỗ hay người ngoài cộng đồng vào thu hỏi LSNG; Thu
từ những người hưởng lợi trong các hoạt động phát triển sản xuất nông nghiệp (đóng góp trở lại),
và tận dụng các lãi suất cho vay vốn
Bước 6: Xác định các chi phí cần thiết lấy từ quỹ phát triển rừng cộng đồng.
Mục tiêu Cho cộng đồng và Ban quản lý dự ỏn thấy được bức tranh tổng quan của việc sử
dụng quỹ phát triển rừng.
Tiến trình thực hiện bước này như sau
(1). Chi phí cho các hoạt động BV & PTR và
2). Cho vay hỗ trợ sản xuất, nâng cao đời sống

CÂU HỎI KIỂM TRA
CÂU 1. Anh hay chị hảy phân tích tiến trình giao rừng cho cộng đồng quản lý, theo
anh chị trong đó bbước nào quan trọng nhất ?
CÂU 2. Anh hay chị hảy phân tích Phương pháp xây dựng kế hoạch 5 năm phát
triển rừng cộng đồng ?


PHỤ LỤC
MỘT SỐ HIỆN TRẠNG ĐẤT CẤN ĐƯỢC QUẢN LÝ


















































Đất LÂM NGHIỆP sau đốt rừng làm nương rẫy





































Đất LÂM NGHIỆP sau phá rừng trở thành đất trống đồi núi trọc
PHỤ LỤC
MỘT SỐ HIỆN TRẠNG ĐẤT CẤN ĐƯỢC QUẢN LÝ


Hệ thống đất Lâm nghiệp Rừng - Vùng dân cư sinh sống (vườn nhà) - Đất nông nghiệp


Hệ thống đất Lâm nghiệp: Rừng, đất nương rẩy, vườn nhà, đất nông nghiệp và nguồn nước.

×