Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

GIÁO TRÌNH QUẢN LÝ ĐẤT LÂM NGHIỆP part 8 potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (665.84 KB, 10 trang )



69
2. Số hàng cây trồng trong đai phòng hộ tùy thuộc vào vận tốc của luồng gió. Tốc độ
gió càng lớn càng xây dựng nhiều hàng cây. Thường một đai chắn gió bao gồm từ 1 đến 5
hàng cây.
3. Ngoài ra để tăng cường cho đai cây trung bình, thấp và dây leo bụi thấp cần được
trồng vào đai theo tỉ lệ đã trình bày trên.
4. Nên bố trí cây trồng theo hàng chữ ngũ với khoảng cách trồng là 1m.
5. Tại nơi có gió mạnh thường xuyên nếu xây dựng một hệ thống đai cản gió và khoảng
cách giữa 2 đai biến đổi từ 30 m đến 200 m tuỳ theo tốc độ gió mạnh đến bình thường.
Các loài cây thường được trồng trong đai phòng hộ gió
Cây cao (> 15 m) Cây trung bình (5-15m)
Phi lao Casuarina equisetifolia Keo gai Pithecellobium dulce
Dáng hương Pterocarpus indicus Điều lộn hạt Anacardium occidentale
Tếch Tectona grandis Săng đen, lọ nồi Diospyros spp
Lõi thọ Gmelina arborea Thao lao Lagerstroemia speciosa
Bình linh Vitex parviflora Keo dậu Leucoena leucocephala
Mít Artocarpus spp Anh đào giả Gliricidia sepium
Vú sữa Chrysophyllum cainito Albizzia procera
Santol Sandoricum ketjape Casuarina rumphiana
Me Tamarindus indica Syzygium cusini
Cây bụi và tre (cao đến 5m)
Tre vàng sọc Bambusa blumeana Tre tàu Bambusa vulgaris
Tre gai Bambusa spinosa Bõng giấy Bougainvillea spectabilis
Keo lá tràm Acacia auculiformis Tre tầm vông Schizostachyum lumampao
Vông Erythrina spp. Đậu triều Cajanus cajan
6. Hệ thống Taungya
Theo Blanford (1958), Taungya là một từ địa phương của ngôn ngữ Myanma: Taung
nghĩa là canh tác, ya là đồi núi. Đây là một phương thức canh tác được phát triển dựa trên cơ
sở hệ thống “ Waldfeldbau” nổi tiếng của người Đức, trong đó bao gồm canh tác các cây nông


nghiệp ở ngay tại rừng. Vào khoảng những năm 50 của thế kỹ XIX, ở Ấn Độ đã sử dụng hệ
thống này để tái sinh, phục hồi lại rừng trên đất đã khai hoang bằng cánh gieo hạt Tếch kết
hợp với trồng hoa màu của nông dân. Một cách khái quát, Taungya là một hệ thống canh tác
mà trong đó bao gồm sự kết hợp đồng thời của hai thành phần (cây nông nghiệp và cây lâm
nghiệp) trong những giai đoạn đầu tiên của quá trình hình thành rừng trồng. Người dân được
phép trồng kết hợp hoa màu trong những năm đầu của rừng trồng, đổi lại họ phải giữ gìn rừng
non, sau vài năm khi rừng khép tán, hoa màu không thể trồng được nữa, họ sẽ di chuyển sang
khu vực khác nếu quỹ đất còn cho phép. Như vậy, sản phẩm gỗ là mục tiêu cuối cùng trong
Taungya nhưng động lực thúc đẩy trước mắt với thực tiển là sản xuất lương thực.
Đặc điểm của hệ thống
Hệ thống NLKH theo phương thức Taungya được triển khai thành công với một số đặc
điểm và yêu cầu cần có như sau:
Được áp dụng cho cả cộng đồng dân cư mà đa số họ chỉ sống nhờ vào rừng để canh tác
(chủ yếu là canh tác nương rẫy).
Khoảng cách từ chỗ ở của các nông hộ đến các mảnh rừng xa nhất có giới hạn để nông
dân có đủ thời gian đi bộ đến trồng và chăm sóc.


70
Phải có quỹ đất đủ rộng liên quan đến dân số của cộng đồng và phải quy hoạch đất phù
hợp với chu kỳ khai thác của cây rừng để tránh mâu thuẫn trong sử dụng đất để trồng trọt hay
trồng rừng.
Nên gia tăng sự tham gia của cộng đồng trong việc trồng, quản lý và phân chia lợi ích từ
rừng trồng mặc dầu các quy định ràng buộc hai bên vẫn được thực hiện dưới dạng một hợp
đồng rõ ràng.
Cần sử dụng vốn trồng rừng để xây dựng hạ tầng cơ sở nông thôn, xây dựng các phúc
lợi xã hội để tạo dựng một làng lâm nghiệp vững bền.
Giáo dục, dạy nghề hướng nghiệp cho dân số trẻ để làm giảm sự phụ thuộc của cộng
đồng dân cư đối với rừng và đất rừng trong tương lai.
Ưu điểm:

Giải quyết các hậu quả của việc canh tác nương rẫy.
Trồng rừng ít tốn kém với sự tham gia tích cực của nông dân nên chất lượng rừng khả
quan hơn.
Tận dụng được đất đai giữa các hàng cây rừng để trồng cây lương thực, hoa màu
phục vụ cho đời sống người dân làm nghề rừng trong các năm đầu của rừng non.
Phục vụ để phát triển nông thôn vùng sâu vùng xa, tạo nên mối quan hệ gắn bó giữa cán
bộ lâm nghiệp và nông dân.
Hạn chế được hiện tượng xói mòn đất trong rừng non nhờ sự có mặt của lớp phủ cây
nông nghiệp.
Nông dân chăm sóc hoa màu có ảnh hưởng tốt đối với sinh trưởng và phát triển của
rừng non.
Hạn chế:
Nông dân không thể trồng hoa màu lâu dài bởi vì họ phải rời đi ngay sau khi cây rừng
khép tán (sau 3- 5 năm).
Có thể làm nản lòng nông dân vì họ càng chăm sóc tốt hơn vùng đất canh tác (làm cỏ,
bón phân cho hoa màu và cây trồng chính), cây rừng càng phát triển nhanh thì họ càng sớm
rời khỏi đất canh tác.
Hệ thống cần một quỹ đất lớn để quy hoạch nếu không sẽ gây ra mâu thuẫn giữa diện
tích canh tác cây nông nghiệp và cây rừng.
Dân số gia tăng khiến cho hệ thống đi vào chỗ bế tắc nếu bộ phận dân số trẻ không
được hướng nghiệp để làm ngành nghề khác.
Để dẫn chứng cho các điểm nhận định trên, hai ví dụ dưới dây về hệ thống NLKH kiểu
Taungya áp dụng tại Phi châu được trình bày để giải thích cho kỹ thuật này hơn là để làm
một mô hình mẩu được áp dụng cho mọi nơi.
Lợi điểm
Tổ chức bố trí định canh nhưng vẫn kết hợp được canh tác rẫy truyền thống với trồng
rừng.
Có điều kiện cơ giới hóa.
Độ phì của đất được duy trì, tái tạo do thời gian bỏ hóa kéo dài 15 đến 20 năm
Giảm bớt tác hại của việc làm rẫy đồng thời có điều kiện thực hiện công tác khuyến

nông lâm.
Không phá vỡ tập quán canh tác truyền thống, giúp giao đất định cư, định canh cho dân
để canh tác lâu dài.
Áp dụng


71
Nhiều nơi đã tìm hiểu và áp dụng hệ thống này với nhiều loài cây rừng khác nhau và đã
rút ra một giới hạn của hệ thống như sau:
Hầu hết các hệ thống Taungya đều khó thuyết phục nông dân vì họ càng chăm sóc tốt
cho cây rừng mọc nhanh thì càng nhanh nông dân phải rời khỏi khu vực do tán rừng khép
nhanh. Do vậy hệ thống này chỉ áp dụng được ở nơi nó chỉ là một hoạt động để bổ túc thêm
thu nhập cho nông dân mà thôi.
Hệ thống chỉ thành công nếu đơn vị quản lý sử dụng đất có phương án quy hoạch tổng
thể đất lâu dài và kinh phí hỗ trợ để phát triển vùng sâu vùng xa.
7. Các hệ thống rừng và đồng cỏ phối hợp
Tại các nước nhiệt đới Á châu hệ thống này không phổ biến vì chỉ ở các vùng khô và
bán khô hạn thì đồng cỏ mới cần thâm canh. Tuy nhiên, một vài nơi đã nghĩ đến việc chăn thả
gia súc dưới các rừng khác nhau vì nguồn cỏ dưới tán rừng. Một vài điểm cần được lưu ý
trong hệ thống này như: phải xác định thời điểm tốt để thả gia súc trên các cấp rừng có tuổi
khác nhau và theo mùa chăn thả, mối quan hệ giữa số đầu gia súc và khả năng của đồng cỏ
phải được lưu tâm để tránh hiện tượng gia súc giẫm đạp quá mức làm chai cứng đất nhất là
trong mùa khô, chú trọng phương án luân canh chăn thả theo nhiều lô rừng có quan hệ với
khả năng tái sinh của cỏ trong mỗi lô.
Ưu điểm:
Cung cấp phân hữu cơ cho canh tác, sản phẩm thịt sữa cho người dân, giúp rừng trồng
sinh trưởng tốt nhờ vào chăm sóc vệ sinh lô rừng, quay hồi vốn đầu tư nhanh và tạo điều kiện
phù hợp để thu hạt giống cây rừng (Bareron, 1983)
Lớp bổi khô dưới tán rừng giảm nên góp phần giảm nguy cơ cháy rừng trong mùa khô.
Hạn chế:

Gia súc có thể gây hại đến các loại cây ăn quả, hoa màu và những thực vật khác.
Gia tăng hiểm hoạ xói mòn đất nếu chăn nuôi quá mức.
Trong rừng cao su, thông, rừng khộp việc chăn nuôi gia súc có thuận lợi để phát triển vì
nguồn cỏ tại đây rất phong phú. Khả năng mỗi ha rừng để chăn nuôi cừu, dê cho 250 Kg thịt
trong thời gian 7 đến 8 tháng là hiện thực (Penafiel, 1979)
Các mô hình khác được đề nghị như:
Keo dậu + cỏ nuôi gia súc (cỏ Guinea, stylo, cỏ voi ): Keo dậu trồng với khoảng cách
5x2m để xen trồng các loài cỏ làm thức ăn chăn nuôi cho 6 đến 10 đầu gia súc trên mỗi ha. Cỏ
được trồng với khoảng cách 50x50cm hay 75x75cm sẽ cung cấp đủ thức ăn cho gia súc nuôi
nhốt khi cây cao hơn 3m.
Dừa + cỏ hay cây họ đậu: trồng cây và cỏ làm thức ăn gia súc dưới vườn trồng dừa sẽ
cung cấp đủ để nuôi 3 đầu gia súc trên mỗi ha (Lastimosa, 1985).
8. Hệ thống lâm ngư kết hợp
Rừng ngập mặn (Mangrove) và rừng tràm (Melaleuca leucadendra) là các hệ sinh thái
đất ướt chuyển tiếp giữa hệ sinh thái đất liền và hệ sinh thái biển. Tiềm năng sinh học của hệ
sinh thái này rất lớn và phong phú.
Có nhiều nông lâm trường, người dân ở một số vùng thuộc các tỉnh đồng bằng sông
Cửu Long gây dựng thành công các hệ thống nông lâm kết hợp ở rừng ngập mặn và rừng tràm
trên đất chua phèn. Tại đồng bằng sông Cửu Long nông dân đã xây dựng nhiều hệ thống
NLKH lấy rừng sác và rừng tràm làm trung tâm để phát triển trồng trọt và nuôi trồng thủy
sản. Ngoài các sản phẩm chính các hệ thống này còn cung cấp cho người dân vô số các lâm
sản ngoài gỗ có giá trị như rễ mốp từ cây mốp (Alstonia spathulata) dùng để làm mủ, phao
cứu sinh, đánh cá, nút chai vv lá và dây làm nguyên liệu từ dương xỉ, dây choại
(Stenochianena palustris), mật cật (Licuala spinosa)


72
Nuôi cá, tôm và nuôi ong là các hoạt dộng kết hợp trong các hệ thống này trên đất ướt
vì trong các kiểu rừng này có vô số điều kiện thuận lợi về thức ăn phù du cho tôm cá, hoa
cung cấp mật hoa cho ong v.v

Lợi ích:
Những loài cây ngập mặn như tràm, đước, mấm, sú, vẹt, bần có giá trị cung cấp gỗ,
củi và tác dụng phồng hộ, mở mang thêm diện tích nhờ có quá trình cố định và lắng đọng phù
sa bởi cấu tạo đặc biệt của hệ rễ “cà kheo” .
Các kiểu rừng ngập mặn là môi trường thích hợp để nuôi trồng các loại thủy sản như
tôm, sò, cá, một số loại bò sát.
Các hệ thống kênh mương được xây dựng để dẫn nước ngọt rửa chua phèn cải tạo được
đất để sau đó có thể sử dụng vào việc sạ lúa và trồng các loài cây ăn quả.
Một số loài cây rừng ngập mặn có nguồn hoa phong phú, người dân có kinh nghiệm
nuôi ong để tận dụng được nguồn mật hoa này.
Hạn chế:
Sự mất cân đối giữa các thành phần trong hệ thống nhất là thành phần rừng ngày càng
thu hẹp dẫn đến sự thoái hoá của hệ thống sử dụng đất, ảnh hưởng đến điều kiện sinh thái môi
trường.
Tốn nhiều công lao động và đầu tư tương đối cao, đặc biệt là nuôi trồng các loài thủy
sản xuất khẩu.

CÂU HỎI KIỂM TRA

CÂU 1. Anh hay chị hảy phân tích hệ thống Nông Lâm Kết Hợp truyền thống, phân
tích sâu vào mô hình Rừng vườn ao chuồng (RVAC).

CÂU 2. Anh hay chị hảy phân tích các hệ thống Nông Lâm Kết Hợp cải tiến, phân tích
sâu vào mô hình canh tác trên đất dốc (SALT 1).








73
CHƯƠNG 5
QUẢN LÝ ĐẤT RỪNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG

5.1. Khái niệm về quản lý đất rừng dựa vào cộng đồng
Quản lý đất rừng dựa vào cộng đồng là sự hội tụ đầy đủ các phương diện xã hội, kỹ thuật và kiến
thức bản địa. Đây là một hệ thống sinh thái nhân văn nằm trong mối tương tác giữa hệ xã hội – cộng
đồng và hệ tự nhiên – hệ sinh thái rừng. Vì vậy quản lý rừng cộng đồng phải được xem xét trên cơ sở
lý thuyết về hệ thống, về cộng đồng, bản địa, sở hữu và quyền hưởng dụng tài nguyên (Đinh Ngọc Lan,
2002).
Một cộng đồng được định nghĩa như là: "Những người sống tại một chỗ, trong một tổng thể
nhóm người sinh sống tại cùng một nơi theo những luật lệ chung" (từ điển Webs Ter). Ý tứ về
tính chất tổng thể hoặc cùng nhau gắn bó là gốc ngữ nghĩa trong thuật ngữ cộng đồng. Trong khi
từ "cộng đồng" ẩn dụ một nhóm người "tổng thể" sống tại một vị trí hoặc cùng với nhau theo một
cách nào đó, thì từ "thôn xã" có nghĩa là giữa những nhóm khác nhau trong một cộng đồng (từ
điển Oxford). Nói tới cộng đồng là nói tới toàn bộ thôn bản, thị trấn hoặc bất cứ một đơn vị xã
hội nào khác thường có ranh giới trong không gian, còn thôn xã lại ẩn dụ những thành viên có
hạn chế, những việc phân bổ lợi ích hoặc quyền lợi tới hưởng thụ cho các bộ phận của cộng đồng
tách rời nhau về mặt xã hội.
Lý luận về quyền sở hữu chung cung cấp nền tảng lý thuyết cho các hệ thống quản lý tài
nguyên dựa trên cơ sở cộng đồng. Theo Bromley (1992), quyền sở hữu công cộng là tài nguyên
hay tài sản được xây đắp bởi cộng đồng và được cộng đồng thừa nhận, người này sử dụng phụ
thuộc vào người kia. Người sử dụng ở đây là người trong cộng đồng và các luật tục sử dụng do
mọi thành viên của cộng đồng xây dựng nên. Quyền sở hữu cộng đồng có thể được pháp luật
thừa nhận hoặc chỉ là một thứ “lệ làng”. Quyền sở hữu cộng đồng sẽ có hiệu lực hơn khi chúng
được Nhà nước công nhận và bảo vệ.
Mặc dầu có khá nhiều hệ quản lý rừng công cộng được phát triển và duy trì trong quá khứ
tại nhiều nơi ở Nam và Đông Nam Á, nhưng trong mấy thập niên vừa qua nhiều hệ đó đã bị các
chính sách quản lý khác làm thay đổi hoặc mất đi. Một trong những nhân tố quan trọng nhất dẫn

tới sự suy thoái của việc quản lý rừng công hình như là do sự tham gia và quy chế hóa việc kiểm
tra của Nhà nước trong quản lý rừng. Nhiều nhà quan sát đã thấy rằng sự quan tâm của địa
phương tới quản lý rừng cộng đã bị giảm sút do hậu quả của việc quốc hữu hóa đất rừng và việc
phát triển các cơ quan lâm nghiệp quốc gia (Arnold và Campbell, 1986).
Trong thực tế, sự cạn kiệt nguồn tài nguyên rừng thường có nguồn gốc từ sự phá hủy các
thể chế địa phương vốn là những thể chế đã tạo ra các phương thức sử dụng tài nguyên lâu bền.
Hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng, việc phát triển các thể chế cộng đồng trong quản lý tài
nguyên địa phương là nhân tố quan trọng thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển, đồng thời cải
thiện điều kiện sống của người dân nông thôn. Qua việc sử dụng rừng và đất rừng, hàng triệu
người dân định cư đã phải điều chỉnh nhu cầu về tài nguyên rừng, nhưng những cộng đồng này
thường ít có kinh nghiệm quản lý rừng và đất rừng.
Chính vì vậy, nghiên cứu để tìm ra phương thức quản lý tài nguyên rừng hợp lý, vừa phát
huy được những kinh nghiệm quản lý truyền thống của cộng đồng, vừa kết hợp được những kiến
thức quản lý rừng hiện đại là vấn đề cấp thiết cần được giải quyết trong giai đoạn hiện nay.



74
5.2. Cộng đồng dân cư thôn tham gia quản lí và bảo vệ rừng
Một số nhận thức chung
Cộng đồng dân cư: Công đồng dân cư tham gia quản lí và bảo vệ rừng được đề cập ở đây là
Cộng đồng dân cư thôn, bản sống gần rừng, phụ thuộc nhiều vào rừng, có truyền thống, tập quán
gắn bó cộng đồng với rừng trong các hoạt động chung của cộng đồng về sản xuất, đời sống, văn
hoá, tín ngưỡng .
Cộng đồng dân cư thôn, bản nếu có nhu cầu có thể
- Được ký kết hợp đồng nhận khoán quản lí và bảo vệ rừng với các tổ chức có chức năng
(như Ban quản lí rừng phòng hộ, Ban quản lí rừng đặc dụng )
- Được giao rừng ( theo Luật Bảo vệ và Phát triển rừng sửa đổi ngày 14 tháng 12 năm
2004)
Trong các quyết định của Chính phủ về hợp đồng khoán quản lí và bảo vệ rừng đặc dụng và

rừng phòng hộ chỉ mới đề cập đến kí hợp đồng khoán giữa các cơ quan có chức năng với : Các tổ
chức; Các hộ gia đình ; Các cá nhân chưa đề cập đến kí hợp đồng khoán quản lí, bảo vệ với
Cộng đồng dân cư thôn, bản. Tuy nhiên, theo luật Bảo vệ và phát triển rừng sửa đổi tháng 12 năm
2004, cộng đồng dân cư thôn, bản, được công nhận là một bộ phận (đối tác) được giao rừng (như
các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân…) thì việc công đồng dân cư thôn, bản có thể đứng ra thay mặt
cho toàn bộ hộ gia đình trong cộng đồng làm đối tác trong việc kí kết hợp đồng nhận khoán quản
lí, bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ với các cơ quan chức năng là hoàn toàn có cơ sở.
Trên thực tế, những năm qua, các mô hình cộng đồng dân cư thôn, bản tham gia quản lí và
bảo vệ rừng tại một số địa phương của các Dự án MRDP (SIDA); Dự án Sông Đà (GTZ); Dự án
Cộng đồng tham gia Quản lí, bảo vệ rừng (UNDP)…đã thu được nhiều kết quả và kinh nghiệm
tốt cần được nhân rộng.
Điều kiện để cộng đồng dân cư thôn , bản có thể kí hợp đồng Quản lí, bảo vệ rừng :
- Cộng đồng có nhu cầu nhận khoán quản lí, bảo vệ rừng
- Các thành viên của cộng đồng (các hộ gia đình trong cộng đồng) nhất trí, đồng thuận cao
trong việc cùng nhau thực hiện tốt quy trình quy phạm, chế độ chính sách khoán quản lí, bảo vệ
rừng của Nhà nước (biểu hiện bởi một Quy ước được cộng đồng dân cư xây dựng và nhất trí)
- Các thành viên trong cộng đồng dân cư nhất trí đồng thuận kí kết hợp đồng khoán tập thể
về quản lí, bảo vệ rừng với cơ quan chức năng thông qua một tổ chức đại diện là Ban quản lí
rừng cộng đồng được bầu một cách dân chủ, có quy chế hoạt động thiết thự , hiệu quả và được sự
nhất trí của toàn cộng đồng (đặc biệt quy chế vai trò trách nhiệm và phân chia lợi ích của mỗi
thành viên tham gia trong cộng đồng dân cư).
Giao rừng cho Công đồng dân cư thôn , bản
Giao rừng cho cộng đồng dân cư đã được nêu thành một điều khoản trong Luật Bảo vệ và
Phát triển rừng sửa đổi tháng 12 năm 2004. Đó là một chủ trương chính sách mới nên đã nêu một
số yêu cầu cần có:
Điều kiện để một cộng đồng dân cư được giao rừng phải có :
Cộng đồng dân cư thôn, bản có truyền thống gắn bó cộng đồng với rừng trong các hoạt
động chung của cộng đồng về sản xuất, đời sống, văn hoá, tín ngưỡng .
Cộng đồng dân cư có tính cộng đồng cao và có khả năng cùng nhau quản lí, bảo vệ và phát
triển rừng .


75
Cộng đồng dân cư có nhu cầu quản lí, sử dụng rừng, nhu cầu đó phải được thể hiện trong
đơn đề nghị Nhà nước giao rừng .
Loại rừng có thể được giao cho cộng đồng dân cư thôn, bản :
Những diện tích rừng mà hiện nay cộng đồng dân cư đang quản lí, sử dụng hợp lí, có hiệu
quả phù hợp với quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển bao gồm:
Những khu rừng được tự quản của công đồng dân cư theo truyền thống từ những năm trước
đây
Những khu rừng đã được UBND tỉnh, huyện giao cho cộng đồng dân cư thôn, bản .
Những khu rừng đầu nguồn, giữ nước cung cấp nước phục vụ trực tiếp cho sinh hoạt, sản
xuất của cộng đồng dân cư thôn, bản .
Những khu rừng cung cấp lâm sản và phục vụ các lợi ích chung khác của cộng đồng mà
những khu rừng đó không thể giao cho tổ chức, hoặc không thể phân chia hoặc giao cho hộ gia
đình, cá nhân.
Những khu rừng nằm trong phạm vi ranh giới thôn nơi công đồng dân cư sinh sống và sản
xuất .
Những khu rừng nằm giáp ranh giữa các thôn mà không thể giao cho tổ chức, hộ gia đình,
cá nhân mà cần giữ lại để phục vụ chung cho lợi ích của cộng đồng
5.3. Thẩm quyền giao rừng , thu hồi rừng đối với cộng đồng dân cư thôn được
quy định như sau: ( trích Điều 29 Luật Bảo vệ và phát triển rừng )
Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch
bảo vệ và phát triển rừng đã được phê duyệt và quy định ở khoản 1 và 2 ở Điều 29 Luật Bảo vệ
và phát triển rừng quyết định giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn
Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có quyền thu hồi rừng của cộng
đồng dân cư thôn theo quy định tại các điểm a, b, d, đ, e và i khoản 1 Điều 26 của Luật Bảo vệ và
Phát triển rừng , hoặc khi cộng đồng dân cư thôn di chuyển đi nơi khác.
Quyền , nghĩa vụ của cộng đồng dân cư thôn được giao rừng
( Trích Điều 30, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng )
Cộng đồng dân cư thôn được giao rừng có các quyền sau đây :

a. Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận quyền sử dụng rừng ổn định, lâu dài
phù hợp với thời hạn giao rừng
b. Được khai thác, sử dụng lâm sản và các lợi ích khác của rừng vào mục đích công cộng
và gia dụng cho thành viên trong cộng đồng; được sản xuất lâm nghiệp- nông nghiệp-ngư nghiệp
kết hợp theo quy định của luật này và quy chế quản lí rừng
c. Được hưởng thành quả lao động , kết quả đầu tư trên diện tích rừng được giao;Được
hướng dẫn về kỹ thuật, hỗ trợ về vốn theo chính sách của nhà nước để bảo vệ và phát triển rừng
và được hưởng lợi ích của các công trình công cộng bảo vệ, cải tạo rừng mang lại
d. Được bồi thường thành quả lao động, kết quả đầu tư để bảo vệ và phát triển rừng theo
quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liê quan khi Nhà nước có quyết
định thu hồi rừng.
Cộng đồng dân cư thôn được giao rừng có các nghĩa vụ sau đây :

76
a. Xây dựng quy ước bảo vệ và phát triển rừng phù hợp với quy định của luật này và các
quy định khác của pháp luật có liên quan, trình UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
phê duyệt và tổ chức thực hiện
b. Tổ chức bảo vệ và phát triển rừng, định kỳ báo cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
về diễn biến tài nguyên rừng và các hoạt động liên quan đến khu rừng theo hướng dẫn của UBND
xã, phường, thị trấn
c. Thực hiện nghĩa vụ tài chính và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật
d. Giao lại rừng khi Nhà nước có quyết định thu hồi rừng hoặc khi hết thời hạn giao rừng
g. Không được phân chia rừng cho các thành viên trong cộng đồng dân cư thôn; không
được chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, thế chấp, bảo lãn , góp vốn kinh doanh
bằng giá trị quyền sử dụng rừng được giao.
5.4. Trình tự các bước giao rừng cho cộng đồng quản lí , bảo vệ và phát triển rừng
Bước một: Họp dân (trong cộng đồng dân cư thôn) để tuyên truyền chính sách giao rừng
và khoán rừng, đồng thời để thể hiện nguyện vọng và nhu cầu của các thành viên trong cộng
đồng thôn cùng nhau nhất trí đề nghị các cơ quan có thẩm quyền giao khu rừng nằm trong địa
bàn thôn, xã mình cho cộng đồng thôn tham gia quản lí, bảo vệ và phát triển lâu dài bền vững

Bước hai: Đại diện cho cộng đồng dân cư thôn là Trưởng thôn, có trách nhiệm quan hệ,
giao dịch với UBND xã và các cơ quan chức năng khác có liên quan trong việc giao rừng, đề đạt
nguyện vọng và nộp đơn của cộng đồng dân cư thôn đề nghị được nhận rừng để tham gia vào sự
nghiệp quản lí, bảo vệ và phát triển khu rừng một cách có hiệu quả, lâu dài bền vững .
Bước ba: Cộng đồng dân cư thôn dưới sự hướng dẫn của UBND xã và các cơ quan chức
năng có liên quan tiến hành một số thủ tục cần thiết theo quy định của Nhà nước –làm cơ sở cho
việc giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn .
Bước bốn: Giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn
Giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn thực hiện theo quy định của khoản 2 và khoản 5 của
Điều 20 (giao rừng) Chương III của nghị định Chính phủ số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3
năm 2006 về thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng
Giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn thực hiện theo quy định tại Điều 29 Luật bảo vệ và
phát triển rừng và theo quy định sau :
- Uỷ ban nhân dân cấp huyện giao rừng sản xuất, rừng phòng hộ không thu tiền sử dụng
rừng đối với cộng đồng dân cư thôn; ưu tiên giao những khu rừng gắn với phong tục, truyền
thống của đồng bào dân tộc thiểu số
- Diện tích rừng giao cho cộng đồng dân cư thôn phải nằm trong phương án giao rừng của
Uỷ ban nhân dân cấp xã đã được Uỷ ban nhân dân cấp huyện phê duyệt
- Giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn phải nằm trong phạm vi cấp xã.
Việc giao rừng phải xác định cụ thể về đặc điểm của khu rừng và phải được ghi trong quyết
định giao rừng: vị trí và địa điểm, diện tích khu rừng, loại rừng, trạng thái rừng, trữ lượng rừng
và chất lượng rừng tại thời điểm cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kí quyết định giao rừng .
Bước năm: Cộng đồng dân cư Thôn tổ chức việc quản lí, bảo vệ và phát triển có hiệu quả,
bền vững lâu dài khu rừng được giao:
Bầu ra một Ban quản lí rừng đủ tư cách , đủ năng lực đại diện cho cộng đồng dân cư thôn
trong việc giao dịc, điều hành quá trình thực hiện phương án và kế hoạch quản lí , bảo vệ và phát

77
triển khu rừng sẽ được cộng đồng dân cư xây dựng và nhất trí; (được bầu một cách dân chủ với
sự tham gia của tất cả các thành viện trong cộng đồng dân cư thôn)

Ban quản lí rừng cộng đồng dân cư thôn dự thảo phương án và kế hoạch quản lí, bảo vệ và
phát triển khu rừng được giao, thông qua sự thảo luậ , đống góp ý kiến của các thành viên trong
cộng đồng và nhất trí cao sẽ trở thành bản phương án chính thức gửi UBND xã,huyện và các cơ
quan chức năng có liên quan .
Cộng đồng dân cư thôn với sự lãnh đạo của Ban quản lí rừng được sự hỗ trợ của UBNDxã
và các cơ quan chức năng có liên quan, cùng nhau xây dựng “Quy ước quản lí, bảo vệ và phát
triển rừng” của cộng đồng dân cư thôn phù hợp với quy đinh của Luật bảo vệ và phát triển rừng
và các quy định của pháp luật có liên quan gửi lên UBND xã và UBND huyện xét duyệt .
Hàng năm Ban quản lí rừng cùng cộng đồng dân cư thôn lập kế hoach hoạt động và tổ chức
thực hiện kế hoạch đã được duyệt .
Cập nhật việc thực hiện , báo cáo với UBND xã và các cơ quan chức năng theo những nội
dung đã được quy định trong văn bản giao rừng cho cộng đồng dân cư
5.5. Nội dung quản lý rừng cộng đồng
5.5.1. Cộng đồng được giao quyền quản lý rừng và đất rừng
Cộng đồng được giao quyền quản lý rừng và đất rừng dưới các hình thức quản lý rừng cộng
đồng có thể được áp dụng:
Cộng đồng trực tiếp quản lý rừng được giao cho thôn bản. Cộng đồng quản lý rừng đã được
giao cho các hộ gia đình. Các hộ gia đình cam kết với nhau cùng bảo vệ và phát triển rừng theo
kế hoạch phát triển của cộng đồng
Cộng đồng ký hợp đồng dài hạn với các tổ chức nhà nước để quản lý rừng trong địa bàn
của cộng đồng nhằm bảo vệ và phát triển rừng và sử dụng rừng theo yêu cầu của nhà nước và
cộng đồng (bảo đảm hài hoà quyền lợi và trách nhiệm giữa cộng đồng và nhà nước)
Cộng đồng quản lý rừng theo tập quán truyền thống. Các yêu cầu cần thiết phải có khi tiến
hành hoạt động trao quyền quản lý rừng cho cộng đồng:
Có sự ủng hộ của cấp chính quyền có thẩm quyền (có cam kết)
Tiến hành các bước giao đất giao rừng theo qui định của địa phương (đơn xin nhận đất
nhận rừng của các cộng đồng, tiến hành các bước khảo sát, điều tra, lập bản đồ và hoàn thành các
văn bản trong hồ sơ giao đất giao rừng theo qui định). Vai trò chủ đạo trong hoạt động này cần có
sự tham gia của các cơ quan chức năng (cấp huyện, tỉnh) như: Địa chính, Kiểm lâm, nông
nghiệp

Có sự tham gia của cộng đồng trong các bước giao đất giao rừng
Có sự tham gia chỉ đạo và thực hiện của chính quyền cấp xã
Phải có được văn bản mang tính pháp lý công nhận quyền quản lý rừng của cộng đồng (có Quyết
định giao đất giao rừng tạm thời cho cộng đồng bởi cấp có thẩm quyền;
Có hợp đồng dài hạn của cơ quan chủ rừng ký kết với cộng đồng trong đó thể hiện rõ quyền
lợi và trách nhiệm của cộng đồng và cơ quan chủ rừng
Có văn bản thoả thuận của các hộ gia đình đã được giao đất giao rừng chính thức bằng sổ
đỏ nay cùng gộp các diện tích đã được giao để quản lý và hưởng lợi chung trong cộng đồng được
UBND xã công nhận )


78
5.5.2. Cộng đồng tổ chức quản lý, bảo vệ và hưởng lợi từ rừng
Cộng đồng tổ chức xây dựng kế hoạch phát triển rừng hàng năm (có thể kết hợp với xây
dựng kế hoạch phát triển thôn bản, kế hoạch sản xuất ) Cộng đồng có kế hoạch bảo vệ (chống
phá rừng xâm lấn đất rừng, khai thác lâm sản bất hợp pháp, đốt nương làm rẫy, thả gia súc tự do,
chống cháy rừng, xâm canh, giải quyết các tranh chấp )
Có kế hoạch mở rộng diện tích (có kế hoạch cụ thể để thực hiện tái sinh tự nhiên trên đất
rừng nghèo kiệt, sau canh tác nương rẫy, sau khai thác, sau cháy rừng và mở rộng diện tích
rừng trồng tại những nơi thích hợp)
Có kế hoạch nâng cao chất lượng rừng (chăm sóc rừng, làm giàu rừng, phát triển các loại
lâm sản phụ dưới tán rừng, qui hoạch vùng chăn thả gia súc )
Hỗ trợ xây dựng vườn ươm giống tại chỗ để cung cấp cho nhu cầu phát triển rừng và vườn
hộ của địa phương
Xây dựng quỹ phát triển rừng
Có kế hoạch khai thác hưởng lợi từ rừng
Kế hoạch khai thác lâm sản theo qui định chung của cộng đồng
Chia sẻ lợi ích từ rừng trong cộng đồng (phục vụ lợi ích chung và giữa các hộ gia đình đặc
biệt có kế hoạch giúp đỡ các hộ nghèo, khó khăn, gặp rủi ro )
Chia sẻ lợi ích với nhà nước, với các chủ rừng khác

Giải quyết các tranh chấp về quyền lợi trong nội bộ cộng đồng
Xây dựng qui chế qui ước nội bộ
Xây dựng bởi cộng đồng và thống nhất ý kiến trong nội bộ cộng đồng
Thống nhất với các cộng đồng xung quanh
Được sự ủng hộ và giúp đỡ của các cấp chính quyền
Được sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng địa phương (địa chính, kiểm lâm, nông nghiệp
và các tổ chức quần chúng địa phương khác )
5.5.3. Hỗ trợ các hoạt động sản xuất để nâng cao đời sống
Hỗ trợ các hoạt động sản xuất để nâng cao đời sống của người dân trong cộng đồng, góp
phần tăng cường công tác quản lý rừng cộng đồng
Hỗ trợ các hoạt động sản xuất nông nghiệp nhằm an toàn lương thực. Chuyển đổi hệ thống canh tác (ngừng
đốt nương làm rẫy, bảo vệ đất chống xói mòn, cải tạo đất, khai hoang tăng diện tích canh tác, tăng vụ, thay đổi giống
cây trồng ). Cải tiến kỹ thuật canh tác
Phát triển chăn nuôi (giống gia súc, thú y, nguồn thức ăn, qui hoạch bãi chăn thả )
Phát triển kinh tế vườn hộ
Hỗ trợ các hoạt động kinh doanh từ việc khai thác lâm sản phụ trong rừng và tiêu thụ nông sản
Kỹ thuật trồng, khai thác và chế biến các loại lâm sản phụ
Kinh doanh, tiêu thụ và mở rộng thị trường lâm sản, nông sản
Phát triển ngành nghề dựa trên nguồn nguyên liệu khai thác từ rừng của cộng đồng
Phát triển các hoạt động dịch vụ có liên quan đến rừng cộng đồng nếu có điều kiện (cung
cấp nguồn nước, thuỷ điện, du lịch sinh thái )
Chú ý: Các hỗ trợ cho hoạt động phát triển sản xuất (hỗ trợ về cây con, giống, phân bón,
vật tư khác ) mà các hộ được hưởng lợi cần có sự đóng góp trở tại cho cộng đồng căn cứ theo

×