Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Những nét cơ bản về Chế Lan Viên và bài thơ Tiếng hát con tàu_1 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.08 KB, 10 trang )


Những nét cơ bản về Chế Lan
Viên và bài thơ Tiếng hát con tàu



Câu 1: nhà thơ Chế Lan Viên và bài thơ Tiếng hát con tàu
1. Nhà thơ Chế Lan Viên (1920 - 1989):
- Tên thật: Phan Ngọc Hoan, quê gốc Quảng Trị . Năm 1927
chuyển vào sống ở An Nhơn Bình Định
- Làm thơ sớm.( 12,13 tuổi)
+ Trước cách mạng tháng 8: là nhà thơ tiêu biểu cho văn học lãng
mạn.
+ Sau cách mạng tháng 8 : tham gia hoạt động văn nghệ, tìm được
con đường cho thơ đến với nhân dân,
cách mạng.
- Con đường thơ trải qua nhiều biến động, bước ngoặt ( “Từ thung
lũng đau thương ra cánh đồng vui”, từ
chân trời một người đến chân trời tất cả)
- Phong cách thơ Chế Lan Viên : giàu chất suy tưởng, triết lý, mang
vẻ đẹp của trí tuệ và sự đa dạng phong
phú của thế giới hình ảnh
- Giải thưởng HCM về văn học 1996 đợt 1.
2. Bài thơ Tiếng hát con tàu :
- Rút từ tập “Ánh sáng và phù sa”.
- Bài thơ được gợi cảm hứng từ một sự kiện lịch sử những năm
1958- 1960: cuộc vận động đồng bào miền
xuôi lên xây dựng kinh tế ở miền núi Tây Bắc.
+ Nội dung: Bài thơ thể hiện khát vọng, niềm hân hoan trong tâm
hồn nhà thơ khi trở về với nhân dân với
đất nước cũng là tìm về với ngọn nguồn nuôi dưỡng sự sáng tạo


nghệ thuật của hồn thơ.
+ Nghệ thuật : bài thơ thể hiện những nét chính trong phong cách
thơ Chế Lan Viên : sự sáng tạo hình ảnh
mới lạ, liên tưởng phong phú bất ngờ, cảm xúc gắn với suy tưởng
triết lí.
3. Dàn ý
Mở bài: -Tiếng hát con tàu ra đời trong hoàn cảnh cả nước đang
trên đường xây dựng và phát triển kinh tế
sau những năm dài chiến tranh và đói nghèo
- Hình ảnh con là con tàu mang khát vọng lên đường
Thân bài:-Con tàu lên Tây Bắc-con tàu mộng tưởng
+Tây Bắc là địa danh xa xôi của tổ quốc, là biểu của những vùng
đất mới, cuộc sống mới, là cội
nguồn cảm hứng cuả văn học nghệ thuật
+Con tàu là biểu tượng cho tâm hồn nhà thơ khao khát thoát khỏi
cuộc sống chat hẹp để đến với
cuộc sống rộng lớn của nhân dân
- Con tàu vừa là sự hóa thân, vừa là sự phân thân của cái tôi trữ
tình
- Con tàu đưa tác giả trở về với quá khứ. Con tàu trở nặng, chất
đầy những toa thương, toa nhớ.
+Cảm xúc, tấm lòng của tác giả khi hồi tưởng về những năm tháng
kháng chiến
+Sự gắn bó, long biết ơn sâu nặng của mình với nhân dân kháng
chiến
- Từ những chuyến đi trên con tàu, tác giả rút ra những suy tưởng,
triết lí
+Khi ta ở chỉ là nơi đát ở - Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn
+Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương
- Con tàu cất lên khúc hát sôi nổi, say mê. Khúc hát tâm

tinhfcuartaam hồn đang khao khát được dâng hiến
cho tổ quốc
Kết bài: -Con tàu thể hiện nghệ thuật sang tạo hình ảnh của Chế
Lan Viên
-Khao khát cập bến Tây Bắc của nhà thơ.
Cau 2: ý nghĩa nhan đề “ Tiếng hát con tàu”
- “Tiếng hát con tàu” là tiếng hát của một tâm hồn trên hành trình
đi tìm cái mới lạ. Tác giả viết về quá
trình đi đến với Tây Bắc, đến với nhân dân như là đến với cuội
nguồn của cuộc sống, cuội nguồn của thơ ca.
Chỉ đến với Tây Bắc, đến với nhân dân thì một con người mới tìm
thấy ý nghĩa chân chính của cuộc sống,
một thi sĩ mới tìm thấy nguồn cảm hứng đích thực của mình, bởi
vậy hạnh phúc của cá nhân là hoà nhập vào
cuộc đời.
- Thời điểm tác giả viết bài thơ này, chưa có đường tàu lên Tây
Bắc. Tác giả đặt tên cho bài thơ là
“Tiếng hát con tàu” - đó là một sáng tạo nghệ thuật của Chế Lan
Viên, nhà thơ viết theo lối tượng trưng hoá.
Lúc bấy giờ nước ta đang bước vào thời kì khôi phục kinh tế, xây
dựng cuộc sống mới. Trên khắp đất nước
đang dấy lên những phong trào rầm rộ, những đoàn người, nhất
là lớp trẻ đang hăng hái hành quân lên
những miền xa xôi để xây dựng nền kinh tế mới, xây dựng cuộc
sống ấm no cho đất nước. Chính điều này
đã khiến cho Chế Lan Viên tìm đến hình tượng một đoàn tàu hăm
hở, khẩn trương để diễn tả cuộc hành
trình.
- Trong tâm tưởng của Chế Lan Viên cũng đang diễn ra một cuộc
đấu tranh. Nhà thơ đang phải đấu tranh

với chính mình để tìm kiếm một lẽ sống mới. Đó là sự từ bỏ
những tư tưởng hẹp hòi từ bỏ cái thế giới nhỏ
hẹp của riêng mình để đến với những tư tưởng lớn. Nó gian khổ
nhưng cũng đầy tin tưởng. Có lẽ vì thế mà
Chế Lan Viên đã tìm đến hình ảnh “Tiếng hát con tàu” để thể hiện
cuộc hành trình tư tưởng của mình.
- “Tiếng hát con tàu” đã giúp cho Chế Lan Viên bày tỏ được lòng
yêu nước nhiệt thành, lòng yêu cuộc
sống rộng mở. Người ta thấy ở đó toàn bộ tinh thần trách nhiệm
của một con người đối với nhân dân, Tổ
quốc và một trách nhiệm của một tgi sĩ với thơ ca.
Câu 3 :Hiểu biết của em về những hình ảnh mang tính biểu
tượng trong bài thơ ”Tiếng hát con tàu”
Mở bài :
- Chế Lan Viên là nhà thơ lãng mạn nổi tiếng trước Cách mạng
tháng Tám với tập thơ “Điêu tàn” Bài
thơ “Tiếng hát con tàu” rút trong tập thơ “Ánh sáng và phù sa”
(1960) là một bài thơ thời sự đáp lại lời
kêu gọi của Tổ quốc đi khai hoang Tây Bắc.
- Viết về một nhiệm vụ lịch sử nhưng nhà thơ không thể hiện một
cách chung chung mà viết với một xúc
cảm chân thành, cuồng nhiệt và với những hình ảnh biểu tượng
càng làm nổi bật lên vẻ đẹp của bài thơ.
Một vùng đất tươi đẹp và anh hùng của Tổ quốc hiện lên thành
hình tượng thơ lấp lánh ánh sáng của trí
tuệ. Tâm hồn của thi sĩ đã hoá thành con tàu mộng tưởng, trở về
với nhân dân mà cũng là trở về với
chính lòng mình.
Thân bài:
- Nhan đề bài thơ Tiếng hát con tàu là một nhan đề mang ý nghĩa

biểu tượng.
+ Bởi lẽ trên thực tế, ở thời điểm bài thơ ra đời, chưa có một
đường tàu nào lên Tây Bắc.
 Vì thế, có thể hiểu con tàu ở đây là biểu tượng cho khát vọng đi
xa, vươn tới những vùng đất xa xôi,
đến với nhân dân, đến với đất nước.
- Con tàu cũng là tâm hồn nhà thơ với ước vọng về tìm ngọn
nguồn sáng tạo nghệ thuật đích thực của
mình.
- Địa danh Tây Bắc cũng vừa mang ý nghĩa thực nhưng lại vừa
mang ý nghĩa biểu tượng.
+ Tây Bắc không chỉ là một vùng đất bao gồm các tỉnh Hòa Bình,
Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, mà còn
là Tổ quốc, là nhân dân, là ngọn nguồn của sáng tạo nghệ thuật.
Điều này được thể hiện rõ trong bốn
câu thơ đề từ của bài thơ :
Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc
Khi lòng ta đã hóa những con tàu
Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát
Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu.
Kết bài:
- Bằng phong cách nghệ thuật trí tuệ sắc sảo, tài hoa trong ngôn
ngữ và hình ảnh thơ, cùng tấm lòng, ý
thức của người nghệ sĩ gắn bó với cuộc sống, bài thơ vẫn nguyên
vẹn sức sống đến hôm nay.
- Bằng những hình ảnh biểu tượng tiếng thơ ấy không chỉ gợi lên
những suy nghĩ về trách nhiệm của mỗi
nguời gắn cùng dân tộc mà còn khơi dậy những ân tình với quá
khứ. Bài thơ của Chế Lan Viên vẫn đi cùng
năm tháng bằng suy ngẫm, tình cảm máu thịt gắn bó với nhân

dân, đất nước, thời đại. Nhà thơ như đang nói
cùng chúng ta :
Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát
Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu
Câu 25: Khổ thơ đề từ bài Tiếng hát con tàu.
- Khổ thơ đề từ là chìa khoá giúp người đọc mở ra tác phẩm.
Dường như tác giả muốn giải thích sơ bộ ý
nghĩa của các hình tượng được xây dựng trong bài thơ. Khổ thơ
được viết theo lối lý giải định nghĩa, một sự
lý giải nghiêng về triết lí, biện chứng => mang đậm chất trí tuệ.
Chúng ta đọc lên thấy có một giọng hùng
biện, tác giả lí giải về ý nghĩa của hình tượng Tây Bắc và mối liên
hệ giữa Tây Bắc với nhà thơ và Tổ quốc.
- Tây Bắc vừa có nghĩa là Tây Bắc - miền đất cực Tây của Tổ quốc.
Nhưng Tây Bắc không chỉ có ý
nghĩa đấy. Mà Tây Bắc còn có nghĩa là những miền xa xôi của Tổ
quốc, Tây Bắc còn là hiện thân của Tổ
quốc. Một thi sĩ đến với Tây Bắc cũng có nghĩa là đến với những
miền xa xôi, cũng có nghĩa là đến với nhân
dân vàTổ quốc. Nét độc đáo trong quan niệm của Chế Lan Viên ở
chỗ tác giả trông thấy Tây Bắc trong
chính mình.
- Tác giả sử dụng biện pháp tượng trưng: biến một vùng đất cụ
thể hạn hẹp thành một hình tượng có ý nghĩa
khái quát, mang tính biểu tượng, bởi vì nhà thơ tìm thấy mối liên
hệ giữa mình và cuộc sống. Mình là một
con tàu đang hăm hở đến với cuộc đời, còn cuộc đời đang bừng
lên một sức sống mới, đang mở lòng chào
đón sự trở về của mình, nghĩa là cái tôi và cái ta đã hoà hợp với
nhau, thì Tây Bắc không chỉ bó hẹp trong

một địa danh mà đã hoà chung vào nhịp sống của đất nước.__
Chế Lan Viên đã tìm đến hình ảnh “Tiếng hát con tàu” để thể hiện
cuộc hành trình tư tưởng của mình.
- “Tiếng hát con tàu” đã giúp cho Chế Lan Viên bày tỏ được lòng
yêu nước nhiệt thành, lòng yêu cuộc
sống rộng mở. Người ta thấy ở đó toàn bộ tinh thần trách nhiệm
của một con người đối với nhân dân, Tổ
quốc và một trách nhiệm của một tgi sĩ với thơ ca.

×