Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

ĐIỀU TRỊ NHIỄM TRÙNG TIỂU pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.53 KB, 9 trang )

ĐIỀU TRỊ NHIỄM TRÙNG TIỂU

MỤC TIÊU BÀI GIẢNG
1. Xác định chẩn đoán đúng kịp thời.
2. Thực hiện sớm phác đồ điều trị thích hợp, ngăn ngừa chuyển qua thể mạn tính.
3. Biết cách theo dõi, phòng ngừa biến chứng và kết hợp điều trị nguyên nhân.
NỘI DUNG BÀI GIẢNG
I. NGUYÊN TẮC CHUNG:
1. Trước khi điểu trị thuốc phải cấy nước tiểu
2. Lựa chọn kháng sinh một cách thích hợp,phù hợp với kết quả của kháng
sinh đồ,dùng kháng sinh có hiệu lực nhất và ít độc cho thận nhất.
3. Điều trị đủ thời gian 3-5ngày đối với nhiếm trùng đơn giản.Có thể điều trị
nhiễm trùng có biến chứng trong nhiều tuần,đặc biệt nhiễm trùng tiểu tái phát
nhiều lần có thể điều trị trong nhiều tháng
4. Sau một đợt điều tri cần theo dõi bằng cách cấy nước tiểu sau 3 tuần,6 tuần,
sau 3 tháng thử nước tiểu lại để phát hiện tái phát.
Ngoài ra phải điều trị nguyên nhân : sỏi niệu, u chền ép, di dạng bẩm sinh gây
nhiễm trùng tiểu tái đi tái lại.
II. ĐIỀU TRỊ CÁC TRƯỜNG HỢP THÔNG THƯỜNG:
1.Thể đơn giản:
- Viêm bàng quang cấp tính ở phụ nữ trẻ : Ecoli chiếm 90% các trường hợp. Tần
suất viêm bàng quang không quá 4 lần trong năm.Tỉ lệ bệnh ở phụ nữ cao hơn
nam giới 50 lần( 20-30% phụ nữ trưởng thành bị một lần viêm bàng quang trong
dời).Tần suất bệnh cao nhất từ 20-30 tuổi thường hay tái phát, 80% các nhiễm
trùng tái đi tái lại là do tái nhiễm vi khuẩn từ vùng đáy chậu.
- Bệnh nhân đi tiểu buốt, tiểu rắt có khi thấy tức vùng đáy chậu hoặc tiểu ra máu.
- Hai triệu chứng âm tính quan trọng là không sốt và không đau lưng.
 Điều trị “ phút” là chiến lược được chọn lọc :
- Chọn kháng sinh : áp dụng cho viêm bàng quang cấp tính ở phụ nử trẻ, không có
tiền sử bệnh niệu khoa, khởi bệnh < 3 ngày: Những thuốc có thể dùng liều duy
nhất:


 Trimethoprim ( Bactrim 480mg 3v uống liều duy nhất)
 Ciprofloxacine ( Uniflex 1v/1lần/1ngày)
 Péfloxacine ( Péflacine monodose 2v 400mg)
Chống chỉ định viêm bàng quang tái đi tái lại và phụ nữ có thai.
2. Điều trị ngắn ngày ( 3-5 ngày) : phát đồ này thay cho điều trị kinh điển 10
ngày.
- Lợi ích của nó là dễ theo dõi và dùng nạp thốc tốt hơn, hiệu quả tốt hơn, liều duy
nhất, có chỉ định rộng hơn, loại điều trị này thích hợp với phụ nữ có tuổi cũng như
phụ nữ trẻ.
- Tất cả các kháng sinh được thảy qua đường tiểu đều có thể sử dụng điều trị ngắn
ngày.
- Kiểu điều trị này được chọn để kê toa “mù “, khi không có KSĐ
 Cotrimoxazole : Bactrim Forte 960mg 1v x2lần /ngày (uống)
 Péfloxacine : Péflacine 1v=400mg x 2lần/ngày(uống)
 Ciprofloxacine : Uniflex
 Fluoroquinolone
Còn các thốc  Lactam không nên chỉ định điều trị trong viêm bàng quang cấp
tính vì thời gian bán huỷ ngắn.
III. ĐIỀU TRỊ CÁC TRƯỜNG HỢP NẶNG:
1. Viêm bàng quang biến chứng :
- Khi nhiễm trùng tiểu đi kèm với một bất thường về giải phẩu hoặc cơ năng của
bộ máy tiết niệu như :đặt sonde tiểu,sỏi, nhiễm trùng niệu sau phẩu thuật, thận đa
nang, viêm bàng quang ở nam giới, bệnh tiểu đường hay tình trạng giảm bạch
cầu Trực khuẩn đường ruột như Ecoli chỉ thấy 70% các trường hợp.Các vi khuẩn
khác như : Proteus,Klebsiella,Staphylococus aureus
2. Viêm đài bể thận cấp:
- Thường do nhiễm trùng ngược dòng niệu quản hơn là nhiễm trùng huyết
Triệu chứng lâm sàng: gồm đau lưng một bên vùng hố thận, sốt > 38
o
5 kèm lạnh

run.Bệnh thường gặp ở phụ nữ. Ở nam giới nhiễm trùng tiểu có sốt thường do
viêm cấp tiền liệt tuyến.
Nguyên nhân thường do các trực khuẩn gram âm, chủ yếu là Ecoli.
3.Điều trị :
- Phải cho bệnh nhân nằm nghỉ tuyệt đối và uống nhiều nước(> 2l/ngày)nhằm đi
tiểu nhiều và rửa sạch hệ tiết niệu.
- Dùng những kháng sinh tập trung trong máu và kháng sinh có nồng độ cao trong
nước tiểu, loại KS diệt khuẩn.
- Hai nhóm kháng sinh được dùng hàng đầu là :
o Cephalosporine thế hệ thứ 3 ( Từ 1980 trở lại đây), lúc đầu nên tiêm
tĩnh mạch, hoặc tiêm bắp hay PIV
Thời gian điều trị trung bình sau khi cắt sốt là từ 10-15 ngày
Nếu có biến chứng như abces thận, hay viêm tiền liệt tuyến phải điều trị kéo dài ít
nhất 1 tháng đến 2 tháng.Việc điều trị kéo dài phải được chỉ định trong trường hợp
có yếu tố tăng nặng của bệnh.
Điều trị cụ thể :
Claforan 1g IM mỗi 8h
Ceftriaxone ( Rocephine IM hay IV 2g/ 24h)
* Các thuốc Fluoroquinolone dùng đường uống vì tính khả dụng sinh học cao.
Chú ý : Vi khuẩn Ecoli kháng Quinolone hiện nay đang gia tăng
Péfïlacine 1v= 400mg
Pélox 1v =400mg(uống) 1vx 2 lần/ ngày.
* Liệu pháp 2 kháng sinh có thể chỉ định dùng trong 48h đầu gồm :
1 Aminoglycoside với liều duy nhất trong ngày TB
Gentamycine : 3mg/kg/24h TB
Phối hợp với Cephalosporine thế hệ thứ 3 hoặc Fluoroquinolone.
Nhằm mục đích đạt khả năng diệt khuẩn tối đa trong giai đoạn nguy kịch đầuvà để
diệt những chủng vi khuẩn đề kháng với những kháng sinh khác nếu có.
IV. ĐIỀU TRỊ CÁC TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT :
1.Thể biến chứng :

- Phải điều trị nguyên nhân và luôn luôn phối hợp với một liệu pháp kháng sinh
dài ngày.
2. Thể hay tái phát:
Viêm bàng quang hay tái phát:
+ Giữ vệ sinh đường tiểu.
+ KS dự phòng liên tục hay ngắt quảng bằng các kháng sinh thay đổi phù hợp với
điều trị.
 Thường dùng nhóm:
Cephalosporine thế hệ thứ 1( từ 1965- 1980)liều thấp ( tối đa = 1/2 liều hàng ngày)
như:
Cephalexine 0,5g 1-2 viên /ngày uống,nhằm làm giảm sự kết dính của vi khuẩn
vào thành bàng quang.
T hời gian điều trị < 1 năm.
 Có thể dùng các thuốc Quinolone đường uống như:
- Nitrofurantoin ( Furadantin 1v= 100mg uống 1viên /tối trước khi di ngủ)
 Các kháng sinh dự phòng nêu trên được dùng hàng ngày hay điều trị 2-3
ngày/mỗi tuần vẫn đủ nồng độ KS hữu hieeujtrong nước tiểu để chống lại hiện
tượng vi khuẩn kết dính vào biểu mô bàng quang.
3. Nhiễm trùng tiểu ở phụ nữ có thai:
- Có khi phải điều trị nhanh và dùng kháng sinh thích hợp như:
+ Ampicilline, Cephalosporine có thể dùng được trong 3 tháng đầu, 3 tháng giữa,
3 tháng cuối của thai kỳ.
+ Nitrofurantoin ( Furadantin 1v= 100mg uống 1viên vào buổi tối nên dùng trong
thời gian 3 tháng giữa của thai kỳ.
4.Nhiễm trùng tiểu ở người già và đàn ông:
Nhiễm trùng tiểu không triệu chứng liên quan đến những thay đổi nội tieetsowr
phụ nữ hay sự tắt nghẽn niệu đạo do phì đại tiền liệt tuyến ở đàn ông, tần suất tăng
theo tuổi.
Bệnh cảnh có thể được chẩn đoán là viêm bàng quang hay viêm thận bể thận.Có
khi triệu chứng chỉ thấy sốt đơn thuần, có thể tử vong do choáng nhiễm trùng,

viêm màng não
Nhiễm trùng tiểu ở người già bị tiểu đường, nằm liệt giường, rối loạn thần kinh, đặt
sonde tiểu.Ở đàn ông phải thăm trực tràng để chẩn đoán viêm tiền liệt tuyến
Phải làm XN tế bào học, vi khuẩn niệu và làm KSĐ để điều trị thích hợp và kịp
thời.
Chú y ï: Bệnh lao có thể gây tiểu ra bạch cầu mà không thấy vi khuẩn.
Điều trị cụ thể từng trường hợp theo các phát đồ như đã nói ở trên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. The Washington Manual of Medical Therapeutics- 1998.
2. Điều trị học nội khoa- Bộ môn nội, ĐH Y khoa Hà Nội- Nhà xuất bản y học
2003.

×