BỆNH TIÊU CHẢY CẤP Ở TRẺ EM
I. Hành chính:
1. Số giờ thực hành: 06 tiết
2. Đối tượng: sinh viên Y4, Y6 đa khoa
3. Địa điểm: phòng khám đa khoa, Bệnh phòng khoa tiêu hóa bệnh viên nhi TƯ
Bài giảng lâm sàng Nhi khoa Bộ môn Nhi ĐHY Hà Nội
2
4. Tên người biên soạn: BS Trần Văn Quang
II. Mục tiêu thực hành:
1. Khai thác được bệnh sử của một trẻ bị tiêu chảy cấp
2. Đánh giá, phân loại và phát hiện được các dấu hiệu mất nước trên lâm sàng,
phân tích
được tính chất phân của trẻ bị tiêu chảy
3. Xử trí được các mức độ mất nước A,B,C theo phác đồ và chỉ đình dùng kháng
sinh trong
tiêu chảy cấp
4. Thực hành pha, sửdung Oresol và các dung dịch thay thế
5. Hướng dẫn bà mẹ cách theo dõi, sửdụng Oresol khi trẻ bị tiêu chảy và các biện
pháp
phòng bệnh
III. Nội dung thực hành
1. Kỹ năng khai thác bệnh nhân tiêu chảy cấp:
- Hỏi tiêu chảy bắt đầu từ khi nào: giúp phân loại tiêu chảy và tiên lượng tiến triển
bệnh (thường trong 3 ngày đầu trẻ đi ngoài rất nhiều lần)
- Số lần đi ngoài trong ngày
- Tính chất phân: toàn nước, nhày máu, tanh, chua
- Khối lượng phân mỗi lần đi ngoài
- Trẻcó nôn không
- Uống như thế nào
- Các triệu chứng kèm theo tiêu chảy: ho, sốt, chướng bụng, chán ăn
2. Kỹ năng phát hiện các dấu hiệu mất nước trên lâm sàng:
2.1. Đánh giá dấu hiệu vật vã, kích thích, li bì khó đánh thức bằng cách quan sát
bệnh
nhân (phân biệt trẻ hờn với vật vã, kích thích, khi trẻ đàng ngủ hoặc mết mỏi với
dấu hiệu li
bì khó đánh thức do mất nước) bằng cách đánh thức trẻ dậy, cho trẻ uống, bắt
mạch và hỏi
bà mẹ số lần trẻ đi ngoài cũng như tình trạng cuảtrẻ khi khám giúp xác định các
dấu hiệu
trên.
2.2. Đánh giá nếp véo da mất nhanh, chậm và rất chậm: dùng ngón trỏ và ngón
cái (tránh
dùng đầu ngón như véo gây đau), véo cả da và lớp mỡ dưới da ở vùng bụng theo
chiều dọc
lên cao và thả ra nhanh: mất nhanh khi nếp da trở về bình thường ngay, mất chậm
khi nếp da
đó trở về chậm dưới 2 giây và mất rất chậm khi một lúc sau (trên 2 giây) mới trở
về bình
thường
2.3.Đánh giá trẻ khát: Phải quan sát khi trẻ uống Oresol xem có tình trạng uống
háo hức
hay không
2.4.Xác định dấu hiệu mắt trũng: khi nhìn thấy mắt trũng rõ. Nếu dấu hiệu này
chưa rõ thì
hỏi người mẹ bằng câu hỏi mở như chị thấy mắt cháu trông như thế nào? Nếu
người mẹ
nói thấy mắt trũng thì dấu hiệu được xác định
2.5.Khóc có nước mắt: Quan sát khi trẻ khóc
2.6.Đánh giá tính chất phân: Nhìn và đánh gia tính chất phân qua tã hoặc bô
phân: toàn
nước, nhày máu mũi, số lượng phân qua mỗi lần đi ngoài bằng nhìn trong bô hoặc
xác
định khối lượng qua độ thấm của phân ở tã. Mùi của phân có tanh nồng hoặc chua
không
2.7.Đánh giá dấu hiệu niêm mạc miệng khô bằng quan sát bên trong niêm mạc
miệng khi
trẻ khóc hoặc dùng tay kéo nhẹ môi trẻ và quan sát bên trong (không dùng tay đưa
vào
bên trong má như trước đây vì lý do vệ sinh)
3. Kỹ năng đánh giá các mức độ mất nước: Khi trẻ tiêu chảy sẽ có các biểu hiện
trên lâm
sàng như tiêu chảy nhưng chưa có biểu hiện mất nước, có mất nước mức độ vừa
và nhẹ hoặc
có mất nước mức độ nặng. Khi mất nước trẻ có tất cả các dấu hiệu của mất nước
trông đó
có các dấu hiệu rõ và các dấu hiệu khác chưa rõ. Do vậy phải có các tiêu chuẩn để
đánh giá
mức độ mất nước (dựa theo bảng đánh giá các dấu hiệu mất nước).
Bài giảng lâm sàng Nhi khoa Bộ môn Nhi ĐHY Hà Nội
3
- Chú ý 3 dấu hiệu chính: toàn trạng, nếp véo da mất chậm và khát nước
- Trẻ có dấu hiệu mất nước phải có ít nhất 2 dấu hiệu trong đó 1 trong hai dấu hiệu
này là
dấu hiệu chính.
- Hướng dẫn đánh giá mất nước theo tiêu chuẩn của TCYTTG và theo tiêu chuẩn
cải tiến
IMCI
4. Kỹ năng pha gói Oresol và các dung dịch thay thế
- ORS: - Có dụng cụ đong 1 lit nước
- Đổ 1 lit nước sạch vào trong bình
- Cho cả một gói Oresol vào 1 lit nước
- Hòa tan xong nếm thử mùi vị của dung dịch vừa pha: lợ lợ như nước mắt
- Các loại dung dịch dùng trong tiêu chảy tại nhà:
- Nước cháo muối: Cho 1 nắm gạo (50gr) + 1 nhúm muối (3.5gr) + 6 bát nước đun
sôi
đến khi hạt gạo nở tung ra (15 phút), chắt ra đượÇ_j¼£_~_Ç_c một lít nước cháo
cho uống. Nước
cháo đã pha này chỉ dùng trong một ngày (tốt nhất là dùng trong 6 giờ)
- Có thể cho uống nước sôi để nguội
- Nước hoa quả cho thêm ít muối
5. Kỹ năng cho uống ORS và các dung dịch thay thế:
- Uống từng ngụm và uống bằng thìa
- Cho trẻ tự uống hoặc đổ vào bên má, tránh đổ vào lưỡi gây sặc
- Nếu trẻ nôn, dừng lại 5-10 phút sau đó cho trẻ uống chậm hơn
6. Kỹ năng điều trị và theo dõi bệnh nhân khi bị tiêu chảy
- Điều trị theo phác đồ A khi trẻ chưa có biểu hiện mất nước trên lâm sàng
- Điều trị theo phác đồ B khi trẻ có biểu hiện mất nước vừa và nhẹ trên lâm sàng
- Điều trị theo phác đồ C khi trẻ có biểu hiện mất nước nặng trên lâm sàng
- Theo dõi những dấu hiệu khi trẻ nặng lên: số lần tiêu chảy tăng, nôn mạnh, uống
kém hoặc đi ngoài phân nhày máu
- Đưa ra lời khuyên dinh dưỡng khi trẻ bị tiêu chảy
- Thực hành kháng sinh trong các trường hợp có chỉ định
- Giáo dục người mẹ cách theo dõi khi trẻ bị tiêu chảy và tư vấn cách phòng bệnh
tiêu
chảy