Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

NHỮNG HỘI CHỨNG TIÊU HÓA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ EM potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.46 KB, 7 trang )

NHỮNG HỘI CHỨNG TIÊU HÓA
THƯỜNG GẶP Ở TRẺ EM

I. Hành chính:
1. Số giờ thực hành: 06 tiết
2. Đối tượng: sinh viên Y4 đa khoa
3. Địa điểm: phòng khám đa khoa, Bệnh phòng khoa tiêu hóa bệnh viên nhi TƯ
4. Tên người biên soạn: BS Trần Văn Quang
II. Mục tiêu thực hành:
1. Khai thác được bệnh sử và tiếp cận được một trẻ nôn trớ, táo bón hoặc biếng ăn
2. Thực hành khám và đánh giá trẻ có các hội chứng nôn kéo dái, táo bón và biếng
ăn
3. Khám phát hiện được các dấu hiệu nguy hiểm thường gặp trong các hội chứng
này: dấu
hiệu ngoại khoa như cảm ứng phúc mạc, dấu hiệu rắn bò hoặc biểu hiện màng não
ở trẻ
nôn trớ, các biểu hiện nhiễm trùng kèm theo trong hội chứng biếng ăn
4. Đọc được phim Xquang hình ảnh tắc ruột, hẹp phì đại môn vị, transit, khung đại
tràng và
phim chụp bụng không chuẩn bị
Bài giảng lâm sàng Nhi khoa Bộ môn Nhi ĐHY Hà Nội
4
5. Thực hành cho một số thuốc điều trị triệu chứng: chống nôn, chống táo bón
hoặc thuốc
kích thích ăn uống
6. Hướng dẫn được bà mẹ theo dõi khi trẻ có các hội chứng trên
III. Nội dung thực hành
1. Hội chứng nôn trớ:
1.1.1. Hỏi bệnh:
- Khởi đầu từ bao giờ? Ngay sau khi đẻ hay sau đó một thời gian
- Trẻ có nôn không? Nôn có liên quan đến ăn uống không? Nôn ngay sau ăn hay


sau
đó một thời gian
- Số lần nôn trong ngày và số lượng mỗi lần nôn
- Chế độ ăn cuả trẻ là bú mẹ hay ăn sam
- Tính chất của chất nôn
- Trẻ có ăn và bú tốt không
- Trẻ có táo bón không
1.1.2. Khám bệnh:
- Toàn thân: cân nặng, nhiệt độ, dấu hiệu mất nước, cần đánh giá xem trẻ có bị suy
kiệt
không. Tìm các dấu hiệu viêm nhiễm hô hấp trên, dấu hiệu màng não, khám bộ
phận
sinh dục ngoài.
- Tiêu hóa: tìm các dấu hiệu ngoại khoa: Cảm ứng phúc mạc, dấu hiệu rắn bò:
quan sát
bụng trẻ trước khi khám, dùng cả lòng bàn tay đặt nhẹ vào bụng bệnh nhân, khám
từ hố
chậu trở lên. Từ chỗ không đau đến chỗ đau sau đó so sánh
- Thăm trực tràng khi cần thiết: Dùng găng tay và đưa ngón trỏ nhẹ nhàng vào hậu
môn,
chú ý quan sát nét mặt của trẻ
- Khám và phân tích chất nôn bằng cách quan sát trực tiếp (giúp chẩn đoán nguyên
nhân).
Sữa đã vón thì thường ở trong dạ dày một thời gian là 30-60 phút. Nôn ra nước
trong
thương lấu bú 3 giờ. Nôn ra sữatức là nôn ngay sau bú. Nếu chất nôn là dịch vàng
bẩn
cần theo dõi bệnh lý ngoại khoa cấp tính: tắc tá tràng, viêm ruột, viêm ruột hoại tử
2. Hội chứng táo bón:
2.1.1. Hỏi bệnh:

- Đi ngoài mấy lần/ngày, tính chất phân
- Chế độ ăn uống: bú mẹ hay ăm sam. Loại thức ăn hàng ngày hay ăn
- Yếu tố gia đình, tiền sử bản thân: thời gian đi ngoài phân su, chướng bụng, các
bệnh
kèm theo, các loại thuốc đã dùng
- Yếu tố tâm lý
2.1.2. Khám bệnh:
- Toàn thân: cân nặng, tình trạng thiếu máu, sốt và nhiễm trùng
- Tiêu hóa: khám bụng hố chậu trái sờ thấy cục phân, bụng chướng căng, cảm ứng
phúc
mạc (Cách khám như phần nôn trớ)
- Khám hậu môn xem có tổn thương phần bên ngoài không
- Thăm trực tràng: có rỗng, có phân rắn không
- Tìm dấu hiệu tắc ruột, rắn bò: Xoa nhẹ bụng và dùng ngón tay lích thích lên
bụng trẻ sau
đó quan sát (có thể phải làm vài lần)
- Nhìn phân (nếu có) đánh giá mùi, số lượng và tính chất phân
3. Hội chứng biếng ăn:
3.1.1. Kỹ năng giao tiếp với người mẹ và khai thác bệnh sử:
- Chú ý quan sát và đánh giá tâm lý (quá lo lắng) của người mẹ
- Bắt đầu từ khi nào? Có liên quan khi thay đổi thức ăn. Mọc răng hoặc khi mắc
bệnh
gì không
Bài giảng lâm sàng Nhi khoa Bộ môn Nhi ĐHY Hà Nội
5
- Chế độ ăn của trẻ trong thời gian gần đây
- Hoàn cảnh kinh tế và điều kiện chăm sóc của người mẹ
- Tiền sử bệnh tật của trẻ
3.1.2. Khám bệnh:
- Khám toàn diện: khám toàn thân, tình trạng dinh dưỡng

- Phát hiện các biểu hiện của tình trạng nhiễm trùng, bệnh lý gây biếng ăn
- Khám phát hiện dị tật
- Quan sát và đánh giá bữa ăn cuảtrẻ
- Đánh giá tâm lý trẻ: có được chiều chuộng quá mức không hay cáu gắt
3.1.3. Kỹ năng giáo dục tuyên truyền:
- Hướng dẫn người mẹ cách chăm sóc, đặc biệt chế độ dinh dưỡng: số lần ăn, loại
thức
ăn phù hợp với từng lứa tuổi
- Các dấu hiệu cần theo dõi khi trẻ biếng ăn: sốt, tình trạng suy dinh dưỡng

×