cảm nhận của em bài
thơ Tây Tiến
TÂY TIẾN
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi.
***
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.
***
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.
***
Doanh trại bừng lên hội đuốc, hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viêng Chăn xây hồn thơ
***
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ?
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa?
***
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.
***
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.
***
Tây Tiến người đi không hẹn ước
Đường lên thăm thẳm một chia phôi
Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.
Phù Lưu Chanh 1948
Quang Dũng
Câu 12 Giới thiệu nhà thơ Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến
1. Tác giả : Quang Dũng (1921-1988)
- Tên thật là Bùi Đình Diệm.
- Quê quán Phượng Trì, Đan Phương, Hà Tây.
- Cuộc đời: Từng gia nhập quân đội, làm thơ, viết văn, biên tập viên nhà
xuất bản
- Con người : Là một nghệ sĩ đa tài “ Cầm, kì, thi, hoạ”, nhưng trước hết
là một nhà thơ.
- Phong cách thơ: Hồn hậu, phóng khoáng, hào hoa, lãng mạn
2 . Tác phẩm :
- Vị trí: Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu cho đời thơ Quang Dũng, thể hiện
sâu sắc phong cách thơ Quang
Dũng, in trong tập thơ “Mây đầu ô”(1986).
Qua bài thơ, tác giả Quang Dũng :
- Ca ngợi vẻ đẹp của người lính Tây Tiến, cũng là vẻ đẹp của những
người lính trong kháng chiến chống
Pháp.
- Thể hiện tình cảm sâu nặng của nhà thơ với đơn vị Tây Tiến, với cảnh
vật và con người miền Tây một thời
gắn bó.
- Về nghệ thuật :
+ Hình ảnh: Đa dạng, phong phú, giàu tính sáng tạo, đậm sắc thái thẩm
mĩ ( Thiên nhiên vừa nghiệt ngã
vừa thơ mộng; con người vừa hào hùng vừa hào hoa; cảnh vừa cụ thể
vừa khái quát, vừa xa vừa gần…)
+ Ngôn ngữ: nhiều sắc thái, nhiều kết hợp từ ngữ độc đáo mới mẻ, sử
dụng địa danh ấn tượng
+ Giọng điệu khi tha thiết, , bồi hồi, khi hồn nhiên vui tười, khi trang
trọng cổ kính, khi lại man mác bâng
khuâng…
- Về nội dung : Khắc họa hình tượng người lính Tây tiến vừa hào hùng
vừa hào hoa.
Câu 13. Trình bày cảm nhận của em về đoạn 1 của bài thơ Tây
Tiến :
Mở bài: -Quang Dũng là nghệ sĩ đa tài với hòn thơ phóng khóang,
hồn hậu, lãng mạn và tài hoa
-Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu cho đời thơ và thể hiện sâu sắc phong
cách thơ Quang Dũng
-Tinh hoa của bài thơ được thể hiện trong đoạn đầu vơi bức tranh
thiên nhiên hùng vĩ, mĩ lệ của núi rừng,
nơi nhà thơ cùng đoàn quân Tây Tiến từng hoạt động, chiến đấu
Thân bài:-Giới thiệu chung
+Bài thơ được sáng tác năm 1948 khi nhà tơ rời khỏi đơn vị cũ Tây
tiến, chuyển sang hoạt đọng tại một đơn
vị khác
+Tây Tiến là một đơn vị bộ đội chống Pháp hoạt động trên địa bàn
rộng lớn chủ yếu là nơi có đảngịa hình
hiểm trở, hoang vu. Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà
Nội
-Mở đầu bằng một nỗi nhớ trào dâng
+Sông Mã hiện lên qua tiến gọi thân thương
+Điệp từ nhớ
+Điệp vần ơi làm câu thơ như ngân vang
-Hình ảnh đoàn quân mờ ảo trong sương khói của núi rừng Tây
Bắc
+Những địa danh, những bản làng của Tây Bắc
+Hành quân tuy mỏi nhưng họ không chùn bước
+Hiện thực gian khổ nhưng lãng mạn
-Địa hình hiểm trở của Tây Tiến
+Các từ láy có giá trị tạo hình cao: khúc khuỷu, thăm thẳm, heo
hút
+Con đường hành quân với những đèo dốc quanh co, gập ghềnh,
trùng điệp
+Thấy được tài năng hội họa của Quang Dũng
-Người lính Tây Tiến không chỉ đối mặt với dốc cao vực sâu mà
còn phải chịu những mất mát, hi sinh
+Hi sinh bởi bệnh tật, kiệt sức
+Nỗ lực vượt qua khó khăn, gian khổ vững bước cùng đồng đội
+Cách nói tránh về cái chết gợi tư thế ngạo nghễ của người lính mà
cũng thật hào hùng
-Núi rừng Tây Bắc ấn tượng với vẻ thâm u, hoang dã, ẩn chứa
nhiều nguy hiểm
+Các từ láy “chiều chiều”, “đêm đêm” cho thấy mối nguy hiểm lúc
nào cũng có
+Nhấn mạnh vẻ hoang dã, dữ dội của núi rừng
-Sau những chặng đường hành quân mệt mỏi, người lính Tây Tiến
được sống trong tình quân dân ngọt ngào
+ “Nhớ ôi” diễn tả nỗi nhớ da diết về những đồng bào trên Tây
Bắc
+Những liên tưởng đẹp, lãng mạn về những cô gái Thái vừa khỏe
khoắn vừa dịu dàng mà đằm thắm yêu
thương
+Âm điệu nhẹ nhàng, tha thiết, gợi cảm giác êm đảngịu, ấm áp, tạo
tâm thế cho người đọc cảm nhận đoạn
thơ tiếp theo
Kết bài:-Đoạn thơ thể hiện tài hoa, tâm hồn lãng mạn, phóng
khoáng của nhà thơ
-Đoạn thơ có ngôn ngữ giàu chất tạo hình, giàu nhạc điệu đã
đảngựng lên bức tranh sinh động về cảnh hành
quân của đoàn quân Tây Tiến trên nền thiên nhiên rừng núi thwo
mộn
-Sự gắn bó, nỗi nhớ tha thiết của nhà thơ về những ngày chiến đấu
cùng Tây Tiến