Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Một số dàn ý phân tích đề tài hay nhất 2010_3 ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (328.45 KB, 14 trang )

Một số dàn ý phân tích
đề tài hay nhất 2010


















Câu 1: Truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam:
A- Mở bài:
Nước ta là nước có nền văn hiến, lịch sử lâu đời. Trong quá trình hình
thành và phát triển, dân tộc ta
đã hình thành nhiều truyền thống tốt đẹp. Tôn sư trọng đạo là một truyền
thống có từ lâu đời, chúng ta nên
trân trọng và phát huy nó.
B- thân bài:
1. Giải thích truyền thống tôn sư trọng đạo:
- Tôn sư là gì?
Kính trọng thầy, quý mến thầy.


Theo quan niệm xưa: nghe lời thầy dạy bảo, chớ cãi lời, nhớ ơn thầy,
chăm lo khi thầy già yếu, cúng giỗ
khi thầy qua đời.
Thầy ở đây trước hết là thầy dạy chữ, dạy ở lời hay lẽ phải, sâu xa hơn là
dạy cách làm người.
- Đạo là gì?
Trước hết là đạo Nho, mở rộng hơn là việc học hành, là kiến thức.
Đạo còn là đạo đức, đạo lí.
- Vì sao phải trọng đạo?
Học đạo thì phải trọng đạo. Có trọng đạo mới học được đạo, mở mang
được tâm hồn trí tuệ.
Có trọng đạo con người mới trở nên tốt đẹp, xã hội ổn định, đất nước trở
nên hưng thich hơn.
Không trọng đạo, con người trở nên ích kỷ, xã hội suy đoạ, đất nước suy
vong.
- Tôn sư và trọng đạo.
Muốn trọng đạo thì phải tôn sư, đó là lòng biết ơn với người có công với
sự nghiệp giáo dục. Bởi vậy
ông cha ta đã thể hiện tấm lòng của mình bằng câu ca dao:
“ Muốn sang thì bắc cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.”
Thầy không chỉ dạy chữ nghĩa, kiến thức mà còn dạy đạo lí. Thầy cô
giáo là người mẫu mực về đạo đức
(thầy Chu Văn Ant, thầy Nuyễn Trãi…)
Tôn sư thì phải trọng đạo: thể hiện lòng biết ơn thầy thông qua việc học
hành, ứng xử hàng ngày, giữ lấy
đạo thầy dạy
2. Bình luận:
- Tôn sư trọng đạo là một truyền thống: từ xưa nhân dân ta đã rất quí
trọng việc học hành. Đi học để tự

khẳng định bản thân mình. Thầy cô giáo được cả xã hội quí trọng, được
đặt vào những vị trí cao nhất.
Qua các thời kì lịch sử, nhân dân ta có lúc phải chịu nhiều khổ cực
nhưng vẫn một lòng muốn được đi
học.
- Truyền thống ấy cần phải giữ gìn và phát huy: tầm quan trọng của kiến
thức và đạo lí đối với tổ quốc,
nhân dân. Trọng đạo lí phải biết nắm vững kiến hức đồng thời tu dưỡng
đạo đức để phục vụ tổ quốc
nhân dân. Truyền thống quí báu ấy cần được quan tâm đặc biệt, cần
được đề cao hơn nữa.
C- Kết bài:
Khẳng định tầm quan trọng của truyền thống quí báu này, có tác động
thúc đẩy sự phát triển của đất
nước, mỗi người phải luôn có ý thức tôn kính với những người đang
chèo lái con thuyền tri thức.
Câu 2. Nếu cuộc sống loài người thiếu sách :
Mở bài : Luận đề bàn về tầm quan trọng của sách đối với cuộc sống con
người .
- Một số dẫn chứng :
- “ Không có sách không có tri thức, không có tri thức không có chủ
nghĩa cộng sản”
( Lê Nin)
- “ Sách là ngọn đèn bất diệt của sự thông thái tích lũy lại”
(Cur_TIx)
- “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con
đường sống”
(M.Gorki)
Thân Bài :
+ Sách là kho tàng tri thức của nhân loại được tập hợp lại, được lưu lại

trên suốt trường kì tiến hóa của
nhân loại.
+ Sách cung cấp cho ta kiến thức và chỉ có kiến thức mới là con đường
sống. Nếu không có kiến thức con
người làm sao có thể tồn tại và phát triển như ngày nay, nhờ đó mà cuộc
sống của chúng ta được tốt hơn,
đẹp hơn ( vì từ những kinh nghiệp được ghi lại cho ta kế thừa, chọn lọc,
bổ sung hoàn thiện -> tạo bước phát
triển mới ) .
2, Lợi ích của việc đọc sách
+ Sách thỏa mãn yêu cầu hưởng thụ ( tiếp thu) và phát triển của trí thức
và tâm hồn con người.
+ Cuốn sách tốt là người bạn giúp ta học tập, rèn luyện hàng ngày .
+ Sách đưa ta trở về quá khứ và hướng ta tới tương lai . Sách là bó đuốc
soi đường cho cuộc sống.
+ Sách giúp ta những phút giây thư giãn trong cuộc đời lao động, chiến
đấuđầy căng thẳng, vất vả sách
cho con người hoàn thiện tài năng và nhân cách của mình, để con người
được là người hơn.
Kết bài :
Sách là báu vật không thể thiếu đối với mỗi người. Hãy biết yêu quý
sách và hãy lựa chọn sách mà đọcđể
mở rộng tầm mắt và mở rộng tâm hồn.
“ Dẫu có bạc vàng trăm vạn lạng
Chẳng bằng kinh sử một vài pho” .
( Lê Quý Đôn )
Câu 3: Đức tính mà em quý nhất :
Mở bài: - Người Việt Nam có nhiều phẩm chất tốt đẹp được lưu truyền
qua nhiều thế hệ
- Mỗi người Việt Nam đều tự hào về những phẩm chất này và một trong

những phẩm chất đán quý nhất là
tính trung thực
Thân bài:-Trung thực là ngay thẳng, that thà, nói đúng sự thật, không
làm sai lệch sự thật. Người có đức
tính trung thực là luôn tôn trọng sự thật, chân lí lẽ phải, không làm sai
lêch sự thật
-Đức tính trung thực của con người được thể hiện qua cách sống ngay
thẳng
+Thật thà, thẳng thắn khi mắc lỗi
+Không tham lam, gian gian dối
+Học sinh cần phát huy: không quay cóp, chep bài, không chạy điểm,
không dùng bằng giả
- Trung thực là đức tình cần thiết, quý báu của mỗi người
+ Có tính trung thực nhân cách con người được hoàn thiện
+ Người trung thực sẽ được người khác kính trọng, yêu mến, sẽ xây
dựng được chữ tín trong lòng mọi
người

+ Học sinh có tính trung thực sẽ có kiến thức thực
- Thiếu trung thực trong công việc sẽ gây ra nững hậu quả xấu
+ Đánh mất niếm tin và sự tôn trọng của mọi người
+ Người kinh doanh không trung thực sẽ đánh mất chữ tín trong mắt đối
tác->mất đi những cơ hội làm ăn
+ Sản phẩm thiếu trung thực ảnh hưởng xấu đến người tiêu dùng
+ Học tập thiếu trung thực sẽ rỗng kiến thức
=> thiếu trung thực làm xuống cấp đạo đức xã hội
- Mỗi người cần phải có hành động, việc làm cụ thể nhằm giúp đất nước
không còn những hành vi thếu
trung thực
+ Tự xây dựng ý thức trung thực trong từng công việc

+ Biểu dương những tấm gương tiêu biểu về đức tính trung thực, lên án
sự thiếu trung thực, đẩy lùi những
tiêu cực do thiếu trung thực gấy nên nhất là bệnh thành tích
+ Vận động mọi người tham gia giữ gìn và phát huy đức tính tốt đẹp ày
của người Việt Nam
Kết bài: -Trung thực là đức tính cần thiết trong cuộc sống
-Mỗi chúng ta cần phát huy đức tính trung thực để hoàn thiện nhân cách
bản thân và được mọi
người tin yêu, quý mến
Câu 86. Suy nghĩ của em về bệnh “Vô cảm” trong đời sống hiện nay.
Mở bài: - Truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam là thương người
như thẻ thương thân
- Một căn bệnh hiện nay đang gặm nhấm truyền thống ấy-bệnh vô cảm
Thân bài:- Vô cảm là sự đảngửng sưng, không rung động, không xúc
cản. Vô cảm là vô tâm, vô tình, không
đoái hoaifddeens chuyện đời, chuyện người, chỉ lo nghĩ cho bản thân
mình
- Nguyên nhân
+ Tác động của nền kinh tế thị trường với những bon chen, ganh đua
+ Gia đình và nhà trường chưa có biện pháp giáo dục để thế hệ trẻ có
đạo đức, phẩm chất tốt. Môn giáo dục
công dân trong nhà trường bị xem nhẹ. Thậm chí những người lớn,
những bậc phụ huynh đã vô tình có
những hánh vi xấu trở thành tấm gương không tốt cho các em
+ Tư tưởng, nhạn thức ngại va chạm, quan niêm đèn nhà ai nhà nấy dạng
- Sống vô cảm làm mất đi tính người
+ Dửng dưng với người tàn tật, người già gặp khó khăn trên đường phố
+ Thầy thuốc vô cảm gây ra những cái chết thương tâm
+ Ủy ban nhân dân xã lạnh lung ăn bớt tiền hỗ trợ ăn tết cho người
nghèo

- Bệnh vô cảm đe doa sự phát triển của loài người, giá trị tinh thần của
mỗi đất nước
- Bệnh vô cảm không phải không có cách chữa
+ Giáo dục một cách toàn diện về tầm hồn, nhân cách, phẩm chất
+ Mỗi người là một tâm gương tốt về long nhân ái cho giới trẻ noi theo
Kết bài: - Vô cảm là căn bệnh nguy hiểm
- Loài người phải bắt tay đẩy lúi căn bệnh này
Câu 4: “Nơi lạnh lẽo nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi không
có tình thương” .
Em hãy bàn luận ý kiến đó.
Mở bài:-“Nơi nào lạnh nhất?” câu trả lời “đó là Bắc Cực”. Đó là câu trả
lời đúng nhưng chưa phải là hoàn
toàn chính xác. Bởi nơi không có tình thương mới chính là nơi băng giá
và lạnh lẽo nhất
- Câu nói đã khơi dậy nhận thức tâm hồn của chúng ta
Thân bài:- Cái lạnh của Bắc Cực là sự giá rét của đất trời, cái khắc
nghiêt của thiên nhiên
- Sử dụng phép chuyển nghĩa của từ “lạnh”, mượn cái “lạnh” của tự
nhiên để so sánh với cái lạnh trong
lòng người
- Tình thương là một thứ tình cảm không thể cân đo, đong đếm, mua bán
được. Đó là sự đồng cảm, sẻ chia,
quan tâm chăm sóc, chở che mà người này dành cho người khác. Nó là
thứ tình cảm không biên giới, không
phân biệt giàu nghèo, tuổi tác, màu da, giới tính. Khi có tình thương, tâm
hồn ta sẽ được sưởi ấm
Ấm áp không phải là khi ngồi bên đống lửa, mà là bên cạnh người mà
bạn thương yêu
Ấm áp không phải khi bạn mặc một lúc hai, ba áo. Mà khi bạn đứng
trước gió lạnh, từ phía sau đến có ai

đó khoác lên bạn một tấm áo
Ấm áp không phải khi bạn nói "ấm quá". Mà khi có người thì thầm với
bạn "Có lạnh không?"
Ấm áp không phải khi bạn dùng hai tay xuýt xoa. Mà khi có tay ai kia
khẽ nắm bàn tay bạn
Ấm áp không phải khi bạn đội chiếc mũ len. Mà là khi đầu bạn dựa vào
một bờ vai tin cậy
- Con người không thể sống một mình vì chúng ta đều có nhu cầu trao
đổi tâm tư tình cảm.
- Tình thương được thể hiện dưới vô vàn hành động, la nhu cầu cấp thiết
với con người như ăn ngủ, truyền
cảm hứng, đem lại hanjhk phúc cho mọi người.
+ Trong gia đình, các thành viên yêu thương lẫn nhau, truyền cho nhau
hơi ấm tình người tạo nên một ngọn
lửa. Nhiều ngọn lửa như vậy sẽ tạo nên một xã hội tràn đầy yêu thương,
hạnh phúc, sưởi ấm một cộng đồng
+ Quyên góp ủng hộ đồng bào lũ lụt; ủng hộ, giúp đỡ gia đình ngheo,
gia đình có công với cách mạng
+ Biết cảm thông, chia sẻ khi bắt gặp hình ảnh những cụ già tóc bạc
trắng, những đứa trẻ lấm lem, thiếu ăn
thiếu mặc phải đi ăn xin
- Tình thương là tất cả. Không có tình thương con người sẽ trở nên nhỏ
nhen, ích kỉ, thế giới sẽ trở nên lạnh
lẽo, tàn nhẫn
+ Những đứa trẻ mắc bệnh tự kỉ ngày càng gia tăng là hậu quả của việu
thiếu tình thương, tình cảm từ gia
đình, bố mẹ.
- Cuộc sống thiếu tình thương sẽ hủy diệt mạng sống và nhân cách con
người
+ Sống trong một xã hội toàn bọn mặt người dạ thú như Bá Kiến, Chí

Phèo bị tàn phá cả nhân hình lẫn nhân
tính của một con người “Đói rét và bệnh tật lúc này không có nghĩa lí gì
hết, hắn không sợ mà hắn sợ nhất
là cô độc”
+ Trong chuyện cô bé bán diêm của An-đéc-xen, sự ghẻ lạnh của người
cha, sự thờ ơ của người qua đường
chính là thủ phạm cướp đi sự sống của en chứ không phải giá lạnh
- Tình thương có thể san sẻ mọi khó khăn, tạo ra sức mạnh để con người
có thể vượt qua mọi gian lao, trở
ngại, vững niềm tin yêu vào cuộc sống
+ Các anh chiến sĩ ngày đêm bảo vệ tổ quốc. Họ hướng về đất nước-nơi
có biết bao tình thương gửi gắm
qua những bức thư. Họ mỉm cười và hiều rằng họ cần phải thực hiện tốt
nghĩa vụ của mình
+ Bộ phim titanic: khi con tàu khổng lồ bị chìm dưới lòng Đại Tây
Dương, đôi tình nhân trẻ chơi vơi lạc
lõng giữa biển, chàng trai đã chết song cô gái vẫn vượt qua cái đêm kinh
hoàng ấy và sống một cuộc sống
tốt đẹp nhờ những lời an ủi và tình yêu của chàng trai
Kết bài:- Câu nói hàm chứa tính nhân văn, tính thẩm mĩ và tính triết lí
cao cả
- Cuộc sống là nhà trường lớn nhất, nơi mà bài học tình thương vô giá đi
thẳng vào tim
Câu 5. Có người từng nói: “Có 3 điều trong cuộc đời mỗi người, nếu
đi qua sẽ không lấy lại được: thời gian, lời nói và cơ hội”. Em suy
nghĩ gì về câu nói đó
Mở bài: Có ba điều quý gia nhất trong cuộc đời là thời gian, lời nói và
cơ hội vì một khi chúng qua đi thf
không thể nào lấy lại được
Thân bài:-Thời gian không tuần hoàn, một đi khong trở lại (trích dẫn

quan niệm của Xuân Diệu)
+ Những gì xảy ra trong quá khứ không thể thay đổi được
+ Phải biết trân trọng những day phút hiện tại. Đừng để thời gian trôi
qua một cách vô nghĩa
+ ”Việc hôm nay chớ để ngày mai”. Hãy làm tất cả những gì hôn nay
bạn có thể làm. Hãy tận dụng tối da
thời gian mầ bạn có để dành thời gian của ngày mai cho những việc mới
- Lời nói như bát nước đổ đi không lấy lại được
+ Lời nói là phương tiện giao tiếp không thể thiếu trong cuộc sống
+ Mỗi lời nói khác nhau có tác động khác nhau (1 lời vô lí là một xung
đột hiểm họa, 1 lời nói nóng giận có
thể làm hỏng cả cuộc đời, 1 lời nói yêu thương có thể xoa dịu mọi nỗi
đau, có thể làm cho con người ta trở
nên hạnh phúc)
+ Nói được và được nói là một niềm hạnh phúc. Hãy dành những
lowifnois tốt đẹp, chân thành cho mọi
người bạn sẽ thấy bạn nhận được rất nhiều
- Cơ hội là điều kiện thuận lợi giúp ta thực hiện một công việc nào đó
+ Cuộc sống không phải toàn màu hồng. Không phải lúc nào cuộc sống
cũng dành những cơ họi tốt cho bạn
+ Cơ hội đến không bao trước mà đi lại rất nhanh. Trước khi nó đi bạn
phải nắm bắt lấy nó
+ Nếu cơ hội không tìm đến bạn thì hãy tự tạo cơ hội cho mình
+ Biết tận dụng cơ hội sẽ giúp bạn có được thành công.Dừng bao giờ
đảngẻ mình phải hối hận khi để cho
cơ hội tuột mất khỏi tầm tay
Kết bài: - Thời gian, lời nói và cơ hội là ba điều giá trị của cuộc sống mà
mỗi chúng đều có thể nhận được.
Tuy nhiên không phải ai cũng nhận ra chúng là ba thứ quý gia mà đi qua
thì sẽ khong lấy lại được.

- Mỗi chúng ta hãy tự học cách nắm giữ và tran trọng chúng__

×