Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.22 KB, 4 trang )
MỘT SỐ NGHIỆM PHÁP THĂM DÒ
CHỨC NĂNG THẬN
1. PHƯƠNG PHÁP THANH THẢI
Từ phương pháp thanh thải creatinin của Rehberg (1926), hoặc phương pháp thanh
thải urê của Moler Mehntosh và Van Slyke (1928), ngày nay người ta đã tìm được
nhiều chất thử thích hợp cho việc thăm dò từng phần chức năng thận: inulin,
creatinin, urê, P.A.H, Cr 51, E.D.T.A
Năm 1928, Van Slyke nhận thấy ở trong một điều kiện nhất định (sự bài
niệu>2ml/min), lượng một chất được bài tiết trong nước tiểu (U.V) tỷ lệ thuận với
nồng độ chất đó có trong máu (P), hay:
Trong đó:
U: (mg%) chất có trong nước tiểu
V: (ml/min) lượng nước tiểu/min
U.V: (mg/min) lượng chất được đào thải/min
P: (mg%) nồng độ chất có ở trong máu
C: (ml/min) lượng huyết tương được lọc sạch một chất/min
Hằng số C được Van Slyke gọi là độ thanh thải. Độ thanh thải (clearance) là lượng
huyết tương tính bằng ml chứa một chất trong một đơn vị thời gian đã bị lọc sạch
chất đó.
Nếu nhân hằng số C với nồng độ chất đó có trong huyết thanh, thì biết được lượng
chất đó được đào thải ra ngoài trong một đơn vị thời gian.
Như vậy chỉ trong một điều kiện đặc biệt, một chất chỉ đi qua thận một lần đã bị
loại trừ hoàn toàn, thì độ thanh thải mới tương ứng được lượng huyết tương qua
thận. Điều này rất khó xảy ra trong cơ thể. Vì thế, đây là một khái niệm trừu
tượng, nhưng ta vẫn có thể hiểu và ứng dụng được.
Ví dụ, trong một phút có một lượng chất được bài tiết ra ở 75ml huyết tương và
điều này ta cũng có thể cho: trong một phút có 1/2 lượng chất đó được bài tiết ra ở
150ml huyết tương. Như thế, khái niệm lọc sạch đã được hiểu một cách dễ dàng
hơn.