Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

TRƯỜNG CĐ VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÀ DU LỊCH SÀI GÒNBÁO CÁO THỰC TẬP TOUR XUYÊN_6 pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.26 MB, 62 trang )

TRƯỜNG CĐ VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÀ DU LỊCH SÀI GÒN
BÁO CÁO THỰC TẬP TOUR
XUYÊN VIỆT
NĂM HỌC : 2007 – 2011












Một số công trình lớn đang hoàn thiện, chưa khánh thành là:
Ngôi điện Thích Ca hay điện Pháp Chủ là ngôi điện lớn 8 mái tôn
thở tượng đức Phật Thich Ca bằng đồng đúc nguyên khối có trọng lượng
100 tấn, cao 10m, được Công ty trách nhiệm hữu hạn thủ công mỹ nghệ
Đoàn Kết do nghệ nhân chính Nguyễn Trọng Hạnh đúc thành công ở
Yên Tiến, Ý Yên, Nam Định. Trong điện còn có tôn thờ bộ tượng Bát
Bộ Kim Cương bằng đồng và trang trí cặp Hạc bằng đồng lớn nhất nước.
Tháp chuông bát giác 3 tầng 24 mái treo quả đại hồng chung nặng
36 tấn đồng, cao 5,40m, đường kính 3,45m do nghệ nhân Nguyễn Văn
Sính ở phường Phường Đúc, thành phố Huế thực hiện. Ông Sính đã đúc
thành công 2 đại hồng chung lớn nhất nước (27 tấn và 36 tấn) cho chùa
Bái Đính, phá kỷ lục đại hồng chung chùa Cổ Lễ nặng 9 tấn.
Điện thờ và tượng Bồ tát Quán Thế Âm. Điện được xây bằng
những cột gỗ lim lớn với diện tích 800 m
2


, đỉnh điện cao 15m, tượng Bồ
tát Quán Thế Âm ngàn mắt ngàn tay được đúc bằng đồng cao 11m, nặng
70 tấn.

Đoàn múa rồng




Cắt băng khánh thành
Tam quan nội được dựng bằng gỗ, trong đặt hai tượng Hộ Pháp bằng
đồng, mỗi tượng nặng 12 tấn.
Hành lang La Hán tôn thờ bộ tượng 500 vị La Hán bằng đá do các nghệ
nhân làng đá Ninh Vân (Ninh Bình) thực hiện tại xưởng đá của nghệ
nhân Phạm Ngọc Hoàn hơn 3 năm qua. Mỗi tượng cao từ 2m đến 2,5m,
nặng khoảng 2 tấn đến 2,5 tấn.
Ghi nhận các thành quả đã đạt được trong 3 năm 2006, 2007 và 2008,
Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam đã xác lập 5 kỷ lục chùa Bái Đính:
1. Pho tượng đức Phật Thích Ca bằng đồng cao và nặng nhất Việt Nam
(xác lập kỷ lục ngày 04-5-2006).
2. Bộ tượng Tam Thế Phật bằng đồng lớn nhất Việt Nam (xác lập kỷ lục
ngày 12-12-2007).
3. Đại hồng chung lớn nhất Việt Nam (xác lập kỷ lục ngày 12-12-2007).
4. Giếng nước lớn nhất Việt Nam (xác lập kỷ lục ngày 12-12-2007).
5. Lễ trồng cây Bồ Đề lớn nhất Việt Nam (xác lập kỷ lục naêm 2008).
Ngôi phạm vũ lớn nhất Việt Nam đang xây dựng giai đoạn 2. Nhiều
công trình kế tiếp sẽ được xác lập kỷ lục hoặc phá kỷ lục Phật giáo Việt
Nam. Rất mong chùa có một số công trình được ghi vào sách Guinness
thế giới.
Viện chủ ngôi chùa hiện nay là Hòa thượng Thích Thanh Tứ, đương

nhiệm Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội
Phật giáo Việt Nam.
Hằng ngày, các đoàn chư vị Tôn đức Tăng Ni, Phật tử và du khách gần
xa không ngớt đến lễ Phật, viếng chùa, chiêm bái những công trình kiến
trúc, điêu khắc và cảnh quan lớn đẹp của Phật giáo Việt Nam đầu thế kỷ
XXI.
Đặc biệt, vào ngày 06 tháng 6 năm 2009 tới đây, chùa sẽ tổ chức đại lễ
cung nghinh 6 viên ngọc Xá Lợi Phật và 3 viên ngọc Xá Lợi Thánh
Tăng từ Thái Lan và Tổ đình Giác Quang (TP. Hồ Chí Minh) về tôn thờ.
Chùa sẽ tổ chức đại lễ khánh thành vào lễ năm 2010, nhân dịp kỷ niệm
1.000 năm vua Lý Thái Tổ ban chiếu dời Đô và quyết định chuyển kinh
đô từ Hoa Lư ra Thăng Long.
Vào ngày 6-6-2009 nơi đây sẽ diễn ra lễ cung nghinh Ngọc Xá Lợi Phật
do một vị Sư Thái Lan trao tặng và GHPGVN tổ chức và sẽ được tôn trí
tại đây để mọi người đến chiêm bái.
Chùa Bái Đính đón ngọc xá lợi Phật
Dưới đây là chùm ảnh về lễ cung nghinh xá lợi ở chùa Bái Đính (Ninh
Bình) của phóng viên VietNamNet:






ĐỀN NHÀ TRẦN
Làng Tứ Mặc thuôc xả
Lộc Vượng ,ngoại thành Nam
Định cách trung tâm thành phố
3km .Dây là quê hương của nhà
Trần ,nới sinh ra Trần Hưng

Đạo vị anh hùng dận tộc khu du
lịch rộng vài chục hecta với đền Thiên Đương ,Cố Trạch thờ các vua Trầ
và Trần Hưng Đạo ,chù Tháp Phổ Minh …
Sử cũ cho biết vào năm 1239 ,nhà vua cho xây dưng hang cung ở
làng quê mình đẻ lúc thư nhàn cề thăm . Đến năn 1262 Thương Hoàng
đến chơi hành cung i73 Tứ Mặc mban yến tiệc cho dân và thăng làng Tứ
Mặc lên phù Thiên Trường ,dưng tíêp cung Trần Quang để cho các vua
đã nhường ngôi Thái Thượng Hoàng về ờ .Phía tâ cung đình là chù Phổ
Minh ,lại dựng một cung điện cung riêng cho các vua đương triều mỗi
khi về thăm Thái Thuợng Hòang thì nghỉ tại đó.700 năm trôi qua cung
diẹn cũ không còn nũa ,nay có ngôi đền Thiên Trương thờ 14 vi vua
Trần , đền Cố Trạch thờ Trần Hưng Đạo chùa Phổ Minh vói tháp Phổ
Minh nổi tiếng.


Chùa Phổ Minh


Chùa Phổ Minh ( Phổ Minh Tự ) là một
ngôi Chùa ở thôn Tức Mạc, nằm cách Thành
Phố Nam Định khoảng 5 km về phía Bắc,
vùng quê này là quê hương của các Vua Nhà
Trần. Chùa còn có tên là Chùa Tháp.
Lịch Sử
Theo biên niên sử, Chùa được xây dựng
vào năm 1262, ở phía Tây Cung Trùng Quang
của các Vua nhà Trần. Nhưng theo các minh
văn trên bia, trên chuông thì ngôi Chùa này đã
có từ thời nhà Lý. Có thể chùa đã được xây
dựng lại với quy mô rộng lớn từ năm 1262.

Tuy đã nhiều lần tu bổ nhưng Chùa vẫn còn giữ được nhiều dấu tích
nghệ thuật đời Trần.
Kiến Trúc


Tháp Phổ Minh Trong Tờ 100 Đồng

Cụm kiến trúc chính của Chùa
bao gồm 9 gian Tiền đường, 3 gian
Thiêu Hương, Toà Thượng Điện
cũng 3 gian nhưng rộng hơn, xếp
theo hình chữ " Công ". Bộ cửa gian
giữa nhà tiền đường gồm 4 cánh
bằng gỗ lim, to dày, chạm rồng, sóng nước, hoa lá và văn hoa hình học.
Hai cánh ở giữa chạm đôi rồng lớn chầu Mặt Trời trong khuôn hình lá
đề, được coi là một tác phẩm điêu khắc khá hoàn mỹ. Cũng như đôi sấu
đá trên thành bậc tam quan và đôi rồng trên thành bậc gian giữa tiền
đường, bộ cánh cửa này còn giữ được những dấu ấn của nghệ thuật
chạm khắc đời Trần.
Trong Chùa có bày tượng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn ( Tượng
nằm ); tượng Trúc Lâm tam tổ dưới bóng trúc; một số tượng Phật đẹp
lộng lẫy. Chuông lớn của Chùa có khắc bản văn " Phổ Minh Đỉnh Tự "
đúc năm 1796 - Chùa vốn có một vạc lớn, sử sách coi là một trong bốn
vật báu của Việt Nam ( An Nam tứ đại khí ) nay không còn.
Sau Thượng Điện, cách một sân hẹp là ngôi nhà dài 11 gian. Ở
giữa là 5 gian nhà Tổ, bên trái là 3 gian nhà Tăng và bên phải là 3 gian
Điện Thờ. Hai dãy hành lang nối tiền đường ở phía trước với ngôi nhà
11 gian ở phía sau làm thành một khung vuông bao quanh kiến trúc
Chùa.
Kiến trúc thời nhà Trần được bảo tồn khá nguyên vẹn ở đây là

Tháp Phổ Minh, dựng năm 1305. Tháp cao khoảng 17 m, gồm 14 tầng.
Nền Tháp và tầng thứ nhất xây bằng đá, những tầng còn lại phía trên xây
bằng gạch. Tầng nào cũng trổ 4 cửa vòm cuốn, giữa các tầng là gờ mái
Tầng Tháp thứ nhất đặt trên bệ đá, có hai lớp cánh sen, lớp dưới chúc
xuống, lớp trên ngửa lên đỡ lấy Tháp hình vuông, mỗi cạnh rộng hơn 5
m. Bệ và tầng thứ nhất có những hình chạm nông trên mặt đá như hoa lá,
sóng nước, mây cuốn, đặc trưng cho phong cách trang trí thời nhà Trần.
Mặt ngoài những viên gạch các tầng trên được trang trí hình rồng.
Trong sân Chùa, ngoài ngôi tháp còn có hai nhà bia ở hai bên. Nhà
bia bên phải, che tấm bia năm 1916, nói về Tháp Phổ Minh, còn nhà bia
bên trái, có tấm bia năm 1668, nói về ngôi Chùa.
Tháp Phổ Minh
Một số công trình kiến trúc bài trí khác đã làm tô thêm vẻ đẹp của
Chùa Phổ Minh, như 3 gian tam quan khung gỗ, tường gạch, mái ngói
rêu phong, cổ kính với bức hoành phong đề 4 chữ lớn. " Đại Hùng Bảo
Điện " và thành bậc thềm ở chính giữa có chạm đôi sấu đá rất sống
động, hai hồ tròn thả sen nằm đăng đối hai bên lối đi dẫn vào Chùa.
Chùa Phổ Minh thuộc Phường Lộc Vượng, Thành Phố Nam Ðịnh,
cách Hà Nội khoảng 94km, cách trung tâm Thành Phố Nam Ðịnh 4km
về phía Tây Bắc. Ðây là nơi lễ bái tụng niệm của các quan lại, quý tộc
cao cấp nhà Trần, được bố trí theo kiểu nội công ngoại quốc và thể hiện
rất rõ dấu ấn sự hoà đồng của ba tôn giáo Nho - Phật - Lão, tam giáo
đồng nguyên.
Ngôi chùa nguyên được xây dựng từ thời Lý đã được vương triều
Trần mở rộng vào năm 1262.
Trong Chùa có nhà Thuỷ Tạ, có hồ sen, có nhiều cây cổ thụ sum
sê. Trước cửa chùa có đỉnh đồng nặng trên 7 tấn, có chuông lớn khắc
chữ " Phổ Minh Đỉnh Tự ". Chùa vốn có một vạc lớn ở trước cửa ( Vạc
Phổ Minh ), là một trong bốn báu vật " An Nam Tứ Đại Khí ", nay
không còn nữa.

Trong Chùa có tượng Trần Nhân Tông nhập Niết Bàn, tượng Trúc
Lâm tam tổ ( Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang ) và gần 60
tượng Phật, Thánh khác được sơn son thếp vàng rất đẹp. Qua nhiều lần
tu sửa đến nay quy mô của chùa đã bị thu hẹp nhiều so với trước. Tuy
vậy kiến trúc đời Trần ở đây còn lại khá nhiều : 96 chân tảng đá chạm
hoa sen, nhiều đôi sóc đá, hai đôi rồng chạm đá trước bái đường.
Ðặc biệt còn có cây Tháp được xây
dựng trước cửa bái đường vào năm 1305. Ðây là
loại Tháp hình hoa sen có 13 tầng cao 21m. Bệ
và tầng một xây bằng các phiến đá xanh trang trí
tinh vi, các tầng trên xây bằng gạch, trên cùng là
bút tháp bằng đá. Tháp có hình chóp, đáy vuông,
mỗi cạnh dài 5,2m. Các tầng Tháp đều có mái ở 4 cong phía. Trọng
lượng Tháp nặng khoảng 700 tấn trên một tiết diện nhỏ 30m² tại vùng
chiêm trũng nhưng vẫn đững vững suốt 7 thế kỷ qua.

Nhà Trần là một triều đại làm vẻ vang cho lịch sử dân tộc Việt
Nam với ba lần đại thắng quân Nguyên xâm lược vào thế kỷ XIII. Tổ
tiên nhà Trần vốn làm nghề chài lưới trên sông Châu chảy qua đất Nam
Định. Ở hữu ngạn sông Châu đã hình thành hương Tức Mạc, nay thuộc
Xã Lộc Vượng, cách Thành Phố Nam Định khoảng 5km về phía Bắc, là
nơi sinh của người anh hùng Trần Quốc Tuấn và cũng là đất tổ của nhà
Trần.
Khi vừa lên ngôi, Trần Thái Tông đã biến quê hương Tức Mạc của
mình thành một công trường lớn. Từ năm 1239 thợ thuyền được tuyển
chọn cùng với phu lính làm việc ròng rã mấy chục năm liền để xây dựng
những Lâu Đài, Cung Điện, Đền Miếu, Dinh Thự, Chùa chiền trên mảnh
đất này. Mùa xuân năm 1262 Trần Thánh Tông về hành cung Tức Mạc
ban yến lớn, hậu thưởng các hương lão và đổi hương Tức Mạc thành phủ
Thiên Trường.

Trong phủ Thiên Trường có hai cung điện được xây cất nguy nga
lộng lẫy là cung Trùng Quang và cung Trùng Hoa để vua nối ngôi ở khi
về chầu. Ngày nay hai cung điện đó đã bị chiến tranh tàn phá nhưng các
địa danh ở đây đều gắn liền với những sự tích xa xưa: cảnh nội cung
trước kia là sân trong phủ, cánh đồng cũ xưa là nơi giam giữ tù nhân
dùng vào việc xây cất cung điện. Các xóm làng ở quanh phủ như Liễu
Nhai xưa là vườn liễu; làng Lựu Phố xưa là vườn lựu; trường giảng văn,
bình thơ; làng Phường Bông xưa là nơi diễn ca múa nhạc của hoàng tộc.
Nằm ở phía Tây cung Trùng Quang, Chùa Phổ Minh vốn được xây
dựng từ thời Lý. Đến thời Trần, chùa đã được trùng tu và mở rộng cho
tương xứng với vị trí tôn quý của phủ Thiên Trường. Kiến trúc chính của
Chùa bao gồm chín gian tiền đường, ba gian thiêu hương và tòa thượng
điện, xếp theo hình chữ " Công ". Gian giữa nhà tiền đường có bộ cửa
gồm 4 cánh bằng gỗ lim, chạm rồng, sóng nước, hoa lá và hoa văn hình
học. Hai cánh ở giữa chạm đôi rồng lớn chầu mặt trời là tác phẩm điêu
khắc gỗ đời Trần còn lưu lại cho đến ngày nay.
Tam quan Chùa có ba gian bằng gỗ, tường xây gạch, mái lợp ngói
cổ, trên cửa có bốn chữ " Đại Hùng Bảo Điện ", dưới thềm đá ba cấp
làm thành bậc ở gian giữa, hai bên có đôi sấu đá chầu. Một con đường
nhỏ chạy thẳng giữa một ao tròn, dẫn đến bức tường " Bình phong " rồi
đến sân trước Chùa và hai nhà bia. Bia đá bên phải đề dòng chữ " Phổ
Minh Thiền Tự" khắc năm Mậu Thân 1668. Bia đá bên trái có dòng chữ
" Phổ Minh Bảo Tháp Từ Bi " khắc năm Bính Thìn 1916.
Trong Chùa ngoài hệ thống tượng Phật, Bồ - Tát, được Thờ ở
chánh điện, có thờ tượng Trần Nhân Tông nhập niết bàn, tượng Thiền sư
Pháp Loa, Thiền sư Huyền Quang ở hậu điện. Chuông lớn của chùa có
khắc bản văn " Phổ Minh Đỉnh Tự " đúc năm Cảnh Thịnh thứ tư ( 1796
). Ngoài ra, xưa kia chùa còn có một vạc lớn được xem là một trong " Tứ
đại khí " của nước ta.
Sau thượng điện, cách một khoảng sân hẹp là tòa nhà mười một

gian kéo dài theo hình chữ " Nhất". Giữa là năm gian nhà tổ, bên trái là
ba gian nhà tăng, bên phải là ba gian điện thờ. Trong nhà tổ có pho
tượng Bà Chúa Mạc, người từng về tu ở chùa, tạc bằng đá trắng ngồi
trên tòa sen, dựa lưng vào bức nền có trang trí vòng ánh sáng với ba chữ
" Thường tịch quang ". Hai dãy hành lang nối liền nhà tiền đường và tòa
nhà 11 gian tạo thành vòng ngoài của chữ " Quốc ". Phía sau nhà tổ là
vườn Tháp, có Tháp Bà Chúa Mạc bằng đất nung.
Công trình kiến trúc quý giá mang phong cách đời Trần còn được
bảo tồn khá nguyên vẹn cho đến ngày nay là tháp Phổ Minh. Do công
trình này mà Chùa Phổ Minh còn được gọi là Chùa Tháp. Tháp dựng
vào khoảng năm 1305, niên hiệu Hưng Long thứ mười ba, đời vua Trần
Anh Tông. Tháp cao khoảng 21m, gồm 14 tầng, xây trên 12 bậc gạch,
càng lên cao càng thu hẹp dần và kết thúc bằng một chỏm nhọn hình bầu
rượu có nhiều cạnh.
Tầng trên đều trổ bốn cửa cuốn tò vò ra bốn phía. Lúc đầu 13 tầng
trên được xây bằng gạch trần màu đỏ sơn son, về sau một tín chủ đã bỏ
tiền trát vữa. Bệ thờ đặt trong lòng tầng Tháp thứ nhất. Trang trí trên
Tháp đơn giản song rất mỹ quan : Các lớp cánh sen và những hoa văn
dây uốn lượn quanh cửa tháp cùng với hình rồng uốn khúc, vờn mây
khắc họa trên các viên gạch ốp mặt ngoài trông rất ngoạn mục.

Cửa khẩu Hữu Nghị nằm cách thị trấn Đồng Đăng 4km về phía Đông Bắc, đây là
một trong những cửa khẩu quan trọng giữa nước ta và nước Trung Quốc dành cho
xuất khẩu hàng hóa, đặc biệt là nông sản giữa hai nước, tuy so với các cửa khẩu
khác như :Móng Cái, Hà Khẩu…tầm vóc hữu nghị quan là khá nhỏ, nhưng đây là
cửa khẩu chính đưa du khách Việt Nam sang Trung Quốc du lịch. Hiện nay du
khách muốn sang Trung Quốc rất dễ dàng chỉ cần làm giấy thông hành có hoàn tất
trong ngày ta có thể sang Trung Quốc du lịch.





Động Tam Thanh nhắc đến động tam thanh không thể không nhớ tới câu ca dao
cổ:
Đồng đăng có phố kỳ lừa
Có nàng tô thị có chùa tam thanh.
Đồng đăng, kỳ lừa núi vọng phu, động Tam Thanh đều là những thắng cảnh đông
vui của Lạng Sơn, vẻ đẹp trong cảnh hang động kỳ thú Lạng Sơn người ta thường
nhắc tới bộ ba nhất thanh- nhị thanh- tam thanh. Động tam thanh được biết đến
trước tiên theo Phan Huy Ích(1782-1840) thì Động Tam Thanh vách đá lởm chởm,
trông xuống bên sông. Trước động có hồ, chùa ở lưng chừng núi, cảnh chí âm u
vắng vẻ. bên hữu động là núi vọng phu, trên đỉnh có moỏm đá nhu hình người đàn
bà đứng ngóng trông chờ chồng.

Chợ Đông Kinh là chợ lớn nhất lạng sơn, trước đây là một bãi đất trống dùng để
họp chợ phiên giữa người dân tộc thiểu số và người Việt đến năm 1890 chợ được
xây dựng khá nhỏ khoảng 500m2. đến năm 1998trong quy hoạch phát triển chung
của thị xã chợ đã được xây dựng tầm vóc như bây giờ. Nơi đây giờ là trung tâm
thương mại lớn của tỉnh Lạng Sơn chuyên mua bán sỉ và lẻ các mặt hang Trung
Quốc đặc biệt là các loại dược thảo.

Chợ Kỳ Lừa đã có từ hàng trăm năm nay, nằm ở trung tâm của TP Lạng Sơn là
một trung tâm buôn bán sầm uất của nhân dân trong vùng cũng như khách ngoài
tỉnh. Chợ Kỳ Lừa nổi tiếng từ xưa đến nay vì vậy, du khách đã đến đến Lạng Sơn
ai cũng muốn vào chợ vừa để biết vừa để chiêm ngưỡng và mua vài kỷ niệm trong
chuyến đi.

Khu di tích Đền Hùng thuộc thôn
Cổ Tích xã Hy Cương huyện
Phong Châu tỉnh Vĩnh Phúc. Ngày

xưa vùng đất này là trung tâm của
nước Văn Lang, nằm giữa hai
dòng sông giống như hai dãy hào
thiên nhiên khổng lồ bao bọc lấy
cố đố xưa, của các vua Hùng. Phía
Đông với các dãy núi non trùng
điệp. Đền Hùng là trung tâm tiêu
biểu về thời đại các vua Hùng còn
để lại trong hàng chục di chỉ khảo
cổ học, những di chỉ khảo cổ đó là

một minh chứng một thời đại với nghề luyện kim đồng thau và trồng lúa của một
nền văn minh nông nghiệp, đã từng tồn tại trước công nguyên hàng nghìn năm.
Khu di tích Đền Hùng gồm có 4 đền: Đền Hạ, Đền Trung, Đền Thượng, Đền
Giếng, một chùa và một Lăng Tổ.
Đền Hạ có vào khoảng TK 17, TK 18. ở đây có Chuông và chùa Thiên Quang
Thiên Tự. được xây dựng vào thời nhà Lê(1427-1573). Chùa Thiên Quang thờ phật
theo phái Đại Thừa, thước chùa có cây thiên tuế có khoảng 700 năm. Và vào ngày
19/9/1954 khi tới thăm Dền Hùng đã ngồi nghỉ dưới bóng cây này.
Đền Trung xuất hiện sớm nhất trên núi Hùng.
Đền Thượng xây dựng vào TK15. trong dịp đại trùng tu từ 1914- 1922, kiến trúc
chủ yếu là cột gỗ có đá kê và lợp ngói.
Lăng tổ được ghi vào thời gian nào chưa rõ, tới năm 1874 được xây dựng như kiểu
dáng ngày nay.
Đền Giếng kiến trúc có vào khoảng
TK18, đền nằm dưới chân núi Hùng
gồm 3 lớp nhà và hai nhà oản hai bên.
Tại đền Giếng chiều 18/9/1954 Bác
Hồ đã về nghỉ ở đây, hôm sau
19/9/1954 Bác đã gặp gỡ và nói

chuyện với cán bộ, chiến sĩ đại đoàn
quân Tiên Phong trước khi về tiếp
quản Thủ Đô. Lời Bác dặn đã trở
thành chân lý:
“ Các Vua Hùng đã có công dựng nước Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”
Hàng năm vào 10/3 âm lịch, tổ chức lễ hội rất lớn cho người dân Việt về đây tỏ
lòng kính hiếu Tổ Tiên, nhưng cũng là để nhân thêm lòng yêu thương con người,
và cũng chính vì thế mà có câu thơ:
“Dù ai đi ngược về xuôi.Nhớ ngày giỗ Tổ mùng 10 tháng 3.”
Khắp miền truyền mãi câu ca
Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm”.










SAPA THƠ MỘNG

Sa Pa là một thị trấn và là khu nghỉ mát thuộc tỉnh Lào Cai, Việt Nam. Từ Hà Nội,
có thể đi bằng tàu hỏa hay ô tô đến thị xã Lào Cai (376 km). Tuy nhiên việc đi lại
bằng ô tô có thể gặp trở ngại về mùa mưa. Từ Lào Cai đến Sa Pa bằng ô tô hoặc xe
máy trên quãng đường khoảng 38 km. Sa Pa đồng thời cũng là tên gọi của một
huyện của tỉnh Lào Cai.



Nguồn gốc tên gọi

Tên Sa Pa có nguồn gốc từ tiếng Quan Thoại. Trong tiếng Quan Thoại phát âm là
SaPả hay SaPá tức "bãi cát" do ngày trước khi có thị trấn Sa Pa thì nơi đây chỉ có
một bãi cát mà dân cư bản địa thường họp chợ.
Từ hai chữ "Sa Pả", người phương Tây phát âm không dấu, thành SaPa và họ đã
viết bằng chữ Pháp hai chữ đó thành "ChaPa" và một thời gian rất dài sau đó người
ta dùng "ChaPa" như một từ tiếng Việt. Thị trấn Sa Pa trước đây có một mạch
nước đùn lên màu đỏ đục, nên dân địa phương gọi là "hùng hồ", tức "suối đỏ".
Lịch sử
Một biệt thự ở Sa Pa, với nền núi rừng ẩn hiện trong mây. Trước kia, Sa Pa là một
cao nguyên nhỏ mang tên Lồ Suối Tủng. Năm 1897, chính quyền thuộc địa Pháp
quyết định mở một cuộc điều tra về người dân tộc thiểu số miền núi vùng cao.
Những đoàn điều tra đầu tiên đến Lào Cai vào năm 1898. Mùa đông năm 1903,
trong khi tiến hành đo đạc xây dựng bản đồ, đoàn thám hiểm của Sở địa lý Đông
Dương đã khám phá ra cảnh quan cao nguyên Lồ Suối Tủng và làng Sa Pả. Sự kiện
này đánh dấu việc ra đời của thị trấn Sa Pa.
Năm 1905, người Pháp đã thu thập được những thông tin đầu tiên về địa lý, khí
hậu, thảm thực vật Sa Pa bắt đầu được biết tới với không khí mát mẻ, trong lành
và cảnh quanh đẹp. Năm 1909, một khu điều dưỡng được xây dựng. Năm 1917,
một văn phòng du lịch được thành lập ở Sa Pa và một năm sau, người Pháp bắt đầu
xây đựng những biệt thự đầu tiên. Năm 1920, tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai
hoàn thành, Sa Pa được xem như thủ đô mùa hè của miền Bắc. Tổng cộng, người
Pháp đã xây dựng ở Sa Pa gần 300 biệt thự.
Sa Pa bị tàn phá nhiều trong Chiến tranh Đông Dương. Vào thập niên 1990, Sa Pa
được xây dựng, tái thiết trở lại. Nhiều khánh sạn, biệt thự mới được xây dựng. Từ
40 phòng nghỉ vào năm 1990, lên tới 300 vào năm 1995. Năm 2003, Sa Pa có
khoảng 60 khách sạn lớn nhỏ với 1.500 phòng. Lượng khách du lịch tới Sa Pa tăng
lên từ 2.000 khách vào năm 1991 đến 60.000 khách vào 2002.


Vị trí, địa hình, khí hậu
Vị trí
•Kinh độ: 103°52′00″ - 104°00′00″ Đông
•Vĩ độ: 22°08′00″ - 22°21′00″ Bắc
Địa hình
Sa Pa là một thị trấn nghỉ mát đẹp và thơ mộng, nằm ở độ cao 1.500-1.800 m so
với mực nước biển.
Khí hậu
Khí hậu Sa Pa mang sắc thái khí hậu á ôn đới và cận nhiệt đới. Sa Pa mát mẻ
quanh năm, nhiệt độ trung bình năm 15-18°C, mùa hè không nóng gắt như vùng
đồng bằng ven biển.
•Mùa hè, nhiệt độ khoảng 13-15°C (ban đêm) và 20-25°C (ban ngày).
•Mùa đông thường có mây mù bao phủ và rất lạnh, nhiệt độ có khi xuống dưới
0°C, thỉnh thoảng có tuyết rơi. Những du khách thích ngắm tuyết rơi có thể đến Sa
Pa vào mùa này.
Thời tiết ở Sa Pa một ngày có tới bốn mùa: sáng, chiều là thời tiết của mùa xuân,
thu. Buổi trưa là thời tiết của mùa hạ, thường có nắng nhẹ, trời quang mây nhưng
khí hậu vẫn dịu mát. Đêm đến trời lạnh là thời tiết của mùa đông. Từ tháng 5 đến
tháng 8 ở Sa Pa có mưa nhiều. Lượng mưa trung bình hàng năm đạt 1.800-2.200
mm.

Dân tộc

Đây là nơi sinh sống của dân cư bảy dân tộc Mông, Dao, Tày, Giáy, Xá Phó, Kinh
và Hoa.
Các dân tộc ở Sa Pa có những lễ hội văn hóa mang nét đặc trưng:
•Hội roóng pọc của người Giáy vào tháng giêng âm lịch.
•Hội sải sán (đạp núi) của người Mông.
•Lễ tết nhảy của người Dao diễn ra vào tháng tết hàng năm.
Những ngày phiên chợ ở Sa Pa nhộn nhịp vào tối thứ bảy kéo dài đến chủ nhật

hàng tuần. Chợ Sa Pa có sức hấp dẫn đặc biệt đối với du khách từ phương xa tới.
Người ta còn gọi nó là "chợ tình Sa Pa" vì ở đây nam nữ thanh niên có thể nhờ âm
thanh của khèn, sáo, đàn môi, kèn lá để tìm hay gặp gỡ bạn tình. Tại chợ Sa Pa có
thể mua các loại dược phẩm, lâm thổ sản quý hiếm, sản phẩm nhân tạo truyền
thống của các dân tộc như hàng thổ cẩm thủ công, các món ăn dân tộc, rượu ngô,
rượu sán lùng.

Phong cảnh, địa điểm du lịch

Vào thập niên 1940, người Pháp đã quy hoạch, xây dựng Sa Pa thành nơi nghỉ mát,
điều dưỡng khá lý tưởng. Ở đây có đầy đủ hệ thống thủy điện, trạm nước, dinh
toàn quyền, toà chánh sứ, sở than, kho bạc, kiểm lâm, hệ thống đường nhựa và đặc
biệt là hơn 200 biệt thự theo kiểu phương Tây ở ngay trung tâm thị trấn, nằm xen
giữa những cánh rừng đào và những rặng samu. Điều này làm cho thị trấn này
mang nhiều dáng dấp của một thành phố châu Âu.
Các dịch vụ du lịch của Sa pa được các du khách ngoại quốc đánh giá khá tốt. Một
số khách sạn ở Sapa như Violet, Royal, Vitoria, được xây dựng khoảng 2004 đáp
ứng nhu cầu của du khách trong và ngoài nước khá tốt.
Về phía tây thị trấn Sa Pa là dãy núi Hoàng Liên Sơn, bốn mùa vào buổi sáng sớm
sương giăng mờ mịt. Nơi đây có đỉnh Phan Xi Păng cao 3.143 mét rất thích hợp
cho ngững người thích môn leo núi và là khu vực của nhiều loại động, thực vật quý
hiếm như cây hoàng liên, thông dầu v.v. Có 37 loài được ghi trong Sách đỏ Việt
Nam.
Sa Pa có nhiều cảnh đẹp tự nhiên như thác Bạc cao khoảng 200 m, cầu Mây là một
di tích lịch sử của người dân tộc, cổng Trời là điểm cao nhất mà đường bộ có thể đi
tới để đứng ngắm đỉnh Phanxipan, rừng Trúc, động Tả Phìn, bãi đá cổ Sa Pa nằm
trong thung lũng Mường Hoa.

Khu du lịch Hàm Rồng nằm ở trung tâm thị trấn SAPA, là một khu du lịch nổi
tiếng của SAPA cũng nhu của đất nước. Đến với khu du lịch Hàm Rồng quý du

khách sẽ được thăm quan vườn Lan ở đây có rất nhiều loại hoa đẹp, quý du khách
có thể chụp ảnh làm kỷ niệm, và sau khi thăm quan xong quý du khách sẽ đi tiếp
tới công viên Hoa, đi tiếp chúng ta sẽ lên đến một đỉnh cũng khá cao ở đây quý du
khách có thể nhìn thấy được toàn cảnh của trị trấn SAPA, quả nhiên là một cảnh
tượng khó thể diễn tả được hết bằng lời, đi tiếp chúng ta sẽ tham quan cổng trời 1,
2, sân mây đứng trên đây chúng ta cũng có thể nhìn thấy được toàn bộ cảnh của thị
trấn SAPA, sau đó chúng ta qua nhà trưng bày và trình diễn giao lưu văn hóa văn
nghệ. ở SAPA còn có phiên chợ tình của các dân tộc, được diễn ra vào thứ 7 hàng
tuần. rất tiếc là chúng tôi hôm đó đi gặp phải sự cố nên không đi xem được. Bên
cạnh khu du lịch Hàm Rồng còn có nhà thờ của khu vực ở đây và chợ đêm SAPA
ở chợ đây có bán những đồ do người dân tộc làm như: bóp, túi sách, những mặt
hàng thổ cẩm… Ai đến Sa Pa, không thể không leo núi Hàm Rồng mà trò chuyện
với đá, với cỏ cây, gió hoang và mây trời để tăng thêm nghị lực cho ngày mai lại
tiếp tục những cuộc hành trình mới đầy thú vị.


Cửa khẩu quốc tế Lào Cai là cửa khẩu
lớn, đây là nơi trao đổi hàng hóa giữa
nước ta và Trung Quốc. khi tôi tới đây tôi
nhìn xung quanh thấy mọi người ở đây
buôn bán rất tấp nập, lcú nào cũng có xe
cộ qua lại, thật là nhộn nhịp, tôi thấy
những người ở bên mình nói tiếng Trung
cũng rất giỏi vì họ thườngxuyên tiếp súc
với họ. khi qua đến bên đó tôi có cảm giác
khác so với ở bên mình, khác về đường xá,
nhà cửa bên đó họ xây rất đều và đẹp, con
người bên đó cũng rất dễ mến. Trung
Quốc quả là một nước mạnh, họ sản xuất
đủ mọi mặt hàng từ cao cấp đến hàng kém

chất lượng nhưng những mặt hàng của nó
cũng rất được nhiều nước nhập về Khu
cửa khẩu quốc tế Lào Cai thuộc Khu KTCK tỉnh Lào Cai được hình thành với diện
tích hơn 60 km2, bao gồm các phường, xã: Lào Cai, Cốc Lếu, Duyên Hải, Phố
Mới, Kim Tân, Vạn Hòa, Đồng Tuyển thuộc thành phố Lào Cai và thôn Na Mo xã
Bản Phiệt thuộc huyện Bảo Thắng. Hoạt động giao lưu kinh tế thương mại qua cửa
khẩu và đầu tư vào Khu KTCK không ngừng phát triển. Kim ngạch xuất nhập khẩu
năm 2006 tăng gấp 2,5 lần năm 2001. Cơ hội kinh doanh qua cửa khẩu Lào Cai và
đầu tư vào Khu KTCK Lào Cai ngày càng mở ra cho các doanh nghiệp trong và
ngoài nước.
Thứ nhất, về lợi thế cửa khẩu:
Cửa khẩu Lào Cai - Hà Khẩu nằm trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào
Cai - Hà Nội - Hải Phòng, là cửa ngõ quan trọng với hành trình ngắn nhất nối Việt
Nam, các nước trong khu vực qua cảng biển tới các tỉnh miền Tây Trung Quốc.
Cửa khẩu quốc tế Lào Cai - Hà Khẩu là cửa khẩu có nhiều yếu tố thuận lợi trong
giao lưu kinh tế thương mại, là cửa khẩu hội đủ các loại hình vận tải đường bộ,
đường sắt, đường sông và nằm trong lòng thành phố tỉnh lỵ Lào Cai, huyện lỵ Hà
Khẩu có hệ thống hạ tầng và dịch vụ phát triển.
Hàng hóa qua cửa khẩu quốc tế Lào Cai - Hà Khẩu là những mặt hàng có tính bổ
trợ, phục vụ nhu cầu phát triển sản xuất của hai nước: Hàng xuất khẩu của Việt
Nam chủ yếu gồm hàng nông sản, thủy hải sản, quặng các loại; hàng nhập khẩu
của Việt Nam chủ yếu gồm các loại phân bón, hóa chất, các loại giống cây trồng và
máy móc thiết bị…
Thứ hai, tỉnh Lào Cai đã và đang đầu tư xây dựng Khu KTCK hoàn thiện về kết
cấu hạ tầng, thông thoáng về quản lý và đầy đủ về dịch vụ.
* Về quy hoạch đầu tư và ngành nghề khuyến khích đầu tư: tỉnh Lào Cai đã thực
hiện quy hoạch và di chuyển trung tâm hành chính tỉnh lỵ về đô thị mới ngoài Khu
KTCK, tạo quỹ đất, cơ chế cho phát triển thương mại, dịch vụ trong Khu KTCK.
Trong Khu KTCK đầu tư 4 cụm kinh tế trọng điểm:
- Khu cửa khẩu quốc tế Lào Cai diện tích 50 ha với các dự án: Trung tâm quản lý

cửa khẩu; Khu kiểm hóa với thiết bị hiện đại cung cấp dịch vụ tốt nhất cho hoạt
động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh; Trung tâm thương mại quốc tế cao 17 tầng
với 22.000m2 sàn đáp ứng nhu cầu văn phòng cho thuê, siêu thị, giới thiệu sản
phẩm hàng hóa.
- Khu thương mại Kim Thành diện tích 152 ha bố trí các kho hàng, chợ cửa khẩu,
dịch vụ phục vụ hoạt động XNK hàng hóa, vui chơi giải trí và áp dụng cơ chế bảo
thu
MIẾU VUA BÀ VÀ BÃI CỘC BẠCH ĐẰNG

Vị trí: Miếu Vua Bà thuộc xã Yên Giang, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh.
Đặc điểm: Miếu thờ bà cụ theo tương truyền đã kể cho Trần Hưng Đạo về quy luật
lên xuống của nước triều, về con nước, địa thế lòng sông ở đây đồng thời mách
ông kết hợp chiến thuật hỏa công để đánh giặc và bà được sắc phong "Vua Bà".
Miếu Vua Bà được xây dựng từ thời Trần trên doi đất cổ, ngay cạnh bến đò cũ
ngày xưa
và đã qua nhiều lần trùng tu sửa chữa. Tương
truyền rằng trong khi đi thị sát địa hình chuẩn bị bãi
cọc ngầm chống giặc, Trần Hưng Đạo đi qua bến
đò và trò chyện với một bà cụ bán hàng. Cụ đã kể
cho ông về quy luật lên xuống của nước triều, về
con nước, địa thế lòng sông ở đây đồng thời mách
ông kết hợp chiến thuật hoả công để đánh giặc. Sau
khi thắng trận, Trần Hưng Đạo đã quay lại bến đò
tìm bà cụ bán nước thì không thấy nữa, ông bèn xin nhà vua phong sắc cho bà là
"Vua Bà" và lập đền thờ tại đây. Lễ hội miếu vua Bà cùng diễn ra vào ngày 8/3 âm
lịch với lễ hội đền Trần Hưng Đạo (huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh).










Ðặc điểm: Bãi cọc này được sử dụng trong trận chiến chống quân Nguyên Mông
vào năm 1288. Bãi cọc bao gồm hàng trăm cọc bằng những thân cây gỗ lim cắm
sâu dưới bùn, dài từ 3 đến 5m và cách nhau khoảng 1m.
Từ quốc lộ 10, cách thị trấn Quảng Yên 2 km có một tấm biển lớn chỉ đường đi tới
khu di tích này, nằm ngay cạnh bờ đê sông Chanh.


This image cannot currently be displayed.
Vào năm 1953 ở khu đầm nước xã Yên Giang
huyện Yên Hưng, trong khi đắp đê người ta đã phát
hiện ra một bãi cọc lớn. ở đó có hàng trăm cọc làm
bằng các thân cây gỗ lim cắm sâu trong bùn dài từ
3m đến 5m, mỗi chiếc cách nhau khoảng 1m. Ðây
chỉ là một phần nhỏ trong một bãi cọc rộng lớn mà
tướng quân Trần Hưng Ðạo đã bố trí để làm cạm
bẫy ngầm dưới lòng sông Bạch Ðằng trong trận
thuỷ chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược
vào
năm 1288.
Sau nhiều thế kỷ, lòng sông đã đổi
dòng và khúc sông cũ trở thành
đồng ruộng, đầm lầy vì thế nhiều bãi
cọc đã mất dấu tích. Hiện nay tại
đây còn giữ lại một khu di tích với
các cọc gỗ lim vẫn còn đang bị

ngâm trong lòng bùn nước suốt hơn
7 thế kỷ làm cho tất cả các du khách
đến thãm đều phải ngạc nhiên khâm
phục.




This image cannot currently be displayed.
Quảng trường Ba Đình
Quảng trường Ba Đình là nơi diễn ra những sự kiện trọng đại của Thủ đô và cả
nước. Nơi đây vốn là khu vực cửa Tây của thành Hà Nội cổ. Đầu thời Pháp thuộc,
thực dân Pháp phá thành làm một vườn hoa nhỏ gọi là điểm tròn Pugininer. Đến
năm1945 mới có tên là vườn hoa Ba Đình. Chữ Ba Đình là để gợi nhớ dải đất Ba
Đình ở tỉnh Thanh Hoá, nơi đã nổ ra cuộc khởi nghĩa chống Pháp kéo dài từ
9/1886 đến 1/1887. Quảng trường cũng là nơi chứng kiến hàng chục vạn đồng bào
về dự lễ Độc lập ngày 2/9/1945. Ngày 9/9/1969, sáu ngày sau khi Hồ Chủ tịch qua
đời, cũng tại quảng trường này, lễ truy điệu Người đã được cử hành trọng thể.
Hàng vạn đồng bào Thủ đô và các địa phương cùng 34 đoàn đại biểu quốc tế đã tới
đây dự lễ.
Ngày nay mặt chính của quảng trường là lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trước lăng
là khoảng không gian rộng lớn với 320m chiều dài và 100m chiều rộng, đủ chỗ cho
20 vạn người dự mít tinh. Quảng trường có 168 ô cỏ bốn mùa xanh tươi. Chính
giữa là cột cờ cao 30m. Quảng trường Ba Đình đã trở thành không gian thiêng
liêng của Thủ đô Hà Nội.
Lăng Bác hoàn thành vào ngày 29/8/1975. Mặt chính của Lăng nhìn ra hướng đông
và là Quảng Trường Ba Đình. Lăng là nơi lưu giữ thi hài của Chủ Tịch Hồ Chí
Minh. Người đã được UNESCO trao tặng danh hiệu là danh nhân Văn Hóa Thế
Giới và anh hùng Giải Phóng Dân Tộc nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của
Người(1890- 1990). Khi chúng ta bước vào bên trong để tham quan hình ảnh của

Người thì trrong lòng của chúng ta cảm thấy rất bồi hồi xúc động trước hình ảnh
của Người. khi ra về chúng ta sẽ có kỷ niệm đặc biệt khó quên được hình ảnh của
Người.

×