Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

TRƯỜNG CĐ VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÀ DU LỊCH SÀI GÒN BÁO CÁO THỰC TẬP TOUR XUYÊN VIỆT pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (634.7 KB, 53 trang )

TRƯỜNG CĐ VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÀ DU LỊCH SÀI GÒN

BÁO CÁO THỰC TẬP TOUR
XUYÊN VIỆT
NĂM HỌC : 2007 – 2011


QUẢNG NAM
Lịch sử
Trước kia Quảng Nam là đất Chiêm Thành, năm 1301 theo thỏa ước
giữa vua Chiêm Thành là Chế Mân và vua Đại Việt là Trần Nhân Tông,
vua Chế Mân dâng hai châu Ô tức Thuận Châu (bắc Hải Vân) và châu
Rí tức Hóa Châu (Nam Hải Vân) làm sính lễ cưới con gái vua Trần
Nhân Tơng là cơng chúa Huyền Trân. Người Việt dần định cư tại hai
vùng đất mới, người Chiêm Thành lùi dần về vùng đất cịn lại phía Nam
của vương quốc.
Năm 1402, nhà Hồ thay thế nhà Trần. Nhà Hồ chia Hóa Châu thành 4
châu nhỏ hơn là Thăng Châu, Hóa Châu, Tư Châu và Nghi Châu và đặt
An Phủ Sứ cai trị
Năm 1471, sau khi chiếm vùng đất phía Nam Thuận Hóa cho đến đèo
Cù Mông, vua Lê Thánh Tông lập thêm đơn vị hành chính thứ 13 - Thừa
Tuyên Quảng Nam gồm 3 phủ: Thăng Hoa, Tư Nghĩa và Hoài Nhơn
(nay là Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định). Danh xưng Quảng Nam
xuất hiện từ đây.
Cư dân Quảng Nam là sự cộng cư trong suốt q trình mở nước. Người
Việt (Kinh) có mặt ở Quảng Nam trước năm 1471, cùng với người
Chăm pa, người Hoa. Ngày nay, ở Quảng Nam, ngoài người Việt thuần
gốc, người Hoa, cịn có người Việt (Kinh) có nguồn gốc tổ tiên lâu đời là
người Trung Quốc (người Minh Hương).



Theo dịng lịch sử, Quảng Nam từng là đất đóng đơ của một vương quốc
cổ có thời gian tồn tại 15 thế kỷ. Dưới triều Lê Thánh Tông (năm 1471),
Quảng Nam trở thành một bộ phận của Đại Việt và trong thời điểm
Trịnh-Nguyễn phân tranh, Quảng Nam thuộc quyền cai quản của chúa
Nguyễn (từ năm 1570). Hội An được chọn là điểm giao thương duy nhất
với thế giới khi đó nên nhiều thương gia nước ngoài hay gọi Quảng Nam
Quốc. Bằng lao động sáng tạo, Quảng Nam đã góp phần vào tiến trình
mở nước của dân tộc và tạo lập cuộc sống phồn vinh của một vùng - xứ
Quảng. Biên niên sử thời Nguyễn đã chép về giai đoạn này như sau:
“Chúa ở trấn hơn 10 năm, (chúa Tiên Nguyễn Hồng) chính sự rộng rãi,
qn lệnh nghiêm trang, nhân dân đều an cư lạc nghiệp, chợ khơng hai
giá, khơng có trộm cướp. Thuyền buôn các nước đến nhiều. Trấn trở nên
một đơ hội lớn”.
Đến giữa thế kỷ XVII, chính quyền đàng Trong nhanh chóng suy yếu,
nạn chiếm đoạt và tập trung ruộng đất diễn ra gay gắt, thuế khóa ngày
càng tăng… Quan lại lợi dụng hành hạ, ẩu lậu, cố tình tăng giảm, sinh sự
làm khổ dân. Trước hồn cảnh đó, khi phong trào Tây Sơn bùng nổ,
nhân dân Quảng Nam đã hưởng ứng mạnh mẽ. Mùa thu năm 1773, khi
quân Tây Sơn kéo ra Quảng Nam, nhân dân Quảng Nam đã phối hợp
cùng nghĩa quân phục kích ở Bến Đá (Thạch Tân, Thăng Bình, Quảng
Nam) đánh bại quân của chúa Nguyễn do các tướng Nguyễn Cửu Thống,
Nguyễn Hữu Sách… chỉ huy. Chiến thắng của phong trào Tây Sơn trong
sự nghiệp đánh đổ tập đoàn phong kiến Trịnh-Nguyễn, mở đầu sự


nghiệp thống nhất đất nước có phần đóng góp rất lớn của nhân dân
Quảng Nam.
Năm 1806 vua Gia Long thống nhất đất nước. Về hành chính, vua chia
đất nước thành 23 trấn và 4 doanh thuộc đất kinh kỳ gồm Trực LệQuảng Đức, Quảng Bình, Quảng Trị và Quảng Nam doanh [3].
Năm 1831, vua Minh Mạng đổi trấn và doanh thành tỉnh. Quảng Nam

chính thức trở thành tỉnh từ năm này. Tỉnh Quảng Nam được chia thành
8 phủ, huyện gồm Hòa Vang, Đại Lộc, Duy Xuyên, Điện Bàn, Quế Sơn,
Thăng Bình, Tam Kỳ, và Tiên Phước.
Năm 1888, dưới thời vua Thành Thái Đà Nẵng thị tách khỏi Quảng Nam
để trở thành đất nhượng địa của thực dân Pháp.
Sau Hiệp định Gonèvo, dưới thời chế độ Việt Nam Cộng Hòa tỉnh
Quảng Nam (1956) bị chia thành hai tỉnh mới là Quảng Nam ở phía
Bắc gồm các quận Hịa Vang, Đại Lộc, Điện Bàn, Duy Xuyên, Đức
Dục, Hiếu Nhơn, Quế Sơn, Hiếu Đức, và Thường Tín và Quảng Tín ở
phía Nam gồm Thăng Bình, Tiên Phước, Hậu Đức, Lý Tín, Hiệp Đức và
Tam Kỳ.
Sau khi thống nhất đất nước, chính phủ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ
Nghĩa Việt Nam quyết định sáp nhập hai tỉnh Quảng Nam, Quảng Tín
và Thành phố Đà Nẵng thành lập tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng với Đà
Nẵng là tỉnh lị. Tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng gồm Thành phố Đà Nẵng và


các huyện Hồ Vang, Ðiện Bàn, Duy Xun, Thăng Bình, Tam Kỳ, Ðại
Lộc, Quế Sơn, Tiên Phước, Tiên Giang, Phước Sơn, Trà My.
Năm 1997, tại kỳ họp thứ X của Quốc Hội, tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng
được chia thành hai đơn vị thành chính độc lập gồm Thành phố Đà Nẵng
và tỉnh Quảng Nam. Tỉnh Quảng Nam mới có 14 huyện gồm Hiên (nay
là huyện Nam Giang), Giằng (nay là Đông Giang và Tây Giang), Đại
Lộc, Phước Sơn, Duy Xuyên, Điện Bàn, Quế Sơn (nay là Quế Sơn và
Nông Sơn), Thăng Bình, Hiệp Đức, Tiên Phước, Trà My (nay là Bắc Trà
My và Nam Trà My, Núi Thànhvà 2 thị xã Tam Kỳ(nay là thành phố
tỉnh lị Tam Kỳ và huyện Phú Ninh và thị xã Hội An (nay là thành phố
Hội An)
+Diện tích: 528,2 Km
+Dân Số: 1,5 triệu người

+Tỉnh lỵ: Thành phố Tam Kỳ


Thành phố Hội An

+Các huyện:


Huyện Điện Bàn



Huyện Thăng Bình



Huyện Bắc Trà My



Huyện Nam Trà My




Huyện Núi Thành



Huyện Phước Sơn




Huyện Tiên Phước



Huyện Hiệp Đức



Huyện Nông Sơn



Huyện Nam Giang



Huyện Đông Giang



Huyện Đại Lôc



Huyện Phú Ninh




Huyện Tây Giang



Huyện Duy Xuyên



Huyện Quế Sơn

+Dân Tộc:Việt(Kinh), Hoa, Cơ Tu, Xê Đăng, Giẻ Triêng, Cor
+Khu Vực: là một tỉnh ven biển thuộc vùng Nam Trung Bộ Việt Nam
có tọa độ địa lý khoảng 108026’16” đến 108044’04” độ kinh đông và từ
15023’38” đến 15038’43” độ vĩ bắc. Phía bắc giáp thành phố Đà Nẵng và
tỉnh Thừa Thiên-Huế, phía nam giáp tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Kon Tum,
phía đơng giáp biển Đơng, phía tây giáp tỉnh Sêkoong của nước
CHDCND Lào. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Tam Kỳ.
Quảng Nam nổi tiếng với hai di sản văn hóa thế giới là Hội An và Mỹ


Sơn. Quảng Nam có hướng địa hình nghiên dần từ Tây sang Đơng hình
thành 3 kiểu cảnh quan sinh thái rõ rệt là kiểu núi cao phía Tây, kiểu
trung du ở giữa và dải đồng bằng ven biển. Vùng đồi núi chiếm 72%
diện tích tự nhiên với nhiều ngọn cao trên 2.000m như núi Lum Heo cao
2.045m, núi Tion cao 2.032m, núi Gole - Lang cao 1.855m (huyện
Phước Sơn). Núi Ngọc Lĩnh cao 2.598m nằm giữa ranh giới Quảng
Nam.Bề mặt địa hình bị chia cắt bởi hệ thống sơng ngồi khá phát triển
gồm sông Thu Bồn, sông Tam Kỳ và sơng Trường Giang.
+Khí Hậu: Quảng Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, chỉ có 2 mùa

là mùa mưa và mùa khô, chịu ảnh hưởng của mùa đông lạnh miền Bắc.
Nhiệt độ trung bình năm 25,4oC, Mùa đơng nhiệt độ vùng đồng bằng có
thể xuống dưới 20oC
+Giao Thơng:
+Đường bộ:Quốc lộ 1 A đi qua địa phận tỉnh Quảng Nam.
+Đường sắt : Trục đường sắt Bắc Nam đi qua tỉnh Quảng Nam. Ngồi
nhà ga chính ở Tam Kỳ, cịn có ga Nơng Sơn.ga Phú Cang(Bình Q_
Thăng Bình)
+Đường hàng khơng : Sân bay Chu Lai Quảng Ngãi hiện nay mỗi tuần
có hai chuyến bay đến từ thành phố Hồ Chí Minh. Trong tương lai, sẽ
mở thêm đường bay đến Hà Nội. Xa hơn nữa, sân bay Chu Lai sẽ được
phát triển thành sân bay quốc tế phục vụ cho việc trung chuyển hành
khách và hàng hóa trong khu vực. Ngồi ra, việc đưa sân bay Chu Lai


vào hoạt động sẽ giúp cho du khách đến với hai di sản văn hóa thế giới
Hội An và Mỹ Sơn dễ dàng hơn.
+Tham Quan:
+Văn hóa & Lễ hội:


Lễ hội Bà Thu Bồn là một lễ hội dân gian của cư dân ven sông Thu

Bồn, tỉnh Quảng Nam với mục đích cầu nguyện một năm mới đất trời
thuận hịa, người dân ấm no hạnh phúc. Lễ hội được tổ chức hằng năm
vào ngày 12 tháng 2 âm lịch [8] . Xen lẫn các tiết mục văn nghệ dân gian
là tiếng hò reo cổ vũ của cư người xem hội hai bên bờ. Nghi thức quan
trọng nhất là lễ tế Bà và lễ rước nước về đền. Đền thờ Bà Thu Bồn nằm
trong một vùng đồng bằng ven sông thuộc huyện Duy Xuyên. Phần hội
quan trọng nhất là hội đua thuyền Lệ Bà (Nam-Nữ), hội thả hoa đăng và

đốt lửa thiêng trên những bãi bồi của dòng Thu Bồn.


Lễ Hội Bà Chiêm Sơn là lễ hội của cư dân làm nghề nuôi tằm dệt

vải của xã DUY TRINH, huyện Duy Xuyên. Lễ được tổ chức ngày 10-12
tháng Giêng âm lịch tại Dinh bà Chiêm Sơn. Lễ hội là dịp bày tỏ niềm
tơn kính với người đã khai sinh ra nghề ươm tằm dệt lụa cho địa
phương. Người tham gia lễ hội có cơ hội thưởng thức các món ăn đặc
trưng của người Quảng Nam. Lễ hội còn là dịp để tham gia các trị chơi
dân gian như đá gà, ném bóng vào rổ, hát bài chòi.




Carneval Hội An là lễ hội đường phố được tổ chức lần đầu tiên tại

thành phố Hội An vào Giao thừa năm 2009 (dương lịch). Lễ hội mô
phỏng theo các lễ hội Carneval đường phố vốn rất nổi tiếng tại các
nước Châu Âu và Mỹ Latin


Lễ hội Rước cộ Bà Chợ Được được tổ chức hằng năm vào ngày 11

tháng Giêng (âm lịch) tại xã Bình Triều, huyện Thăng Bình. Đây là một
kiểu lễ hội tâm linh để tỏ lòng tơn kính với bà Nguyễn Thị Của. Theo tài
liệu "Thần Nữ Linh Ứng Truyện", bà sinh năm 1799 tại huyện Đại Lộc,
tỉnh Quảng Nam. Bà mất năm 1817, hưởng dương 18 tuổi. Theo cư dân
địa phương, bà rất linh thiêng. Trong một lần ngao du đến làng Phước
Ấm (nay là Chợ Được, xã Bình Triều), thấy cảnh sơng nước hữu tình, bà

chọn nơi này họp chợ để giúp cư dân có cuộc sống sung túc hơn. Bà
hóa thân thành một thiếu nữ xinh đẹp chừng 18 tuổi làm nghề bán
nước đổi trầu. Dần dần cư dân xung quanh tập trung bn bán, Chợ
Được được hình thành và phát triển. Để ghi nhớ công ơn bà, cư dân
trong vùng lập đền thờ "Lăng Bà" và được triều đình phong tặng sắc
phong "Thần Nữ Linh Ứng-Nguyễn Thị Đẳng Thần".


Lễ Hội Long Chu



Lễ Hội Cầu Bông



Lễ Hội Bà Thiên Hậu




Lễ Hội Nguyên Tiêu là lễ hội của Hoa Kiều tại Hội An. Lễ được tổ

chức tại Hội Quán Triều Châu và Quảng Triệu vào ngày 16 tháng Giêng
(âm lịch) hằng năm


Lễ Tế Cá Ông




Lễ Cúng Tổ Minh Hải



Lễ Hội Đêm Rằm Phố Cổ được tổ chức vào ngày 14 âm lịch hằng

tháng tại đô thị cổ Hội An. Tại thời điểm đó, cư dân trong thành phố sẽ
tắt hết điện chiếu sáng, thay vào đó là ánh sáng rực rỡ từ đèn lồng.
Thành phố sống trong không gian tĩnh mịch của q khứ. Các phương
tiện có động cơ khơng được tham gia lưu thông. Đường phố được
giành cho người đi bộ thưởng lãm.
+Di Tích-Danh Thắng:
Kinh thành Trà Kiệu (Sibapura):
Kinh thành Sư Tử ngày nay đã bị tàn phá nặng nề. Theo những ghi chép
trong Thủy Kinh Chú (thế kỷ XV) chúng ta biết rằng kinh thành này được
bao bọc bởi hệ thống thành quách, hào lũy đồ sộ xây dựng theo kỹ
thuật Trung Hoa. Tại đây cũng có một số đền thờ lớn thờ thần linh (một
phần lớn tác phẩm điêu khắc quan trọng hiện trưng bày tại bảo tàng
điêu khắc Chămpa- Đà Nẵng).
Trong những năm 80 nhân dân trong vùng đã tìm thấy một số lượng
lớn những hiện vật bằng vàng. Đó là những đồ trang sức được chế tác


rất tinh xảo. Những cứ liệu trên phần nào cho thấy sự phồn vinh của
kinh đô này, mà tiếng tăm của nó đã có thời lừng lẫy trong vùng Đơng
Nam Á .
Nhà thờ Trà Kiệu :
Nhà thờ nằm ở khu vực Thành Cổ Trà Kiệu, cách Đà Nẵng 37km về
hướng Nam. Nhà Thờ Trà Kiệu được xây dựng vào năm 1722, đến 1865

nhà thờ được di chuyển đến địa diểm hiện nay. Thánh đường hiện tại
do linh mục PhêRô Lê Như Hảo xây vào năm 1971 với kiến trúc nhà thờ
phương Tây thời kỳ ánh sáng kết hợp những nét hoa văn mang đậm
tính dân tộc.

Trước cổng vào thánh đường là hai con rồng dài 20m uốn lượn theo
đường lên hành lang tầng trên vào chính điện nhà thờ .

Bên cạnh nhà thờ cịn có tu viện Mến Thánh Giá (xây dựng năm 1867),
nhà truyền thống và Nhà Thờ Đức Mẹ (xây năm 1898) trên đồi cao 60m.
Huyện Điện Bàn
Điện Bàn có 1 thị trấn (Vĩnh Điện) và 15 xã gồm các xã Điện Dương,
Điện Nam, Điện Ngọc, Điện Hòa, Điện Thắng, Điện An, Điện Phước, Điện
Thọ, Điện Hồng, Điện Tiến, Điện Minh, Điện Phương, Điện Trung, Điện
Quang và Điện Phong.
Điện Bàn là huyện phát triển nhất hiện nay của tỉnh Quảng Nam, với các


khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc, với khu thị trấn Vĩnh Điện sầm
uất.

Huyện Điện Bàn có nhiều làng nghề nổi tiếng. Xã Điện Phương có nghề
đúc đồng Phước Kiều, gồm có các xã Điên Nghề trồng dâu ni tằm
cùng với việc trồng thuốc lá ở các xã thuộc khu vực Gị Nổi vì đất bồi rất
phì nhiêu do lũ lụt đem đến. Huyện Điện Bàn cịn có tháp Bằng An, một
di tích văn hóa Chăm. Điện Bàn là quê hương của nhiều chiến sĩ yêu
nước: Cụ Hoàng Diệu quê ở Điện Quang, anh Nguyễn Văn Trỗi quê ở
Điện Thắng, chị Trần Thị Lý và cựu Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình
quê ở Điện Quang, Giáo sư Lê Trí Viễn quê ở Điện Hồng.


Bãi biển Cửa Đại
Cửa Đại còn gọi là Đại Chiêm, cách Hội An 4km, đi thẳng theo đường
Trần Hưng Đạo, đường Cửa Đại. Đây là một bãi biển đẹp thu hút nhiều
khách. Xa xa ngoài khơi là 7 hòn đảo của cù lao Chàm. Trên đảo có
2.500 dân sinh sống bằng nghề biển và khai thác tổ yến
Đô thị cổ Hội An : cách thành phố Đà Nẳng (tỉnh lỵ của Quảng Nam Đà Nẳng) khoảng 25km về hướng đông nam, nằm trên bờ sông Thu Bồn
và chỉ cách biển Đông 5km, đô thị cổ Hội An gần đây đã thu hút được
sự quan tâm chú ý của nhiều khách tham quan, nhà nghiên cứu trong và
ngoài nước. Đến cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, hoàn cảnh xã hội và


điều kiện thiên nhiên biến động nhiều : chiến tranh giữa Trịnh, Nguyễn,
Tây Sơn đã tàn phá Hội An dữ dội, các con sơng đổi dịng, cửa sơng Thu
Bồn bị phù sa bồi lấp, thuyền bè ra vào khó khăn, một cảng biển mới
hình thành ở Đà Nẳng nơi cửa sơng Hàn. Từ đó Hội An chỉ cịn là một
phố nhỏ hiền lành trầm mặc soi mình trên dịng sơng biếc xanh.
Đầu những năm 80 của thế kỷ này Hội An được phát hiện lại như là một
trong những đô thị cổ quý báu còn lại của Liên Hiệp Quốc (UNESCO).
Khu phố cổ nằm ở phía nam thị xã Hội An ngày nay, sát con sông Thu
Bồn. Phố Lê Lợi (xưa gọi là phố Hội An) được xây dựng đầu tiên cách
nay khoảng 4 thế kỷ, rồi đến phố Trần Phú (xưa là phố cầu Nhật Bản)
cách nay hơn 3 thế kỷ rưỡi là nơi tập trung đông đảo người Nhật, sau đó
là phố Nguyễn Thái Học (tên cũ là phố Quảng Đông) được người Trung
Hoa xây dựng cách đây hơn 300 năm, các phố khác như Phan Chu Trinh
(phố Minh Hương xưa), Trần Quý Cáp (phố chợ Cũ), Nguyễn Thị Minh
Khai (phố Khải Định cũ), một phần phố Trưng Nhị và đường Bạch Đằng
ven sông Thu Bồn... đều là những phố cổ với nhiều chùa, đình, đền,
miếu, hội quán, nhà thờ họ, nhà ở, chợ búa... được xây dựng từ rất lâu
đời.
Bắc qua một con ngòi nhỏ, nối liền hai xã Cẩm Phô và Minh Hương xưa

là chiếc cầu gỗ dài 18m có mái lợp ngói được gọi là cầu Nhật Bản,
tương truyền do cộng đồng người Nhật ở Hội An góp tiền xây dựng từ
đầu thế kỷ XVII. Nhân dân địa phương quen gọi di tích cổ nhất của Hội
An này là chùa Cầu, còn sách vở xưa thì gọi là cầu Lai Viễn. Mặt cầu


cong vồng lên ở giữa, mái cầu cũng uốn cong mềm mại, chùa thờ Bắc
Đế và Trấn Võ, mặt bằng hình vng nhỏ nhắn như một cái miếu nối
liền với đoạn giữa của cầu theo dạng chuôi vồ.
Nổi bật lên giữa đô thị cổ là khoảng hai mươi ngôi chùa và hội quán cổ
đáng chú ý là chùa Phúc Kiến (Mẫn Thương hội quán có từ năm 1687),
chùa Ngũ Bang (Dương Thương hộiquán), chùa Hải Nam (Quỳnh Phủ
hội quán) và chùa ông Bổn (hội quán Triều Châu) xây suốt 40 năm mới
xong (1845 - 1885)... đều là những chùa to đẹp thờ Phật, thờ Thánh, dù
được tu bổ nhiều lần nhưng vẫn giữ được những bộ khung nhà chạm
trổ, những cánh cưả gỗ chạm lộng, những mảng điêu khắc, những đồ
cổ quý hiếm của Việt Nam, Trung Hoa, Nhật Bản, Tây Âu...
Chùa Quảng Triệu (Quảng Đông Hội Quán) : Hội quán Quảng Đông
do người Hoa kiều bang Quảng Đông xây dựng vào năm 1885, và cịn
có tên là Quảng Triều Hội Quán, tọa lạc trên đường Trần Phú của thị xã
Hội An Hội qn nằm trong khn viên hình chữ "Quốc" khép kín, bao
gồm cổng tam quan, sân trước rộng đặt cây cảnh, phương đình, nhà
đơng, nhà tây, sân trời và chính điện. Ban đầu hội quán thờ bà Thiên
Hậu, sau chuyển sang thờ Quan Công và Tiền hiền của bang. Hội quán
còn lưu giữ nhiều hiện vật cổ như bốn bức tranh hoành phi lớn, một lư
đồng lớn, cặp đơn sứ Trung Hoa và nhiều tư liệu q về cộng đồng người
Hoa sống ở Hội An. Với nghệ thuật sử dụng hài hoà các chất liệu gỗ, đá
trong kết cấu chịu lực và hoạ tiết trang trí đã đem lại cho hội quán vẻ



đẹp riêng có. Hàng năm, vào ngày Nguyên Tiêu (15 tháng Giêng Âm
lịch), vía Quan Cơng (24 tháng 6 Âm lịch) tại đây diễn ra lễ hội rất linh
đình, thu hút nhiều người tham gia.
Tiêu biểu nhất cho kiến trúc Hội An là những ngơi nhà cổ, ví dụ nhà số
1001 Nguyễn Thái Học, nhà số 4 Nguyễn thị Minh Khai, nhà số 37, 77 và
129 phố Trần Phú... là kiểu nhà gỗ hình ống dài 40m - 70m thơng suốt
hai mặt phố, mặt ngồi dành để bn bán và chứa hàng, bên trong là
khu ở với nhiều gian có sân sáng suả và nhà cầu nối các gian, tất cả các
bộ phận của nội thất đều được chạm trổ, trang trí rất tinh xảo.
Nhà cổ Tấn Ký : 101 Nguyễn Thái Học, thành phố Hội An, tỉnh Quảng
Nam
Là một trong những ngôi nhà cổ đầu tiên và đẹp nhất của Hội An. Trải
qua hơn 200 năm, ngôi nhà vẫn giữ được lối kiến trúc cổ xưa với sự kết
hợp hài hịa của ba nền văn hóa Nhật, Trung, Việt. Ngơi nhà nổi tiếng
với đơi liễn bách điểu (có khắc bài thơ mà mỗi nét chữ là một con chim
đang dang rộng cánh bay) và chén Khổng Tử.
Nhà cổ Quân Thắng : 77 Trần Phú, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam
Là một trong những nhà cổ được đánh giá là đẹp nhất Hội An hiện nay.
Ngơi nhà có niên đại hơn 150 năm, mang phong cách kiến trúc vùng
Hoa Hạ Trung Hoa. Qua năm tháng, ngôi nhà vẫn được bảo tồn khá
nguyên trạng về kiểu dáng kiến trúc và các bài trí nội thất, giúp ta hình


dung được phần nào lối sống của các thế hệ chủ nhân, những người
thuộc tầng lớp thương gia ở thương cảng Hội An trước đây. Được biết,
toàn bộ phần kiến trúc và điêu khắc gỗ rất sinh động, tinh tế của ngôi
nhà này đều do các nghệ nhân làng mộc Kim Bồng thực hiện.
Nhà cổ Phùng Hưng : 4 Nguyễn Thị Minh Khai, thành phố Hội An,
tỉnh Quảng Nam
Với tuổi thọ hơn 100 năm, nhà Phùng Hưng có kết cấu độc đáo với phần

gác cao bằng gỗ và các hành lang rộng bao quanh, thể hiện sự phát triển
về kiến trúc và sự giao lưu giữa các phong cách kiến trúc Á Đông tại
Hội An trong các thế kỷ trước đây. Ngôi nhà chứa đựng nhiều thông tin
về lối sống của tầng lớp các thương nhân ở thương cảng Hội An xưa.
Mặc dù cũng được thực hiện bằng chất liệu quý nhưng nhà Phùng Hưng
không chạm trổ, điêu khắc cầu kỳ mà được giữ thô một cách cố ý.Nhà
Phùng Hưng được cấp bằng di tích lịch sử - văn hố quốc gia vào ngày
tháng 6 năm 1993.
Điều làm ta thích thú ngạc nhiên là các ngôi nhà cổ ở Hội An đều được
cấu trúc đa dạng, rất khác nhau về tổ chức không gian cũng như về
nghệ thuậât điêu khắc, trang trí, nghệ thuật bài trí sân vườn trồng hoa
và cây cảnh. Trên đất nước ta có lẽ Hội An là nơi chứa đựng cái hình
mẫu đầu tiên của ngơi nhà rường với mái vỏ cua (còn gọi là mái thừa
lưu), một biện pháp mở rộng diện tích nội thất rất thông minh, tưởng
chỉ thấy ở Phú Xuân (Huế), nhưng chính trong những ngơi nhà cổ ở Hội


An lại được sử dụng phổ biến. Ở đây đặt ra một vấn đề là tìm hiểu ảnh
hưởng qua lại của văn hóa Hội An với văn hóa Phú Xuân xưa, cụ thể là
giữa kiến trúc Hội An với kiến trúc cung đình Huế, và thơng qua Hội An
là ảnh hưởng của kiến trúc Á Đông (Trung Hoa, Nhật Bản) mà nghệ
nhân Việt Nam đã tiếp nhận trong những thế kỷ giao lưu văn hóa trước
đây.
Phố cổ Hội An hàng tháng vào ngày 1 và ngày 15 thường tổ chức đêm
rằm phố cổ, tất cả các ngôi nhà trong phố cổ đều thắp đèn lồng, cấm xe
máy và tổ chức các hoạt động du lịch phong phú. Vào những ngày này,
tất cả các đoạn đường đều cấm xe máy và hình thành nên phố đi bộ.
Hiện nay, đêm rằm Phố Cổ được tổ chức định kỳ vào cuối tuần.Bài chòi
là hoạt động diễn ra vào đêm rằm phố cổ rất thu hút du khách, đặc biệt là
du khách nước ngoài. Đây là một trò chơi dân gian còn bảo tồn khá tốt

tại Quảng Nam.
Du khách đến Hội An còn bị hấp dẫn bởi những yếu tố về con người,
phong tục tập quán, ngôn ngữ, cảnh sắc thiên nhiên, những hàng hoá
phong phú và ngon nổi tiếng khắp vùng cùng với các làng nghề truyền
thống được nhiều người biết đến như làng mộc Kim Bồng,.Làng gốm
Thanh Hà, Làng rau Trà Quế,Làng dệt Mã Châu,Làng đúc đồng Phước
Kiều.
Các di sản văn hóa Chăm :


Thánh địa Mỹ Sơn : Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, cách
thành phố Đà Nẵng khoảng 70 km về phía Tây nam, cách Trà Kiệu
khoảng 10 km về phía tây trong một thung lũng kín đáo. Mỹ Sơn có lẽ
được bắt đầu xây dựng vào thế kỷ 4. Trong nhiều thế kỷ, thánh địa này
được bổ sung thêm các ngọn tháp lớn nhỏ và đã trở thành khu di tích
chính của văn hóa Chămpa tại Việt Nam. Ngoài chức năng hành lễ, giúp
các vương triều tiếp cận với các thánh thần, Mỹ Sơn còn là trung tâm
văn hóa và tín ngưỡng của các triều đại Chămpa và là nơi chôn cất các
vị vua, thầy tu nhiều quyền lực. Những di vật đầu tiên được tìm thấy ghi
dấu thời đại vua Bhadravarman I (Phạm Hồ Đạt) trị vì từ năm 381 đến
413, vị vua đã xây dựng một thánh đường để thờ cúng linga và Shiva.
Mỹ Sơn chịu ảnh hưởng rất lớn của Ấn Độ cả về kiến trúc - thể hiện ở
các đền tháp đang chìm đắm trong huy hồng q khứ, và về văn hóa thể hiện ở các dòng bia ký bằng chữ Phạn cổ trên các tấm bia. Vào năm
1898, di tích Mỹ Sơn được phát hiện bởi một học giả người Pháp tên là
M.C Paris. Vào những năm đầu thế kỷ XX này, 2 nhà nghiên cứu của
Viễn thông Pháp là L.Finot và L.de Lajonquière và nhà kiến trúc sư kiêm
khảo cổ học H. Parmentier đã đến Mỹ Sơn để nghiên cứu văn bia và
nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc Chăm. Cho đến những năm 1903-1904
những tài liệu cơ bản nhất về bia ký và nghệ thuật kiến trúc Mỹ Sơn đã
được L.Finot chính thức cơng bố.



Tiền thân của quần thể kiến trúc Mỹ Sơn cổ kính này, theo căn bia để lại
là một ngơi đền làm bằng gỗ để thờ thần Diva Bhadresvera. Nhưng đến
khoảng cuối thế kỷ VI, một cơn hoả hoạn đã thiêu cháy ngôi đền gỗ.
Bức màn lịch sử đã được các nhà khoa học vén dần lên thông qua
những bia ký và lịch sử nhiều triều đại xưa cho ta thấy Mỹ Sơn là khu
thánh địa quan trọng nhất của dân tộc Chăm suốt từ cuối tế kỷ IV đến
thế kỷ XV. Bằng vật kiệu gạch nung và đá sa thạch, trong nhiều thế kỷ
người Chăm đã dựng lên một quần thể kiến trúc đền tháp độc đáo, liên
hồn: Ðền chính thờ Linga-Yoni biểu tượng của năng lực sáng tạo. Bên
cạnh tháp chính (Kalan) là những tháp thờ nhiều vị thần khác hoặc thờ
những vị vua đã mất. Mặc dù thời gian cùng chiến tranh đã biến nhiều
khu tháp thành phế tích nhưng những hiện vật điêu khắc, kiến trúc cịn
lại cho đến ngày nay vẫn còn để lại những phong cách giai đoạn lịch sử
mỹ thuật dân tộc Chăm, những kiệt tác đánh dấu một thời huy lồng
của văn hố kiến trúc chămpa cũng như của Đông Nam Á Mỗi thời kỳ
lịch sử, kiến trúc mang phong cách riêng, cũng như mỗi đền tháp thờ
những vị thần, những triều vua khác nhau tạo nên đường nét kiến trúc
đầy dấu ấn, nhưng nhìn chung tháp Chàm đều được xây dựng trên một
mặt bằng tứ giác, chia làm 3 phần: Ðế tháp biểu hiện thế giới trần gian,
vững chắc. Thân tháp tượng hình của thế giới thần linh, kỳ bí mê hoặc.
Phần trên cùng là hình người dâng hoa trái theo nghi lễ hoặc hình cây


lá, chim muông, voi, sư tử... động vật gần gũi với tôn giáo và cuộc sống
con người.
Sau khi phát hiện ra khu tháp cổ Mỹ Sơn, nhiều hiện vật tiêu biểu trong
đó đặc biệt là những tượng vũ nữ, các thần linh thờ phượng của dân
tộc.Chăm, những con vật thờ cũng như những cảnh sinh hoạt cộng

đồng đã được đưa về thành phố Ðà Nẵng xây dựng thành bảo tàng kiến
trúc Chămpa. Tuy không phải là nhiều, nhưng những hiện vật này là
những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc tiêu biểu, nó có giá trị văn hố
của một dân tộc, nhưng hơn thế nữa, có là những chứng tích sống
động, xác thực lịch sử của một trong những dân tộc trong cộng đồng
Việt Nam giàu truyền thống văn hoá.

Trà Kiệu : Di tích Trà Kiệu, làng Trà Kiệu, xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên,
tỉnh Quảng Nam. Cách thành phố Ðà Nẵng khoảng 45 km về phía tây
nam, di tích nằm trên một dải đồng bằng, là cửa của một thung lũng
rộng hình tam giác, các ngọn núi: Chóp Xơi, Núi Chúa, Núi Ðất... nối liền
nhau tạo nên hai bức tường thành tự nhiên bảo vệ hai cạnh phía tây
bắc và tây nam của thung lũng. Phần lớn những tác phẩm điêu khắc
được phát hiện vào những năm đầu thế kỷ XX (hình thành nên phong
cách Trà Kiệu nổi tiếng từ giữa đến cuối thế kỷ X) được trưng bày tại
Bảo tàng điêu khắc Champa tại Ðà Nẵng, gồm nhiều tượng thờ, đài thờ,


các vật trang trí kiến trúc... Trong đó phải kể đến đài thờ Linga-Yoni mà
phần đế đài thờ được chạm trổ 4 mặt, nội dung 4 cảnh chạm liên quan
đến đạo Visnu và đài thờ vũ nữ Trà Kiệu. Ngoài tượng người, tượng
động vật đóng vai trị quan trọng trong nghệ thuật Champa gồm chim
thần Garuda, Naga, Voi, Sư tử... được bố trí hài hồ trong tổng thể kiến
trúc.
Từ năm 1985 đến năm 1990, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã tiếp tục
thám sát và khai quật tại Trà Kiệu. Kết quả cho thấy ngồi gạch ngói của
những cơng trình kiến trúc Champa, trong di tích cịn có nhiều đồ gốm
dân dụng, đồ tế lễ của những người Chăm cổ, trong đó có nhiều mảnh
gốm giống như gốm Sa Huỳnh và những chiếc vị hình quả trứng. Từ
năm 1992 đến nay, di tích Trà Kiệu đã trở thành mối quan tâm đặc biệt

của các nhà khảo cổ Anh, Nhật, Việt Nam.
Tháp Chiên Đàn : Bên cạnh quốc lộ 1, thuộc xã Tam An, cách thành phố
Tam Kỳ 5km về phía bắc, tỉnh Quảng Nam.Đó là cụm ba tháp Chàm
đứng song song với nhau theo trục bắc - nam, hướng mặt về phía
đơng.Chỉ có tháp ở giữa giữ được khá ngun vẹn, cịn tháp phía bắc và
phía nam đã mất các tầng phía trên. Ba ngơi tháp có hình dạng giống
nhau, đế tháp hình vng, mái tháp là các tầng thu nhỏ dần lên trên.
Trên thân tháp Chiên Đàn không có hoa văn trang trí, các cột ốp tường
nhơ ra vừa phải. Mỗi tháp có 3 cửa giả và một cửa ra vào, phía trên cửa
giả có vịm uốn cong nhọn hình lá đề. Trên các đường diềm mái bằng sa


thạch có chạm một dãy mặt Kala.Tại khu vực này cịn có phịng trưng
bày hiện vật Chămpa với nhiều bức phù điêu; tượng người: nữ thần, vũ
nữ, các chiến sĩ cầm vũ khí; tượng linh vật: rắn Naga, chim thần Garuda,
voi, sư tử, bia đá... có giá trị nghệ thuật cao được các nhà nghiên cứu và
du khách quan tâm. Những tác phẩm điêu khắc trên mang phong cách
nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Chiên Đàn, có niên đại vào nửa cuối
thế kỷ 10, là giai đoạn chuyển tiếp giữa phong cách Mỹ Sơn và phong
cách Bình Định.
Tháp Bằng An : Tháp Bằng An thuộc làng Bằng An, xã Điện An,
huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, nằm trên đường 14, cách thành phố
Đà Nẵng khoảng 30 km về phía Nam. Bằng An là ngơi tháp duy nhất có
mặt bằng hình bát giác cịn tồn tại đến nay (tháp Chánh lộ ở Quảng ngãi
cùng có mặt bằng hình bát giác, nhưng đã sụp đổ từ lâu, khơng thể biết
được hình dạng bên trên của nó). Chiều cao hiện nay của tháp hơn 20m,
đế tháp khá cao, thân tháp là một hình trụ bát giác, mỗi cạnh tường dài
4m. Bên ngồi tháp hiện nay còn 2 pho tượng Gajasimha bằng sa thạch,
chiếc vòng lục lạc của Gajasimha Bằng An giống như vòng lục lạc của
Gajasimha Chánh Lộ và Chiên Đàn, bộ lơng gáy được cách điệu, các

móng chân được thể hiện rõ, chiếc vòi ngắn và cong lên. Một số nhà
nghiên cứu khác cho rằng kiểu thân tháp có hình trụ bát giác giống như
những chiếc cột lớn bằng gạch hình bát giác ở di tích Đồng Dương và
Pơnaga, do đó niên đại của tháp khoảng cuối thế kỷ IX, đầu thế kỷ X,
còn 2 tượng Gajasimha được dựng vào thế kỷ sau, khi tháp vẫn còn là


nơi thờ thần Siva. Hình dáng bên ngồi của tháp Bằng An giống như
một chiếc Linga khổng lồ, đó chính là Linga Paramesvara mà vua
Bhadravarman II đã cho xây dựng vào cuối thế kỷ IX, có thể tháp đã
được tu sửa đôi lần, nhưng về cơ bản vẫn giữ nguyên hình dạng ban đầu.
Theo khảo tả và bản vẽ của H.Parmentier, trước đây trong khu vực này
còn dấu vết nền móng của 2 kiến trúc phụ nhỏ, một ở phía Tây Nam,
một ở phía Đơng Bắc tháp chính, nhưng ngày nay dấu vết của hai kiến
trúc phụ này đã bị biến mất vì lũ lụt.
Tháp Khương Mỹ : Di tích Khương Mỹ thuộc xã Tam Xuân 1, huyện
Núi Thành, gần Quốc lộ 1, cách thị xã Tam Kỳ 2 km về phía Nam.
Nhóm Khương Mỹ gồm có 3 tháp, xếp 1 hàng theo trục Bắc - Nam, cửa
ra vào ở hướng Đông, là kiểu tháp Champa truyền thống với mặt bằng
gần vuông, mái tháp gồm 3 tầng, tầng trên là hình ảnh thu nhỏ của tầng
dưới, trên cùng có chóp tháp bằng sa thạch.


Tháp Bắc: là tháp nhỏ nhất trong nhóm, có một cửa ra vào và 5

cửa giả (1 cửa giả ở phía Tây, ở tường phía Bắc và Nam mỗi bên có 2
cửa). Tiền sảnh tháp bị sụp đổ một phần.


Tháp Giữa: lớn hơn tháp Bắc, được bảo tồn tương đối tốt. Cũng


có một cửa ra vào và 5 cửa giả như tháp Bắc


Tháp Nam : là tháp lớn nhất trong nhóm, được bảo tồn tương đối

tốt. Cấu rúcgồm như hai tháp kia, nhưng trên mỗi mặt tường chỉ có 4
trụ ốp tường.


Tại Khương Mỹ, lần đầu tiên trong kiến trúc Champa xuất hiện một số
mơ-típ trang trí của nghệ thuật Khmer: Kiểu cành lá uốn cong vểnh lên ở
đầu mút, lá có rãnh sâu. Các hình thoi nối tiếp nhau được tạo thành bởi
đường chéo và các đóa hoa cách điệu. Đó là kiểu hoa văn đặc trưng của
nghệ thuật Khmer cuối thế kỷ IX - đầu thế kỷ X. Phần lớn các tác phẩm
điêu khác ở Khương Mỹ đang được trưng bày ở Bảo tàng Điêu Khắc
Champa Đà Nẵng. Trong đó có thể kể đến đài thờ ký hiệu 22.8 tìm thấy
tại Khương Mỹ năm 1901. Đây là một bệ thờ độc đáo thể hiện 2 cỗ xe
ngựa ở hai mặt, hai mặt kia là hình hoa sen và rùa. Người điều khiển xe
ngựa mặc một chiếc Sampot theo phong cách Trà Kiệu, nhưng bộ ria
rậm là dấu hiệu bảo lưu từ phong cách Đồng Dương. Do tìm thấy nhiều
tác phẩm điêu khắc mang tính chất Vishnu giáo, lại vắng bóng Visa và
Brahma, nên một số nhà nghiên cứu cho rằng Khương Mỹ là một khu
đền thờ thần Vishnu. Tuy một số lượng tác phẩm điêu khắc ở Khương
Mỹ không nhiều, nhưng chúng thể hiện được sự chuyển tiếp từ những
nét mạng mẽ, dữ dội của phong cách Đồng Dương sang những nét nhẹ
nhàng, trang nhã của phong cách Trà Kiệu, do đó các nhà nghiên cứu đã
xếp chúng vào phong cách riêng: Phong cách Khương Mỹ - đầu thế kỷ
X.
Làng nghề truyền thống



Làng gốm Thanh Hà



Làng mộc Kim Bồng




Làng đúc đồng Phước Kiều



Làng dệt Mã Châu



Làng dâu tằm Đơng n - Thi Lai



Làng dệt chiếu cói Bàn Thạch



Làng rau Trà Quế

+Đặc sản:



Tương ớt [Hội An]



Bánh Đậu Xanh [Hội an]



Mì Quảng



Cao lầu [[Hội An]



Hủ Tiếu [Hội An]



Phở [Hội An]



Xí Mà [ Hội An]




Hến Trộn [Hội An]



Chè Bắp [ Hội An]



Bánh ít lá gai [Hội An]



Bánh khơ mè Cẩm Lệ



Bánh Bao, Bánh Vạc


×