Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Đồ án tốt nghiệp đại học: " Nghiên cứu công nghệ JSP & Java, xây dựng Website bán hàng cho công ty cổ phần chế biến gỗ Việt Đức Kha " pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.18 MB, 58 trang )

TRƯỜNG………………………
KHOA……………………








ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP:



Đồ án tốt nghiệp đại học: " Nghiên cứu công
nghệ JSP & Java, xây dựng Website bán hàng
cho công ty cổ phần chế biến gỗ Việt Đức Kha "













Đồ án tốt nghiệp đại học GVHD: Nguyễn Đức Thuần


SVTH: Nguyễn Văn Ty Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Ngày nay, Internet ngày càng trở nên cần
thiết cho cuộc sống, đặc biệt trong lĩnh vực
kinh doanh. Thương mại điện tử hiện đang là
ngành kinh tế thu lợi nhuận cao của nhiều
nước trên thế giới. Mặc dù vậy, nước ta lại
chưa phát triển loại hình này do các điều
kiện khách quan. Tuy nhiên, sớm hay muộn
thì chắc chắn cũng phải có phần đáp ứng
được nhu cầu của khách hàng và nhà thương
mại. Vì buôn bán là một hoạt động không
thể thiếu trong đời sống hiện nay, và cũng
nhờ sự phát triển của thương mại điện tử mà
các nhà thương mại có cơ hội quảng cáo sản
phẩm của mình rộng rãi hơn.
Với thương mại điện tử, chúng ta không
còn phải đến trực tiếp cửa hàng vừa tốn thời
gian, sức khỏe. Giờ đây, chúng ta có thể ngồi
tại nhà mà có thể mua được bất kỳ một món
hàng nào. Thật là tuyệt vời!
Đồ án tốt nghiệp đại học GVHD: Nguyễn Đức Thuần
SVTH: Nguyễn Văn Ty Trang 2
Chính vì thế, em đã chọn đề tài “Nghiên
cứu JSP và Java, xây dựng website bán
hàng cho Công ty Cổ Phần Chế biến gỗ
Việt Đức” nhằm làm quen với thương mại
điện tử và bắt kịp sự phát triển của nước ta

cũng như thế giới. Do thời gian hạn chế, việc
tìm hiểu và xây dựng một ứng dụng trên
công nghệ Java (một công nghệ mới) đối với
em rất khó khăn. Dù vậy, ứng dụng cũng đã
triển khai được phần lớn các yêu cầu chính
mà một ứng dụng thương mại điện tử cần
đáp ứng.
Em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn
Đức Thuần đã tận tình hướng dẫn, giúp em
hồn thành tốt đồ án tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn !

Nha Trang, tháng 08 năm 2003.
SVTH : Nguyễn Văn Ty
Lớp : 40
TH

MSSV: 8D15075





Đồ án tốt nghiệp đại học GVHD: Nguyễn Đức Thuần
SVTH: Nguyễn Văn Ty Trang 3




















































Đồ án tốt nghiệp đại học GVHD: Nguyễn Đức Thuần
SVTH: Nguyễn Văn Ty Trang 4














































Đồ án tốt nghiệp đại học GVHD: Nguyễn Đức Thuần
SVTH: Nguyễn Văn Ty Trang 5




































Chương I

YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI

PHẦN I

CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Đồ án tốt nghiệp đại học GVHD: Nguyễn Đức Thuần
SVTH: Nguyễn Văn Ty Trang 6
1. Về mặt ứng dụng.
Xây dựng hệ thống quản lý các dịch vụ bán hàng trên mạng, trong đó hệ thống
cho phép các dịch vụ đăng ký một không gian để bán những mặt hàng mình có trên
mạng. Mỗi dịch vụ sẽ có một account riêng trong hệ thống, họ có thể cập nhật các mặt
hàng, thay đổi thông tin của dịch vụ và quản lý những đơn đặt hàng của khách mua
hàng thông qua hệ thống. Tuy nhiên, dịch vụ hay mặt hàng của dịch vụ chỉ thực sự
hoạt động khi đã thanh tốn những chi phí cần thiết cho hệ thống. Đối với những khách
hàng vào hệ thống để mua hàng, hệ thống phải hỗ trợ sao cho khách hàng có thể tìm
kiếm, chọn và đặt hàng một cách dễ dàng. Khi khách hàng đặt mua sản phẩm, hệ thống
sẽ chuyển đơn đặt hàng này đến dịch vụ bán hàng. Việc giao và nhận hàng diễn ra nội
bộ giữa người bán với người mua, hệ thống không tham gia trực tiếp vào việc bán
hàng. Hệ thống đóng vai trò như một siêu thị ảo, môi giới cho khách mua hàng với
dịch vụ.

 Về phía khách hàng
 Các khách hàng có thể đăng kí mua hàng, cũng như việc xem và lựa
chọn những sản phẩm qua mạng nếu họ đồng ý với những sản phẩm đó.
 Khách hàng có thể dễ dàng xem hàng, hoặc đăng ký mua hàng bất cứ
lúc nào thông qua mạng máy tính khi mà máy chủ đã khởi động.
 Các khách hàng có thể dễ dàng tìm thấy sản phẩm mà mình cần, việc
đăng kí mua hàng chỉ thông qua thao tác nhấn chuột trên sản phẩm mà mình lựa chọn.
 Các khách hàng còn có thể theo dõi được những sản phẩm mới mà công
ty chuẩn bị bán ra trong một thời gian sắp tới.
 Khi cần thiết thì khách hàng có thể hỏi đáp thông qua công ty, hoặc
thông qua diễn đàn nhằm góp ý cũng như việc thắc mắc với công ty. Diễn đàn sẽ giúp
cho khách hàng giải quyết các vấn đề mà mình không giải quyết được.
 Về phía người quản lý
 Người quản lý có thể theo dõi thành viên, đơn hàng của các khách hàng
đang tham gia mua hàng của công ty mình (như số lượng mặt hàng, số tiền, của khách
hàng …) và nắm các thông tin của khách hàng như email, địa chỉ để liên lạc khi cần.
 Người quản lý có thể thêm sản phẩm, xố sản phẩm, thêm người quản lý,
người sử dụng thông qua chương trình đã được xây dựng.

2. Về mặt kỹ thuật
Bài tốn đòi hỏi hệ thống phải có những khả năng về kỹ thuật như sau:
Ứng dụng triển khai trên môi trường JSP.
Hỗ trợ nhiều hệ điều hành (cho phía client).
Hỗ trợ nhiều trình duyệt (như IE, Netscape )
Đồ án tốt nghiệp đại học GVHD: Nguyễn Đức Thuần
SVTH: Nguyễn Văn Ty Trang 7
Hỗ trợ nhiều người dùng.
Số lượng người tham gia đăng ký mua hàng không giới hạn.
Số lượng các sản phẩm, người đăng ký sử dụng thêm vào không giới hạn.
3. Một số yêu cầu khác

Ngồi các yêu cầu trên, ứng dụng có thể:
Dễ dàng cài đặt.
Dễ dàng sử dụng.
Như vậy, trước những yêu cầu của bài tốn đặt ra như trên, ta cần khảo sát công
nghệ và lựa chọn giải pháp thích hợp để có thể triển khai ứng dụng theo yêu cầu của
bài tốn.













Chương II

NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH JAVA ĐỐI VỚI
ỨNG DỤNG MẠNG
I. GIỚI THIỆU NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH JAVA.
Ông tổ của Java không ai khác chính là James Gosling, một lập trình viên của
công ty Sun Microsystems. Cuối năm 1990 James Gosling được Sun Microsystem
giao nhiệm vụ xây dựng một phần mềm cho các mặt hàng điện dân dụng với mục tiêu
nhỏ gọn và tương thích với nhiều thiết bị phần cứng khác nhau, thế là Java ra đời. Đầu
tiên Java có tên là Oak (cây sồi) nhưng vì có sự trùng tên nên Oak được đổi tên thành
Java như hiện nay.

Java được thiết kế cho mục đích đa nền (không phụ thuộc vào bất kỳ hệ điều
hành nào) nên chương trình Java sau khi biên dịch cho ra một file nhị phân khác với
các file nhị phân thực thi của Windows như .exe hay .com. java biên dịch ra mã nhị
phân gọi là byte-code có đuôi mở rộng là .class và được triệu gọi thực thi trong máy ảo
Đồ án tốt nghiệp đại học GVHD: Nguyễn Đức Thuần
SVTH: Nguyễn Văn Ty Trang 8
Java (Java Virtual Machine – JVM). Máy ảo Java thực sự là một trình thông dịch bình
thường có khả năng thực thi các mã byte-code tương tự như bộ xử lý của máy tính
thực thi các mã nhị phân là các chỉ thị mã máy. Nói đúng hơn máy ảo Java là một kiến
trúc của bộ xử lý nhưng thực thi bằng cơ chế phần mềm thay vì phần cứng. Chính vì lý
do đó mà ta chỉ cần viết máy ảo Java cho từng hệ điều hành thì chương trình Java
(.class) có thể chạy như nhau trong mọi hệ điều hành dưới nền một kiến trúc máy ảo.
Cha đẻ của Java là hãng Sun Microsystem chịu trách nhiệm xây dựng các máy ảo Java
cho những hệ điều hành khác nhau. Nhiệm vụ của lập trình viên là chỉ viết chương
trình mã nguồn Java sau đó biên dịch chương trình ra dạng file thực thi byte-code để
chạy trên máy ảo.
Java có thể dùng để viết chương trình ứng dụng tương tự như mọi ngôn ngữ lập
trình khác. Java thiên về lập trình cho các ứng dụng mạng và Internet. Ngồi ra ta có thể
dùng Java để viết các Applet hoặc Servlet hay trang JSP là những thành phần ứng
dụng dành cho trình duyệt Internet (browser) và trình chủ (Web server).
Java là một ngôn ngữ đơn giản, hướng đối tượng, phân tán, thông dịch mạnh
mẽ, bảo mật, cấu trúc độc lập, khả chuyển, hiệu quả cao và linh động (the Java TM
Language an Overview – sun Microsystems). Đó là những đặc điểm quan trọng mà
không phải bất cứ một ngôn ngữ lập trình nào cũng có được.
Applet là những mẫu chương trình nhỏ được nhúng và chạy ngay trong trình
duyệt. Applet giúp bạn thực hiện được rất nhiều tương tác bên trong trình duyệt. Có
thể nói Java ra đời và nổi tiếng chính là nhờ khả năng viết Applet của nó. Mặc dù vậy,
ngày nay các Applet không còn được sử dụng nhiều trên các trình duyệt. Chúng được
thay thế bằng ngôn ngữ kịch bản JavaScript. Tuy nhiên vẫn còn nhiều điều mà Applet
có khả năng lập trình mạnh mẽ hơn JavaScript như giao tiếp với Web server, thực hiên

công việc tính tốn phức tạp, vẽ đồ thị, bảo mật…
Servlet là một thành phần đối tượng chủ yếu phục vụ cho mục đích tích hợp và
chạy trên các trình chủ Web server. Servlet giúp xử lý và tạo ra các trang Web động.
Servlet có thể kết hợp với các trang Java Server Page - JSP là các trang Script chạy
phía máy chủ để tạo các trang Web động, tương tác với cơ sở dữ liệu tương tự như
Servlet.
JavaScript và Java hồn tồn khác nhau, mặc dù thống nghe đến tên gọi bạn có
thể nghĩ rằng chúng đều xuất phát từ Java. JavaScript là một ngôn ngữ kịch bản ra đời
và phát triển bởi Nescape Communication trong khi Java được phát triển bởi Sun
Mcrosystem. Mặc dù vậy, ngày nay chúng trở nên thân thiết và gần gũi với nhau hơn
bao giờ hết. Java và JavaScript có cú pháp lập trình rất giống nhau và rất giống với
C/C++ nên rất thuận tiện để người dùng học cả hai ngôn ngữ song song với nhau.
JavaScript thường được dùng để kiểm sốt và điều khiển các hoạt động của trình khách.
JavaScript có thể tạo các hiệu ứng động cho trang Web như thay đổi màu sắc, hiển thị
Đồ án tốt nghiệp đại học GVHD: Nguyễn Đức Thuần
SVTH: Nguyễn Văn Ty Trang 9
ảnh động, tương tác với người dùng bằng chuột, phím, kiểm tra dữ liệu nhập vào trước
khi gởi về trình chủ để xữ lý.
JavaBeans là một thành phần đối tượng được xây dựng từ ngôn ngữ Java, là
những khối mã xây dựng sẵn và có thể dùng lại được. Nó đang trở nên ngày càng phổ
biến đối với các ứng dụng phân tán (distributed application) trên mạng.
Java Server Page - JSP đặc biệt cung cấp cho những nhà phát triển Web một
nền tảng để tạo ra các nội dung động trên máy chủ sử dụng HTML và XML, vì mã
Java có tính bảo mật, nhanh, và độc lập với máy chủ. JSP là phần mở rộng đặc biệt của
Java Servlet, đơn giản hơn Servlet. JSP được nhúng vào các trang HTML để tạo ra các
trang động từ trình chủ phục vụ cho trình khách.
Trên đây là một số đặc tính quan trọng và các nhánh phát triển của ngôn ngữ
Java. Với những đặc tính mạng mẽ như vậy, Java là sự lựa chọn tốt nhất cho các ứng
dụng mạng.


Applet Java:
Applet như đã nói là những mẫu chương trình nhỏ chạy ngay trong trình duyệt
và tương tác với trình duyệt. Vì applet đã nói là những mẫu chương trình nhỏ chạy
ngay trong trình duyệt và tương tác với trình duyệt. Vì vậy applet phải tuân thủ theo
một cấu trúc nhất định để có thể chạy được trên các trình duyệt khác nhau.

1. Tạo một applet:
Khuôn mẫu của một applet thể hiện ở bốn phương thức sau:


Error!





Trong đó :
appletName: tên của applet.
Init: để khởi tạo một applet khi một applet được nap (loaded) hay được nạp lại
(reloaded).
Start: bắt đầu hoạt động của applet khi applet được nạp hay khi người dùng
thăm lại trang chứa applet.
Stop: chấm dứt hoạt động của applet khi người dùng rời khỏi trang chứa applet
hay đóng trình duyệt.
pubilc class appletName extendes
Applet
{
public void init() {…}
public void start() {…}
public void stop() {…}

public void destroy() {…}
}


Đồ án tốt nghiệp đại học GVHD: Nguyễn Đức Thuần
SVTH: Nguyễn Văn Ty Trang 10
Destroy: thực hiện việc dọn dẹp chuẩn bị cho applet thốt hẳn (unloading).
Không phải applet nào cũng dùng đủ 4 phương thức này, các phương thức bị bỏ
qua khi viết một applet sẽ được trình duyệt tự thực hiện khi nạp applet đó.
* Vòng đời của một applet:
Nạp một applet:
Khi một applet được nạp có các sự kiện xảy ra như sau:
Một instance của lớp con applet được tạo ra, có nghĩa là một đối tượng applet
được tạo ra.
Đối tượng applet này tự khởi tạo mình, có nghĩa là tự cài đặt, nhận các giá trị
(phương thức init() được gọi đến).
Đối tượng applet này bắt đầu chạy (phương thức start() được gọi).
Rời khỏi hay trở về trang Web:Khi người dùng sang trang mới (không chứa
applet của ta), applet thực hiện phương thức stop(). Khi người dùng trở về trang chứa
applet, applet lại kích hoạt phương thức start(). Quá trình này cũng xảy ra khi người
dùng thu nhỏ cửa sổ (minimize) rồi mở lại (restore).
Nạp lại một applet:Thông thường các trình duyệt cho phép người dùng nạp lại
applet, nghĩa là người dùng đã thốt khỏi applet rồi lại nạp applet lại một lần nữa. Vì
mỗi khi thốt khỏi applet phương thức stop() sẽ được gọi, sau đó destroy sẽ được gọi để
thực hiện việc dọn dẹp cho hệ thống. Như thế applet sẽ giải phóng tất cả các tài
nguyên mà nó đã dùng. Cuối cùng applet chính thức bị xố bỏ khỏi bộ nhớ. Và khi
được nạp lại, quá trình nạp sẽ xảy ra y như lần đầu applet được nạp.
Thốt khỏi trình duyệt: Khi ta chưa đóng trang Web chứa applet mà đã thốt khỏi
trình duyệt, applet sẽ lập tức tự khởi động phương thức stop() rồi thực hiện phương
thức dọn dẹp destroy() trước khi trình duyệt bị đóng.

2. JavaBeans.
JavaBeans do Sun Microsystem phát triển dựa trên nền tản của Java. JavaBeans
là những giao tiếp lập trình được dùng để tạo ra những khối mã xây dựng sẵn và có thể
dùng lại được. Những thành phần JavaBeans có thể được nhúng vào trong một ứng
dụng, liên kết với các thành phần JavaBeans khác hay được dùng để kết nối với các
ứng dụng. Bằng cách dùng các thành phần JavaBeans các nhà phát triển ứng dụng có
thể giảm các khối lượng mã mà họ phải viết. Họ có thể tự tạo ra các thành phần
JavaBeans riêng biệt hoặc mua lại chúng từ các nhà phát triển thứ ba khác.
Trong thời gian qua, môi trường Internet đã trở thành động lực chính cho hướng
tiếp cận thành phần (component) dựa trên Java. Nó đang trở nên ngày càng phổ biến
với các ứng dụng phân tán (distributed application) trên mạng. Theo mô hình này một
thành phần của ứng dụng sẽ chạy trên máy khách (client), một phần chạy trên lớp
Đồ án tốt nghiệp đại học GVHD: Nguyễn Đức Thuần
SVTH: Nguyễn Văn Ty Trang 11
trung gian, phần còn lại sẽ chạy trên máy chủ (server) với tác vụ xử lý cơ sở dữ liệu
hay tính tốn phức tạp. Các ứng dụng Java xây dựng bằng các thành phần JavaBeans có
thể đáp ứng cho cả hai phía client và server.
Không có một bí ẩn nào trong việc tạo ra một lớp đối tượng JavaBeans. Ta xây
dựng lớp đối tượng JavaBeans bằng cách cài đặt giao diện (interface)
java.io.Serializable. Tiếp đến ta thiết lập và xây dựng các phương thức mang tên get,
set để trình bày cách gọi những thuộc tính của Beans trong trang JSP.
Cấu trúc của một đối tượng Beans như sau:
Error!














Các thuộc tính (property) của thành phần JavaBeans:
Thuộc tính là một trong những khía cạnh quan trọng nhất trong JavaBeans,
thuộc tính biểu diễn những trạng thái (state) mà một thành phần JavaBeans có thể có.
Người dùng đa số tương tác với JavaBeans qua các thuộc tính của nó. Bằng cách thay
đổi các thuộc tính các nhà phát triển ứng dụng sẽ đem đến cho đối tượng thành phần
một diện mạo (apperance) và một cách hành xử (behavior) khác.
Thuộc tính thể hiện sự thay đổi (bound property):
JavaBeans là từng thành phần riêng biệt nhưng vẫn có thể kết nối được với
nhau qua cơ chế gởi thông báo (message). Khi thuộc tính của một thành phần
JavaBeans A thay đổi nó có thể thông báo cho một thành phần JavaBeans B khác biết
để thành phần JavaBeans B này có cơ hội cập nhật lại những thông tin cần thiết đối với
thành phần A mà nó sử dụng.
Public class mybeans implement java.io.Serializable
{
protect int the_value;

// Phương thức khởi dựng Beans
public mybeans {}

//Khai báo phương thức đặt giá trị cho thuộc tính myvalue
public void set_myvalue(int new value)
{
the_value = new_value;
}

//Khai báo phương thức trả về giá trị cho thuộc tính myvalue
public int get_myvalue()
{
return the_value;
}
}
Đồ án tốt nghiệp đại học GVHD: Nguyễn Đức Thuần
SVTH: Nguyễn Văn Ty Trang 12
Cơ chế cài đặt một thuộc tính có thể thông báo cho các thành phần JavaBeans
khác biết khi nó thay đổi như sau: cài đặt hai phương thức dùng để đăng ký và loại bỏ
một đối tượng listener.
Error!





Mỗi thành phần JavaBeans khác phải tự cài đặt một đối tượng listener từ giao
diện PropertyChangeListtener có nhiệm vụ phản ứng lại những thay đổi này, sau đó
đăng ký lại với thành phần JavaBeans A nhờ vào các phương thức trên.
Phương thức cần cài đặt cho giao diện PropertyChangeListtener là:
Error!


Các thủ tục trên đây chỉ thực hiện nhiệm vụ đăng ký và tạo đối tượng listener
mà thôi. Để các đối tượng listener có thể nhận biết sự thay đổi của thuộc tính, ta phải
gọi phương thức firePropertyChange của đối tượng PropertyChangeSupport từ thành
phần JavaBeans A như sau:
Error!



Phương thức này sẽ thông báo đến mọi đối tượng listener (bằng cách gọi
phương thức propertyChange của listener) đã đăng ký với thuộc tính của thành phần
JavaBeans A, sự thay đổi bao gồm giá trị trước khi thay đổi, giá trị sau khi thay đổi và
tên của thuộc tính bị thay đổi.
Thuộc tính ràng buộc (constraint property):
Hạn chế của thuộc tính bound property là các đối tượng listener chỉ phản ứng
lại khi giá trị thuộc tính đã bị thay đổi. Java cung cấp một khả năng khác mạnh hơn đó
là tạo thuộc tính bị ràng buộc (constraint property), tương tự như thuộc tính bound
mỗi lần thuộc tính constraint định thay đổi giá trị (chỉ dự định chứ chưa thay đổi) nó sẽ
thông báo đến tất cả các đối tượng listener đã đăng ký, đối tượng listener có quyền từ
chối không cho phép thay đổi và như vậy thuộc tính vẫn phải giữ nguyên giá trị ban
đầu. Ngược lại nếu đối tượng listener cho phép thì quá trình thay đổi giá trị cho thuộc
tính mới diễn ra tiếp tục.
Để đăng ký đối tượng listener cho thuộc tính ràng buộc, thành phần JavaBeans
phải cài đặt hai phương thức sau đây:
//Đăng ký
public void addPropertyChangeListtener (PropertyChangeListtener lsn)

//Loại bỏ
public void removePropertyChangeListtener (PropertyChangeListtener lsn)
public void propertyChange (PropertyChangevent evt)

Public void firePropertyChange (String propertyName,
Object oldValue, Object newValue)
Đồ án tốt nghiệp đại học GVHD: Nguyễn Đức Thuần
SVTH: Nguyễn Văn Ty Trang 13

Error!



Mỗi thành phần JavaBeans khác phải tự cài đặt một đối tượng listener từ giao
diện VetoableChangeListener có nhiệm vụ phản ứng lại những thay đổi này (cho phép
hay không cho phép thuộc tính thay đổi), sau đó đăng ký với thành phần JavaBeans
nhờ vào các phương thức trên (add dùng để đăng ký còn remove dùng để loại bỏ đối
tượng listener).
Phương thức cần cài đặt cho giao diện VetoableChangeListener là:
Error!


Nếu đối tượng listener không đồng ý thay đổi thuộc tính nó sẽ ném ra ngoại lệ
PropertyVetoException, thành phần JavaBeans sẽ bắt lấy và huỷ bỏ quá trình thay đổi
trị cho thuộc tính.
Cũng như thuộc tính dạng bound, khi thuộc tính constraint có dự định thay đổi
giá trị trong phương thức setter nó cần thông báo cho các đối tượng listener đã đăng ký
với nó bằng phương thức fireVetoableChange của đối tượng VetoableChangeSupport
từ thành phần JavaBeans như sau:
Error!


Phương thức này sẽ thông báo đến mọi đối tượng listener (bằng cách gọi
phương thức vetoableChange của listener) đã đăng ký với thành phần JavaBeans.
* Xử lý tình huống của thành phần JavaBeans:
Đối tượng nào sản sinh ra tình huống được gọi là nơi phát sinh tình huống
(event source), đối tượng nào dùng để tiếp nhận và xử lý các tình huống phát sinh từ
đối tượng khác được gọi là đối tượng listener.


Các tình huống nội tại (event state):
Một thành phần JavaBeans ngồi việc gởi tình huống đến những đối tượng khác

còn phải lo xử lý các tình huống mà bản thân hệ thống gởi đến mình.
Nếu xét về vai trò thì bản thân hệ thống là nơi phát sinh tình huống còn thành
phần JavaBeans phải tiếp nhận và xử lý các tình huống này.
public void addVetoableChangeListener (VetoableChangeListener lsn)

public void removeVetoableChangeListener (VetoableChangeListener lsn)
public void vetoableChange (PropertyChangevent evt)
throws PropertyVetoException
public void fireVetoableChange (String propertyName, Object oldValue,
Object newValue)
Đồ án tốt nghiệp đại học GVHD: Nguyễn Đức Thuần
SVTH: Nguyễn Văn Ty Trang 14
Để nhận biết được tình huống mà hệ thống đưa đến, thành phần JavaBeans phải
xây dựng một đối tượng listener và đăng ký đối tượng này với hệ thống. Các đối tượng
mà Java đã thiết kế sẵn dành cho từng tình huống cụ thể như sau:
ComponentListener
Listener dùng để nhận biết các tình huống khi đối
tượng bị thay đổi kích thước (resize), di chuyển (move),
hiện ra (show) hay dấu đi (hidden).
FocusListener
Listener nhận biết tình huống là Focus (là tình huống
mà đối tượng nhận nhiều quyền ưu tiên nhất)
KeyListener
Listener nhận biết các tình huống xuất phát từ bàn
phím.
MouseListener
Listener nhận biết tình huống xuất phát từ việc bấm
chuột như kích chuột trái, kích chuột phải hay kích đôi.
MouseMotionListener Listener nhận biết tình huống di chuyển chuột.
WindowListener

Listener nhận biết tình huống một cửa sổ bị đóng lại,
mở ra, thu nhỏ thành biểu tượng…
ActionListener
Listener nhận biết tình huống mà đối tượng sẽ phải
thực thi một tác vụ nào đó.
AdjustmentListener
Listener nhận biết tình huống mà đối tượng thay đổi
giá trị (như vị trí thanh trượt của thành phần scrollbar
chẳng hạn).
ItemListener
Listener nhận biết tình huống mà một phần tử thay đổi
trạng thái (như trong các thành phần checkbox,
choice…).
Có hai cách để tạo đối tượng listener giúp thành phần JavaBeans tiếp nhận tình
huống mà hệ thống đưa đến. Cách thứ nhất là tạo ra một đối tượng listener riêng biệt
sau đó thành phần JavaBeans sẽ đăng ký với hệ thống đối tượng listener này. Cách thứ
hai là dùng chính bản thân thành phần JavaBeans cài đặt cho giao diện listener và đăng
ký với hệ thống qua biến this.

3. Java Script.
3.1. JavaScript là gì?

Về nguồn gốc thì Java và JavaScript không liên quan gì với nhau. Java do Sun
Microsystem khởi xướng còn JavaScript tiền thân lại ra đời từ ngôn ngữ đặc tả
(scripting language) do hãng Netscape Communications đưa ra với tên là LiveScript.
Sau một thoả thuận giữa Sun và Netscape ngôn ngữ LiveScript và Java đã cùng bắt tay
nhau để tạo nên ngôn ngữ JavaScript. Tuy nhiên Java và JavaScript vẫn khác nhau về
cơ bản. Java là một ngôn ngữ lập trình mạnh mẽ, có thể dùng để viết applet hay bất kỳ
Đồ án tốt nghiệp đại học GVHD: Nguyễn Đức Thuần
SVTH: Nguyễn Văn Ty Trang 15

một ứng dụng nào (chạy độc lập hoặc chạy trên mạng) còn JavaScript chỉ là một ngôn
ngữ đặc tả dùng để thay đổi tương tác với bản thân trình duyệt mà thôi.
Sau đây là bảng so sánh các đặc điểm khác nhau cơ bản giữa hai ngôn ngữ Java
và JavaScript:
JavaScript Java
Phát triển từ Netscape
Communications
Phát triển từ sun Microsystem
Các dòng lệnh được thông dịch bởi
trình duyệt (brower).
Các dòng lệnh được biên dịch ra mã máy
(JVM) trước khi cho thực thi.
Nền tảng dựa trên các đối tượng
được xây dựng sẵn (object base). Các
đối tượng này không cho phép thừa
kế để tạo ra những đối tượng mới.
Nền tảng dựa trên cơ sở hướng đối tượng
(object oriented), tất cả đều quy về đối
tượng và có khả năng thừa kế để tạo ra
những đối tượng mới phong phú hơn.
Không cần phải khai báo dữ liệu
trước khi sử dụng.
Dữ liệu cần phải khai báo tường minh
trước khi sử dụng.
Ngăn cấm các chức năng truy xuất
đĩa.
Có thể truy xuất đĩa hay không, do người
lập tình quy định.
3.2. Cú pháp JavaScript:
Cú pháp JavaScript rất giống Java nhưng JavaScript sử dụng biến không cần

khai báo kiểu trong khi đối với Java điều này là bắt buộc.
Các đoạn mã lệnh của JavaScript được đặt trọn trong nội dung của trang Web
giữa hai thẻ:
Error!



Mã của JavaScript không thể dấu được vì nó hiện diện cùng với nội dung trang
Web. Nhưng ta có thể định nơi chứa mã nguồn bằng thuộc tính SCR trong thẻ
<SCRIPT> như sau:
Error!


Nếu Java hơi khô khan thì ngược lại JavaScript rất sống động với những hình
ảnh cũng như kỹ xảo dùng để tương tác với trang Web. JavaScript cũng có thể điều
khiển được Applet nếu như applet cho phép điều đó.
II. JAVA SERVER PAGE – JSP.
JSP là công nghệ rất mạnh để tạo ra trang HTML về phía trình chủ. JSP là phần
mở rộng trực tiếp của Java Servlet. Bộ diễn dịch JSP sẽ ánh xạ trực tiếp mã Java thành
<SCRIPT LANGUAGE = “JavaScript “ SRC =”javacode.txt”>
< SCRIPT>
<SCRIPT LANGUAGE = “JavaScript “>
// Các đoạn mã lệnh của JavaScript được đặt ở đây
< SCRIPT>
Đồ án tốt nghiệp đại học GVHD: Nguyễn Đức Thuần
SVTH: Nguyễn Văn Ty Trang 16
Servlet. Viết JSP ta không cần trải qua quá trình biên dịch tập tin thực thi .class như
trong Servlet. JSP cung cấp mô hình lập trình Web dễ dàng và tiệân dụng hơn Servlet.
1. Cú pháp cơ bản của JSP.
1.1. Sử dụng thẻ bọc mã <%%>.

Ưu điểm của trang JSP là khả năng nhúng mã Java giữa các thể định dạng
HTML. Mã Java được đặt trong cặp dấu <%%>. Bên trong mã Java nếu muốn kết xuất
dữ liệu HTML ta gọi phương thức println() của đối tượng out. Đối tượng out là đối
tượng mặc định được trình chủ Web server cung cấp dùng để ghi kết xuất gửi về máy
khách. Thẻ HTML và mã Java có thể trộn lẫn lộn với nhau.
Ví dụ:
<html>
<b>
<% out.println(“Chao Ban”)
%>
</b>
</html>
1.2. Hiển thị kết xuất bằng cú pháp <%=%>
Thay vì sử dụng cú pháp <%%>để diễn đạt một khối gồm nhiều lệnh ta có thể
sử dụng cú pháp <%=%> chỉ để hiển thị kết xuất của một giá trị biến hay hàm nào đó.
Ví dụ:
<html>
Name<%= name%>
Search<%=search%><a href="searches.jsp?></a>
</html>
Trong ví dụ trên name là biến chứa tên topic mà ta cần tìm, search là một hàm
trả về tên tìm được. Chú ý, không có dấu (;) ở cuối các biến hoặc biểu thức gọi hàm
trong cú pháp <%=%>. Bởi vì nội dung của biểu thức nằm trong <%=%> sẽ được
chuyển thành lệnh out.println() tương đương như sau:
out.println (“<html”);
out.println (“Name”+ name);
out.println(“</html”);
1.3. Chèn chú thích vào mã trang JSP.
Cũng như Java, JSP cho phép ta dùng cú pháp // để chú thích một dòng mã lệnh
trong khi cú pháp /* */ áp dụng cho nhiều dòng. Các dòng lệnh chú thích này sẽ được

bỏ qua khi trình chủ diễn dịch trang JSP.
<html>
// đây là chú thích một dòng
/*
Đồ án tốt nghiệp đại học GVHD: Nguyễn Đức Thuần
SVTH: Nguyễn Văn Ty Trang 17
Chú thích
nhiều dòng
*/
</html>
JSP còn cung cấp thêm cho ta cú pháp chú thích <% %>. Tất cả các khối
lệnh Java và HTML nằm giữa hai dấu chú thích này sẽ được trình biên dịch trang bỏ
qua không quan tâm đến. Ví dụ:
<%
out.println (“ Đoạn này trình biên dịch sẽ bỏ qua”)
%>
Dấu chú thích này rất có hiệu quả. Nó giúp ta tạm thời cô lập hoặc che bỏ tác
dụng của một đoạn mã Java nào đó đang bị lỗi trong trang JSP. Ta chỉ tạm thời làm
mất tác dụng của chúng chứ không cần xố bỏ.


1.4. Khai báo phương thức và biến hằng <%!%>
Một cú pháp nữa mà JSP cung cấp đó là <%! %>. Cú pháp này cho phép ta
định nghĩa một hoặc nhiều phương thức và biến. Phương thức và biến sau đó có thể
được triệu gọi bất kỳ nơi đâu trong trang JSP.
2. Các đối tượng của JSP:
Trong JSP chúng ta có thể truy cập một số đối tượng của JSP mà không cần
phải khai báo. Trình dịch JSP sẽ nhận dạng những đối tượng này và dịch sang trang
Servlet.
2.1. Đối tượng Request:

Đối tượng Request đại diện cho đối tượng
javax.servlet.http.HttpServletRequest. Giao diện HttpServlet được định nghĩa như một
đối tượng truy cập đến thông tin header của giao thức HTTP được gởi về trình khách.
Đối tượng request thường được truyền như đối số cho phương thức service(), ví dụ:
Error!



Một trong những ứng dụng thông thường nhất của đối tượng request là nắm giữ
các tham số. Chúng ta có thể thấy điều này bằng cách gọi phương thức getParameter()
của request. Phương thức này thừa kế từ lớp cha là javax.ServletRequest. Phương thức
này nhận tên tham số và trả về giá trị chuỗi tương ứng với tên của tham số đó. Phương
public void jspService (HttpServletRequest request,
HttpServiceResponse response) throws IOException,
Servlet ( )
Đồ án tốt nghiệp đại học GVHD: Nguyễn Đức Thuần
SVTH: Nguyễn Văn Ty Trang 18
thức getParameter() sẽ trả về giá trị của tham số mà nó giữ, nếu tham số này là null, nó
sẽ trả về giá trị null.
Ngồi ra, vì đối tượng request đại diện cho đối tượng
javax.servlet.http.HttpServletRequest nên có thể sử dụng các phương thức của
javax.servlet.http.HttpServletRequest trên request như getSession(), getCookies(),
getRemoteUser()…
2.2. Đối tượng Response:
Một đối tượng khác của JSP là đối tượng response. Đối tượng response cho
phép phản hồi thông tin xử lý từ trình chủ trở về trình duyệt. Hầu hết ứng dụng thông
thường của đối tượng response là dùng để xuất HTML ra trình duyệt. Đối tượng
response thường gọi phương thức getWriter() để thực hiện kết xuất.
Các phương thức mà đối tượng respons thường sử dụng được liệt kê như sau:
- response.sendRedirect(java.lang.String location): gởi đối tượng

response một lần nữa đến một trang JSP được chỉ định trong đối số
của phương thức.
- response.setContenType(java.lang.String type): Định dạng nội dung
xuất là kiểu type - đối số của phương thức.
2.3. Đối tượng Session:
Đối tượng session tham chiếu đến đối tượng javax.servlet.http.HttpSession. Đối
tượng session dùng để lưu các đối tượng khác từ những yêu cầu của client. Chúng đưa
ra hầu hết trạng thái đầy đủ của HTTP.
Đối tượng session được khởi tạo bằng cách gọi phương thức
pageContext.getSession() để tạo ra trang servlet. Cú pháp như sau:
Error!

Khi cần một biến nào đó có giá trị tồn cục từ khi mở cho đến khi kết thúc trình
duyệt, ta chọn đối tượng session. Đối tượng session sẽ tạo biến cục bộ cho phép lưu
một giá trị nào đó từ trang JSP này đến trang JSP khác trong suốt phiên làm việc của
chúng ta.
Để đối tượng session có thể lưu giữ những biến của chương trình ta cần phải
khai báo như sau:
Error!

Trong đó name là tên biến value là giá trị của biến.
session = pageContext.getSession()


session.setAttribute(java.lang.String name, java.lang.Object value)
Đồ án tốt nghiệp đại học GVHD: Nguyễn Đức Thuần
SVTH: Nguyễn Văn Ty Trang 19
Khi cần truy xuất một biến nào đó của đối tượng session ta cần phải sử dụng
phương thức getAtribute() như sau: name chính là tên của biến mà ta cần truy xuất.
Error!



2.4. Đối tượng Application:
Đối tượng application tham chiếu đến javax.servlet.ServletContext cho phép
lưu giữ cấu hình tồn cục của Servlet và JSP. Cách đối tượng application khởi tạo như
sau:
Error!
Trong đó pageContext là một đối tượng JspFactory.
Đối tượng application có phạm vi hoạt động ở cấp ứng dụng, nghĩa là có thể giữ
giá trị của tất cả các trang JSP ở những session khác nhau cho tới khi JSP engine bị
đóng lại.
Tương tự như session, ta có thể gọi phương thức application.setAtribute() để
lấy về giá trị lưu giữ trong application.
Phương thức application.setAtribute() được dùng để đặt trị cho biến cần chứa
trong application.
2.5. Đối tượng Out:
Đối tượng out đùng để ghi kết xuất gởi về trình duyệt. Đối tượng out hình thành
từ lớp java.io.Writer.
Ví dụ:
Error!


dùng để ghi câu “Hello world!” lên trình duyệt của máy khách.
2.6. Đối tượng Config:
Đối tượng config tượng trưng cho lớp ServletConfig, nó được định nghĩa là đối
tượng tạo bởi servlet chứa các thông tin cấu hình của servlet. Với thông tin cấu hình
này servlet sẽ truy cập đối tượng ServletContext. Phương thức khởi dựng như sau:
Error!

pageContext là một đối tượng JspFactory.

Trong nhiều trường hợp ta không cần phải sử dụng đối tượng config. Truy cập
đến ServletContext thông qua đối tượng application cũng đạt được kết quả tương tự.
2.7. Đối tượng Exception:
Đối tượng Exception chỉ tồn tại trong trang xử lý lỗi (error page). Nó dùng để
tham chiếu đến nguyên nhân gây ra lỗi mà trang xử lý lỗi có liên quan.
out.print(“Hello world!”);
session. getAttribute(java.lang.String name)
application = pageContext.getServletContext();

config = pageContext.getservletconfig():

Đồ án tốt nghiệp đại học GVHD: Nguyễn Đức Thuần
SVTH: Nguyễn Văn Ty Trang 20
Lỗi có thể xuất hiện trong quá trình hoạt động của trang JSP ở hai giai đoạn:
giai đoạn thứ nhất lỗi thường phát sinh ở bước khởi tạo. Ở bước này trang JSP nhận
yêu cầu từ trình khách và chuẩn bị thực thi, tuy nhiên trước khi thực thi trang JSP cần
được dịch ra mã .class của Java và quá trình dịch có thể sinh lỗi. Lỗi ở bước này còn
gọi là lỗi thời điểm dịch (translation time error). Giai đoạn thứ hai, trang JSP có thể
phát sinh lỗi trong quá trình phản hồi các yêu cầu xử lý. Lỗi này được gọi là lỗi thời
điểm yêu cầu (request time error).
Kiểu lỗi JSP thứ nhất có thể xuất hiện khi trang JSP lần đầu tiên được triệu gọi.
Trang JSP sẽ đi qua quá trình biên dịch từ tâïp tin nguồn .jsp thành mã Java .java sau
đó được biên dịch thành đối tượng servlet ở mã byte-code là tập tin .class. Lỗi ở giai
đoạn này thường do quá trình biên dịch thất bại hoặc do lỗi cú pháp khi thông dịch từ
JSP sang mã nguồn Java. Lỗi này thường được báo với trạng thái mã lỗi là 500 hoặc
trình chủ Web có thể thông báo những mã lỗi biên dịch của riêng Java. Lỗi tại thời
điểm dịch thường được quản lý bởi bộ thông dịch JSP (JSP engine).
Kiểu lỗi thứ hai của trang JSP liên quan đến quá trình xử lý các yêu cầu
(request). Những lỗi này còn được xem là lỗi lúc thực thi (runtime error). Chúng có thể
xuất hiên bên trong nội dung trang JSP hoặc xuất phát từ lời gọi phương thức nào đó

của một đối tượng. Thường đối với kiểu lỗi này ngoại lệ (excepton) sẽ được phát sinh.
Các ngoại lệ có thể bị đón bắt và xử lý bởi các đoạn mã JSP thích hợp (thường là trong
khối lệnh try{} catch (Exception){}). Tuy nhiên đối với những ngoại lệ phát sinh
nhưng không được người ta viết trang JSP đón bắt xử lý thích hợp thì ngoại lệ và lỗi sẽ
được gởi đến bộ xử lý lỗi của trình biên dịch JSP. Bản thân trình biên dịch JSP sẽ sinh
ra trang thông báo mô tả cụ thể lỗi trả về cho trình khách. Ta có thể hồn tồn đón bắt và
thay thế những trang thông báo lỗi này sử dụng đối tượng exception.
Để tạo ra trang thông báo lỗi ta cần khai báo như sau:
Error!



3. Các hành động của JSP:
Hành động trong JSP là quá trình trừu tượng hố việc thực thi hay yêu cầu JSP
thực hiện một nhiệm vụ nào đó.
a. Hành động <jsp:param>:
Hành động <JSP:param> được dùng để cung cấp và tạo các giá trị cho các tham
số theo dạng name/value. <JSP:param> thường dùng chung với các hành động <JSP:
include>, <JSP:forward>, <JSP: plugin>. Cú pháp của hành động <JSP:param> được
mô tả như sau:
//Chỉ thị trang JSP hiện hành là trang xử lý lỗi
<%@ page isErrorPage = “true”%>
//hiển thị nội dung thông báo lỗi phát sinh
Error: <%= exception.getMessage() %> has been reported.
Đồ án tốt nghiệp đại học GVHD: Nguyễn Đức Thuần
SVTH: Nguyễn Văn Ty Trang 21
Error!

Name: thuộc tính này trình bày tên của thông số tham chiếu.
Value: thuộc tính này trình bày giá trị của tên được tham chiếu.

b. Hành động <jsp:include>:
Hành động <JSP:include> cung cấp cấu trúc cho sự phối hợp tài nguyên tĩnh và
hành động của trang JSP hiện tại. Cú pháp của hành động này như sau:
Error!



Error!



Page: thuộc tính này trình bày quan hệ đường dẫn của tập tin ta muốn include.
Flush: thuộc tính này trình bày giá trị Boolean là true hay false.
Cú pháp đầu tiên mô tả yêu cầu nhúng (include) tập tin cần đưa vào trang JSP.
Cú pháp thứ hai chứa đựng phần tử con param được dùng để làm tham số cho mục
đích include.
c. Hành động <jsp: forward>:
Hành động <jsp: forward> cho phép trình dịch JSP gởi đi tại thời điểm thực thi
một yêu cầu hiện hành đến tài nguyên tĩnh, servlet, hay trang JSP khác. Khi hành động
này thực thi nó sẽ kết thúc trang hiện tại. Hành động <jsp:forward> có thể chứa hành
động <jsp: param>. Những thuộc tính này cung cấp các giá trị cho thông số yêu cầu
dùng cho việc chuyển hướng.
Cú pháp của hành động <jsp: forward> được mô tả như sau:
Error!










<jsp: param name = “paraName” value = “paraValue” />
<! Cú pháp 2 >
<jsp: include page = “urlSpec” flush = “true” >
<jsp: param … />
<jsp: include>
<! Cú pháp 1 >
<jsp: forward page = “relativeURLspec” />
<! Cú pháp 2 >
< jsp: forward page =
“relativeURLspec”>
<jsp: param … />
</ jsp: forward>
<! Cú pháp 1 >
<jsp: include page = “urlSpec” flush = “true” />
Đồ án tốt nghiệp đại học GVHD: Nguyễn Đức Thuần
SVTH: Nguyễn Văn Ty Trang 22
Page: thuộc tính này diễn tả quan hệ URL của đích mà hành động <jsp:
forward> sẽ chuyển đến.
Hành động <jsp: forward> thường được dùng như một điều kiện trong JSP để
chuyển hướng xử lý.
d. Hành động <jsp:plugin>:
Hành động <jsp:plugin> cho phép JSP tạo trang HTML chứa đựng tính hợp lệ
của cấu trúc trình duyệt máy khách, ví dụ như đối tượng Object hay đối tượng nhúng (Embed).
Hành động <jsp:plugin> tạo một thẻ <object> hay <embed> đưa ra dòng xuất
của đối tượng response.
Cú pháp của hành động <jsp:plugin> như sau:
Error!







Thuộc tính của hành động <jsp:plugin> cho phép cấu hình dữ liệu để thể
hiện phần tử đó.
Type: thuộc tính này thể hiện loại plugin cần đưa vào. Ta có thể dùng applet
làm một thành phần nhúng.
Code: thuộc tính này cho biết tên của lớp (class) sẽ được nhúng.
Codebase: thuộc tính này là tham chiếu cơ sở hay đường dẫn liên hệ đến tập
tin plugin .class.
4. JDBC và ODBC (Java Database Connectivity và Open Database Connectivity).




4.1. JDBC.
JDBC (Java Database Connectivity) là giao thức của Java dùng để thực hiện
câu lệnh SQL. JDBC cung cấp tập hợp các lớp và giao diện cho phép phát triển các
ứng dụng Java và ứng dụng Web liên quan đến truy xuất cơ sở dữ liệu. Tương tác căn
bản nhất của của JDBC được liệt kê như sau:
Mở một kết nối với cơ sở dữ liệu (Open connection).
Thực thi các câu lệnh SQL (Execute SQL).
Xử lý dữ liệu (Process results).
<jsp:plugin type = “pluginType” code =
“classFile” codebase = “relativeURLpath” >
<jsp:param>
. . .

</jsp:param>
</ jsp:plugin >
Đồ án tốt nghiệp đại học GVHD: Nguyễn Đức Thuần
SVTH: Nguyễn Văn Ty Trang 23
Đóng kết nối (Close connnection).
Đoạn mã sau đây sẽ diễn giải từng bước cách thực hiện kết nối với cơ sở dữ liệu
bằng JDBC:
// Bước 1. Khai báo biến
Connection cn;
Statement stat;
ResultSet rs;
// Mở kết nối cơ sở dữ liệu ODBC với tên nguồn dữ liệu (datasource
name)Woodstore thông qua ODBC
static final String DBDriver ="sun.jdbc.odbc.JdbcOdbcDriver";
static final String strConn ="jdbc:odbc:woodstore";
// Bước 2. Tham chiếu đến đối tượng cơ sở dữ liệu
stat = conn.createStatement();
// Bước 3. Thực hiện câu lệnh SQL
sSQL = "select * from items where " + sWhere;
// Bước 4 Xử lý dữ liệu
While (rs.next() ){

}// Kết thúc vòng While
//Bước 4. Đóng kết nối
rs.close();
stat.close();
con.close();

4.2. ODBC
Open Database Connectivity (ODBC) là một trong những kỹ thuật giao tiếp cơ

sở dữ liệu kiểu cũ được Microsoft cung cấp. Nó chính là bậc tiền bối của ADO. Một
trong những lý do chính của Microsoft khi giới thiệu kỹ thuật này là cho phép lập trình
viên có một phương pháp dễ dàng đễ truy cập nội dung của các cơ sở dữ liệu không
thuộc về một định dạng quen thuộc đối với lập trình viên. Nói cách khác, ta không cần
biết đến ngôn ngữ lập trình Xbase vẫn có thể truy cập đến một file DBF hay Access
Basic để lấy dữ liệu trong một file MDB. Vì SQL là ngôn ngữ không thân thiện lắm
đối với người sử dụng nên ta phải sử dụng qua một công cụ trung gian đóng vai trò
thiết kế để thể hiện các câu lệnh của SQL cho người sử dụng dễ thao tác hơn, công cụ
đó chính là JRUN, để JRUN có thể truy xuất các tập tin MDF của SQL ta phải sử dụng
cầu nối ODBC.
Đồ án tốt nghiệp đại học GVHD: Nguyễn Đức Thuần
SVTH: Nguyễn Văn Ty Trang 24
Ta có thể thấy rằng ODBC làm việc như phần ruột của WINDOWS, nó sẽ sử
dụng các trình điều khiển trong các DLL để thi hành công việc. ODBC có hai tập hợp
các trình điều khiển: một tập hợp sử dụng tiếng nói của trình quản lí cơ sở dữ liệu và
tập kia cung cấp phương pháp giao tiếp thông thường cho ngôn ngữ lập trình. Sự kết
hợp của hai tập thông qua một giao diện chấp nhận được cho phép JRUN truy cập nội
dung của cơ sở dữ liệu bằng cách sử dụng một tập hàm chuẩn các hàm gọi. Dĩ nhiên
có nhiều kiểu tiện ích DLL đi kèm với ODBC. Ví dụ như một trong các DLL sẽ cho
phép ta làm chủ nguồn dữ liệu ODBC. Còn giao diện chủ cho ODBC có trog file CPL
(bảng điều khiển) ở thư mục SYSTEM .
ODBC đưa ra đảm bảo rằng có thể cung cấp được phương pháp để lấy nội dung
trong cơ sở dữ liệu mà không có vấn đề gì. Mặc dù trong một số trường hợp, nó không
cung cấp được cách tốt nhất để có thể chuyển đổi dữ liệu giữa trình quản lí cơ sở dữ
liệu và JRUN, nhưng nói chung là tốt. Chỉ có một điều duy nhất cần chú ý là tốc độ thi
hành của nó rất chậm. Nhưng các phiên bản mới của ODBC đã có những cải tiến đáng
kể về tốc độ. Do đó ngày nay nó đã được đánh giá khả quan hơn nhiều.
Hầu như công việc lập trình ứng dụng mà JSP và servlet thường thực hiện nhất
đó là lưu trữ và truy xuất cơ sở dữ liệu.Việc truy xuất cơ sở dữ liệu trong JSP và
servlet dựa vào trình truy xuất ODBC theo chuẩn java.


×