Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Giải pháp đẩy mạnh Xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU - 7 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.65 KB, 9 trang )


Diện tích nuôi trồng sẽ tăng không đáng kể, tuy có một số vùng có khả năng tăng
thêm, nhưng nhiều vùng phải điều chỉnh lại diện tích đ• nuôi cho phù hợp với điều
kiện cân bằng sinh thái nhất là vùng rừng ngập mặn ở Cà Mau, Bạc Liêu có thể giảm
bớt 30.000-40.000 ha.
Dự báo đến năm 2010, diện tích nuôi nước lợ sẽ là 280.000 ha, đạt sản lượng 189.000-
259.000 tấn, năng suất bình quân là 0,65-0,93 tấn/ ha. Đối tượng nuôi chủ yếu là tôm,
cua, rong câu, một số loài cá thị trường có nhu cầu.
-Đối với các vùng đã khoanh nuôi:
Theo các dự án 327 và 773 cần tổng kết đánh giá cả về kỹ thuật lẫn hiệu quả kinh tế-x•
hội để điều chỉnh hợp lý, đầu tư nâng cấp có chọn lọc, đưa năng suất bình quân nuôi
tôm lên 1-2 tấn/ ha/ năm.
-Đối với các vùng đầm, phá:
Cần hạn chế khoanh nuôi xung quanh ven bờ, có thể tăng thêm nuôi lồng, phân chia
mặt nước hợp lý cho cộng đồng ngư dân sống ven đầm, phá để bảo vệ và tái tạo nguồn
lợi.
-Vùng rừng ngập mặn:
Điều chỉnh lại diện tích nuôi hợp lý để kết hợp hài hòa giữa trồng, bảo vệ rừng ngập
mặn-nuôi tôm-với quyền lợi của cộng đồng ngư dân tại đó.
-Vùng cao triều:
áp dụng hình thức nuôi công nghiệp để đạt năng suất 4-5 tấn/ ha/ năm với đối tượng
nuôi chủ yếu là tôm sú.
Nuôi nước mặn (nuôi biển)

Nuôi biển sẽ là hướng phát triển đột phá trong nuôi trồng thủy sản nói riêng và phát
triển kinh tế thủy sản nói chung. Tổ chức rộng r•i việc nuôi cá biển có giá trị xuất khẩu
cao như: song, hồng, vược, bống, giò bằng phương thức nuôi lồng bè và nuôi cao
triều để có sản lượng cá biển nuôi từ 4000-5000 tấn vào năm 2000 và 8000-10000 tấn
vào năm 2005; đưa nhanh việc nuôi các loài thủy đặc sản có giá trị xuất khẩu cao, chủ
yếu là nhuyễn thể hai mảnh vỏ như: nghêu, ngao, sò lông, điệp, bào ngư, trai các
vùng ven biển, để có sản lượng nhuyễn thể hai mảnh vỏ nuôi đạt 100.000 tấn vào năm


2000 và 150.000 tấn vào năm 2005.
Về sản xuất giống
Tập trung đầu tư các cơ sở sản xuất tôm giống tại Nam Trung Bộ để đảm bảo cung
ứng 80% nhu cầu tôm sú bột P15 cho cả nước. Nâng cấp hệ thống giống quốc gia để
có thể cho đẻ nhân tạo được một số giống thủy sản mới và thuần hóa giống nhập nội.
Giải quyết đồng bộ các khâu: tạo đàn bố mẹ thuần thục-sinh sản tôm bột-ươm nuôi
thành giống nhất là bộ giống cho nuôi biển và nuôi nước lợ; với một quy trình hoàn
chỉnh từ kỹ thuật, thức ăn, kiểm soát dịch bệnh, chất lượng và cung ứng giống đến
đầm nuôi.
Về sản xuất thức ăn
Xây dựng cơ sở sản xuất thức ăn nuôi thủy sản đến năm 2010 đạt sản lượng là
275.000-383.000 tấn/ năm.
Về phòng và chữa bệnh
-Quy hoạch lại các vùng nuôi thủy sản phù hợp với môi trường sinh thái.
-Tiến hành kiểm tra chặt chẽ giống nhập nội, giống trước khi thả xuống ao đầm nuôi.

-Xây dựng hệ thống quan trắc kiểm soát dự báo môi trường và nguy cơ gây bệnh cho
tôm, cá ở các vùng nuôi trồng thủy sản.
Các giải pháp hỗ trợ
Nhà nước hỗ trợ cho nuôi trồng thủy sản thông qua các hoạt động như: xây dựng cơ sở
hạ tầng, các công trình thủy lợi, dịch vụ khuyến ngư, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ
thuật, thông tin hướng dẫn tiếp thị, vốn tín dụng
Bảng 9: Các chỉ tiêu quy hoạch cho lĩnh vực nuôi trồng
thủy sản đến năm 2010
Dạng mặt nước Tiềm năng 1995 2000 2005 2010
Nuôi cá
ao hồ
nhỏ Diện tích (1000 ha) (1) 127 110 110 110
Năng suất (tấn/ha) (2) 2,85 3 3,69
Sản lượng (1000 tấn) (3) 313 330 406

Lao động (1000 người)(4) 144 167 193
Nuôi cá
ruộng
trũng (1) 580 85 148 225 310
(2) 1,1 1,2 1,5
(3) 163 270 465
(4) 180 260 390
Nuôi
nước

lợ (1) 619 275 280 285 290
(2) 0,26 0,3 0,39 0,65
(3) 71 84 112 189
(4) 330 373 400
Nuôi
lồng
bè Số lồng ( 1000 chiếc ) 16 25 31 39
Năng suất( kg/m3 lồng) 95 97 99
(3) 47 60 77
(4) 10 11 12
Nuôi
mặt
nước
lớn (1) 314 100 130 160 190
(2) 0,04 0,06 0,09
(3) 5 10 18
(4) 4,3 5,2 6,5
Nuôi
eo
vụng,

vịnh (1) 350 23,4 30 38 49
(2)
(3)

(4)

Tổng (1) 576 698 818 949
(3) 460 612 782 1.155
(4) 560 688,3 816,2 1.001,5
Nguồn: Bộ Thủy sản
2.2.3. Chế biến và thương mại thủy sản
Nghiên cứu đổi mới công nghệ và thiết bị, nâng cấp các cơ sở chế biến thủy sản theo
hướng hiện đại hóa, đổi mới cơ cấu mặt hàng theo nhu cầu của từng thị trường. Từng
bước giảm tỷ lệ chế biến bán thành phẩm, tập trung tinh chế các mặt hàng thủy sản có
hàm lượng giá trị cao, tạo hiệu quả tối ưu cho toàn bộ chu trình sản xuất kinh doanh
nghề cá.
Đối với chế biến tiêu thụ nội địa, chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm thủy sản,
ngoài các sản phẩm truyền thống, chế biến các sản phẩm mới, phục vụ nhu cầu đa
dạng của thị trường trong nước.
Mở rộng chủng loại và khối lượng cá mặt hàng thủy sản chế biến có giá trị gia tăng,
đưa tỷ trọng các mặt hàng có giá trị tăng từ 17,5% hiện nay lên 25% đến 30% vào
năm 2000 và 40-50% vào năm 2005.
Nâng tỷ trọng xuất khẩu các mặt hàng thủy sản tươi sống từ 4-5% trong tổng sản phẩm
xuất khẩu hiện nay lên 10% vào năm 2000 và 14-16% vào năm 2005.
Bảng 10: Các chỉ tiêu quy hoạch lĩnh vực chế biến thủy sản giai đoạn 1996-2010
STT Chỉ tiêu 1995 2000 2005 2010
1 Tổng sản lượng thủy sản (1000 tấn) 1.414,59 1.600 1.900 2.400

2 Lượng nguyên liệu sử dụng cho chế biến (1000 tấn) 500 850 1.000
1.250

3 Công suất cấp đông (tấn/ ngày) 830 830 1.000 1.450
4 Kho lạnh (tấn) 23.000 25.000 32.000 45.000
5 Lao động (người) 58.768 77.000 93.000 128.000
Nguồn: Bộ Thủy sản
Khai thác và sử dụng nguồn nguyên liệu
Nguyên liệu cung ứng cho chế biến xuất khẩu, chế biến và tiêu thụ nội địa, dự tính sẽ
từ 3 nguồn: nuôi trồng thủy sản: 42-45%; khai thác thủy sản: 43-46% và nhập khẩu
nguyên liệu: 9-12%.
Nhập khẩu nguyên liệu thủy sản không chỉ để bù đắp cho sự thiếu hụt nguồn nguyên
liệu thủy sản trong nước mà còn góp phần cân đối nguyên liệu khi trái vụ, nhờ vậy sẽ
tăng hiệu quả của các cơ sở chế biến thủy sản. Nguyên liệu có thể nhập từ các nước có
giá nguyên liệu thấp hoặc từ các nước có chi phí nhân công chế biến cao.
Giải pháp công nghệ chế biến
Trong giai đoạn từ nay đến năm 2010, công nghệ chế biến thủy sản sẽ có những bước
biến chuyển đáng kể. Cần chú trọng đầu tư cho nghiên cứu công nghệ chế biến các sản
phẩm mới và đa dạng hóa các sản phẩm bao gồm cả cải tiến bao bì, quy cách sao cho
tiện sử dụng. Dây chuyền chế biến sẽ được áp dụng phù hợp với từng loại nguyên liệu
và sản phẩm. Việc lựa chọn kỹ thuật và quy trình công nghệ phải trên cơ sở nghiên
cứu thị trường.
Công tác quản lý chất lượng cũng cần được tăng cường cả đối với sản phẩm xuất khẩu
và sản phẩm tiêu thụ nội địa. Các tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm

cần được đưa vào áp dụng bắt buộc ở tất cả các cơ sở chế biến thủy sản. Phấn đấu đến
năm 2001, các cơ sở chế biến thủy sản đều được áp dụng hệ thống quản lý chất lượng
tiên tiến theo các tiêu chuẩn HACCP và GMP nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực
phẩm và chất lượng sản phẩm xuất khẩu.
Phát triển các nhà máy chế biến
Tới năm 2010, dự tính sản lượng chế biến thủy sản đông lạnh là trên 340.000 tấn/ năm,
trong khi công suất cấp đông hiện nay là 800 tấn/ ngày, tương đương khoảng 250.000
tấn/ năm. Vì vậy, phải đầu tư thêm công suất cấp đông khoảng trên 100.000 tấn/ năm,

nâng tổng công suất cấp đông lên khoảng 1.500 tấn/ ngày. Bên cạnh các cơ sở đông
lạnh đ• được đầu tư đổi mới thì trong các năm tới, những cơ sở chế biến đông lạnh đ•
có thời gian hoạt động lâu (trên 15 năm) cũng cần được nâng cấp, thay thế để đáp ứng
các yêu cầu công nghệ hiện đại.
Không nhập mới các thiết bị sử dụng các tác nhân gây lạnh có thể gây phá hủy tầng
ôzôn như: R22, R502 Quá trình nâng cấp, thay thế thiết bị trong các cơ sở chế biến
đã có cũng phải gắn liền với việc thay thế tác nhân lạnh. Bên cạnh các dây chuyền chế
biến hiện đại, các thiết bị cấp đông tiên tiến, các thiết bị phụ trợ như: hệ thống thông
gió, chiếu sáng, lọc nước, thiết bị đóng gói cũng cần được đầu tư đúng mức để đáp
ứng đủ các tiêu chuẩn về an toàn môi trường, công nghệ theo yêu cầu của thị trường.
Các cơ sở chế biến đông lạnh sẽ quy hoạch lại một cách hợp lý tại các tụ điểm nghề cá
lớn như: Hải Phòng, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bình Thuận, Kiên Giang, Cà Mau trong
giai đoạn từ năm 2000 đến 2010.
Thị trường xuất khẩu

Mức giá xuất khẩu sản phẩm thủy sản Việt Nam hiện tại thấp hơn nhiều so với mức
giá nhập khẩu của các thị trường chính trên thế giới. Do vậy, các sản phẩm thủy sản
Việt Nam có thể có được sức cạnh tranh cao nếu đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế
và hoạt động tiếp thị có hiệu quả.
Để giảm bớt tình trạng quá phụ thuộc vào thị trường Nhật Bản, hoạt động tiếp thị sẽ
phải được cải tổ và hoàn thiện nhằm mục đích đa dạng hóa thị trường và thâm nhập
vào các thị trường tiềm năng đối với các sản phẩm có ưu thế của Việt Nam. Đến năm
2010, dự kiến tỷ trọng giá trị xuất khẩu sang các thị trường chính sẽ thay đổi đáng kể
so với hiện nay: Nhật Bản: 35-40%, Đông Nam á (kể cả Trung Quốc): 20-22%, EU:
12-20%, Bắc Mỹ: 15-20%, thị trường khác: 5-10%.
ii. những giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản sang eu trong những năm tới
1. Những giải pháp chủ yếu đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản sang EU
1.1. Tăng cường đầu tư và quản lý tốt việc đánh bắt hải sản xa bờ và nuôi trồng thủy
sản để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu
Để đạt được những phương hướng lớn và nhiệm vụ trong xuất khẩu thủy sản sang EU

cũng như sang tất cả các thị trường, thì điều trước tiên là phải giải quyết được vấn đề
nguyên liệu cho chế biến thủy sản xuất khẩu. Trong khi nguồn tài nguyên ven bờ của
nước ta đ• bị cạn kiệt do khai thác quá công suất trong thời gian qua, chỉ còn tiềm năng
tăng sản lượng đánh bắt xa bờ và nuôi trồng thủy sản.
Theo Bộ Thủy sản, nguồn tài nguyên thủy sản xa bờ của nước ta có trữ lượng
1.932.382 tấn, khả năng khai thác là 771.775 tấn. Đến năm 1997, ta mới khai thác
được khoảng 200.000 tấn chiếm trên 10% trữ lượng và khoảng 25-26% khả năng khai
thác cho phép. Đây thực sự là tiềm năng nguyên liệu lớn mà Việt Nam có thể khai thác

phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. Tuy nhiên, vấn đề khai thác được
tiềm năng này đến mức nào lại phụ thuộc rất lớn vào khả năng quản lý cũng như năng
lực, trình độ công nghệ của nghề cá Việt Nam.
Bên cạnh việc đánh bắt xa bờ, một lợi thế so sánh khác của Việt Nam để tham gia
thương mại quốc tế trong thời gian tới là phát triển nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt, phát
triển nuôi tôm sú và tôm càng xanh có giá trị xuất khẩu cao để xuất khẩu sang EU
cũng như sang các thị trường khác. Tuy nhiên, diện tích mặt nước nuôi trồng không
phải là vô hạn, hơn nữa các vấn đề kỹ thuật nuôi trồng như: giống, thức ăn chăn nuôi
và những ràng buộc về môi trường sinh thái rất cần tới sự quản lý và trợ giúp tài
chính, kỹ thuật của Nhà nước và Cộng đồng quốc tế.
Vì vậy, để khai thác được tiềm năng nguyên liệu còn rất lớn cho chế biến thủy sản
xuất khẩu, Nhà nước phải giữ vai trò quyết định bằng việc tạo ra môi trường pháp lý
thông thoáng, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia và bản thân Nhà nước
thực thi các chính sách quản lý, đầu tư thỏa đáng để đảm bảo khai thác tốt nguồn lợi
hải sản xa bờ cũng như cải tiến kỹ thuật nuôi trồng thủy sản để đảm bảo cung cấp đủ
nguyên liệu chất lượng cao cho chế biến thủy sản xuất khẩu.
1.2. Tăng cường năng lực công nghệ chế biến, cải tiến chất lượng và an toàn vệ sinh
hàng thủy sản xuất khẩu theo tiêu chuẩn HACCP
Tăng cường năng lực công nghệ chế biến, mở rộng và xây mới các cơ sở chế
biến nâng công suất chế biến lên 1000 tấn/ ngày vào năm 2000 và 1500 tấn/ ngày vào
năm 2005. Cần định hướng, đầu tư thích hợp cho đổi mới công nghệ, nâng cấp các

điều kiện sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm bớt lao động chân tay
để tăng khả năng cạnh tranh của thủy sản nước ta tại EU cũng như ở các thị trường

×