Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Giải pháp đẩy mạnh Xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU - 2 pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.59 KB, 9 trang )


-Đấu giá quốc tế.
-Đấu thầu quốc tế.
-Giao dịch tại sở giao dịch hàng hóa.
-Giao dịch tại hội chợ và triển l•m.
-Phương thức kinh doanh tái xuất khẩu.
3. Ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu
3.1. Các điều kiện cơ bản của hợp đồng kinh doanh xuất nhập khẩu
Giao dịch buôn bán quốc tế thường xảy ra những tranh chấp, do các bên không thống
và hiểu lầm nội dung của hợp đồng buôn bán. Từ đó, một số điều kiện cơ bản của hợp
đồng ra đời nhằm thống nhất quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên tham gia
ký kết hợp đồng.
Xác định các điều kiện giao dịch công bằng, hợp lý là rất quan trọng, nó đảm bảo
quyền lợi cho các bên và khẳng định tính khả thi của hợp đồng bằng sự ràng buộc
nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên một cách hợp lý.
3.2 Chuẩn bị ký kết hợp đồng và phương thức ký kết hợp đồng
3.2.1 Chuẩn bị ký kết hợp đồng
Trước khi ký kết hợp đồng, phải chuẩn bị một số nội dung sau đây:
-Nghiên cứu tình hình thị trường các nước và khu vực cũng như thị trường của mặt
hàng dự định xuất nhập khẩu. Nếu là thị trường mới, mặt hàng lần đầu tiên tiến hành
kinh doanh xuất nhập khẩu phải chuẩn bị từ đầu và phải nắm chắc thị trường mới đàn
phán.
-Tìm hình thức và biện pháp phù hợp để chuẩn bị đàm phán giao dịch.
-Xác định hướng nhằm mục đích thu được hiệu quả tối đa.

-Đàm phán giao dịch để ký hợp đồng.
-Khi thực hiện hợp đồng, tranh thủ điều kiện hợp lý để đạt hiệu quả cao nhất.
-Chấp hành đầy đủ nghĩa vụ, kiểm tra và làm các thủ tục khi cần phải khiếu nại. Nếu
bị khiếu nại phải bình tĩnh giải quyết để đạt chi phí tối thiểu.
3.2.2. Phương thức ký kết hợp đồng
Việc ký kết hợp đồng có thể được thực hiện bằng một số cách sau đây:


-Hai bên ký kết vào một hợp đồng mua- bán (một văn bản).
-Người mua xác định nhận thư chào hàng cố định của người bán (bằng văn bản).
-Người bán xác nhận (bằng văn bản) là người mua đ• đồng ý với các điều khoản của
thư chào hàng tự do, nếu người mua viết đúng thủ tục cần thiết và gửi trong thời hạn
quy định cho người bán.
-Người bán xác nhận (bằng văn bản) đơn đặt hàng của người mua. Trường hợp này
hợp đồng thể hiện bằng hai văn bản, đơn đặt hàng của người mua và văn bản xác nhận
của người bán.
-Trao đổi bằng thư xác nhận đạt được thỏa thuận trước đây giữa các bên (nêu rõ các
điều khoản đ• thỏa thuận).
Hợp đồng có thể coi như đ• ký kết chỉ trong trường hợp được các bên ký vào hợp
đồng. Các bên đó phải có địa chỉ pháp lý ghi rõ trong hợp đồng.
Hợp đồng được coi như ký kết chỉ khi những người tham gia ký có đủ thẩm quyền ký
vào các văn bản đó, nếu không hợp đồng không được công nhận là một văn bản có cơ
sở pháp lý.
4. Thực hiện hợp đồng trong kinh doanh xuất khẩu

Sau khi ký kết hợp đồng cần xác định rõ trách nhiệm, nội dung và trình tự công việc
phải làm, cố gắng không để xảy ra sai sót, tránh gây nên thiệt hại. Tất cả các sai sót là
cơ sở phát sinh khiếu nại. Phải yêu cầu đối phương thực hiện các nhiệm vụ theo hợp
đồng.
Trình tự thực hiện hợp đồng xuất khẩu bao gồm các bước theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 1: Trình tự thực hiện hợp đồng xuất khẩu












Khi nghiên cứu trình tự thực hiện hợp đồng xuất khẩu cần lưu ý:
-Tùy thuộc vào từng hợp đồng mà cán bộ xuất nhập khẩu phải thực hiện các nghiệp vụ
khác nhau. Trình tự thực hiện các nghiệp vụ cũng không cố định. Trên cơ sở nắm
chắc các khâu nghiệp vụ mà tìm hiểu yêu cầu nghiệp vụ của từng giai đoạn cụ thể
trong quá trình thực hiện hợp đồng.

-Trong khâu nghiệp vụ cụ thể có thể là nghiệp vụ của người bán hay người mua phụ
thuộc vào cách quy định điều kiện cơ sở giao hàng ghi trong hợp đồng mua bán hàng
hóa đ• ký kết.
Quá trình thực hiện hợp đồng trong kinh doanh xuất khẩu gồm:
- Xin giấy phép xuất khẩu hàng hóa
- Chuẩn bị hàng xuất khẩu
- Kiểm nghiệm và kiểm dịch hàng hoá xuất khẩu
- Thuê tàu lưu cước
- Mua bảo hiểm
- Làm thủ tục hải quan
- Giao hàng xuất khẩu
- Thủ tục thanh toán
II. Vai trò của xuất khẩu thủy sản
1. Lợi thế của ngành thủy sản nước ta
Việt Nam có bờ biển dài 3260 km, 112 cửa sông lạch, vùng đặc quyền kinh tế rộng
khoảng 1triệu km2 với 4000 hòn đảo lớn nhỏ tạo nên, nhiều eo, vịnh, vụng, đầm, phá
và nhiều ngư trường, trữ lượng hải sản gần 3 triệu tấn. Thềm lục địa nước ta rộng hơn
1 triệu km2 (gấp 3 lần diện tích đất liền), diện tích mặt nước 1triệu km2, trong đó diện
tích khai thác đạt 553.000 km, nhưng hiện tại mới chỉ khai thác được khoảng 65%
nguồn lực hải sản cho phép.

Tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản nước ta rất lớn với 1,4 triệu ha mặt nước nội
địa, 300.000 ha b•i triều, 400.000 ha hồ chứa, sông suối, 600.000 ha ao hồ nhỏ ruộng

trũng, có thể đưa vào sử dụng để nuôi trồng thủy sản. Năng suất nuôi trồng thủy sản
mới chỉ bằng 10%- 25% năng suất của các nước trong khu vực.
Theo Bộ Thủy sản, Việt Nam có trên 2000 loài cá, trong đó có khoảng 100 loài có giá
trị kinh tế cao. Bước đầu đánh giá trữ lượng cá biển trong vùng thềm lục địa khoảng
trên 4 triệu tấn. Khả năng khai thác hàng năm khoảng 1,67 triệu/năm. Tình hình cụ thể
của các loài cá:
-Cá tầng đáy: 856.000 tấn, chiếm 51,3%.
-Cá nổi nhỏ: 694.000 tấn, chiếm 41,5%.
-Cá nổi đại dương (chủ yếu là cá ngừ): 120.000 tấn, chiếm 7,2%.
Trong đó, phân bố trữ lượng và khả năng khai thác giữa các vùng như sau:
-Vịnh Bắc Bộ: trữ lượng: 681.166 tấn, khả năng khai thác: 271.467 tấn (chiếm 16,3%).
-Biển Trung Bộ: trữ lượng: 606.399 tấn, khả năng khai thác 242.560 tấn(chiếm
14,3%).
-Biển Đông Nam Bộ: trữ lượng: 2.075.889 tấn, khả năng khai thác: 830.456 tấn (chiếm
49,3%).
-Biển Tây Nam Bộ: trữ lượng: 506.679 tấn, khả năng khai thác: 202.272 tấn (chiếm
12,1%).
Việt Nam tuy có vùng biển trải dài khắp cả nước nhưng sản lượng khai thác không
đồng đều ở các vùng. Theo ước tính, vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam có
tổng trữ lượng trên 3 triệu tấn cá, 50.000- 60.000 tấn tôm, 30.000- 40.000 tấn mực.
Mặc dù vậy, với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng như đ• nêu trên,
trong thời gian hơn một thập kỷ qua, ngành thủy sản Việt Nam, đứng trước nhu cầu
mạnh mẽ của thị trường thế giới cũng như nhu cầu về thực phẩm của đất nước đ• có

những bước phát triển ngoạn mục và trở thành một trong những ngành kinh tế then
chốt của đất nước.
2. Vai trò của ngành thủy sản trong nền kinh tế quốc dân

Thủy sản là một ngành kinh tế- kỹ thuật đặc trưng gồm có các lĩnh vực: khai thác, nuôi
trồng, chế biến, cơ khí hậu cần, dịch vụ thương mại, là một trong những ngành kinh tế
biển quan trọng của đất nước. Sản xuất kinh doanh thủy sản dựa trên khai thác có hiệu
quả, lâu bền nguồn lợi thủy sinh, tiềm năng các vùng nước, do vậy có mối liên ngành
rất chặt chẽ với sản xuất nông nghiệp, vận tải, dầu khí, hải quan
Xuất phát từ tiềm năng thiên nhiên to lớn, vai trò quan trọng của ngành thủy sản trong
sự phát triển kinh tế- x• hội, nhất là trong 20 năm qua, với tốc độ phát triển kinh tế
nhanh chóng về sản lượng và giá trị xuất khẩu. Ngành kinh tế thủy sản ngày càng được
xác định là ngành kinh tế mũi nhọn và là một trong những hướng ưu tiên của sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay.
Ngành thủy sản được xác định là giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế- x•
hội của đất nước, bởi vì nó khai thác và phát triển một trong những nguồn tài nguyên
có thể tái sinh của đất nước.
2.1. Đóng góp của ngành thủy sản trong tổng sản phẩm quốc dân
Theo số liệu thống kê, GDP của Việt Nam năm 1998 ước tính khoảng 368.692 tỷ
đồng. Điều này tương ứng với mức GDP tính theo đầu người vào khoảng 270 đôla
Mỹ.
-Nghề nuôi trồng thủy sản từ tự cung tự cấp đ• đáp ứng được nhu cầu cho tiêu dùng
trong và ngoài nước, đáng kể là sản lượng tôm nuôi phục vụ xuất khẩu của nước ta

đứng vào khoảng thứ 5 trên thế giới; thủy sản xuất khẩu cũng đ• được xác định là đối
tượng chủ yếu để phát triển nuôi trồng.
-Công nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu mà chủ yếu là công nghiệp đông lạnh thủy
sản, với 164 cơ sở với tổng công suất là 760 tấn/ngày đ• đóng vai trò to lớn hàng đầu
về công nghiệp chế biến thực phẩm trong cả nước và thu hút nguyên liệu để sản xuất
hàng hóa xuất khẩu.
-Sự đóng góp đáng kể của khoa học công nghệ, trước hết phải kể đến kỹ thuật sinh sản
nhân tạo để tạo nguồn tôm giống vào cuối những năm 80, cung cấp hơn 1 tỷ tôm giống
các cỡ. Trong công nghiệp đánh cá, dần dần tạo ra các công nghệ để chuyển dịch cơ
cấu nghề khai thác theo hướng hiệu quả cao, du nhập nghề mới từ nước ngoài để có

thể vươn ra khai thác xa bờ.
-Hoạt động hợp tác quốc tế trên cả ba mặt: thị trường xuất khẩu, nguồn vốn nước
ngoài và chuyển giao công nghệ đều đạt những kết quả khích lệ. Từ cơ chế “ lấy phát
triển xuất khẩu để tự cân đối, tự trang trải, tạo vốn đầu tư cho khai thác và nuôi trồng
“, qua các thời kỳ, Nhà nước thực hiện chính sách mở cửa đến nay, sản phẩm thủy sản
nước ta đ• có mặt tại hơn 50 nước và vùng l•nh thổ với một số sản phẩm bắt đầu có uy
tín trên các thị trường quan trọng. Trao đổi quốc tế trên lĩnh vực công nghệ đ• góp
phần để có kết quả vừa nêu. Là thành viên của NACA từ năm 1988, của SEAFDEC từ
năm 1994, tham gia vào hoạt động của ICLARM, quan sát viên của INFOFISH, cũng
như sự hiện diện của nghề cá thế giới. Đó là những nhân tố tạo tiền đề cho sự phát
triển của chúng ta.
Dự tính toàn bộ sự đóng góp của ngành thủy sản đối với nền kinh tế quốc dân sẽ tăng
từ mức hiện nay năm 1998 từ 18.434,6 tỷ đồng lên 40.000 tỷ đồng vào năm 2010. Tỷ

trọng tương ứng của ngành thủy sản trong GDP sẻ giảm do có sự tăng trưởng mạnh
trong các ngành khác của nền kinh tế. Song sự đóng góp của ngành thủy sản đối với ổn
định x• hội và an toàn quốc gia là quan trọng vì tiềm năng phân phối thu nhập của
ngành thủy sản ở các vùng nông thôn. Một bộ phận dân cư ở nông thôn, thường là các
vùng nghèo vẫn tiếp tục sống dựa vào nghề cá và nuôi trồng thủy sản, bao gồm cả
thiểu số ở vùng cao.
2.2. Vai trò của ngành thủy sản đối với hoạt động xuất khẩu
Nếu trong GDP, ngành thủy sản đóng góp tương đối yếu thì ngành đ• có sự bù
đắp lại bởi sự đóng góp mạnh mẽ vào kim ngạch xuất khẩu cả nước. Kim ngạch xuất
khẩu thủy sản nước ta qua các năm đ• không ngừng tăng lên, điều đó thể hiện rõ nét
qua bảng số liệu sau:
Bảng 2: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam qua một
số năm
Năm
1995 1996 1997 1998 1999
Giá trị xuất khẩu cả nước (triệu USD) 5448,9 7255,9 8900 9356 10930

Giá trị xuất khẩu thủy sản (triệu USD) 550,6 670 776,46 858,68 971,12
Tỷ trọng xuất khẩu thủy sản so với cả nước (%) 10,1 9,23 8,27 9,18 8,9
Nguồn: - Bộ Thủy sản.
-Số liệu thống kê nông, lâm nghiệp và thủy sản thời kỳ 1990- 1998 và dự báo
năm 2000.
Qua bảng số liệu trên đây ta thấy rằng: kim ngạch xuất khẩu thủy sản nước ta đ• tăng
rất đáng kể qua các năm, trung bình mỗi năm tăng gần 100 triệu USD. Từ năm 1995

đến 1999, giá trị xuất khẩu thủy sản tăng 420,52 triệu USD, hay tăng 76,37%, đóng vai
trò là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong một số năm
qua và trong nhiều năm tiếp theo.
Giá trị xuất khẩu thủy sản các năm qua đ• đóng góp một phần không nhỏ vào tổng kim
ngạch xuất khẩu cả nước. Từ năm 1995 đến 1999, năm nào kim ngạch xuất khẩu thủy
sản cũng chiếm tỷ trọng trên dưới 10% so với tổng giá trị xuất khẩu, đặc biệt năm
1995, tỷ trọng này là 10,1%.
Xuất khẩu thủy sản chủ yếu là tôm và một số lượng lớn mực nang và mực đông. Năm
1998, tổng sản lượng thủy sản xuất khẩu đạt 193.000 tấn (tăng 25% so với năm
1995), kim ngạch xuất khẩu đạt 858,68 triệu USD.
Dự kiến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sẽ tăng từ 971,12 triệu USD năm 1999 lên
1,1 tỷ USD năm 2000, 2tỷ USD năm 2005 và 2- 2,2 tỷ USD vào năm 2010.
2.3 Vai trò của ngành thủy sản trong việc tạo công ăn việc làm
Công nghiệp đánh bắt và nuôi trồng thủy sản đảm bảo việc làm thường xuyên cho
khoảng 3 triệu lao động, đặc biệt là từ năm 1995, số lao động thủy sản là 3,03 triệu
người. Khoảng 3,8 triệu người sống trong các hộ gia đình làm nghề đánh bắt và nuôi
trồng thủy sản. Như vậy, khoảng 6,8 triệu người chiếm 8,7% dân số sống phụ thuộc
vào ngành thủy sản như một nguồn sinh sống.
Tổng số lao động có thu nhập từ đánh bắt và nuôi trồng thủy sản cũng như từ các
ngành và các hoạt động hỗ trợ thủy sản ước tính lên tới 8 triệu người. Ngoài ra, đánh
bắt và nuôi trồng thủy sản còn đảm bảo việc làm không thường xuyên và thu nhập phụ
cho hơn 20 triệu người.

×