Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Giải pháp đẩy mạnh Xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU - 1 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.1 KB, 9 trang )

Lời nói đầu
Trong điều kiện toàn cầu hóa và khu vực hóa của đời sống kinh tế thế giới của thế kỷ
21, không một quốc gia nào có thể phát triển nền kinh tế của mình mà không tham gia
vào quá trình hội nhập quốc tế và khu vực. Điều đó không ngoại trừ đối với Việt Nam,
để thực hiện nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng nền kinh tế, Đại hội Đảng Cộng Sản Việt
Nam lần thứ VIII tiếp tục khẳng định đường lối đổi mới và mở cửa nền kinh tế, thực
hiện chiến lược CNH-HĐH hướng mạnh vào xuất khẩu.
Để tăng xuất khẩu trong thời gian tới, Việt nam chủ trương kết hợp xuất khẩu những
mặt hàng mà đất nước có lợi thế tương đối (những mặt hàng xuất khẩu truyền thống:
hàng nông lâm thủy sản, khoáng sản, hàng giầy dép và dệt may) và một số mặt hàng
có hàm lượng kỹ thuật công nghệ cao bao gồm: ôtô, xe máy, hàng điện tử và dịch vụ
phần mềm
Hàng thủy sản là mặt hàng xuất khẩu truyền thống của Việt Nam trong thời gian qua
đã gặt hái được sự thành công rực rỡ. Từ mức kim ngạch xuất khẩu là 550,6 triệu USD
vào năm 1995, đã tăng lên mức 971,12 USD vào năm 1999, trung bình mỗi năm tăng
gần 100 triệu USD, chiếm khoảng 10% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và là
mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn trong các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước
ta trong nhiều năm vừa qua. Thị trường xuất khẩu thủy sản đã và đang được mở rộng
đáng kể, thủy sản của Việt Nam đã chiếm được vị trí quan trọng trong thị trường nhập
khẩu thuỷ sản của thế giới.
Liên minh Châu Âu (EU), một thị trường nhập khẩu thủy sản đầy tiềm năng trong thời
gian qua đã có những tác động rất tích cực đến việc xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.
Bên cạnh những thành tựu to lớn của xuất khẩu thủy sản sang EU, vẫn còn nhiều hạn

chế, tồn tại đòi hỏi Việt Nam phải nỗ lực, cố gắng trong thời gian tới để đẩy mạnh xuất
khẩu vào thị trường này, nhằm tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu, tăng nguồn thu ngoại
tệ về cho đất nước.
Xuất phát từ nhận thức trên đây, cũng như vai trò to lớn của xuất khẩu thủy sản trong
cơ cấu xuất khẩu của nước ta, tôi đã chọn đề tài “ Những giải pháp đẩy mạnh xuất
khẩu mặt hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU trong những năm tới “ để
viết đề án môn học. Việc nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa rất lớn đối với bản thân tôi,


nhằm củng cố và nâng cao lý luận, vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo những kiến
thức đã học vào thực tiễn. Đồng thời qua phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu
thủy sản sang EU của nước ta những năm gần đây, có thể mạnh dạn đề xuất một số
giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản trong tương lai.
Phương pháp nghiên cứu mà tôi sử dụng trong quá trình xây dựng đề án này là: kết
hợp những kiến thức đ• tích lũy trong quá trình học tập với những quan sát đ• thu thập
trong thực tế, kết hợp tổng hợp tài liệu, sách báo với việc đi sâu phân tích tình hình
thực tế nhằm tìm ra hướng đi hợp lý nhất để giải quyết những vấn đề đặt ra trong đề
án.
Đề án kết cấu gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh xuất khẩu.
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU trong những năm
qua.
Chương 3: Những giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang
EU trong những năm tới.

Do trình độ có hạn, thời gian nghiên cứu bị hạn chế, nên đề án khó tránh khỏi những
thiếu sót. Tôi rất mong có được sự đóng góp của các thầy cô giáo cùng bạn đọc để đề
án được hoàn thiện hơn.
Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc tới PGS-TS:Nguyễn Duy Bột- Trưởng Khoa Thương
mạI đ• giúp đỡ tôI hoàn thành đề án này.

Hà nội, ngày 26 tháng 1 năm 2002






chương i

cơ sở lý luận về hoạt động
kinh doanh xuất khẩu


I. Quy trình hoạt động kinh doanh xuất khẩu
Xuất khẩu là hoạt động trao đổi hàng hóa và dịch vụ cho (ra) nước ngoài dưới hình
thức mua bán thông qua quan hệ hàng hóa - tiền tệ, quan hệ thị trường nhằm mục đích
lợi nhuận.
Vai trò của xuất khẩu đối với nền kinh tế thể hiện ở những điểm sau:

-Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu, phục vụ quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước.
-Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang nền kinh tế hướng ngoại .
-Xuất khẩu tạo thêm công ăn việc làm và cải thiện đời sống dân cư.
-Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta.
Hoạt động kinh doanh xuất khẩu được tổ chức, thực hiện với nhiều nghiệp vụ, nhiều
khâu, nhưng quy tụ lại hoạt động này gồm các bước sau.
1. Hoạt động Marketing
Nội dung chủ yếu của giai đoạn này là: điều tra xem nên buôn bán gì, bằng phương
pháp nào, quyết định phương châm buôn bán (điều tra thị trường, chọn bạn hàng).
Vấn đề nghiên cứu thị trường là một việc làm cần thiết đầu tiên đối với bất cứ doanh
nghiệp nào muốn tham gia kinh doanh xuất khẩu hàng hóa. Nghiên cứu thị trường đối
với doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu, phải trả lời được các câu hỏi quan trọng sau
đây:

-Nước nào là thị trường có triển vọng nhất đối với sản phẩm xuất khẩu của doanh
nghiệp?
-Khả năng số lượng xuất khẩu được bao nhiêu?
-Sản phẩm cần có những thích ứng gì trước đòi hỏi của thị trường đó?
-Nên chọn phương pháp bán nào cho phù hợp? Thương nhân trong giao dịch là ai?

Phương thức giao dịch xuất khẩu?
Nội dung của nghiên cứu thị trường xuất khẩu bao gồm các vấn đề sau:

hồng thường được chấp nhận là bao nhiêu, hậu quả của cạnh tranh như thế nào; nó
diễn biến ra sao và khả năng phản ứng của nó trước một đối thủ mới.
1.1.3 Phân tích các điều kiện của thị trường xuất khẩu
Trong kinh doanh xuất khẩu hàng hóa, doanh nghiệp phải xác định và phân tích cẩn
thận các điều kiện sau:
-Điều kiện về quy chế và pháp lý:
+Quy chế về giá cả;
+Quy chế về những hoạt động thương mại;
+Hóa đơn Hải quan hoặc hóa đơn l•nh sự;
+Kiểm soát hối đoái;
+Chuyển tiền về nước;
+Hạn ngạch;
+Giấy phép xuất khẩu;
+Giấy chứng nhận y tế, chứng nhận phẩm chất v.v những điều ghi chú riêng trên sản
phẩm v.v
-Điều kiện về tài chính
+Thuế quan;
+Chi phí vận chuyển;
+Bảo hiểm vận chuyển;
+Bảo hiểm tín dụng;
+Chi phí có thể về thư tín dụng;
+Cấp vốn cho xuất khẩu;
+Thay đổi tỷ lệ hối đoái;

+Giá thành xuất khẩu;
+Hoa hồng cho các trung gian
-Điều kiện về kỹ thuật

+Vận chuyển: kích thước, trọng lượng các kiện hàng;
+Lưu kho: vấn đề khí hậu và các vấn đề khác;
+Tiêu chuẩn sản phẩm;
+Khả năng sản xuất của doanh nghiệp.
-Điều kiện về con người, về tâm lý
+Khả năng trình độ và đào tạo nhân viên;
+Trình độ ngoại ngữ;
+Những cách sử dụng và thói quen tiêu dùng;
+Những điều cấm kỵ về x• hội và văn hóa;
+Vấn đề an ninh;
+Liên kết không tốt giữa các bộ phận trong nội bộ.
1.2 Nghiên cứu về giá cả hàng hóa trên thị trường thế giới
Giá cả hàng hóa trên thị trường phản ánh quan hệ cung- cầu hàng hóa trên thị trường
thế giới. Và nó có ảnh hưởng đối với hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp.
1.2.1 Giá quốc tế
Giá quốc tế có tính chất đại diện đối với một loại hàng hóa nhất định trên thị trường
thế giới. Giá đó được dùng trong giao dịch thương mại thông thường, không kèm theo
một điều kiện đặc biệt nào và được thanh toán bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi.
Trong kinh doanh xuất khẩu hàng hóa, có thể coi những giá sau đây là giá quốc tế.

-Đối với những hàng hóa không có trung tâm giao dịch truyền thống trên thế giới, thì
có thể lấy giá của những nước xuất khẩu hoặc những nước nhập khẩu chủ yếu biểu thị
bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi được.
-Đối với những hàng hóa thuộc đối tượng buôn bán ở các sở giao dịch (cao su thiên
nhiên, kim loại màu) hoặc ở các trung tâm bán đấu giá (chè, thuốc lá ), thì có thể
tham khảo giá ở các trung tâm giao dịch đó.
-Đối với máy móc thiết bị rất đa dạng, việc xác định giá cả quốc tế tương đối khó. Vì
vậy, trong thực tế chủ yếu căn cứ vào giá cả các h•ng sản xuất và mức cung trên thị
trường.
1.2.2. Dự đoán xu hướng biến động giá cả

Để có thể dự đoán được xu hướng biến động của giá cả của loại hàng hóa mà doanh
nghiệp kinh doanh xuất khẩu trên thị trường thế giới, phải dựa vào kết quả nghiên cứu
và dự đoán tình hình thị trường hàng hóa đó, đồng thời đánh giá chính xác các nhân tố
tác động tới xu hướng biến đổi giá cả.
Có nhiều nhân tố tác động đến giá cả hàng hóa trên thế giới và có thể phân loại theo
nhiều cách khác nhau. Có thể nêu ra một số nhân tố chủ yếu là:
-Nhân tố chu kỳ: là sự vận động có tính chất quy luật của nền kinh tế.
-Nhân tố lũng đoạn và giá cả: có ảnh hưởng rất lớn đối với việc hình thành và biến
động giá cả.
-Nhân tố cạnh tranh: có thể làm cho giá cả biến động theo các xu hướng khác nhau.
1.3. Lựa chọn thị trường và mặt hàng kinh doanh xuất khẩu
1.3.1. Lựa chọn thị trường

Trước hết, cần xác định những tiêu chuẩn mà các thị trường phải đáp ứng được đối với
việc xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp.
Tiêu chuẩn chung
-Về chính trị
-Về địa lý
-Về kinh tế
-Về kỹ thuật
-Biện pháp bảo hộ mậu dịch
-Tình hình tiền tệ
Tiêu chuẩn về thương mại
-Phần của sản xuất nội địa;
-Sự hiện diện của hàng hóa Việt Nam trên các thị trường;
-Sự cạnh tranh quốc tế trên các thị trường lựa chọn.
Những tiêu chuẩn trên phải được cân nhắc, điều chỉnh tùy theo mức quan trọng của
chúng đối với doanh nghiệp.
2. Lựa chọn đối tượng giao dịch, phương thức giao dịch trong hoạt động kinh doanh
xuất khẩu hàng hóa

2.1. Lựa chọn đối tượng giao dịch
Trong kinh doanh xuất khẩu, bạn hàng hay khách hàng nói chung là những người hay
tổ chức có quan hệ giao dịch với doanh nghiệp nhằm thực hiện các hợp đồng mua bán
hàng hóa hay hợp tác kỹ thuật liên quan tới việc xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp.
Xét về tính chất và mục đích hoạt động, khách hàng trong kinh doanh xuất khẩu có thể
được chia làm ba loại:

-Các h•ng hay công ty.
-Các tập đoàn kinh doanh.
-Các cơ quan nhà nước.
Việc lựa chọn thương nhân để giao dịch phải dựa trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề
sau:
-Tình hình kinh doanh của h•ng, lĩnh vực và phạm vi kinh doanh, khả năng mua hàng
thường xuyên của h•ng.
-Khả năng về vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật.
-Thái độ và quan điểm kinh doanh là chiếm lĩnh thị trường hay cố gắng giành lấy độc
quyền về hàng hóa.
-Uy tín của bạn hàng.
Trong việc lựa chọn thương nhân giao dịch, tốt nhất là nên lựa chọn đối tác trực tiếp,
tránh những đối tác trung gian, trừ trường hợp doanh nghiệp muốn thâm nhập vào các
thị trường mới mà mình chưa có kinh nghiệm.
2.2. Các phương thức giao dịch trong kinh doanh xuất khẩu hàng hóa
Trên thị trường thế giới, đang tồn tại nhiều phương thức giao dịch trong hoạt động
kinh doanh xuất nhập khẩu, mỗi phương thức giao dịch có đặc điểm và kỹ thuật tiến
hành riêng. Căn cứ vào mặt hàng dự định xuất khẩu, đối tượng, thời gian giao dịch và
năng lực của người tiến hành giao dịch mà doanh nghiệp chọn phương thức giao dịch
phù hợp, chủ yếu là các phương thức sau đây:
-Giao dịch trực tiếp.
-Giao dịch qua trung gian.
-Phương thức buôn bán đối lưu.

×