Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Bài giảng nguyên lý cắt gọt gỗ : Nguyên lý và công cụ đánh nhẵn part 1 potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 9 trang )

Chuong 8. Nguyªn lý vµ c«ng cô ®¸nh nh½n
Chà veneer Hessemann
Mot so may danh nhan
Chà nhám okal 1 mặt -Italia
Chà okal 2 mặt-Italia
8.1. Nguyªn lý vµ c«ng cô ®¸nh nh½n
8.1.1. Nguyªn lý ®¸nh nh½n
a. Đánh nhẵn kiểu đĩa
Phương thức đánh nhẵn kiểu đĩa lợi dụng bề mặt dán giấy nhám hoặc
vải nhám chuyển động tròn để đánh nhẵn phôi. Đánh nhẵn kiểu đĩa có
thể chia làm 3 loại: loại đứng, loại nằm và loại có thể di động được
Các phương thức đánh nhẵn kiểu đĩa
Đĩa mài ngoài có thể quay quanh trục trung tâm của đĩa còn có thể di động theo
mặt phẳng. Kết cấu loại này rất đơn giản, nhưng tốc độ của các điểm trên các chu
vi theo phương đường kính có tốc độ không giống nhau do đó bề mặt chi tiết có thể
sẽ xảy ra hiện tượng độ nhẵn không đồng đều, giấy nhám hoặc vải nhám cũng có
thể sinh ra sự hao mòn không đều.
b. Đánh nhẵn kiểu băng
Phương thức đánh nhẵn dạng băng
(a) Mài phẳng đứng (b) Mài phẳng nằm (c) Mài mặt cong
(d) Mài định hình (e) Máy đánh nhẵn phẳng kiểu băng
Là dạng gia công đánh nhẵn do băng nhám liên kết với hai bánh đà,
chuyển động thông qua chuyển động của bánh đà để tiến hành gia công
đánh nhẵn phôi.
Căn cứ vào bề rộng của băng nhám có thể chia thành đánh nhẵn băng
nhám rộng và đánh nhẵn băng nhám hẹp. Đánh nhẵn băng nhám hẹp sử
dụng trong gia công mặt phẳng, mặt cong và bề mặt định hình như hình a, b,
c, d; băng nhám rộng sử dụng trong gia công bề mặt phẳng lớn như hình e.
Do băng nhám dài, tản nhiệt tốt do đó không chỉ có thể đánh nhẵn tinh mà
còn có thể đánh nhẵn thô. Thông thường khi đánh nhẵn thô sử dụng
phương thức trục tiếp xúc, cho phép độ dày lớp đánh nhẵn tương đối lớn;


khi đánh nhẵn tinh sử dụng phương thức nén, cho phép đánh nhẵn lớp có
chiều dày nhỏ.
c. Đánh nhẵn dạng trục
Đánh nhẵn dạng trục chia làm hai loại là đơn trục và đa trục.
Hình 8-3. Đánh nhẵn kiểu trục
(a) Đánh nhẵn trục đơn (b) Đánh nhẵn nhiều trục 1- Trục đánh nhẵn 2- Phôi
Khi đánh nhẵn, trục đánh nhẵn ngoài chuyển động quay còn tham gia rung
động dọc trục để nâng cao chất lượng gia công
Đánh nhẵn đơn trục sử dụng trong gia công bề mặt phẳng và mặt cong, như
hình a; đánh nhẵn đa trục sử dụng trong đánh nhẵn cạnh, khung và đánh
nhẵn ván nhân tạo có bề mặt rộng như hình b
d. Đánh nhẵn dạng chải
Đánh nhẵn dạng chải
Loại hình này thích hợp với đánh nhẵn các bề mặt phức tạp của chi tiết
Dung các bó sợi nhám đàn hồi trên bàn chải.
Khi đầu bàn chải quay phôi sẽ áp chặt vào đầu của bàn chải. Do bó sợi nhám
là thể nên có thể sinh ra một áp lực nhất định làm cho các sợi nhám tiếp xúc
chặt với phôi, từ đó có thể gia công được các bề mặt phức tạp. Sợi nhám
nhô ra thông qua rãnh trên ống của đầu chải, khi bị hao mòn có thể kéo ra để
bù lại lượng hao mòn sau khi gia công.
Một dạng chải khác là sử dụng băng nhám dán trên một vành mỏng, sau
đó sử dụng nhiều vành mỏng này ép trên trục quay, khi trục quay chuyển
động đồng thời còn cần một rung động dọc trục lúc này băng nhám có
thể tiến hành gia công bề mặt phôi gỗ. Hình thức này thích hợp với đánh
nhẵn mặt thành hình.
e. Đánh nhẵn bằng đá mài
Đá mài được sử dụng trong gia công tinh chi tiết gỗ, cũng có thể được sử
dụng để gia công thô thành hình dạng và kích thước qui định
Đặc điểm của đá mài là tuổi thọ cao, giá thành sử dụng thấp, khi thay đổi tiện
hơn so với băng nhám. Nhưng tản nhiệt của đá mài kém dễ làm cháy bề mặt.

Ngoài ra, phương thức gia công đánh nhẵn ứng dụng trong công nghiệp gia
công gỗ còn có đánh nhẵn kiểu trống, chủ yếu sử dụng trong gia công chi tiết
gỗ nhỏ, như chuôi, cán các công cụ gia công. Trong phương pháp này khi
đánh nhẵn phôi chi tiết gỗ được đưa vào trong trống quay với tốc độ nhất
định, dựa vào sự tiếp xúc của hạt mài trong trống với phôi thực hiện đánh
nhẵn.

×