Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Giáo trình phân tích các đặc điểm cơ bản của nguồn vốn quyết định sự tồn tại phát triển của mỗi doanh nghiệp p4 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (440.86 KB, 10 trang )

§Ò ¸n m«n häc

- 31 -


vốn

(Nguồn: Tạp chí Tài chính doanh nghiệp Tháng 2/2000)
Qua bảng số liệu trên cho thấy tốc độ tăng trưởng của DNNN năm
1996 và 1997 cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế, nhưng
đến năm 1998 thì ngược lại, thấp hơn. Cũng qua bảng số liệu trên cho
thấy mặc dù năm 1998 tỷ suất lợi nhuận trên vốn của DNNN có giảm
so với năm 1996, nhưng lại tăng so với năm 1997.
Nhìn chung, tình hình huy động và sử sụng vốn trong thời gian qua đã
đạt được những kết qủa nhất định, song bên cạnh đó nó đang gặp phải
những khó khăn cần phải được giải quyết.

2.4.Những kết quả và tồn tại.
2.4.1. Những kết quả đạt được.
Từ khi đổi mới nền kinh tế đến nay hệ thống DNNN đã đạt
được một số kết quả như sau:
Một là, giảm 68% số DNNN từ 12.080 DNNN vào đầu năm
1990 xuống còn 5.280 DNNN hiện nay. Số doanh nghiệp giảm đi
chủ yếu là do sát nhập giải thể. Trong đó giải thể hầu hết các
DNNN cấp huyện, quy mô quá nhỏ bé, không có điều kiện tồn tại
trong cơ chế thị trường. Điều này góp phần tăng sự tích tụ tập
trung vốn , tăng quy mô doanh nghiệp.
§Ò ¸n m«n häc

- 32 -



Hai là, nâng cao rõ rệt trình độ tích tụ và tập trung, tăng qui mô
DNNN. Số DNNN có vốn dưới 1 tỷ đồng đã giảm từ 50% (năm
1994) xuống còn 26% (năm 1998). Số DNNN có số vốn trên 10 tỷ
đồng đã tăng tương ứngtừ 10% lên gần 20%. Đến năm 1999 số
DNNN có vốn trên 10 tỷ đồng đã tăng lên gần 21%. Vốn bình
quân của một DNNN tăng từ 3,3 tỷ đồng năm 1994 lên gần 22 tỷ
đồng hiện nay. Đã hình thành các DNNN dưới dạng các tổng
công ty 90,91. Tính đến cuối tháng 2/2000 cả nước đã có 76 tổng
công ty 90 và 17 tổng công ty 91. Các tổng công ty Nhà nước
nắm giữ 66% về vốn. Trong đó riêng các tổng công ty 91 đã
chiếm tới 56% tổng số vốn kinh doanh, bình quân số vốn của một
tổng công ty 91 hiện nay lên đến gần 3900 tỷ đồng( tương đương
280 triệu USD).
Ba là, tổng số lượng DNNN giảm gần 70%, song hệ thống
DNNN vẫn phát triển ổn định thích nghi dần với cơ chế thị
trường, góp phần quan trọng trong việc phát huy vai trò chủ đạo
của kinh tế nhà nước. Tỷ trọng trong tổng sản phẩm quốc nội
(GDP) do các DNNN tạo ra tăng từ 36.5% (năm 1991) lên 40.2%
(năm 1999), tỷ lệ nộp ngân sách trên vốn Nhà nước tăng từ 14.7%
(năm 1991) lên gần 35% (năm 1998).
Bốn là, đã cổ phần hóa được hơn 400 DNNN. Hầu hết các DNNN
sau khi cổ phần hóa, đều hoạt động có hiệu quả. Tính đến năm 1999, đã
có 370 DNNN cổ phần hóa đã thu hút thêm từ trong xã hội gần 1.432
§Ò ¸n m«n häc

- 33 -


nghìn tỷ đồng, bằng 111% tổng số vốn có tại thời điểm cổ phần hóa của

các DNNN này để mở rộng sản xuất kinh doanh.
Năm là, hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung, hiệu quả sử dụng
vốn nói riêng tăng l
2
ên rõ rệt. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn nhà nước năm
1993 là 6.8% đã tăng lên 14% năm 1998.
Tuy nhiên các DNNN vẫn có những tồn tại nhất định.

2.4.2. Những tồn tại trong các DNNN hiện nay.
(3)
Thứ nhất, qui mô của các DNNN còn bé và dàn trải, trùng chéo về
ngành nghề. đến nay vốn bình quân trong các DNNN chỉ khoảng 22 tỷ
đồng (tương đương 1.5 triệu USD). Đây là số vốn quá nhỏ bé so với vai
trò của DNNN và so với các DNNN của các nước trong khu vực. Số
DNNN có vốn 5 tỷ đồng trở xuống chiếm tới 65,45%, số DNNN có
vốn trên 10 tỷ đồng chỉ chiếm gần 21%. Các DNNN dàn trải trên tất cả
các ngành nghề từ sản xuất đến thương mại, dịch vụ gây tình trạng
phân tán manh mún về vốn, trong khi vốn đầu tư nhà nước rất hạn chế,
không tập trung được vào những ngành, lĩnh vực chủ yếu, then chốt.
Thứ hai, trình độ kỹ thuật, công nghệ các DNNN lạc hậu, năng lực
cạnh tranh kém, rất hạn chế và thua thiệt trong hội nhập thị trường
quốc tế. Hầu hết các DNNN được trang bị máy móc, thiết bị từ nhiều
nước khác nhau và thuộc nhiều thế hệ, chủng loại. Theo kết quả khảo

(3)
Tạp chí kinh tế và phát triển số 38/2000

§Ò ¸n m«n häc

- 34 -



sát của bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường tại nhiều DNNN thuộc
7 ngành thì dây truyền sản xuất, máy móc thiết bị của ta lạc hậu so với
thế giới từ 10 đến 20 năm, mức độ hao mòn hữu hình từ 30%-50%, có
tới 38% ở dạng phải thanh lý. Thời hạn khấu hao tài sản cố định kéo
dài bình quân từ 10 đến 12 năm, trong khi mức khấu hao bình quân của
khu vực và Thế giới chỉ từ 7 đến 8 năm. Báo cáo điều tra ở Hà nội và
TP HCM cho biết số máy móc có tuổi trung bình trên 10 năm, chiếm
tới 40% và chỉ có 30% dưới 5 năm. Thiết bị cũ kỹ, lạc hậu đã ảnh
hưởng lớn đến chất lượng, giá cả và hạn chế năng lực canh tranh của
sản phẩm được tạo ra. Điều này đòi hỏi phải có lượng vốn đủ lớn để
đầu tư đổi mới trang thiết bị, hiện đại hoá công nghệ nhằm tăng khả
năng cạnh tranh của các DNNN trên thị trường.
Thứ ba, nợ của các DNNN là quá lớn. Năm 1996 là 174.797 tỷ đồng,
năm 1999 là 199.060 tỷ đồng. So với tổng số vốn DNNN, nợ phải trả
bằng 109% (tương đương 126.366 tỷ đồng), nợ phải thu bằng 62% (
tương đương 72644 tỷ đồng), trong khi khả năng thanh toán của các
DNNN rất thấp. Nợ quá hạn hoặc khó đòi chiếm tỷ lệ không nhỏ đang
là gánh nặng đối với các DNNN. Ngoài phần vốn đầu tư ban đầu khi
thành lập, hàng năm DNNN còn phải vay tới 85% vốn từ nhà nước với
lãi suất ưu đãi. Trong khi ngân sách luôn thiếu hụt nhưng Nhà nước vẫn
phải giành một tỷ lệ đáng kể để hỗ trợ cho một số DNNN. Trong ba
năm 1997- 1999, ngân sách Nhà nước đã đầu tư trực tiếp cho các
DNNN gần 8000 tỷ đồng, trong đó 6482 tỷ đồng cấp bổ sung vốn
§Ò ¸n m«n häc

- 35 -



1464,4 tỷ đồng bù lỗ, hỗ trợ cho các DNNN để giảm bớt khó khăn về
tài chính. Ngoài ra từ năm 1996 đến nay, Nhà nước còn miễn giảm thuế
2288 tỷ đồng, xoá nợ 1088,5 tỷ đồng, cho vay tín dụng ưu đãi 8685 tỷ
đồng. Thực tế, số nộp vào ngân sách của các DNNN này ít hơn phần
mà Nhà nước đã hỗ trợ. Đó đang là gánh nặng cho ngân sách Nhà
nước.
Thứ tư, hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung, hiệu quả sử dụng
vốn nói riêng giảm. Năm 1995, một đồng vốn Nhà nước tạo ra 3.46
đồng doanh thu và 0.19 đồng lợi nhuận. Năm1998, các chỉ tiêu tương
ứng chỉ đạt 2.9 đồng và 0.14 đồng. Thậm chí, trong ngành công nghiệp,
một đồng vốn chỉ tạo ra được 0.024 đồng lợi nhuận. Năm 1998 số
DNNN thực sự có hiệu quả chỉ chiếm khoảng 40%, số doanh nghiệp bị
lỗ liên tục chiếm tới 20%, còn lại 40% là những DNNN trong tình trạng
bấp bênh khi lỗ khi lãi.

Những tồn tại kể trên là do những nguyên nhân cơ bản sau:
Một là, vai trò tích cực của động lực đổi mới theo nguyên tắc dỡ bỏ
cản trở, xóa bao cấp, khuyến khích tự hạch toán lỗ lãi cạn dần, nhưng
sự tiếp sức cho động lực mới ở DNNN vẫn chưa hình thành đồng bộ.
Cơ chế quản trị tài chính của DNNN còn quá cứng nhắc, sửa đổi chắp
vá một cách bị động, thiếu quan điểm hệ thống, chính sách đối với kết
quả tự tích luỹ của DNNN quá bất hợp lý đã hạn chế khả năng mở rộng
qui mô của DNNN.
§Ò ¸n m«n häc

- 36 -


Hai là, Nhà nước cần tập trung vốn cho yêu cầu phát triển cơ sở hạ
tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, còn doanh nghiệp cần nhiều vốn cho

yêu cầu đổi mới công nghệ và mở rộng sản xuất nhưng các kênh huy
động vốn của DNNN đều bị trắc trở. Hiện nay đang diễn ra tình trạng
Ngân hàg thừa vốn cho vay, còn các DNNN lại không vay được hoặc
không giám vay bởi vì: DNNN thiếu các điều kiện thế chấp an toàn,
các doanh nghiệp không có sự đảm bảo và tài sản thế chấp; Các DNNN
thiếu vốn vay trung hạn và dài hạn, còn Ngân hàng thừa chủ yếu là vốn
cho vay ngắn hạn; Trong khi đó các quy định về thủ tục xác nhận tài
sản thế chấp, cầm cố đối với DNNN không sát thực tế. Khống chế mức
tiền vay bằng 70% giá trị tài sản thế chấp và tổng mức huy động vốn
không vượt quá vốn điều lệ của doanh nghiệp tại thời điểm công bố gần
nhất đã gây ách tắc lưu thông tín dụng. Thủ tục công chứng hợp đồng
thế chấp, cầm cố, bảo lãnh vay vốn ngân hàng rườm rà, phức tạp, xét
thấy không cần thiết trong mỗi lần vay vốn. Mặt khác, tổ chức triển
khai đăng ký tài sản thế chấp ở các cơ quan chuyên ngành có liên quan
như cơ quan địa chính, cơ quan xây dựng chưa đồng bộ cũng góp phần
làm ách tắc lưu thông tín dụng.
Ba là, về phía các DNNN, hiệu quả sử dụng vốn còn kém, vốn sử
dụng không được quản trị chặt chẽ, điều đó một phần làm cho hiệu quả
sản xuất kinh doanh giảm sút, gây ra tình trạng lỗ vốn kéo dài. Điều đó
đã hạn chế khả năng vay vốn từ bên ngoài.
§Ò ¸n m«n häc

- 37 -


Bốn là, hầu hết các DNNN khi chuyển sang cơ chế kinh tế mới, vẫn
còn bị ảnh hưởng của cơ chế cũ, chậm thay đổi so với sự biến động của
thị trường. Một số DNNN còn dựa dẫm, trông chờ vào vốn hỗ trợ từ
ngân sách nhà nước.
Năm là, hiện nay một số cơ quan sáng lập DNNN với tư cách là chủ

sở hữu nhưng lại không đảm bảo đủ vốn tối thiểu ban đầu cho DNNN
gây khó khăn cả cho việc huy động thêm vốn từ bên ngoài cho các
doanh nghiệp. Bởi hầu hết những người góp vốn và các tổ chức tín
dụng trước khi cho vay đều xem xét tình hình tài chính nói riêng và
hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung của doanh nghiệp.
Ngoài ra còn rất nhiều các nguyên nhân khác. Nhưng nhìn chung
nguyên nhân chủ yếu vẫn là từ chính bản thân doanh nghiệp
III.GIẢI PHÁP TẠO VỐN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ
DỤNG VỐN CHO CÁC DNNN
1.Một số giải pháp tổng quát
Một là:Tiếp tục sắp xếp lại DNNN nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động của doanh nghiệp trên thị trường. Cần xác định chủ sở hữu đích
thực đối với những tài sản thuộc DNNN, để việc sử dụng chúng có hiệu
quả và tránh lãng phí. Cần tiếp tục đẩy nhanh việc chuyển đổi một số
DNNN không thiết yếu sang hình thức đa sở hữu hoặc sang các hình
thức kinh tế khác như: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ
phần,….Nhà nước cần tạo môi trường pháp luật và thể chế thuận lợi
§Ò ¸n m«n häc

- 38 -


cho cổ phần hoá DNNN và coi đây là một trong những giải pháp cơ
bản để tạo vốn trong các doanh nghiệp.
Hai là: thực hiện lên doanh liên kết giữa DNNN với các thành phần
kinh tế khác. Nhờ đó có thể thu hút nguồn vốn, trình độ quản trị, công
nghệ của những đối tác này. Song nhà nước cần quan tâm hơn đến
quyền lợi của DNNN trong liên doanh. Hiện tại, hình thức liên doanh
mới được triển khai với các đối tác nước ngoài, nhưng quyền lợi phía
bên Việt nam vẫn còn nhỏ, luôn bị đối tác liên doanh chèn ép. Hình

thức liên doanh, liên kết giữa DNNN với các thành phần kinh tế khác
trong nước chưa phát triển. Đây là vấn đề cần phải được chú trọng
trong thời gian tới.
Bên cạnh những giải pháp trên Nhà nước cần phải có chính sách tạo
thuận lợi cho việc huy động vốn của các DNNN. Trước hết, Nhà nước
cần đưa ra giải pháp tháo gỡ những vướng mắc về tài sản thế chấp, cầm
cố và quyền vay vốn của DNNN. Hiện nay, tài sản thế chấp của DNNN
nhỏ hơn nhiều so với nhu cầu vay vốn, dẫn đến doanh nghiệp thiếu
vốn, ngân hàng thừa vốn không cho vay được. Một mặt, nhà nước cần
sớm hoàn thiện hành lang pháp lý để tạo điều kiện cho ngân hàng hoạt
động. Mặt khác, ngân hàng nên xem xét đến những yếu tố như năng
lực quản trị của doanh nghiệp, khả năng sinh lời cũng như khả năng đối
phó với những bất lợi của doanh nghiệp, cuối cùng mới xem xét đến tài
sản thế chấp của doanh nghiệp.
§Ò ¸n m«n häc

- 39 -


Nhà nước nên kiểm kê, đánh giá lại tài sản của các DNNN để thấy
được thực trạng tài sản hiện nay tại các doanh nghiệp. Đồng thời nhà
nước nên dành một tỷ lệ vốn ngân sách để đầu tư thêm vốn điêu lệ cho
các DNNN tương xứng với quy mô và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh
được giao. Nhà nước cần cải tiến, đơn giản hoá thủ tục cho vay, bãi bỏ
chế độ xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quền và xác nhận của cơ
quan quản trị vốn khi đưa tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh vay vốn
ngân hàng. Nhà nước cũng nên bãi bỏ chế độ công chứng Nhà nước
trong mỗi lần vay vốn mà chỉ thực hiện một lần công chứng, chỉ công
chứng lại khi doanh nghiệp thay đổi tài sản thế chấp.


2.Những giải pháp cụ thể nhằm tạo vốn cho DNNN
Một là: DNNN phải lập kế hoạch sản xuất kinh doanh nói chung,
kế hoạch huy động và sử dụng vốn nói riêng ngay từ đầu và phải cụ
thể rõ ràng. Có như vậy mới chủ động trong hoạt động sản xuất kinh
doanh tạo ra hiệu quả sản xuất kinh doanh cao, tạo ra khả năng tài
chính vững mạnh, đây là cơ sở để các chủ nguồn vốn xem xét trước khi
ra quyết định cho vay. Doanh nghiệp phải xác định, tính toán lượng
VLĐ định mức để phục vụ sản xuất kinh doanh kỳ kế hoạch sát với nhu
cầu VLĐ thực tế, để từ đó có biện pháp huy động vốn hợp lý.
Hai là: DNNN nên huy động vốn từ chính bản thân doanh nghiệp.
Hiện nay, hầu hết các DNNN chỉ chú trọng huy động vốn từ bên ngoài
mà quên đi việc huy động từ chính doanh nghiệp. Các doanh nghiệp
§Ò ¸n m«n häc

- 40 -


nên tăng cường huy động vốn từ cán bộ công nhân viên của doanh
nghiệp, thay cho việc vay ngắn hạn ngân hàng. Một mặt, vay ngắn hạn
ngân hàng nhiều làm cho khả năng thanh toán của doanh nghiệp giảm
sút, khả năng tự chủ về vốn thấp. Mặt khác, vay ngắn hạn ngân hàng
làm giảm bớt khả năng huy động vốn từ các nguồn khác vì các chủ
nguồn vốn luôn xem xét tình hình tài chính của doanh nghiệp trước khi
ra quyết định cho vay.
Ba là: các DNNN nên nhanh chóng triển khai hình thức tín dụng
thuê mua. Trong những năm qua, hầu hết các doanh nghiệp đi vay của
các tổ chức tín dụng bằng các hình thức thế chấp, cầm cố và bảo lãnh.
Song việc vay vốn để đổi mới công nghệ thì các doanh nghiệp gặp
nhiêu khó khăn. Bởi vì, một mặt, nguồn vốn trung và dài hạn của các
ngân hàng có hạn. Mặt khác, các DNNN thiếu những điều kiện nhất

định về tài sản thế chấp, cầm cố và bảo lãnh. Vì vậy quan điểm thuê
máy móc thiết bị đã trở thành xu hướng của nhiều doanh nghiệp. Đây là
hình thức khá mới mẻ ở nước ta. Đòi hỏi nhà nước cần nhanh chóng
hoàn thiện cơ chế nghiệp vụ thuê mua, xác lập và mở rộng đối tượng tài
sản thuê mua, khách hàng thuê mua, cũng như hoàn thiện hệ thống
pháp luật hiện hành tạo điều kiện thuận lợi cho tín dụng thuê mua hoạt
động.
Bốn là: các DNNN làm ăn có hiệu quả có thể phát hành cổ phiếu,
trái phiếu. Nhờ đó huy động được các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội
một cách nhanh chóng để phát triển sản xuất kinh doanh. Khi doanh

×