Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

PHÂN TÍCH NHỮNG đặc điểm cơ bản của vận CHUYỂN HÀNG KHÔNG QUỐC tế và QUA đó PHÂN BIỆT vận CHUYỂN QUỐC tế với vận CHUYỂN QUỐC nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.13 KB, 10 trang )

PHÂN TÍCH NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA
VẬN CHUYỂN HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ VÀ QUA
ĐÓ PHÂN BIỆT VẬN CHUYỂN QUỐC TẾ VỚI
VẬN CHUYỂN QUỐC NỘI
1. DẪN NHẬP ĐỀ TÀI
Hàng không dân dụng là một bộ phận trong hoạt động giao thông vận tải- mạch máu
của nền kinh tế quốc dân, trợ giúp đắc lực cho sự lưu thông hành khách, hàng hóa và
hành lí đến mọi nơi trên thế giới. Đây là hoạt động mang tính quốc tế cao, có sự phối hợp
giữa nhiều quốc gia, nhiều hãng hàng không khác nhau trên thế giới. Hơn nữa, hoạt động
vận chuyển hàng không dân dụng quốc tế còn là ngành kinh tế chiến lược trong thời đại
mới, thời đại mở cửa thị trường.
Với vai trò đó thì hoạt động hàng không dân dụng cũng mang những đặc điểm nhất
định của riêng nó để đảm bảo cho hoạt động vận chuyển hàng không dân dụng được tiến
hành thuận lợi, an toàn.
Vậy vận chuyển hàng không dân dụng quốc tế được hiểu như thế nào?
Hiểu theo nghĩa rộng thì vận chuyển hàng không là tập hợp các yếu tố kinh tế - kỹ
thuật nhằm khai thác việc chuyên chở bằng máy bay một cách có hiệu quả, còn theo
nghĩa hẹp thì vận chuyển hàng không là sự di chuyển của máy bay trong không trung hay
cụ thể hơn là hình thức chuyên chở hành khách, hàng hóa, bưu kiện từ một địa điểm này
đến địa diểm khác bằng máy bay.
“Vận chuyển quốc tế” được định nghĩa tại khoản 2 Điều 1 Công ước Varsava 1929 là:
“bất kì sự vận chuyển nào, theo sự thỏa thuận của các bên, nơi khởi hành là nơi đến, có
hoặc không có sự gián đoạn hay chuyển tải nằm trong lãnh thổ hai bên hoặc lãnh thổ của
một bên kí kết nếu có một nơi dừng thỏa thuận thuộc lãnh thổ của một nước khác kể cả
quốc gia đó không là một bên kí kết”. Phạm vi áp dụng của công ước trong việc vận
chuyển quốc tế về người, hành lí, hành khách bằng tàu bay để kiếm lời hoặc không kiếm
lời.
1
Như vậy, “vận chuyển quốc tế” theo công ước này phải có các yếu tố sau:
Thứ nhất, phải có hợp đồng giao kết giữa các bên nhằm mục đích chuyên chở hành
khách, hành lí, hàng hóa; thứ hai là nơi đi và nơi đến không phụ thuộc vào việc chuyên


chở có dừng lại hay chuyển tải hay không, nằm trên lãnh thổ các quốc gia thành viên
công ước hoặc trên lãnh thổ của cùng một quốc gia thành viên nhưng có điểm dừng thỏa
thuận nằm trong lãnh thổ quốc gia khác.
Theo công ước Chicago 1944 về hàng không dân dụng quốc tế, phương tiện bay được
chia làm 2 loại: loại phương tiện bay dùng vào mục đích dân sự, loại còn lại là phương
tiên bay nhà nước. Như vậy, “dân dụng” hiểu theo nghĩa công ước này là dân sự là căn cứ
vào mục đích sử dụng chứ không căn cứ vào hình thức sở hữu để phân loại phương tiện
bay.
Từ đó cho thấy, vận chuyển hàng không dân dụng quốc tế là việc chuyên chở dân sự
về hành khách, hàng hóa, hành lí, bưu kiện từ lãnh thổ quốc gia này đến lãnh thổ quốc gia
khác, hoặc trong phạm vi lãnh thổ một quốc gia nhưng có điểm dừng thỏa thuận ở lãnh
thổ quốc gia khác không phụ thuộc vào yếu tố lợi nhuận.
1. ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÀNH VẬN CHUYỂN HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ
1.1. Ưu điểm của ngành vận chuyển hàng không quốc tế
Trong các hình thức vận chuyển thì vận chuyển hàng không là hình thức vận chuyển
mà sự ra đời của nó muộn nhất trong các hình thức vận chuyển nhưng lại có sự phát triển
vượt bậc so với các hình thức vận chuyển còn lại. Bởi xét về bản chất của nó có những
ưu điểm vượt trội hơn về sự tiện lợi, về thời gian cũng như về sự an toàn.
- Thứ nhất, vận chuyển hàng không là hình thức vận chuyển nhanh nhất, tiết kiệm
thời gian. Vận chuyển hàng không có đường bay thẳng, vì vậy quãng đường đi
được rút ngắn lại trong khi đó tốc độ cao nên thời gian vận chuyển cũng được rút
ngắn. Tốc độ vận tải hàng không rất cao, gấp 27 lần so với đường biển, gấp 10 lần
so với ô tô và 8 lần so với tàu hỏa. Theo số liệu đưa ra thì vận tốc thấp nhất của
một máy bay dân dụng phổ biến trong 870km/h. Có máy bay đạt tới tốc độ bay
bình thường khoảng 1050km/h (0.85 mach), tốc độ tối đa là 0.89
- Thứ hai, không bị phụ thuộc vào địa hình trái đất. Hay nói các rõ hơn là vì đi lại
trên không trung nên vấn đề như đồi núi, đường sá đi lại thì không bị ảnh hưởng
2
nhiều. Do không bị ảnh hưởng bởi những yếu tố như vậy nên khi ngồi trên phương
tiện vận chuyển là máy bay thì hành khách sẽ ít bị mệt mỏi hơn. Đây là điều mà

hầu hết khách hàng quan tâm nhất sau vấn đề thời gian nhanh chóng. Vì thực tế
mà nói thì thời đại bây giờ việc an toàn cho sức khỏe là điều quan trọng của không
riêng bất cứ ai. Không chỉ không bị ảnh mà còn có thể tính đến việc tiết kiệm chi
phí xây dựng đường sá cho việc vận chuyển bằng hình thức này.
- Thứ ba, nếu nói đến vận chuyển hàng không thì không ai không nghĩ rằng đó là
nơi mà cung cấp dịch vụ tốt nhất trên các phương tiện vận tải hiện có. Tương ứng
với việc phải trả một mức giá khá cao (thường là cao hơn những phương thức
khác) thì khách hàng được cung cấp một dịch vụ tốt tương ứng, như việc phục vụ
về bữa ăn, thái độ tiếp viên cũng như về vấn đề sức khỏe của cá nhân,…
Vd: thường thì các hàng sẽ có bữa ăn nhẹ miễn phí cho hành khách (vietnam
airlines); có dụng cụ y tế để đáp ứng khi cần;…
Vì vậy khi đi máy bay khách hàng có thể yên tâm tuyệt đối về vấn đề dịch vụ của
hãng (hầu hết các hãng hàng không đều có chất lượng phục vụ như nhau vì bây
giờ các hãng đang có sự cạnh tranh về lượng khách cũng như sự tín nhiệm của
khách hàng)
- Thứ tư, không những không bị ảnh hưởng bởi địa hình mà hình thức vận chuyển
hàng không còn không bị ảnh hưởng bởi yếu tố tự nhiên như về khí hậu, mưa bão,
…Có trang thiết bị phục vụ vận chuyển hiện đại nhất, máy bay bay ở độ cao trên
9000m trên tầng điện ly, nên trừ lúc cất cánh, hạ cánh, máy bay không bị tác động
bởi các điều kiệu thiên nhiên như : sét, mưa bão… trong hành trình chuyên chở.
Và cũng nói thêm là vì khi vận chuyển đường hàng không thì việc chú ý tới thời
tiết là việc quan trọng và thường thì các hãng sẽ chọn thời gian và thời tiết thuận
lợi để tiến hành bay.
- Và cuối cùng, vận chuyển hàng không được xem là ngành vận chuyển an toàn
nhất. Vì xét tới thời điểm hiện tại số lượng vụ tai nạn hàng không là ít nhất. Và vì
bản chất của máy bay là hoạt động trên không trung – là nơi mà khi xảy ra vấn đề
gì thì rất khó có thể liên hệ với những cơ sở vật chất hạ tầng khác như bệnh viện,
… nên việc kiểm tra độ an toàn cho máy bay trước khi cất cánh là công việc có
tầm quan trọng vô cùng lớn và thật sự cần thiết. Nên việc xảy ra các trục trặc cũng
được hạn chế đến mức tối đa và hết sức an toàn về mặt kỹ thuật cũng như đội ngũ

phi hành đoàn. Trên thế giới thì ngành vận chuyển hàng không là ngành có sự liên
kết, thống nhất chặt chẽ nhất, vì thế khi có bất cứ tai nạn hàng không nào xảy ra
thì tất cả các nước trên thế giới đều được biết và việc lặp lại tai nạn ấy là điều hầu
như không xảy ra.
1.2. Nhược điểm của ngành vận tải hàng không quốc tế
3
Bên cạnh những mặt tích cực, ưu điểm mà ngành vận chuyển hàng không quốc tế, thì nó
cũng còn tồn tại một số hạn chế nhất định, chủ yếu là về vấn đề kinh tế và chi phí đầu tư.
- Cước phí vận chuyển cao nhất: Vận tải hàng không là loại vận tải nhanh nhất tuy
nhiên nó cũng là loại vận tải có chi phí cao nhất. Đối với vận chuyển hàng không
quốc tế cần vận tải trong một khoảng đường khá dài, mà tốc độ vận chuyển rất
nhanh, do đó việc đầu tư xây dựng hệ thống hỗ trợ phải hiện đại và không ngừng
cải tiến, nâng cấp để nâng cao chất lượng. Ngoài ra, việc vận chuyển bằng hàng
không còn đề cao yếu tố đảm bảo an toàn và sự nguyên vẹn, cho nên trong suốt
quá trình vận chuyển, hàng hóa sẽ được đảm bảo an toàn ở mức độ cao nhất. Do
đó cước phí vận chuyển sẽ cao hơn so với các loại hình vận chuyển khác.
- Không thể vận chuyển hàng hóa cồng kềnh với số lượng lớn: Thật vậy, hiện nay,
sức chứa hàng hóa lớn nhất của chiếc Boing 777 Frieghter là 636 m3 và đối với
chiếc Airbus A380 có khả năng chuyên chở 152,4 tấn hàng hóa. Theo thông số kỹ
thuật, 2 chiếc máy bay thuộc hạng lớn của thế giới có thể chứa và chuyên chở
được khối lượng hàng hóa tương đối lớn. Tuy nhiên, việc tính toán trọng lượng
chính xác sẽ ảnh hưởng đến quá trình vận hành của máy bay, cho nên việc vận
chuyển bằng hàng không sẽ bị hạn chế nhất định về số lượng và tải trọng. Do sức
chứa đồ của máy bay không nhiều và bị giới hạn so với khi vận tải bằng đường
thủy và đường bộ, bên cạnh đó, việc vận chuyển các vật cồng kềnh dễ gây ra việc
xê dịch, lật đổ và va chạm trong khoang chứa hàng, mà chỉ cần một chấn động
cũng có thể ảnh hưởng đến chuyến bay. Vì sức chứa của máy bay có giới hạn, cho
nên các vật cồng kềnh cũng bị giới hạn, và nếu như được phép vận chuyển, với
khối lượng vận chuyển như vậy sẽ có cước phí cao hơn so với vận chuyển bằng
đường thủy hoặc đường bộ.

- Đòi hỏi khả năng đầu tư lớn về cơ sở vật chất kĩ thuật cho máy bay, sân bay và
nguồn nhân lực: Theo thống kê hiện nay, 10 sân bay thuộc hạng lớn nhất thế giới
được đầu tư xây dựng công phu và hiện đại: sân bay quốc tế Kansai, Nhật Bản với
mức chi phí đầu tư lên đến 20 tỷ USD và có khả năng hơn thế; sân bay quốc tế
Hồng Kông là 20 tỷ USD; sân bay quốc tế Al Maktoum, các Tiểu vương quốc Ả
rập thống nhất với chi phí là 12 tỷ; sân bay Heathrow, Luân Đôn, Anh là 10,2 tỷ;
sân bay quốc tế thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc là 8 tỷ USD. Với mức đầu tư xây
dựng đó, các sân bay có sức chứa rất lớn và có sở hạ tầng, cơ sở vậy chất kỹ thuật
phải được hiện đại, phục vụ nhanh chóng và kịp thời cho quá trình vận chuyển
hàng không. Hiện nay, giá bán của 1 chiếc Airbus A380 là 295 triệu USD, với chi
phí đó thì bỏ ra để mua 1 phương tiện vận tải là quá lớn, đồng thời, mỗi hãng hàng
không không chỉ trang bị cho mình chỉ 1 máy bay mà cần có số lượng nhiều để
4
đảm bảo cho việc cung ứng dịch vụ của mình và nhất là đối với việc đầu tư của
các hãng hàng không danh tiếng thì điều đó còn quan trọng hơn. Hàng không là
ngành công nghiệp cần đến lượng nhân viên tương đối lớn, có khả năng tiếp xúc
nhiều với nhiều người từ nhiều quốc gia trên thế giới. Ngành hàng không cần có
sự đầu tư chuyên nghiệp ở nguồn nhân lực, do việc di chuyển và vận tải bằng
đường hàng không có quy trình và thủ tục rất nghiêm ngặt và có phần phức tạp, do
đó cần đội ngũ nhân viên khéo léo, chuyên nghiệp và trình độ cao. Cho nên chi phí
cho nguồn nhân lực cần được quan tâm đầu tư đúng mức để có được chất lượng
phục vụ tốt nhất.
2. PHÂN BIỆT GIỮA VẬN CHUYỂN QUỐC NỘI VÀ VẬN CHUYỂN QUỐC TẾ
TRONG VẬN CHUYỂN HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG
Bài làm chủ yếu dựa trên quy định của pháp luật Việt Nam
TIÊU CHÍ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÔNG
QUỐC NỘI
VẬN CHUYỂN HÀNG KHÔNG
QUỐC TẾ
Khái niệm Điều 115 Luật hàng không dân

dụng Việt Nam: “vận chuyển hàng
không nội địa là việc vận chuyển
bằng đường hàng không trong lãnh
thổ của một quốc gia”.
Trong đó điểm đi và điểm đến
nằm trong cùng một lãnh thổ quốc
gia và trong quá trình vận chuyển
không dừng lại ở một quốc gia
nào khác, trừ trường hợp có sự
kiện bất khả kháng.
Điều 114 Luật Hàng không dân dụng
Việt Nam: Vận chuyển hàng không
quốc tế là việc vận chuyển bằng đường
hàng không qua lãnh thổ của hơn một
quốc gia.
Nghị định thư sửa đổi Công ước để
thống nhất một số quy tắc liên quan đến
chuyên chở quốc tế bằng đường hàng
không Vác-xa-va ngày 12-9-1929, tại
Điểm a Điều 1 có quy định: “ Theo
Công ước này, vận chuyển quốc tế
nghĩa là bất kỳ sự vận chuyển nào mà,
theo sự thỏa thuận giữa các bên, nơi đi
và nơi đến, dù có hay không có sự gián
đoạn vận chuyển hay chuyển tải nằm
trong lãnh thổ của hai bên hoặc lãnh thổ
của một bên ký hợp đồng nếu có một
nơi dừng thỏa thuận thuộc lãnh thổ của
một nước khác kể cả quốc gia đó không
5

phải là một bên ký hợp đồng. Vận
chuyển giữa hai điểm của một bên ký
hợp đồng mà không có một nơi dừng
thỏa thuận trong lãnh thổ của một nước
khác thì không phải là vận chuyển quốc
tế theo Công ước này”.
Thương
quyền
Việc vận chuyển hàng không
quốc nội mang tính nội địa nên
trong quá trình vận chuyển, chỉ áp
dụng thương quyền số 8.
Vì tính chất của việc vận chuyển hàng
không quốc tế là vận chuyển giữa 2
quốc gia hoặc vận chuyển trong 1 quốc
gia nhưng có điểm dừng ở 1 quốc gia
khác nên hầu hết các thương quyền đều
được áp dụng, từ thương quyền 1 đến
thương quyền 7.
Nguồn
luật áp
dụng
Chủ yếu áp dụng pháp luật quốc
gia, ngoài ra còn một số điều ước
quốc tế
Chủ yếu là các Điều ước quốc tế, Hiệp
định giữa các quốc gia.
Cước phí
vận
chuyển

(TT
904/CAAV
hướng dẫn
chi tiết thi
hành QĐ
818/TTg)
1. Các doanh nghiệp vận chuyển
hàng không Việt Nam có nghĩa vụ
đệ trình giá thành vận chuyển hành
khách bình quân trên các đường
bay trong nước và giá thành vận
chuyển hành khách trên đường bay
Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh
lên Cục Hàng không dân dụng Việt
Nam để xem xét mức cước giới
hạn tối đa áp dụng cho hành khách
là người Việt Nam trên đường bay
Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh,
kèm theo các giải trình chi tiết về
từng khoản mục của giá thành.
2. Trên cơ sở mức cước giới hạn
tối đa áp dụng cho hành khách là
người Việt Nam trên đường bay Hà
Nội - Thành phố Hồ Chí Minh
1. Cước vận chuyển hành khách, hàng
hoá công bố đối với các đường bay
quốc tế đến, đi từ và qua Việt Nam phải
được trình Cục Hàng không dân dụng
Việt Nam để xem xét phê duyệt.
Doanh nghiệp vận chuyển hàng không

Việt Nam không được phép thực hiện
bất kỳ một quy định nào của Nhà chức
trách hàng không nước ngoài liên quan
đến cước vận chuyển hành khách, hàng
hoá đến, đi từ và qua Việt Nam nếu
chưa được sự đồng ý của Cục Hàng
không dân dụng Việt Nam.
2. Đối với các đường bay quốc tế là đối
tượng của điều ước quốc tế mà Việt
Nam tham gia, doanh nghiệp vận
chuyển hàng không Việt Nam được chỉ
6
được quyết định theo quy định tại
mục c khoản 1 Điều 3 và mục d
khoản 2 Điều 3 của Quyết định số
818/TTg của Thủ tướng Chính
phủ, Cục Hàng không dân dụng
Việt Nam xem xét phê duyệt các
mức cước vận chuyển hành khách
áp dụng cho công dân Việt Nam
trên từng đường bay nội địa theo
đề nghị của các doanh nghiệp vận
chuyển hàng không Việt Nam thực
hiện việc vận chuyển thường lệ
trên đường bay đó.
3. Cục Hàng không dân dụng Việt
Nam xem xét phê duyệt các mức
cước vận chuyển hành khách áp
dụng cho người nước ngoài và
người Việt Nam định cư ở nước

ngoài trên từng đường bay nội địa
theo đề nghị của các doanh nghiệp
vận chuyển hàng không Việt Nam
thực hiện việc vận chuyển thường
lệ trên đường bay đó.
4. Doanh nghiệp vận chuyển hàng
không Việt Nam được phép quy
định và áp dụng cước đối với việc
vận chuyển hàng hoá trên các
đường bay nội địa. Trong phạm vi
10 ngày đầu của các tháng tư,
tháng bảy, tháng mười hai và tháng
một, doanh nghiệp có nghĩa vụ báo
cáo lên Cục Hàng không dân dụng
Việt Nam các giá cước đã được
quy định của quý trước.
định chịu trách nhiệm thay mặt hãng
hàng không nước ngoài thực hiện việc
vận chuyển thường lệ trên đường bay đệ
trình mức cước công bố đã được thoả
thuận lên Cục Hàng không dân dụng
Việt Nam để phê duyệt.
Trong trường hợp các doanh nghiệp
vận chuyển hàng không Việt Nam
không tham gia vận chuyển trên dường
bay, hãng hàng không nước ngoài thực
hiện việc vận chuyển có trách nhiệm
thoả thuận với Hãng hàng không quốc
gia Việt Nam về mức cước và uỷ quyền
cho Hãng hàng không quốc gia Việt

Nam thực hiện việc đệ trình.
Thời gian xem xét phê duyệt cước,
giải quyết trường hợp các hãng hàng
không không thoả thuận được về mức
cước đệ trình sẽ tuân thủ theo quy định
của điều ước quốc tế.
3. Đối với cước vận chuyển hành khách,
hàng hoá trên đường bay quốc tế không
phải là đối tượng của điều ước quốc tế
mà Việt Nam đã tham gia, Hãng hàng
không Quốc gia Việt Nam có trách
nhiệm thoả thuận về mức cước với hãng
hàng không có liên quan và trình Cục
Hàng không dân dụng Việt Nam phê
duyệt. Trong trường hợp các hãng hàng
không không thoả thuận được về mức
cước đệ trình, Cục Hàng không dân
dụng Việt Nam có thể xem xét phê
duyệt mức cước được một hãng hàng
không đề nghị. Thời gian xem xét phê
7
5. Mức vận chuyển hành khách
trên các đường bay trong nước áp
dụng cho công dân Việt Nam được
áp dụng một cách thống nhất đối
với các doanh nghiệp vận chuyển
hàng không Việt Nam. Đối với
cước vận chuyển hành khách trên
các đường bay trong nước áp dụng
cho công dân nước ngoài và người

Việt Nam định cư ở nước ngoài,
các doanh nghiệp vận chuyển hàng
không Việt Nam được phép áp
dụng những mức cước thấp hơn
mức cước phê duyệt nhằm thu hút
hành khách, tận dụng năng lực vận
chuyển, đạt doanh thu tối ưu.
duyệt mức cước là một tháng kể từ ngày
Cục Hàng không dân dụng Việt Nam
nhận được đề nghị phê duyệt.
4. Trên cơ sở các mức cước vận chuyển
hành khách, hàng hoá được phê duyệt,
doanh nghiệp vận chuyển hàng không
Việt Nam, hãng hàng không nước ngoài
có hoạt động vận chuyển thương mại
hàng không tại Việt Nam được phép áp
dụng những mức cước dưới mức cước
đã phê duyệt, phụ thuộc vào đối tượng
hoặc điều kiện vận chuyển, hoặc mức
cước tương đương mà bất kỳ một hãng
hàng không nào khác được phép áp
dụng trên các đường bay quốc tế đến, đi
từ và qua Việt Nam, nhưng không được
ảnh hưởng một cách quá đáng đến hoạt
động khai thác của các hãng hàng không
khác trên đường bay.
Đối với các đường bay hoặc hành
trình liên chặng chưa có mức cước được
phê duyệt, hãng hàng không được phép
xây dựng và áp dụng cước theo các

nguyên tắc xây dựng cước hàng không
của hãng, trên cơ sở các mức cước vận
chuyển hành khách, hàng hoá đã được
phê duyệt (đối với các chặng đến hoặc
đi từ Việt Nam) và các mức cước được
công bố trên các ấn phẩm cước hàng
không quốc tế (đối với các chặng ngoài
Việt Nam).
5. Các mức cước được áp dụng theo quy
định tại khoản 4 trên phải được chỉ rõ
trong các báo cáo thường kỳ theo quy
8
định về bán sản phẩm vận chuyển hàng
không tại Việt Nam.
Thủ tục
hành
khách
Không nhất thiết phải có hộ chiếu;
Phải có chứng minh thư.
Thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh: Phải có
hộ chiếu, thị thực; giấy mời hoặc giấy
bảo lãnh,
3. KẾT LUẬN
Từ những phân tích trên cho thấy pháp luật quốc tế đã có những ghi nhận đáng kể
trong hoạt động vận chuyển hàng không dân dụng cụ thể là việc vận chuyển hành khách,
hành lý, hàng hóa, bưu kiện có trong các công ước như: Công ước Varsava 1929, Công
ước Chicago 1944, Công ước Montreal
Bên cạnh đó nhìn nhận những ưu điểm của hoạt động vận chuyển như: không bị phụ
thuộc vào địa hình Trái Đất, phương tiện vận chuyển hiện đại với tốc độ cao nhất, dịch vụ
vận chuyển tốt nhất, an toàn nhất, không chịu ảnh hưởng bởi các điều kiện tự nhiên như

mưa, bão, sấm sét trừ lúc cất cánh và hạ cánh nguyên do chính quá trình bay luôn ở phía
trên tầng đối lưu. Tuy nhiên hoạt động vận chuyển cũng còn không ít những hạn chế như:
cước phí vận chuyển thuộc dạng cao nhất, không có khả năng vận chuyển những mặt
hàng cồng kềnh có số lượng lớn, hoạt động này đòi hỏi khả năng đầu tư lớn về cơ sở vật
chất cho máy bay, điều này không phải quốc gia nào cũng có thể đáp ứng được.
Tóm lại, vận chuyển hàng không dân dụng quốc tế là nội dung không thể thiếu trong
lĩnh vực hàng không dân dụng quốc tế. Và chính điều đó làm cho hàng không quốc tế trở
thành nhân tố quan trọng cho sự phát triển, hợp tác, giao lưu nước ngoài của các quốc
gia. Đồng thời còn góp phần thuận lợi trong việc tạo nên công ăn việc làm cho người lao
động, nâng cao đời sống, trình độ văn minh tiêu dùng của nhân dân.
Hàng không dân dụng ngoài việc vận chuyển hàng hoá và hành khách, còn tham gia
vào nhiều lĩnh vực hoạt động của nền kinh tế quốc dân, mà ưu thế của nó khó có ngành
nào có thể thay thế được như: phục vụ nông nghiệp, lâm nghiệp (bay phun thuốc, trừ sâu,
diệt cỏ, gieo trồng), phục vụ khí tượng thuỷ văn (bay báo bão), địa chất ( bay thăm dò địa
9
chất, bay chụp ảnh địa hình, xây dựng bản đồ), hoạt động nhân đạo (thả dù tiếp tế cho
đồng bào vùng lũ lụt, cấp thuốc men cho vùng có chiến sự) Hơn thế nữa, hàng không
dân dụng Việt Nam là thành viên của tổ chức Hàng không dân dụng Quốc tế (ICAO),
thực hiện các nghĩa vụ của nước thành viên đối với cộng đồng Hàng không Dân dụng
Quốc tế, đặc biệt trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ quản lý bay.
Thấy được vai trò quan trọng đó, mỗi quốc gia sẽ có những định hướng, chiến lược
phát triển lâu dài với lĩnh vực này để có thể hòa nhập vào nền hàng không trong khu vực
cũng như trên thế giới.
10

×