Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Giáo trình phân tích các đặc điểm cơ bản của nguồn vốn quyết định sự tồn tại phát triển của mỗi doanh nghiệp p3 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (365.34 KB, 10 trang )

§Ò ¸n m«n häc

- 21 -


thuật quản trị… tạo cơ sở cho sự phát triển kinh tế. Thông qua các
DNNN cho phép Nhà nước thực hiện các chính sách, các giải pháp thúc
đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
Thứ ba, các DNNN tham gia tích cực và có hiệu quả vào sự phát triển
kinh tế bằng kết quả sản xuất kinh doanh của mình. Đối với nước ta
hiện nay đóng góp của các DNNN trong GDP đang ở mức khá cao thì
hiệu quả hoạt động của các DNNN có tác động rất lớn đến sự tăng
trưởng của nền kinh tế. Hơn nữa hiện nay khu vực DNNN đang chiếm
giữ lượng vốn đầu tư lớn với những trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ
và nhân lực có trình độ cao thì hoạt động của các DNNN sẽ là một yếu
tố quyết định đến việc hoàn thành những chỉ tiêu kinh tế đã đề ra.
Thứ tư, các DNNN là những đơn vị đi đầu trong quá trình công nghiệp
hoá, hiện đại hoá theo hướng hội nhập với nền kinh tế thế giới. Trong
một nền kinh tế lạc hậu với lực lượng sản xuất còn yếu kém như Việt
Nam, thì các DNNN được sử dụng như những công cụ trực tiếp nhằm
huy động các nguồn lực kỹ thuật để tiến hành quá trình công nghiệp
hoá, hiện đại hoá nền kinh tế, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đồng thời
là nhân tố để nâng cao chất lượng sản phẩm hướng tới xuất khẩu nhằm
hoà nhập với nền kinh tế thế giới.
Tuy vai trò các DNNN là hết sức quan trọng, nhưng nhìn nhận một
cách khách quan thì DNNN chưa đủ tầm để cạnh tranh với nền kinh tế
khu vực.

§Ò ¸n m«n häc

- 22 -




2.Thực trạng vốn, tạo vốn và sử dụng vốn trong các DNNN
2.1.Đánh giá chung
2.1.1. Thời kỳ trước đổi mới kinh tế.
Trong cơ chế kế hoạch hóa tập chung bao cấp, DNNN tồn tại dưới hình
thức các xí nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước đã hình thành một mạng
lưới thống nhất trên khắp địa bàn cả nước, từ trung ương đến cơ sở.
Các xí nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước thâm nhập vào mọi lĩnh vực, sản
xuất kinh doanh hầu hết mọi sản phẩm hàng hóa, dưới hình thức chỉ
tiêu, định mức của nhà nước. Thích ứng với thời kỳ này, vốn của xí
nghiệp đều do ngân sách nhà nước cấp. Thực hiện nguyên tắc cấp phát,
giao nộp ngân sách, các xí nghiệp không tự khai thác và huy động vốn
để đảm bảo vốn kinh doanh, dẫn đến tình trạng các xí nghiệp không
quan tâm đến việc bảo toàn và phát triển vốn. Vốn của xí nghiệp thất
thoát nghiêm trọng, nhiều xí nghiệp lãi giả, lỗ thật và báo cáo sai lệch
trong hạch toán kinh doanh.

2.1.2. Thời kỳ đổi mới kinh tế từ 1986 đến nay.
Chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản trị điều tiết của nhà
nước, các DNNN được tự chủ trong sản xuất kinh doanh. Từ đây vấn
đề vốn trở thành vấn đề sống còn của mỗi DNNN.
Trong thời kỳ 1986 – 1990, các DNNN được hình thành trên quy mô
rộng lớn cả ở cấp quận huyện và không có sự liên kết chặt chẽ giữa các
doanh ngiệp Trung ương và địa phương. Đến năm 1990, cả nước có
§Ò ¸n m«n häc

- 23 -



12080 DNNN. Các doanh nghiệp trong thời kỳ này có quy mô nhỏ, vốn
ít và công nghệ lạc hậu. Sự dàn trải của các DNNN làm cho nguồn vốn
đầu tư của nhà nước không thể tập trung cho các ngành trọng điểm dẫn
tới sự thiếu hụt vốn thường xuyên, hiệu quả sử dụng vốn rất thấp.
Từ năm 1990 Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách như Nghị định
338/HĐBT, Quyết định 315/HĐBT, Chỉ thị 500/Ttg…nhằm sắp xếp và
tổ chức lại các DNNN. Qua nhiều lần sắp xếp, sát nhập và giải thể, đến
nay còn khoảng 5280 DNNN. Các DNNN đã nâng cao hơn trình độ
tích tụ và tập trung, tăng qui mô và kinh doanh có hiệu quả hơn. Tuy
nhiên hiện nay DNNN đang đứng trước thực trạng yếu kém về nhiều
mặt: sức cạnh tranh còn quá yếu kém, qui mô quá nhỏ, thiếu vốn
nghiêm trọng, lãi suất kinh doanh bình quân thấp hơn lãi suất ngân
hàng, hiệu quả sút kém. Hầu hết các DNNN đang trong tình trạng “đói
vốn” trầm trọng. Theo báo cáo tổng kết của Bộ thương mại năm 1998,
trên 90% số doanh nghiệp không đủ mức vốn pháp định theo quy định
tại Nghị định số 50/Chính phủ ngày 28/8/1996 của Chính phủ. Và ngay
tại TP HCM, trong số 169 doanh nghiệp thương mại Nhà nước có tới
70% doanh nghiệp đang trong tình trạng thiếu vốn. Xét chung các
DNNN hiện nay có tới 60% số DNNN không đủ vốn pháp định theo
qui định tại NĐ 50/CP. Nghiêm trọng hơn là do thiếu vốn nên các
DNNN không có khả năng đầu tư đổi mới trang thiết bị, hiện đại hóa
công nghệ, không có khả năng cạnh tranh.

§Ò ¸n m«n häc

- 24 -


2.2.Thực trạng về vốn và huy động vốn trong các DNNN.
Trong những năm gần đây vốn ở các DNNN đang có xu hướng tăng

lên. Tuy nhiên qui mô vốn còn nhỏ bé và dàn trải. Năm 1994 vốn bình
quân cho một DNNN chỉ khoảng 3,3 tỷ đồng, năm 1996 tăng lên 11 tỷ
đồng, năm 1998 tăng lên 18 tỷ đồng và hiện nay khoảng 22 tỷ đồng.
Như vậy tốc độ tăng bình quân hàng năm từ năm 1996 đến nay khoảng
19%. So với tốc độ tăng bình quân giai đoạn 1994 – 1998 có sự giảm
sút (giai đoạn 1994 – 1998 tăng bình quân 52,8%)
Tồng nguồn vốn kinh doanh của khu vực DNNN năm 1996 khoảng
67.100 tỷ đồng, đến năm 1998 khoảng gần 100.000 tỷ đồng và hiện nay
tăng lên gần 117.000 tỷ đồng. Tốc độ tăng bình quân hàng năm chỉ đạt
dưới 15%. So với giai đoạn 1991-1994 tốc độ tăng bình quân giảm sút
nhiều (giai đoạn 1991-1994 tăng bình quân 29%)
Đối với tổng công ty nhà nước, vốn nhà nước bình quân của tổng công
ty 91 năm 1998 là 3.661 tỷ đồng (tương đương 260 triệu USD). Năm
1999 tăng lên 3900 tỷ đồng (tương đương 280 triệu USD). Năm 1998
trong số 17 tổng công ty 91 có tới 14 tổng công ty (chiếm 82%) có mức
vốn nhà nước dưới mức vốn bình quân. Năm 1999 các tổng công ty
nắm giữ 66% về vốn. Trong đó riêng 17 tổng công ty 91 đã chiếm tới
56% tổng số vốn kinh doanh.
Với tổng công ty 90 hình thành vốn còn kém xa so với các tổng công ty
91. Hơn 20% số tổng công ty 90 năm 1998 có vốn nhà nước bình quân
dưới 100 tỷ đồng, trong đó ở 13 tổng công ty vốn từ ngân sách cấp cho
§Ò ¸n m«n häc

- 25 -


mỗi tổng công ty chỉ được dưới 40 tỷ đồng. Sang năm1999 tình hình
cũng không có nhiều tiến triển. Vốn nhà nước bình quân trong các tổng
công ty 90 chỉ khoảng dưới 153 tỷ đồng. Như vậy có thể nói vốn trong
các tổng công ty hiện nay còn quá nhỏ bé không tương xứng với tầm

vóc của nó.
Mặc dù qui mô vốn của các DNNN nhỏ bé như vậy, nhưng số vốn lại
không tập trung mà dàn trải, manh mún. Lượng vốn phân bổ trong từng
doanh nghiệp rất nhỏ bé và không đều. Xét riêng 82 DNNN hoạt động
trong lĩnh vực Thương mại do Bộ Thương mại trực tiếp quản lý. Đầu
năm 1996 tổng nguồn vốn của 82 doanh nghiệp này chỉ có 2.603 tỷ
đồng. Trong đó vốn cố định là 1.123 tỷ đồng, vốn lưu động là 1.480 tỷ
đồng, được phân bổ như sau:
Bảng phân bổ nguồn vốn của các doanh nghiệp
Thương mại Nhà nước năm 1996

ST
T
Số lượng vốn Số lượng
doanh nghiệp
Tỷ trọng
1 Dưới 1 tỷ đồng 2 2.4%
2 Trên 1 đến 3 tỷ đồng 10 12.2%
3 Trên 3 đến 10 tỷ đồng 43 52.4%
4 Trên 10 đến 50 tỷ
đồng
24 29.3%
§Ò ¸n m«n häc

- 26 -


5 Trên 50 tỷ đồng 3 3.7%

Nguồn: về tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động kinh doanh của các

doanh nghiệp Thương mại Nhà nước tháng 6/1996.
Như vậy, lượng vốn phân bổ cho từng doanh nghiệp rất nhỏ bé và
không đồng đều. Có doanh nghiệp vốn chưa đến 1 tỷ đồng. Phần lớn
các doanh nghiệp Thương mại Nhà nước có vốn từ 3 đến 10 tỷ đồng,
chiếm 52.44%. Chỉ có 3 doanh nghiệp có vốn tương đối khá(Tổng
công ty xăng dầu Việt Nam: 1.444 tỷ đồng; Công ty Thương mại và
Đầu tư: 234 tỷ đồng; Công ty máy và phụ tùng: 138 tỷ đồng), đang độc
chiếm thị trường mà chưa có đối thủ cạnh tranh thực sự.
Xét toàn bộ các DNNN năm 1998 và năm 1999 ta thấy lượng vốn phân
bổ trong các DNNN có chiều hướng gia tăng. Tuy nhiên nó vẫn còn
nhỏ bé và không đều. Điều đó được biểu hiện trong bảng sau:
g phân bổ nguồn vốn của các DNNN
năm 1998-1999

Tỷ trọng doanh nghiệp
STT Số lượng vốn
Năm 1998 Năm 1999
1 Dưới 5 tỷ đồng 72,5% 65,45%
2 Từ 5-10 tỷ đồng 7,5% 13,66%
3 Trên 10 tỷ đồng 20% 20,89%

§Ò ¸n m«n häc

- 27 -


(Nguồn: Tạp chí Tài chính doanh nghiệp số 2/2000 và Tạp chí Con
số và sự kiện số 6/2000)
Qua bảng trên cho thấy, số DNNN có vốn dưới 5 tỷ đồng còn chiếm tỷ
lệ quá lớn. Năm 1998 chiếm tới 72,5%, năm 1999 mặc dù có giảm

nhưng vẫn chiếm 65,45%, trong đó số DNNN có vốn dưới 1 tỷ đồng
chiếm gần 26%. Riêng số DNNN do địa phương trực tiếp quản trị, số
DNNN có vốn dưới 1 tỷ đồng (tương đương 70.000 USD) chiếm trên
30%. Số DNNN có vốn trên 10 tỷ đồng chiếm một tỷ lệ nhỏ chỉ khoảng
20% năm 1998 và tăng lên 20,89% năm 1999.
Quy mô vốn đã nhỏ bé, dàn trải, cơ cấu vốn kinh doanh lại có nhiều bất
cập. Năm 1997 vốn nhà nước mới chỉ đáp ứng được 20% nhu cầu vốn
lưu động gây khó khăn cho doanh nghiệp. Trong năm 1997 vốn bình
quân mỗi DNNN khoảng trên 17 tỷ đồng, trong đó VLĐ chiếm 20%,
nhưng có tới 50% là vật tư ứ đọng, kém phẩm chất, công nợ khó đòi và
lỗ, chỉ còn lại 10% cho hoạt động. VCĐ chiếm 80%, nhưng phần lớn là
tài sản cố định cũ, lạc hậu năng suất thấp, thiết bị cũ kỹ.…Như vậy
VLĐ còn thiếu khoảng 20% mới đạt mức tối thiểu về VLĐ hoạt động.
VCĐ lại chiếm tỷ lệ quá lớn làm cho đồng vốn bị ứ đọng và quay vòng
chậm. Hiện nay vốn thực tế hoạt động của DNNN chỉ đạt 80%. Riêng
VLĐ chỉ có 50% được huy động vào kinh doanh, còn lại nằm ở tài sản,
vật tư mất mát, kém phẩm chất, công nợ chưa thu hồi được, lỗ chưa
được bù đắp.
§Ò ¸n m«n häc

- 28 -


Thực tế hiện nay vốn ngân sách và vốn tự có của DNNN chưa được
một nửa mức VLĐ cần thiết. Để duy trì sản xuất kinh doanh, doanh
nghiệp phải huy động vốn từ bên ngoài, chủ yếu là vay của các tổ chức
tín dụng và chiếm dụng vốn lẫn nhau. Năm 1997 vốn đi vay của
DNNN đã chiếm tới 85%-90% VLĐ. Trong khi đó, nguồn vốn hỗ trợ
từ ngân sách chỉ bằng 8% so với GDP, vốn tự tích luỹ không đáng kể.
Ngoài nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng, hiện nay các DNNN còn

huy động vốn thông qua liên doanh, liên kết, phát hành cổ phiếu, trái
phiếu hay sử dụng hình thức tín dụng thuê mua.…Tuy nhiên việc thực
hiện huy động vốn từ bên ngoài ở DNNN thực hiện chưa đồng bộ, một
số DNNN vẫn trông chờ ỷ lại vào vốn ngân sách nhà nước.
2.3.thực trạng về hiệu quả sử dụng vốn của các DNNN
Nhìn chung từ sau khi đổi mới nền kinh tế đến nay, hiệu quả sản xuất
kinh doanh nói chung, hiệu quả sử dụng vốn nói riêng của các DNNN
đã tăng lên. Tuy nhiên nó vẫn còn ở mức thấp. Nhiều doanh nghiệp
chưa bảo toàn được vốn, tình trạng thua lỗ xảy ra trong nhiều doanh
nghiệp. Năm 1995 tài sản cố định trong các DNNN chiếm 70% - 80%
nhưng chỉ cung cấp 44% tổng sản phẩm trong nước. Năm 1998 số
DNNN thực sự có hiệu quả chỉ chiếm khoảng 40%, số bị thua lỗ liên
tục chiếm tới 20% (nếu tính đủ khấu haoTSCĐ thì tỷ lệ này còn cao
hơn), còn lại 40% là các doanh nghiệp trong tình trạng bấp bênh, nói
chung là chưa có hiệu quả. Chỉ xét riêng các DNNN thuộc Thành phố
Hà nội từ 1995 đến 1998 ta thấy nhiều doanh nghiệp thuộc thành phố
§Ò ¸n m«n häc

- 29 -


quản trị làm ăn có lãi, trong đó có một số doanh nghiệp đạt doanh thu
lớn, đóng góp ngân sách cao. Tuy nhiên số doanh nghiệp bị lỗ có chiều
hướng gia tăng, tỷ trọng doanh nghiệp bị lỗ của Thành phố vẫn còn
nhiều. Điều đó được thể hiện ở bảng sau:
Tình hình hoạt động của các DNNN thuộc Thành phố Hà nội
1995 1996 1997 1998 Loại
doanh
nghiệp
T

W
TP TW TP TW

TP TW TP
1.DNcó
lãi
468

273

465 251 481 258 241
2.DNhoà
vốn
18 15 15 28 36 38 13
3.DN bị
lỗ
48 36 52 47 35 32 43

(Nguồn:Tạp chí kinh tế và phát triển số 38/2000)
Qua bảng trên cho ta thấy các DNNN do trung ương(TW) quản lý có
hiệu quả kinh doanh cao hơn các DNNN do Thành phố quản lý. Các
DNNN làm ăn thua lỗ có xu hướng giảm đối với các DNNN do TW
quản lý, nhưng lại có xu hướng tăng đối với các DNNN do Thành phố
quản lý.
Trong một số năm gần đây, hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung,
hiệu quả sử dụng vốn nói riêng có xu hướng giảm xuống. Năm 1995,
§Ò ¸n m«n häc

- 30 -



một đồng vốn Nhà nước tạo ra được 3.46 đồng doanh thu và 0.19 đồng
lợi nhuận. Năm 1998, các chỉ tiêu tương ứng chỉ đạt 2.9 đồng và 0.14
đồng. Thậm chí trong ngành công nghiệp, một đồng vốn chỉ tạo ra
được 0.024 đồng lợi nhuận.
Hiệu quả sử dụng vốn giảm xuống đi kèm với nó là tốc độ tăng trưởng
của các DNNN cũng giảm dần.

(Đơn vị: %)
S
T
T
Chỉ tiêu 1996

1997

1998


Tốc độ tăng trưởng GDP
nền kinh tế
9.34 8.15 5.80
Tốc độ tăng trưởng GDP
của DNNN
11.2
8
9.67 5.48
Tỷ trọng nộp ngân sách của
DNNN
64 56 -

Tỷ trọng GDP của DNNN
trong toàn bộ nền kinh tế
- 40.4
8
40.07

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn
của DNNN
0.19 0.11 0.14
Tỷ suất nộp ngân sách trên 0.32 0.21 0.35

×