ĐỀ ÁN
11
Công tác thu mua tạo nguồn hàng của Tổng công ty được thực
hiện theo quy trình sau:
+ Nghiên cứu nguồn hàng xuất khẩu: Dựa trên các đơn đặt hàng
của khách hàng và các hợp đồng đã ký kết, Tổng công ty tiến hành
nghiên cứu khả năng cung cấp hàng xuất khẩu trên thị trường, khả
năng cung cấp hàng được xác định bởi nguồn hàng thực tế và nguồn
hàng tiềm năng. Đối với nguồn hàng thực tế, Tổng công ty chọn nhà
cung cấp có khả năng đáp ứng được yêu cầu của đơn hàng. Đối với
nguồn hàng tiềm năng thì Tổng công ty tiến hành đầu tư, liên doanh
liên kết với các nhà sản xuất chế biến hàng xuất khẩu để kịp thời đáp
ứng hợp đồng mà Tổng công ty đã ký kết.
+ Tiếp cận và đàm phán với nhà cung cấp: Trên cơ sở đã xác
định được nhà cung cấp, Tổng công ty tiếp cận đàm phán về các điều
kiện của đơn hàng, thoả thuận và ký kết hợp đồng.
+ Tổ chức thực hiện hợp đồng mua bán: Sau khi hoàn tất các thủ
tục giấy tờ, Tổng công ty tiến hành tiếp nhận hàng hoá, vận chuyển về
kho của Tổng công ty hoặc tiếp nhận tại Cảng xuất khẩu.
Trong nhiều năm gần đây, công tác tạo nguồn hàng xuất khẩu đã
trở thành một mặt mạnh của Tổng công ty, góp phần quan trọng vào
hoạt động xuất khẩu làm hoạt động này ngày càng được thực hiện có
hiệu quả hơn.
2.công tác giao hàng xuất khẩu:
Nghiệp vụ này bao gồm các khâu sau:
- Chuẩn bị hàng:
ĐỀ ÁN
12
Sau khi đưa hàng được thu mua về kho, đội ngũ cán bộ chuyên
môn của Tổng công ty tiến hành kiểm tra chất lượng của hàng hoá
nhằm đảm bảo quyền lợi cho khách hàng, kịp thời ngăn chặn các hậu
quả xấu đồng thời cũng góp phần bảo đảm uy tín của nhà sản xuất
cũng như cuả Tổng công ty trong quan hệ buôn bán.
Như vậy, công tác chuẩn bị hàng bao gồm việc kiểm tra chất
lượng, số lượng, trọng lượng, bao bì đóng gói, kẻ ký mã hiệu để hoàn
thiện hàng theo đúng yêu cầu của đơn đặt hàng. Trong trường hợp
hàng hoá cần giám định, Tổng công ty thường phải thuê một tổ chức
giám định trung gian là tổ chức giám định hàng Quốc tế SGS hoặc
VINACONTROL. Còn thông thường, cán bộ của Tổng công ty sẽ trực
tiếp kiểm tra nếu trong hợp đồng không yêu cầu rõ cấp giám định. Kết
thúc kiểm tra bao giờ cũng phải lập một chứng từ bằng tiếng Việt và
một bản bằng tiếng nước ngoài ( tuỳ theo yêu cầu của khách ngoại ).
- Ký kết hợp đồng vận tải:
Tổng công ty ký kết hợp đồng vận chuyển để đưa hàng hoá ra
cảng xuất khẩu, sau đó tiến hành bốc dỡ hàng xuống cảng để Hải quan
kiểm định hàng hoá. Tổng công ty thường xuất hàng theo giá CIF ( CF
). Đây là một thuận lợi đáng kể cho Tổng công ty vì Tổng công ty
được quyền thuê tàu và mua bảo hiểm cho hàng hoá.
- Hoàn thiện thủ tục giấy tờ:
Khi làm thủ tục xin giấy phép xuất khẩu, Tổng công ty thường
phải chuẩn bị một số giấy tờ quan trọng sau:
+ Hợp đồng thương mại ( bản chính và bản sao ).
+ Bản dịch hợp đồng.
ĐỀ ÁN
13
+ Hạn nghạch ( QUOTA ) nếu hàng được xuất theo hạn
nghạch.
+ Giấy chứng nhận xuất xứ.
+ Giấy chứng nhận kiểm dịch vệ sinh hàng hoá.
+ Các giấy tờ có liên quan khác.
- Tổ chức khai báo làm thủ tục Hải quan:
Ở khâu này, Tổng công ty có trách nhiệm xuất trình đầy đủ giấy
tờ, sắp xếp hàng, mở hàng để Hải quan kiểm tra.
- Giao hàng lên tàu và lập vận đơn:
Công tác này Tổng công ty thường uỷ quyền cho hãng vận tải,
đại diện của Tổng công ty sẽ lấy biên lai thuyền phó, sau đó đổi lấy
vận đơn sạch. Vận đơn sẽ được chuyển qua bộ phận kế toán để lập bộ
chứng từ thanh toán.
3.Công tác thanh toán:
Nghiệp vụ thanh toán bao gồm các khâu vay vốn thanh toán
nguồn hàng ( xin vốn từ nguồn ngân sách cấp ) và nhận tiền thanh toán
của khách ngoại ( bên nhập ).
Đối với thanh toán đầu vào, nguồn vốn có thể từ nguồn vốn tự
có, hoặc từ nguồn ngân sách Nhà nước cấp và đôi khi cũng từ nguồn
vay ngắn hạn ngân hàng.
Có thể nói thanh toán là khâu trọng tâm và kết quả cuối cùng của
tất cả các giao dịch kinh doanh, đặc biệt với hoạt động buôn bán quốc
tế. Chính bởi tầm quan trọng cũng như phức tạp của nó mà nó có ảnh
hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động
xuất khẩu nói riêng của Tổng công ty. Trong số các hình thức thanh
ĐỀ ÁN
14
toán mà Tổng công ty vẫn sử dụng như thanh toán đổi hàng… thì
thanh toán bằng thư tín dụng L/C được sử dụng nhiều nhất vì đây là
một phương thức thanh toán đảm bảo, thuận tiện an toàn lại hạn chế
được rủi ro cho cả hai bên mua và bán.
III.NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU CHÈ
1.Chất lượng chè
Đây là điều kiện tiên quyết vì công nghệ dù có hiện đại đến đâu
cũng không thể tạo ra sản phẩm tốt từ những nguyên liệu tồi. Chất
lượng chè búp tươi được quyết định bởi các yếu tố:
*. Giống chè:
Có nhiều giống chè nhưng một số giống chính đã chiếm phần
lớn diện tích. Phía Bắc trồng phổ biến 3 giống: Chè Shan ở vùng cao,
chè Trung du và PH1 ở vùng thấp. Ngoài ra còn có các giống mới
khác như: LĐP1, LĐP2, TR777, Vân Xương, Bát Tiên, Ngọc Thuý,
Yabukita và 17 giống của Nhật đang khảo nghiệm, chiếm diện tích
chưa đáng kể. Phía Nam có các giống Shan, Ấn Độ, TB11,
TB14…Trong các giống trên, giống Trung du chiếm diện tích lớn nhất
( 59% tổng diện tích ), sau đó đến giống Shan ( 27,3% ) còn lại là PH1
và các giống khác. Chỉ có giống Shan cho chất lượng khá, còn lại các
giống Trung du và PH1 cho năng suất khá nhưng chất lượng không
cao, vị chè hơi đắng, hương kém thơm. Trong những năm qua, Viện
nghiên cứu chè đã có nhiều cố gắng trong việc nhập nội thuần hoá,
chọn lọc cá thể và lai tạo giống nhằm tạo ra một tập đoàn giống tốt và
phong phú, tuy nhiên công tác này diễn ra còn chậm. Có thể nói giống
chè ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng chè xuất khẩu, hiện nay
ĐỀ ÁN
15
chung ta vẫn chưa có nhiều giống chè có năng suất và chất lượng cao
ngoại trừ chè Shan.
* Quy trình thâm canh:
Đầu tư cho trồng và chăm sóc chè đều thấp so với yêu cầu trung
bình, đầu tư cho trồng là 6 – 7 triệu đồng/ ha đạt 40%, và cho chăm
sóc là 3 – 3,5 triệu đồng/ ha đạt 80%. Ở những vùng nghèo, tỉ lệ này
còn thấp hơn, thậm chí có vườn chè nhiều năm không được bón phân.
Quy trình kỹ thuật chưa được thực hiện nghiêm túc, không thâm canh
ngay từ đầu. Bón phân chưa đủ, thiếu cân đối, nặng về phân đạm thiếu
hữu cơ và vi lượng. Cơ cấu phân bón như vậy không những làm nghèo
đất, kiệt quệ cây chè, mà còn làm tăng vị đắng chát, giảm hương thơm
của sản phẩm. Cá biệt, một số đơn vị áp dụng công thức bón phân cân
đối đã tạo nên chất lượng chè rất đặc trưng như Mộc Châu, Thanh
Niên. Đặc biệt, vấn đề nghiêm trọng đáng báo động hiện nay là việc
sử dụng thuốc trừ sâu tuỳ tiện, không đúng liều lượng, chủng loại và
quy trình. Hậu quả là dư lượng thuốc trừ sâu trong sản phẩm vượt quá
mức cho phép ; qua kiểm tra sản phẩm của 5 đơn vị với 15 mẫu, đã
phát hiện 4 mẫu ( 26% ) của 3 đơn vị có dư lượng thuốc trừ sâu cao.
*Thu hái:
Có thể coi thu hái là khâu cuối cùng trong công đoạn sản xuất
nông nghiệp, sản phẩm của công đoạn này là những búp chè tươi sẽ
được dùng làm nguyên liệu cho công đoạn sau. Để đảm bảo chất
lượng, việc hái chè phải tuân thủ nguyên tắc “một tôm hai lá” nghĩa là
chỉ hái 1 búp và 2 lá non nhất. Trong những năm gần đây, việc hái chè
và thu mua chè búp tươi không theo tiêu chuẩn đã diễn ra trong hầu
ĐỀ ÁN
16
khắp cả nước ; điển hình là ở những vùng buôn bán chè sôi động như
Yên Bái, Phú Thọ, Lâm Đồng. Ở những vùng này, vào thời điểm
chính vụ, nhiều đơn vị không mua được chè B, thậm chí cả chè C nếu
xét đúng tiêu chuẩn. Nhiều nơi không có khái niệm chè A,B. Chè hái
quá già ( 5 – 7 lá ) và lẫn loại đã gây trở ngại cho quá trình chế biến,
thiết bị chóng hư hỏng và tất cả dẫn đến chất lượng thấp, hàng kém
sức cạnh tranh.
*Vận chuyển:
Khi búp chè đã hái ra khỏi cây thì dù muốn dù không công đoạn
chế biến cũng đã được bắt đầu, đó là quá trình héo. Từ đây, búp chè đã
phải tham gia vào quá trìnhvới những đòi hỏi khắt khe về thời gian và
điều kiện bảo quản. Chính vì vậy, vận chuyển chè búp tươi có ảnh
hưởng rất lớn tới chất lượng sản phẩm. Hiện nay, khâu vận chuyển
còn có nhiều nhược điểm : Thứ nhất, số lần cân nhận, thu mua và vận
chuyển trong ngày ít, thường chỉ 2 lần/ ngày ( so với Ấn Độ là 4 – 6
lần/ ngày ), nên chè thường bị lèn chặt ở sọt hái trong thời gian dài,
dẫn đến bị ngốt, nhất là vào mùa hè. Thứ hai, khoảng cách vận chuyển
xa làm kéo dài thời gian vận chuyển. Thứ ba, không có xe chuyên
dùng chở chè và không thực hiện đúng quy trình vận chuyển cũng dễ
gây ôi ngốt dập nát.
* Chất lượng sản phẩm xuất khẩu:
Tỷ trọng các mặt hàng hiện nay của Tổng công ty là OP – 10%,
FBOP – 25%, P – 8%, PS – 18%, BPS – 25%, F – 10%, Dust – 4%.
Như vậy tỉ lệ 3 mặt hàng tốt mới chỉ đạt 43%, Tổng công ty đang phấn
đấu đưa tỉ lệ này lên 60%, đây mới là con số tính cho toàn Tổng công
ĐỀ ÁN
17
ty. Còn chất lượng sản phẩm của từng đơn vị lại có sự khác biệt. Từ
các đơn vị ở các vùng chè có độ cao khác nhau, ta thu được những sản
phẩm có chất lượng khác nhau.
- Vùng chè có độ cao trên 500m: ( Sơn La, Lai Châu, Tây
Nguyên, vùng cao nguyên Yên Bái, Hà giang ) có ưu thế về khí hậu,
giống chè ( chủ yếu là chè Shan ), nên chất lượng nguyên liệu rất cao.
Nếu thu hái chế biến tốt có thể cho sản phẩm chất lượng tương đương
với chè Darjeeling nổi tiếng của Ấn Độ. Nhưng trên thực tế, chất
lượng chè ở các đơn vị này chưa cao và không đồng đều. Vì nhiều lý
do khác nhau, sản phẩm có nhiều khuyết tật như nhiều cẫng lẫn loại,
nhẹ cánh, ôi ngốt. Ở nhiều đơn vị, chất lượng chè chưa tương xứng với
tiềm năng đất đai và khí hậu.
Tuy vậy, vùng này có công ty chè Mộc Châu nổi tiếng không chỉ
trong vùng mà còn trong cả nước về sự tiến bộ vượt bậc trong thời
gian gần đây. Chất lượng chè đen xuất khẩu của công ty đã được nâng
lên rõ rệt, từ 63% mặt hàng cao cấp năm 1994 lên 86% năm1998, đặc
biệt chè đen OP ( loại1 ) từ 1,9% năm 1994 lên 31% năm 1998, tăng
gấp 16,31 lần.
- Vùng chè có độ cao dưới 500m: ( Yên Bái, Phú Thọ, Nghệ An,
Thái Nguyên ), giống Trung du và PH1, sản phẩm có vị chát hơi đắng,
hương thơm chưa được đặc trưng. Khuyết tật lớn nhất là tỉ lệ cẫng cao,
nhẹ cánh, nhanh chua thiu.
Một số đơn vị có chất lượng sản phẩm khá như Trần Phú, Thanh
Niên, Phú Sơn, Quân Chu. Nổi bật là chè Trần Phú có nội chất đặc
trưng không thua kém chè vùng cao. Các đơn vị còn lại, nhiều đơn vị
ĐỀ ÁN
18
có điều kiện về nhà xưởng, thiết bị, vườn chè nhưng do chạy theo số
lượng, ít quan tâm đến chất lượng nên chất lượng sản phẩm chưa cao.
Các xưởng nhỏ không đảm bảo công nghệ và vệ sinh công nghiệp để
chế biến chè đen thi nhau mọc lên, chiếm nhiều nguyên liệu tốt nhưng
cho sản phẩm đầy khuyết tật. Các sản phẩm này đáng ra để tiêu thụ
riêng nhưng một số nhà máy lại sử dụng để đấu trộn với chè tốt làm
ảnh hưởng tới giá chè chung.
2.Môi trường chính trị luật pháp và các chính sách của nhà
nước
*Môi trường chính trị và hành lạng pháp lý của một quốc gia có
ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động
thương mại quốc tế nói riêng. Sự ổn định về mặt chính trị sẽ giúp cho
mối quan hệ giữa hai bên được thưc hiện. Chính vì vậy, trước khi đặt
quan hệ với đối tác, các doanh nghiệp cần tìm hiểu và tuân thủ các quy
định cảu chính phủ các nước liên quan, tập quán và luật pháp quốc tế
liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động xuất khẩu. Trong nhiều
trường hợp yếu tố chính trị và pháp luật trở thành tiêu thức buộc các
nhà kinh doanh phải tuân thủ khi lựa chon thị trường xuất khẩu. Với
ngành chè thì cũng vậy khi chúng ta xuất khẩu sang một nước nào đó
thì chúng ta cần hiểu con người và luật pháp ở nước đó, cung phải tìm
hiểu xem tình hình chính trị ở nước đó như thế nào có ổn định hay
không, người dân ở đó có hay uống cgè hay không.
*Mỗi một quốc gia đều có các chính sách về xuất khẩu riêng. ở
nước ta sau đại hội Đảng lần thứ IX thì Đảng và Nhà nước ta đã thực
hiện chủ trương khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia xuất
ĐỀ ÁN
19
khẩu, và đã chủ chương thành lập quỹ hỗ trợ xuất khẩu. Những điều
này tạo rất nhiều điều kiện cho các ngành các doanh nghiệp khi tham
gia vào việc xuất khẩu. Những phải nhìn nhận một cách khách quan
rằng những chủ chương của Đảng và Nhà nước vẫn chưa được thực
hiện một cách có hiệu quả . Nhiều mặt hàng không cần phải xuất khẩu
qua đầu mối những vẫn phải qua đầu mối, vừa không những không
phát huy được thế mạnh của các doanh nghiệp vừa không phù hợp với
cam kết quốc tế mà nước ta đã ký trong tời gian qua. Doanh nghiệp
chưa thực sự làm chủ khi xuất khẩu. Các chính sách của nhà nước về
xuất khẩu như thuế quan, hạn ngạch xuất khẩu, giấy phép xuất khẩu…
-Thuế quan: thực chất là ding thuế này để đánh vào các mặt hàng
xuất khẩu, nhưng hiện nay nhà nước đã quy định một số mặt hàng khi
xuất khẩu không phải chịu thuế trong đó có mặt hàng chè và điều này
tạo điều kiện rất lớn cho ngành chè khi tham gia vào việc xuất khẩu.
-Hạn ngạch xuất khẩu: Công cụ này được hiểu là quy định của
nhà nước về hạn chế xuất khẩu về số lượng hoặc giá trị một mặt hàng
nào đó hoặc một thị trường nào đó trong một thời gian nhất định
(thường là một năm ). Như vậy, rõ ràng nếu doanh nghiệp xuất khẩu
một hay nhiều sản phẩn nằm trong chế độ quản lý hạn ngạch thì tất
yếu hạn ngạch được cấp nhiều hay ít sẽ kéo theo quy mô kinh doanh
xuất khẩu của doanh nghiệp tăng hay giảm. Và nếu chúng ta nhìn vào
ngành chè thì việc hạn ngạch này hầu như không áp dụng đối với xuất
khâủ chè.
-Giấy phép xuất khẩu: Một số mặt hàng nhà nước quy định trước
khi xuất khẩu thì phải xin giấy phép xuất khẩu ,việc này chỉ áp dụng
ĐỀ ÁN
20
đối với những mặt hàng mà nhà nước quy định ,và những mặt hàng
này nhà nước không khuyến khích xuất khẩu, hay liên quan đến việc
an ninh quốc phòng của một đất nước. Còn đối với việc xuất khẩu chè
thì chúng ta không phải xin giấy phép xuất khẩu vì chè nằm trong
những mặt hàng được nhà nước khuyến khích xuất khẩu. Việc này tạo
điều kiện rất lớn cho ngành chè khi tiến hành xuất khẩu và ở nước ta
việc xuất khẩu chè thường do Tổng công ty chè đảm nhiện.
3.H ệ thống tài chính của nhà nước
Có thể nói hệ thông tài chính có ảnh hưởng rất lớn đến xuất khẩu
nói chung và xuất khẩu chè nói riêng, nó thể hiện ở các mặt sau:
-Các chính sách tài chính mà thông thoáng thì việc vay tiền hỗ
trợ cho việc sản xuất để có sản phẩn đê xuất khẩu sẽ trở nên dễ dàng
và ngược lại nếu hệ thống tài chính qua phức tạp thì việc vay vốn của
các công ty rất khó vì vậy nó ảnh hưởng đến việc sản xuất và xuất
khẩu của các công ty.
Như chung ta đã biết cây chè thì chủ yêu do các nông trường và
người dân trồng. Nếu là những người dân thì việc có thể vay được vốn
của các ngân hàng mà đầu tư để phát triển cây chè thì đó là một điều
đáng mừng vì hầu hết các người dân không có vốn chỉ trông chờ vào
sự hỡ trợ của nhà nước. Nhưng thực tế hiện nay khâu nay vẫn có nhiều
vấn đề nay sinh và chưa đáp ứng được những nhu câù của nhân dân
thủ tục vay vốn quá diềm già và phức tạp
Mặc dù hiện nay chúng ta đã có quỹ hỗ trợ xuất khẩy nhưng tác
dụng của quỹ này chưa cao đặc biệt là đối với các doanh nghiệp tư nhâ