Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Giáo trình hình thành lý thuyết về 3 hình thức tuần hoàn của tư bản đối với việc quản lý các doanh nghiệp p4 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (302.71 KB, 10 trang )



31

31



- Sắp xếp quy trình hoạt động của các khâu tổ chức: dự trữ sản
xuất, sản xuất, sản xuất chế biến, tiêu thụ với các yếu tố sản xuất
một cách thông suốt, gắn sản xuất với thị trường.
Như vậy, trong việc sản xuất kinh doanh phải được xác định rất
rõ ràng, Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sản
xuất của các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp
được sản xuất liên tục trong nền kinh tế thị trường. Đồng thời lao
động, cơ sở vật chất kỹ thuật không bị nhàn rỗi, vốn được chu
chuyển thường xuyên.
Tổ chức bộ máy quản lý, tuỳ thuộc vào cơ cấu và tổ chức sản
xuất và cơ chế kinh tế kinh doanh nhằm quản lý có hiệu lực, phục
vụ đắc lực cho sản xuất - kinh doanh:
- Phát triển hợp tác hoá, tập trung hoá sản xuất và liên hiệp sản
xuất như khoa học - kỹ thuật - thiết kế - đầu tư sản xuất - tiêu thụ -
dịch vụ.
- Phát triển chuyên môn hoá sản xuất và dịch vụ.
- Các cơ quan Nhà nước gọi đối tượng quản lý và chức năng
quản lý vào các vấn đề chiến lược và chính sách cơ bản; chuyển từ
chỗ trực tiếp điều hành sang tạo môi trường kinh tế cho các đơn vị
kinh tế hoạt động một cách độc lập, chuyển từ chỗ nặng về áp dụng
các biện pháp hành chính sang việc kết hợp các biện pháp kinh tế
với các biện pháp hành chính, trong đó các biện pháp kinh tế.
- Mở rộng quyền tự chủ và chủ động kinh tế, thực hiện hạch


toán kinh tế của các đơn vị kinh tế.
Trong nền kinh tế thị trường trách nhiệm lịch sử của doanh
nghiệip hiện hay là nâng cao hiệu quả kinh doanh và trên cơ sở đó,
nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường
trong nước và quốc tế. Nhà nước khuyến khích thành lập doanh
nghiệp và hình thành tập đoàn kinh doanh “tập đoàn kinh doanh là
một tập hợp nhiều doanh nghiệp thành một tổ chức, có tư cách pháp


32

32



nhân, trong đó có một doanh nghiệp là “công ty mẹ” kiểm soát một
cách trực tiếp hoặc gián tiếp các doanh nghiệip khác”. Nếu như Nhà
nước khuyến khích tư nhân thành lập doanh nghiệp, còn đối với
doanh nghiệp Nhà nước thì Nhà nước khuyến khích: cổ phần hoá
doanh nghiệp. Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước là một chủ
trương lớn của Nhà nước vì nó là một bộ phận của cơ chế quản lý.
Đến năm 1998 trên toàn quốc chỉ có 18 doanh nghiệp chuyển sang
công ty cổ phần. Cổ phần hoá là hình thức tích tụ vốn một cách
nhanh nhất C.Mác đã viết “Nếu như cứ phải chờ cho đến tích luỹ
làmcho một số nhà tư bản riêng lẻ lớn lên tới mức có thể đảm đương
được việc xây dựng đường sắt, thì có lẽ đến ngày nay (thế kỷ 19)
thế giới vẫn chưa có đường sắt. Ngược lại qua các công ty cổ phần
sự tập trung đã thực hiện được việc đó trong nháy mắt”. Trong điều
kiện hiện nay với chủ trương, đa dạng hoá các hình thức sở hữu
ngay ở từng cơ sở, cổ phần hoá sẽ giúp các doanh nghiệp nhà nước

thẩm thấu vào các thành phần kinh tế khác qua việc mua cổ phần
của các doanh nghiệp đó, từ đó phát huy tác dụng định hướng cho
các thành phần khác.
Xuất phát từ chủ trương “xây dựng kinh tế là nhiệm vụ trọng
tâm” chính phủ phát huy vai trò người cầm lái đối với doanh
nghiệp, đã đặt tư tưởng và pháp lý cho một phong cách và một thể
chế làm việc mới: Chính phủ hợp tác đối thoại thẳng thắn, bình
đẳng với doanh nghiệp, cải tiến tổ chức các doanh nghiệp và xác
định rõ các quyền tự chủ để trao đổi lại cho doanh nghiệp, sẽ tạo ra
sự gắn bó mới, sự đồng tâm nhất trí mới, động lực mới cho cả hai
bên - người cầm lái và người chèo thuyền.
Hơn 10 năm qua, các loại hình doanh nghiệp ở nước ta phát
triển một cách nhanh chóng cả về số lượng lẫn chất lượng, đã góp
phần to lớn vào sự phát triển một cách nhanh chóng cả về số lượng
lẫn chất lượng, đã góp phần to lớn vào sự phát triển kinh tế và xã
hội của đất nước. Hiện nay phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam
hoạt động tại các đô thị và các khu công nghiệp, các doanh nghiệp


33

33



ngoài quốc doanh tập trung chủ yếu vào hai lĩnh vực là thương mại
và dịch vụ và công nghiệp chế biến. Theo số liệu của Tổng cục quản
lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp, trong số 33724 doanh
nghiệp ngoài quốc doanh thì có 27775 doanh nghiệp tư nhân với số
vốn điều lệ là 4084 tỷ đồng, 8775 công ty trách nhiệm hữu hạn với

số vốn điều lệ là 8714 tỷ đồng; 229 công ty cổ phần với số vốn điều
lệ là 2856 tỷ đồng các doanh nghiệp này đã nộp ngân sách 8178 tỷ
đồng và sử dụng trên 1 triệu đồng. Một điều đáng phải nêu lên đó là
sự thay đổi trong cách nhìn nhận của doanh nghiệp trong hoạt động
kinh doanh của mình, sử dụng vốn bước đầu đã có hiệu quả. Bên
cạnh một số thành tựu mà doanh nghiệp Việt Nam đã đạt được thì
vẫn còn tồn tại những hạn chế mắc phải. Một vấn đề đầu tiên là vốn
có thể nói hình ảnh doanh nghiệp Việt Nam, xét trên giác độ quy
mô vốn đầu tư giống như những chủ bé tí hon đang phải đánh vật
với những anh chàng khổng lồ nước ngoài. Thời gian sản xuất của
các doanh nghiệp khác dài, nắm bắt thị trường chưa kịp thời, hàng
sản xuất ra chất lượng không cao nhưng giá cả lại cao, chưa có khả
năng lôi kéo được thị hiếu người trong nước, hàng rẻ tiền thì hạn
dùng rất hạn chế, hàng Việt Nam chất lượng cao thì quá đắt so với
hàng nước ngoài cùng chủng loại. Cho nên một số doanh nghiệp
đầu tư ban đầu cũng khá nhiều nhưng lợi nhuận thu về thì rất thấp
dânx đến hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, sản xuất không được
tuần hoàn, hao mòn thường xuyên xảy ra đối với trang bị kỹ thuật.
Bên cạnh một số doanh nghiệp có vị trí quan trọng trong nền kinh tế
nước nhà và xuất khẩu ra nước ngoài thì cũng có một số doanh
nghiệp do không đủ vốn và đủ sức cạnh tranh phải ngừng sản xuất
hay phải giảm tốc độ sản xuất. Vì vậy đòi hỏi nhà nước phải có sự
giúp đỡ tạo mọi điều kiện cho các doanh nghiệp có khả năng phát
triển nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp như điều
chỉnh giá cả ổn định ở trên thị trường đảm bảo lợi ích của người
kinh doanh, nhất là trong cơ chế thị trường nhà nước phải đổi mới
trong cơ chế quản lý bao gồm hai nhiệm vụ.


34


34



Song song với quá trình thành các chủ thể sản xuất kinh doanh
tự chủ, phải từng bước phát triển hệ thống thị trường về tất cả các
yếu tố sản xuất, hình thành thị trường thông suốt trong cả nước và
từng bước gắn với thị trường thế giới.
Đổi mới quản lý vĩ mô của Nhà nước, tạo lập khuôn khổ pháp
lý cho kinh tế thị trường, và quan trọng hơn nữa là Nhà nước tạo ra
và sử dụng có hiệu quả các công cụ phù hợp với kinh tế thị trường,
đặc biệt là kế hoạch hoá và công cụ tài chính tiền tệ, để bảo đảm cân
đối và điều tiết kinh tế vĩ mô.
Tuy nhiên để hình thành cơ chế thị trường có sự quản lý Nhà
nước, phải từng bước tháo gỡ giải toả cơ chế cũ.
Nhà nước đã thực hiện những bước đi có tính quyết định
chuyển mạnh sang cơ chế thị trường: áp dụng phổ biến cơ chế giá
thị trường, thương mại hoá tư liệu sản xuất, xoá bỏ cơ chế phân phối
theo kế hoạch với giá thấp phần lớn vật tư sản xuất đi đôi với bán
vật tư, hàng hoá cho nông dân theo giá thoả thuận đã xoá bỏ bức
tường giả tạo về hai thị trường, thúc đẩy tự do hoá lưu thông, hình
thành quan hệ mua bán bình thường, tự do kinh doanh theo giá cả
thị trường. Xoá bỏ phần lớn bao cấp qua bù giá, bù lỗ cho các doanh
nghiệp nhà nước, buộc các doanh nghiệp nhà nước phải chuyển
sang cơ chế tự chủ về tài chính phải đối mặt với thị trường, xoá bỏ
cơ chế giao nộp sản phẩm, chỉ còn một nghĩa vụ nộp ngân sách nhà
nước. Qua đó cho thấy cơ chế thị trường bước đầu đã được hình
thành: giá cả thị trường hình thành theo quan hệ cung - cầu với quy
luật cạnh tranh, quy luật lưu thông tiền tệ đã trực tiếp tác động và

góp phần điều tiết quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, điều tiết
các nguồn lực và điều tiết tiêu dùng. Cơ chế thị trường đã góp phần
quan trọng vào việc huy động mọi nguồn lực của đất nước và phát
huy tính chủ động sáng tạo của các chru thể kinh doanh thuộc các
thành phần kinh tế, tạo nên sự phát triển năng động nền kinh tế đất
nước.


35

35



Từ thực tiễn phát triển kinh tế, Đại hội VII của Đảng (1991) đã
khẳng định “Thị trường có vai trò trực tiếp hướng dẫn các đơn vị
kinh tế lựa chọn lĩnh vực hoạt động, mặt hàng, quy mô, công nghệ
và hình thức sản xuất kinh doanh nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong
môi trường cạnh tranh và hợp tác”.
Đối với doanh nghiệp Nhà nước khi chuyển sang cơ chế thị
trường không tránh khỏi sự chao đảo cho nền nhà nước đã dùng rất
nhiều các biện pháp như:
- Xác định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm trung trong kinh
doanh của các doanh nghiệp Nhà nước. Nhà nước đã ban hành luật
doanh nghiệp Nhà nước, đồng thời tiến hành quản trị kin doanh
trong các doanh nghiệp Nhà nước.
- Giảm dần khoản ngân sách bù lỗ cho các doanh nghiệp Nhà
nước.
- Tiến hành sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước trên toàn quốc
theo hướng phát triển không tràn lan, tập trung củng cố và phát triển

doanh nghiệp Nhà nước trong những khu vực, những khâu then chốt
của nền kinh tế: từ 12296 doanh nghiệp Nhà nước năm 1991 đến
tháng 7 - 1995 còn 5962 doanh nghiệp Nhà nước, giải thể hoặc
chuyển hình thức sở hữu trên 2000 doanh nghiệp Nhà nước, sáp
nhập gần 4000 doanh nghiệp Nhà nước thành doanh nghiệp lớn hơn.
Kinh tế quốc doanh trong 5 năm qua từ 1991 - 1995 đã có tốc độ
tăng trưởng gấp gần 1,5 lần tốc độ tăng trưởng bình quân nền kinh
tế, vầ gấp 2 lần so với tốc độ tăng trưởng của khu vực kinh tế ngoài
quốc doanh, hiệu quả kinh doanh tăng lên, số doanh nghiệp Nhà
nước bị làm ăn thua lỗ giảm xuống.
Đối với khu vực kinh tế cá thể, tư nhân và kinh tế hợp tác được
chú trọng phát triển. Với phương châm khuyến khích mọi người
đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, làm giàu chính đáng theo
pháp luật, đồng thời ngăn chặn làm ăn phi pháp, hạn chế tác động
tiêu cực của cơ chế thị trường, đã từng bước hình thành khuôn khổ


36

36



pháp lý và cơ chế chính sách cho kinh tế cá thể, kinh tế tư nhân và
kinh tế hợp tác pháp triển có hiệu quả theo định hướng của Nhà
nước.
Đặc biệt trong điều kiện đất nước tiến hành công nghiệp hoá,
hiện đại hoá, và hội nhập thế giới thì vai trò của các doanh nghiệp
rất quan trọng, Nhà nước tạo môi trường thuận lợi để cho doanh
nghiệp nước ngoài đầu tư vào các doanh nghiệp trong nước. Nhà

nước mở cửa cho các doanh nghiệp liên doanh với các doanh nghiệp
nước ngoài, góp vốn sản xuất, hội nhập vào thị trường thế giới, cạnh
tranh được trên thị trường khu vực và thế giới. Nhà nước khuyến
khích sản xuất hướng về xuất khẩu, cả đối với đầu tư trong nước và
đầu tư nước ngoài, đồng thời có chính sách bảo hộ sản xuất trong
một cách hợp lý.
Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp ngày càng rút ngắn
thời gian chu chuyển sản xuất, quá trình tuần hoàn sản xuất ngày
càng lặp lại nhiều với chu kỳ sản xuất sau có số lượng lớn hơn và
chất lượng lớn hơn lần tuần hoàn đầu tiên, nhất là phải thu về tỷ
suất giá trị thặng dư cao mới có thể duy trì sản xuất và đó cũng là
tiền đề để cho trang bị kỹ thuật không bị hao mòn, tiền lương được
cải thiện, tạo việc làm ổn định cho công nhân. Sự phát triển lớn
mạnh của các doanh nghiệp góp phần khắc phục tình trạng trì trệ,
suy thoái nền kinh tế.
Thế kỷ 21 đang đến gần nền kinh tế đất nước đang chuyển
mình đi lên con đường phát triển ổn định và hiện đại. Sự phát triển
của các doanh nghiệp hiện nay là tiền đề để phát triển mạnh trong
tương lai, hội nhập cùng sự phát triển chung của thế giới khẳng định
vị trí của mình trên thị trường quốc tế. Muốn đạt được những mục
tiêu đề ra đòi hỏi phải có sự định hướng trong quản lý của nhà nước
đối với các doanh nghiệp trên con đường lên chủ nghĩa xã hội.


37

37




C. PHẦN KẾT LUẬN

Đất nước ta đang trên con đường phát triển đi lên và hội nhập
với thế giới. Để hoà nhập cùng sự phát triển chung của thế giới
không chỉ phát triển trên lĩnh vực chính trị mà quan trọng là phát
triển nền kinh tế. Với đa số dân số Việt Nam hoạt động trong lĩnh
vực nông nghiệp, cho nên vai trò của các doanh nghiệp rất quan
trọng trong nền kinh tế nước ta hiện nay. Nhưng trong thực tế hiện
nay quy mô còn rất nhỏ bé, hoạt động sản xuất kinh doanh chưa có
hiệu quả cao, đặc biệt là vốn đầu tư còn nhỏ bé, vốn và trang bị kỹ
thuật nhiều khi bị nhàn rỗi không được đưa vào dây chuyền sản
xuất, lưu thông hàng hoá chậm chạp, chưa nắm bắt được thị trường,
hàng sản xuất ra nhiều khi bị ứ đọng không bán được hoặc phải bán
ra với giá cả bằng hoặc nhỏ hơn chi phí sản xuất dẫn đến việc tuần
hoàn sản xuất không được liên tục. Nhiều doanh nghiệp phải tuyên
bố giải thể hoặc tạm ngừng sản xuất, hoặc sáp nhập vào doanh
nghiệp lớn, nền kinh tế đất nước ngày càng có nguy cơ bị giảm sút.
Đứng trước tình hình ấy Đảng và Nhà nước đã đề ra chính sách đổi
mới nền kinh tế, chuyển nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị
trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Đây là
bước ngoặt căn bản đối với nền kinh tế đất nước nói chung và đối
với các doanh nghiệp nói riêng, mở ra một thị trường mới cho các
doanh nghiệp hoạt động theo cơ chế thị trường, thúc đẩy các doanh
nghiệp cạnh tranh với nhau và với các doanh nghiệp nước ngoài.
Các doanh nghiệp vận dụng cơ chế mới và vận dụng lý thuyết vào
thực tiễn đã dần dần hoà nhập vào nền kinh tế mới. Vốn đầu tư ngày
càng thu hút được nhiều từ trong nước và nước ngoài, hạn chế vốn ứ
đọng và đặc biệt là thiết bị máy móc không để nhàn rỗi mà luôn
được đưa vào hoạt động sản xuất, sau mỗi một chu kỳ sản xuất sản
lượng ngày càng nhiều và chất lượng ngày càng nâng cao, thời gian

chu chuyển rút ngắn lại thành tựu mà doanh nghiệp đạt được một
phần là do sự quản lý trong tổ chức doanh nghiệp và khả năng tiếp
cận thị trường tốt của các doanh nghiệp nhưng cũng phải kể đến vai
trò rất quan trọng cuả nhà nước trong quản lý kinh tế. Nhà nước
định hướng các doanh nghiệp phát triển sản xuất, tạo môi trường


38

38



thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trên thị
trường trong nước và khả năng tiếp cận thị trường quốc tế, nhà nước
tác động đến việc ổn định giá cả trên thị trường để cho hoạt động
kinh doanh có hiệu quả, đồng thời nhà nước thông qua pháp luật tạo
môi trường thoải mái cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào
trong nước.
Ngày nay các thành phần kinh tế của chúng ta đạt hiệu quả kinh
tế cao, lý thuyêt tuần hoàn và chu chuyển của tư bản của Mác -
Lênin ngày càng có vai trò quan trọng trong hoạt động thực tiễn của
doanh nghiệp trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường.
Cùng với sự vận dụng của khoa học lý thuyết vào thực tiễn và sự
quản lý chặt chẽ của nhà nước đối với doanh nghiệp. Các doanh
nghiệp Việt Nam đang cầm lái và chèo thuyền đưa con thuyền kinh
tế Việt Nam phát triển và hội nhập vào sự phát triển nền kinh tế
chung của thế giới.



39

39



TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Các Mác - Tư bản - Quyển 2 - Tập I. Nhà xuất bản sự thật Hà
Nội - 1977
2. Các văn kiện Đại hội Đảng từ Đại hội IV đến dự thảo đại hội
IX.
3. Có một Việt Nam như thế - NXB chính trị quốc gia - Hà nội
1998
4. Kinh tế chính trị - NXB giáo dục - 1998
5. Nghiên cứu lý luận. Số 5 - 2000
6. Nhà nước và cơ chế thị trường - NXB trẻ.
7. Tạp chí sinh hoạt lý luận. Số 32 - 1999
8. Quản lý nhà nước. Nền kinh tế thị trường trong giai đoạn
hiện nay - NXB chính trị quốc gia.





40

40




MỤC LỤC

Trang

A. Phần mở đầu 1
B. Phần nội dung 3
I. Cơ sở lý luận về tuần hoàn và chu chuyển của tư bản 3
1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về tuần hoàn của
tư bản
3
2. Ba hình thức tuần hoàn của tư bản 3
3. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về chu chuyển
của tư bản
17
II. Sự vận dụng lý thuyết về tuần hoàn và chu chuyển của
tư bản đối với việc quản lý các doanh nghiệp của nước ta
khi chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
21
1. Sự vận dụng ở Việt Nam trước Đại hội VI ban chấp hành
Trung ương Đảng 1986
21
2. Sự vận dụng ở Việt Nam từ Đại hội VI ban chấp hành
TW Đảng 1986.
23
Kết luận 33
Tài liệu tham khảo 35





×