Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Giáo trình hình thành lý thuyết về 3 hình thức tuần hoàn của tư bản đối với việc quản lý các doanh nghiệp p3 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (357.08 KB, 10 trang )



21

21



Nếu không nói đến những sự ngẫu nhiên riêng rẽ có thể đẩy
nhanh hay rút ngắn thời hạn chu chuyển đối với cùng một tư bản cá
biệt, thì thời gian chu chuyển ấy nói chung sẽ khác nhau tùy theo
những sự khác nhau của các lĩnh vực đầu tư cá biệt của tư bản.
Cũng giống như ngày lao động là đơn vị đo lường tự nhiên để đo
hoạt động của sức lao động, thì năm cũng là đơn vị đo lường tự
nhiên để đo những vòng chu chuyển của tư bản hoạt động. Cơ sở tự
nhiên của đơn vị đo lường ấy là tình hình: ở vùng ôn đới, quê hương
của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, các nông sản quan trọng nhất đều
được sản xuất ra mỗi năm một lần.
Nếu ta lấy CH để chỉ năm là đơn vị đo lường của thời gian chu
chuyển, lấy ch để chỉ thời gian chu chuyển của một tư bản nhất
định, lấy n để chỉ số lần chu chuyển của tư bản, thì chúng ta sẽ có: n
=
CH
ch
. Do đó nếu thời gian chu chuyển của tư bản là vài năm, thì
nó sẽ được tính bằng cách nhân với số năm đó. Đối với nhà tư bản,
thời gian chu chuyển của tư bản là thời gian trong đó nhà tư bản
phải ứng trước tư bản ra để nó tăng thêm giá trị, và quay trở về dưới
hình thái ban đầu của nó.
Giá trị các bộ phận tư bản sản xuất chuyển vào sản phẩm theo
phương thức khác nhau. Căn cứ vào phương thức chu chuyển giá


trị của tư bản thì chia tư bản ra thành tư bản cố định và tư bản lưu
động. Trong đó “tư bản cố định là bộ phận tư bản sản xuất mà bản
thân nó tham gia hoàn toàn vào quá trình sản xuất, nhưng giá trị lại
không chuyển hết một lần, mà chuyển dần từng phần vào sản
phẩm”
(4)
.
Còn “tư bản lưu động là một bộ phận tư bản sản xuất mà giá trị
của nó sau một thời kỳ sản xuất, có thể hoàn lại hoàn toàn cho nhà
tư bản dưới hình thức tiền tệ, sau khi hàng hoá đã bán xong” (5). Đó
là bộ phận giá trị tư bản dưới hình thức sức lao động và những tư
liệu sản xuất khác. Nguyên liệu, vật liệu phụ bị tiêu dùng toàn bộ

(4)
, (5), (6): NXB Giáo dục: Kinh tế chính trị - 1998, trang 105, 106


22

22



vào sản xuất và cũng chuyển toàn bộ gia trị vào sản phẩm mới. Chia
tư bản ra thành tư bản cố định và tư bản lưu động cũng là một sự
phân chia khoa học, cần thiết về mặt quản lý kinh tế.
Tư bản cố định chu chuyển chậm hơn tư bản lưu động. Trong
khi tư bản cố định chu chuyển được vòng thì tư bản lưu động đã chu
chuyển được nhiều vòng. Ngay trong tư bản cố định, thời gian chu
chuyển của các yếu tố khác nhau cũng không giống nhau, có thời

gian hoạt động dài, ngắn khác nhau, nghĩa là hao mòn khác nhau.
“Hao mòn hữu hình là do sử dụng và do tác động của thiên nhiên
làm cho những bộ phận tư bản đó dần dần hao mòn đi đến chỗ
hỏng, không dùng được nữa. Còn hao mòn vô hình là nói về những
trường hợp máy móc mới tốt hơn tối tân hơn xuất hiện” (6). Để
tránh hao mòn vô hình, nhà tư bản còn tìm cách nâng cao tỷ suất
khấu hao tư bản cố định.
Dựa trên hai hình thức hao mòn mà C.Mác phân chia chu
chuyển của tư bản thành “Chu chuyển chung của tư bản ứng trước
là con số chu chuyển trung bình của những thành phần khác nhau
của tư bản. Chu chuyển thực tế là thời gian để tất cả các bộ phận
của tư bản ứng trước được khôi phục toàn bộ về mặt giá trị, cũng
như về mặt hiện vật
(7)
. Chu chuyển thực tế do thời gian tồn tại của
tư bản cố định đầu tư quyết định và nó không ăn khớp với chu
chuyển chung của nó.
Để nâng cao tỷ suất giá trị thặng dư hàng năm, tức là nâng cao
tỷ số giữa khối lượng giá trị thặng dư tạo ra trong một năm với tư
bản khả biến ứng ra trước người ta phải tăng tốc độ chu chuyển của
tư bản. Tỷ suất giá trị thặng dư thực tế không đổi, nhưng tư bản chu
chuyển càng nhanh số vòng chu chuyển tư bản khả biến trong năm
càng nhiều thì giá trị thặng dư càng lớn, tỷ suất giá trị thặng dư hàng
năm càng cao. Nó che giấu mối quan hệ thực sự giữa tư bản và lao
động, gây cho người ta có ấn tượng rằng tỷ suất giá trị thặng dư

(7)
Kinh tế chính trị - NXB giáo dục - 1998 trang 109



23

23



không phải chỉ phụ thuộc vào khối lượng và trình độ bóc lột sức lao
động do nhà tư bản khả biến làm cho hoạt động mà còn phụ thuộc
vào những ảnh hưởng không thể giải thích được do quá trình lưu
thông đẻ ra. Do đó nhà tư bản ra sức rút ngắn thời gian sản xuất và
thời gian lưu thông để tăng tốc độ chu chuyển của tư bản. Sự tiến bộ
của kỹ thuật và sự phát triển của lực lượng sản xuất giúp cho nhà tư
bản làm việc đó.


24

24



II. SỰ VẬN DỤNG LÝ THUYẾT TUẦN HOÀN VÀ CHU
CHUYỂN CỦA TƯ BẢN TRONGN VIỆC QUẢN LÝ CÁC
DOANH NGHIỆP CỦA NƯỚC TA KHI CHUYỂN SANG NỀN
KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN.
1. Sự vận dụng ở Việt Nam từ trước đại hội VI ban chấp
hành trung ương Đảng - 1986.
Cả nước cùng tiền lên chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế phổ
biến vẫn còn là sản xuất nhỏ: cơ sở vật chất kỹ thuật còn nhỏ yếu,
đại bộ phận lao động kỹ thuật vẫn còn thủ công, phân công lao động

xã hội còn kém phát triển,năng suất lao động xã hội rất thấp, tình
trạng tổ chức và quản lý kinh tế còn thiếu chặt chẽ, việc kế hoạch
hoá nền kinh tế quốc dân còn yếu, nền kinh tế bị mất cân đối
nghiêm trọng. Công cuộc xây dựng nền kinh tế đòi hỏi đất nước ta
phải có chính sách phát triển và khôi phục nền kinh tế, đưa đất nước
đi lên thoát khỏi sự lạc hậu của nền kinh tế sau những năm chiến
tranh xâm lược. Doanh nghiệp Việt Nam lúc này còn quá nhỏ bé
chủ yếu là các xí nghiệp dưới sự che chở của nhà nước, nhà nước
bao cấp và chịu gần như toàn bộ hậu quả mà doanh nghiệp nhà nước
và xí nghiệp gặp phải. Hàng Việt Nam được sản xuất ra có khi
không đúng thời vụ, hàng chưa về đến nông thôn thì đã hết. Nhà
nước lại không có chính sách, biện pháp mở rộng sản xuất, không
thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Vốn của các doanh nghiệp chủ yếu
là do nhà nước cấp, doanh nghiệp không tồn tại loại hình doanh
nghiệp tư nhân tư bản, doanh nghiệp nhà nước hoạt động rất kém
hiệu quả, năng suất chưa cao, chất lượng thấp, cơ sở vật chất kỹ
thuật rất hạn chế.
Đất nước hoàn toàn giải phóng, cả nước đi vào khôi phục xây
dựng đất nước. Đảng và Nhà nước ta xác định nhiệm vụ đầu tiên là
phải phát triển kinh tế, đưa đất nước đi lên. Tại Đại hội IV Đảng ta
đã đề ra đường lối xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa: “Đẩy
mạnh công nghiệp hoá XHCN, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của
chủ nghĩa xã hội, đưa nền kinh tế nước ta từ sản xuất nhỏ lên sản


25

25




xuất lớn XHCN, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp
lý, trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, kết hợp
xây dựng công nghiệp và nông nghiệp cả nước thành một cơ cấu
công - nông nghiệp, vừa xây dựng kinh tế trung ương, vừa phát triển
kinh tế địa phương trong một cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất;
kết hợp phát triển lực lượng sản xuất với xác lập và hoàn thiện quan
hệ sản xuất mới, kết hợp kinh tế với quốc phòng”
(8)
. Đến đại hội lần
thứ V (tháng 3 - 1982) của Đảng lại khẳng định đường lối chung và
đường lối kinh tế do Đại hội IV của Đảng đã đề ra là hoàn toàn
đúng đắn và được tiếp tục thực hiện.
Thời kỳ này các doanh nghiệp tồn tại chủ yếu dưới hình thái
các xí nghiệp. Đảng ta chủ trương đối với xí nghiệp con đường công
ty hợp doanh. Thực hiện chủ trương đó, công cuộc cải tạo công
nghiệp tư bản tư doanh ở miền Nam đã được thực hiện như sau: các
xí nghiệp của tư sản mại bản và tư sản bỏ chạy ra nước ngoài đều bị
quốc hữu hoá và trở thành quốc doanh. Năm 1978 là năm tuyên bố
hoàn thành cải tạo tư sản trong công nghiệp loại vừa và nhỏ ở miền
Nam. Củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất trong các xí nghiệp
quốc doanh, ngày 21 - 1- 1981 Hội đồng chính phủ đã ban hành
quyết định 25 - CP về: “Một số chủ trương và biện pháp nhằm phát
huy quyền chủ động sản xuất kinh doanh và quyền tự chủ về tài
chính cho các xí nghiệp quốc doanh”. Trên cơ sở đó các xí nghiệp
phải biết chu chuyển vốn sao cho hợp lý, sản xuất phải phù hợp với
yêu cầu đòi hỏi, nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật, trang bị và ngày
càng củng cố cơ sở vật chất kỹ thuật.
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần IV đã chủ trương
“xoá bỏ ngay thương nghiệp tư bản tư doanh”. Đối với tiểu thương,

Đảng chủ trương “Tổ chức lại thương nghiệp nhỏ, chuyển phần lớn
tiểu thương sang sản xuất. Đối với số còn lại được phép kinh doanh,
phải tăng cường quản lý bằng những chính sách và biện pháp thích

(8)
Báo cáo chính trị của ban chấp hành trung ương Đảng tại Đại hội Đảng lần thứ IV. NXB Sự thật, Hà Nội,
1997, trang 67.


26

26



hợp”. Nền kinh tế bên cạnh những thành tựu đạt được vẫn còn
những hạn chế về mặt quản lý còn thiếu hiêủ biết, ít kinh nghiệm
quản lý, chưa tổng kết kinh nghiệm thực tiễn tạo điều kiện cho một
số xí nghiệp lợi dụng sự sơ hở để mưu lợi ích cục bộ.
Nhìn chung trong giai đoạn này các xí nghiệp rất còn yếu kém
trong việc tuần hoàn sản xuất và chu chuyển vốn, có nhiều xí nghiệp
hoàn toàn phụ thuộc vào nhà nước đến khi bị thua lỗ thì nhà nước
phải chịu hoàn toàn cho nên các xí nghiệp chưa có được tinh thần
trách nhiệm đối với hoạt động sản xuất của mình.
2. Sự vận dụng ở Việt Nam từ Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VI (tháng 12 - 1986) đến nay.
Đại hội VI của Đảng là một mốc lịch sử quan trọng trên con
đường đổi mới toàn diện và sâu sắc ở nước ta; trong đó có sự đổi
mới về các quan điểm kinh tế. Đảng chỉ ra mục tiêu quan trọng là
phát triển kinh tế trong đó khẳng định vai trò của các doanh nghiệp

trong nền kinh tế mới với cơ chế quản lý mới đó là cơ chế thị trường
có sự quản lý của nhà nước. Cơ chế mới gắn sản xuất với thị trường
thông qua tín hiệu giá cả được hình thành theo quan hệ cung cầu, đi
đôi với thực hiện chế độ tự chủ kinh doanh của các doanh nghiệp và
mọi đơn vị kinh tế trong môi trường hợp tác và cạnh tranh bình
đẳng. Nhà nước quản lý nền kinh tế thông qua hệ thống, thể chế rõ
ràng, nghiêm chỉnh kết hợp đúng đắn tính kế hoạch với việc sử
dụng quan hệ hàng hoá tiền tệ, sử dụng hợp lý các đòn bẩy kinh tế
như giá cả, chính sách tài chính, tín dụng công tác kế hoạch hoá
được đổi mới theo hướng chuyển từ tính pháp lệnh sang tính hướng
dẫn là chính, từng bước phân biệt quản lý Nhà nước với quản lý sản
xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Có thể nói cơ chế mới nhằm
chuyển hoá nền kinh tế Việt Nam còn mang nặng tính bao cấp, hiện
vật, tự cấp tự túc, sang nền kinh tế thị trường, theo định hướng
XHCN. Đây cũng là con đường chủ yếu để nâng cao hiệu quả của
mỗi đơn vị sản xuất - kinh doanh, cũng như của toàn bộ nền kinh tế.


27

27



Việc chuyển sang kinh tế thị trường đòi hỏi phải có sự đổi mới
một cách căn bản chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước. Từ chỗ
trực tiếp “làm kinh tế” can thiệp rất sâu vào quá trình sản xuất kinh
doanh, Nhà nước chuyển sang điều tiết vĩ mô nền kinh tế chủ yếu
bằng công cụ pháp luật, kế hoạch hoá định hướng và các công cụ
quản lý vĩ mô khác. Chính sách phát triển nền kinh tế hàng hoá

nhiều thành phần của Đảng đã được thể chế hoá trong hiến pháp và
được cụ thể hoá bằng hệ thống các luật: luật doanh nghiệp nhà
nước, luật khuyến khích đầu tư trong nước, Luật đầu tư nước ngoài,
Luật hợp tác xã, Luật công ty, Luật doanh nghiệp tư nhân, các luật
thuế và luật ngân sách, Luật đất đai, Luật dân sự, Luật phá sản,
Pháp lệnh ngân hàng Đó chính là cơ sở pháp lý để các chủ thể
kinh tế và mọi người dân đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh,
trong cơ chế thị trường. Trên cơ sở đó từng bước phân biệt quản lý
Nhà nước với quản lý sản xuất kinh doanh, hình thành cơ chế quản
lý của nhà nước với tư cách chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà
nước thay thế choi cơ chế Bộ hoặc cơ quan hành chính chủ quản
doanh nghiệp.
Nếu như trên thế giới, việc phân loại hình doanh nghiệp thường
dựa trên các tiêu chí chính phủ như lĩnh vực ngành nghề kinh
doanh; hình thức sở hữu; quy mô vốn, lao động và sản lượng; mức
độ lợi nhuận Thì ở Việt Nam việc xác định loại hình doanh nghiệp
cũng dựa trên những tiêu chí đó đã được thể chế thành pháp luật.
Trong luật doanh nghiệp do Quốc hội thông qua có nêu “Doanh
nghiệp là tổ chức kinh tế riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn
định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm
mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh” . Hiện nay ở nước ta
tồn tại các loại hình doanh nghiệp chủ yếu sau: doanh nghiệp tư
nhân; hợp tác xã; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; doanh
nghiệp nhà nước và kinh tế hộ. Hiện nay, phần lớn các doanh
nghiệp Việt Nam hoạt động tại các đô thị và các khu công nghiệp,
các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tập trung chủ yếu vào hai lĩnh


28


28



vực là thương mại, dịch vụ và công nghiệp chế biến; quy mô của
doanh nghiệp vừa và nhỏ, trình độ trang bị công nghệ và quản lý
thấp, đội ngũ công nhân chưa được đào tạo chiếm tỷ lệ khá cao. Một
đặc điểm nổi bật của doanh nghiệp Việt Nam là chất lượng sản
phẩm không cao, thiếu thị trường tiêu thụ sản phẩm. Các doanh
nghiệp nhà nước có vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 43 - 45%
GDP, sản phẩm của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm
khoảng 25 - 28% GDP.
Chuyển đổi từ một nền kinh tế tự cung tự cấp, một nền kinh tế
nghèo nàn lạc hậu sang một nền kinh tế hoàn toàn mới đó là kinh tế
thị trường, trong đó nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường với
ba vấn đề: Sản xuất cái gì? sản xuất bao nhiêu? và sản xuất cho ai?
đều do thị trường quyết định thông qua sự chỉ dẫn của quan hệ cung
cầu và giá cả? Một mặt do nước ta không trải qua giai đoạn chủ
nghĩa tư bản đi thẳng lên chủ nghĩa xã hội chưa có một cơ sở vật
chất kỹ thuật ổn định cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp. Mặt khác, tỏo chức lại nền kinh tế đưa các thành
phần kinh tế vào hoạt động có hệ thống để mục đích đạt được hiệu
quả sản xuất cao hơn, tăng thu nhập và đời sống dân cư. Song nền
kinh tế thị trường không phải là một hệ thống được tổ chức một
cách hoàn hảo, không có những khuyết tật. Vì vậy, để cho nền kinh
tế này hoạt động có hiệu quả ở nước ta và để khắc phục, hạn chế
những tiêu cực của cơ chế thị trường cần có sự can thiệp của nhà
nước vào nền kinh tế thị trường.
Trên cơ sở bảo đảm quyền tự chủ kinh doanh, nhà nước định
hướng ngày càng rõ ràng những chức năng quản lý nhà nước, quản

lý hành chính đối với doanh nghiệp và đòi hỏi các doanh nghiệp
phải thực hiện đầy đủ, chính xác quyền lực của nhà nước. Đó là con
đường để xoá bỏ những quy định không rõ ràng, chồng chéo trong
trách nhiệm, quyền hạn giữa các cơ quan nhà nước với các tổ chức,
đoàn thể quần chúng, và sự lãnh đạo tổ chức của Đảng, nhằm hạn
chế tối đa sự sơ hở, dẫn đến tham nhũng lãng phí, vi phạm lợi ích


29

29



chính đáng của nhà nước và bản thân doanh nghiệp. Sự vận động
của nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước là tuân theo
sự điều khiển song hành, tức là sự tác động cùng một lúc của hai
yếu tố, hai bàn tay: “vô hình” và “hữu hình” “cơ chế thị trường” và
nhà nước. Trong đó nhà nước thực hiện chức năng quản lý của các
doanh nghiệp trên hai mặt tổ chức sản xuất và tổ chức bộ máy quản
lý.
Tổ chức sản xuất
Một là: tổ chức sản xuất, lấy các hoạt động sản xuất kinh doanh
làm đối tượng, dựa trên cơ sở phân tích kinh tế - kỹ thuật và lấy
hiệu quả kinh doanh phù hợp với chính sách và pháp luật nhà nước
làm tiêu chuẩn cơ bản. Nhà nước hướng các doanh nghiệp nên sản
xuất một loại sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu trong
nước và có thể được đem ra thị trường nước ngoài. Trong quá trình
sản xuất không được ngừng trệ, các dây chuyền sản xuất phải nối
tiếp nhau, tuần hoàn và liên tục dựa trên cơ sở trang thiết bị vốn có

và đầu tư mới.
Hai là: tổ chức sản xuất là cơ sở để sử dụng hợp lý mọi tài
nguyên, xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất- kinh doanh theo
phương hướng, mục tiêu kế hoạch nhà nước, theo nhiệm vụ thiết kế
của xí nghiệp, kết hợp chuyên môn hoá với kinh doanh tổng hợp, có
hiệu quả và để tổ chức bộ máy quản lý có hiệu lực.
Đối với doanh nghiệp nhà nước hoạt động sản xuất kinh doanh
được phân làm ba nhóm:
Nhóm 1: Những doanh nghiệp quan trọng cần được nhà nước
duy trì, tổ chức lại và đầu tư nâng cao hiệu quả, mở rộng quy mô
hoạt động. Các doanh nghiệp này được bảo đảm điều kiện tối thiểu
để chủ động tích luỹ và mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh;
kiện toàn tổ chức, ưu tiên và bổ sung vốn lưu động, cho vay một
phần vốn với lãi suất ưu đãi để đầu tư chiều sâu, nâng cao khả năng
cạnh tranh.


30

30



Nhóm 2: Đó là những doanh nghiệp nhà nước cần được cổ phần
hoá là những doanh nghiệp không cần duy trì 100% vốn Nhà nước,
chưa làm vào tình trạng phá sản hoặc phải giải thể, có đề án hoạt
động sản xuất có hiệu quả, hoạt động trong những lĩnh vực nhà
nước chỉ cần giữ cổ phần chi phối hoặc cổ phần đặc biệt.
Nhóm 3: gồm những doanh nghiệp sản xuất thua lỗ kéo dài,
không trả được nợ đến hạn, không nộp đủ thuế. Những doanh

nghiệp này nếu do thiếu thuế hoặc năng lực quản lý yếu kém thì có
thể duy trì nhưng cần thay cán bộ lãnh đạo, hoặc có thể phải bán
đấu giá, giải thể và phá sản.
Ba là: Tổ chức sản xuất, hiểu theo nghĩa rộng, trên phạm vi
ngành, lãnh thổ, đơn vị cơ sở, phải bắt đầu từ việc xác định cơ cấu
sản xuất.
- Xác định trình độ tích tụ sản xuất (quy mô sản xuất - kinh
doanh).
- Xác định phạm vi chuyên mộn hoá sản xuất - kinh doanh một
hay nhiều sản phẩm, dịch vụ và phạm vi, mức độ kinh doanh tổng
hợp.
- Xác định các mối liên hệ hợp tác sản xuất, liên kết liên doanh
giữa các ngành, các đơn vị sản xuất thuộc các thành phần kinh tế
khác nhau.
- Xác định các hình thức tổ chức liên hợp sản xuất từ thấp đến
cao, liên hiệp giữa các xí nghiệp cùng loại sản phẩm hay khác loại:
liên hiệp giữa các khâu từ sản xuất, cung ứng vật tư, tiêu thụ xuất
nhập khẩu; liên hiệp giữa khoa học - sản xuất - đời sống.
- Sắp xếp dây chuyền sản xuất theo quy trình công nghệ đã
chọn và đảm bảo kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, bố trí hợp lý và cân
đối các điều kiện sản xuất và lực lượng lao động nhằm đạt năng suất
cao.

×