Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

CHỨNG ĐỎ MẶT ( Rosacea ) pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.96 KB, 5 trang )

CHỨNG ĐỎ MẶT
( Rosacea )

1.Đại cương.
-Định nghĩa: chứng đỏ mặt (Rosacea) là một rối loạn dạng trứng cá mạn tính của
nang lông tuyến bã vùng mặt đi kèm với tính năng phản ứng của mao mạch với
nhiệt, sức nóng xuất hiện cơn đỏ bừng mặt và về sau là giãn mao mạch.
- Bệnh này trước kia gọi là trứng cá đỏ ( Acne rosacea) nhưng không phải lúc nào
cũng có kèm trứng cá, đầu tiên có thể bị trứng cá về sau bị chứng đỏ mặt. Bệnh
gây ảnh hưởng về thẩm mỹ.
2. Căn nguyên và dịch tễ học.
Bệnh thường xuất hiện ở lứa tuổi 30-50, nữ nhiều hơn nam, nhưng chứng mũi sư
tử (Rhinophyma) lại gặp chủ yếu ở nam.
Căn nguyên chưa rõ, thương có vai trò của một số yếu tố như:
-Có tiền sử từ lâu có cơn đỏ bừng mặt, tăng lên khi có các kích thích nhiệt khi ăn
uống thức ăn đồ uống nóng, rượu.
- Khi đi nắng, đun bếp gần lò nóng chứng đỏ mặt trầm trọng thêm.
- Có thể một thời gian dài trước đó bị trứng cá.
- Có khi bị chứng đỏ mặt mà trước đó không có trứng cá hoặc da dầu.
3. Triệu chứng lâm sàng:
Vị trí : vùng má, mũi, cằm, giữa mũi, trán.
Tổn thương thường gồm 4 giai đoạn:
Giai đoạn 1 : có các cơn đỏ bừng mặt ( flushing, blushing), có cảm giác “ nóng” ở
mặt, cảm giác như uống rượu, đỏ mặt từng lúc còn gọi là thể địa Rosacea.
Giai đoạn 2: chứng đỏ mặt, ban đỏ dai dẳng thường xuyên vùng má, mũi, kèm
theo có dãn mao mạch (telangiectases).
Giai đoạn 3: ban đỏ dai dẳng thường xuyên, dãn mao mạch, có các sẩn và mụn
mủ, sẩn đỏ hình tròn 2-3 mm, mụn mủ nhỏ < 1 mm.
Giai đoạn 4: ban đỏ thường xuyên sâu hơn, giãn mao mạch dày chi chít, có các
sẩn, mụn mủ cả các cục hình tròn màu đỏ đục, vùng giữa có thể có phù cứng dai
dẳng, có trứng cá.


Bệnh kéo dài nhiều tháng, nhiều năm có thể kèm theo tăng sản tuyễn bã và phù
bạch mạch làm biến dạng mũi, trán, quanh mắt, tai, cằm. Có khi bị cả ở vùng cổ,
ngực, liên bả, lưng, da đầu. Đặc biệt có khi thành mũi sư tử (Rhinophyma) mũi to,
đỏ,sần sùi. Tăng sản tuyến bã vùng trán, quanh mắt, cằm.
4. Xét nghiệm :
Mô bệnh học da: mao mạch dãn, xung quanh có thâm nhiễm tế bào viêm không
đặc hiệu ( giai đoạn 2) có các sẩn và dãn mạch, thâm nhiễm viêm quanh nang lông
tế bào dạng biểu mô, lymphocytes, một vài tế bào khổng lồ, với các mụn mủ có ổ
bạch cầu đa nhân ở nang lông ( giai đoạn 3). Tăng sản lan tỏa mô liên kết, tăng sản
tuyến bã, u hạt dạng biểu mô, tế bào khổng lồ, không có bã đậu hóa ( giai đoạn 4).
5. Chẩn đoán và chẩn đoán phân biệt :
+ Chẩn đoán thường không khó khăn.
Da mũi má đỏ, giãn mao mạch.
Có sẩn, mụn mủ.
Về sau tăng sản mô liên kết, tăng sản tuyễn bã, có nút cục, biến dạng mũi mặt, mũi
sư tử.
+ Chẩn đoán phân biệt:
-Trứng cá thường: thường có sẩn viêm đỏ, nặn có nhân trứng cá, hoặc có thêm
mụn mủ, khối viêm tấy, nang bọc chứa mủ, chất bã.
- Viêm da da dầu : vùng rãnh mũi má, má, giữa 2 lông mày da viêm đỏ,
cộm nhẹ, có vẩy mỡ, có thể có sẩn.
- Lupút đỏ hệ thống: ban đỏ vùng mũi má,hơi nề, sốt, mệt mỏi, rụng tóc, sút
cân, đau khớp, tổn thương thận, kháng thể kháng nhân (+).
6. Tiến triển :
Kðo dài nhiều năm, hay tái phát, sau nhiều năm bệnh có khi tự thuyên
giảm, đàn ông có thể bị chứng mũi sư tử (Rhinophyma).
7. Điều trị :
Tại chỗ bôi Metronidazol gel 0,75% 2 lần/ ngày hoặc bôi mỡ kháng sinh
:erythromycin gel.
- Giãn mạch ,mũi sư tử đốt Laser CO2 , đốt điện.

- Thể sẩn mủ không đáp ứng kháng sinh có thể do Demodex folliculosum cho bôi
kem Eurax, dung dịch Lindane hoặc xà phòng có lưu huỳnh và salicylic acid.
Toàn thân :
Metronidazol 250 mg 2 viên/ ngày.
Dùng Metronidazol nhiều có thể gây giảm bạch cầu nên dùng thay bằng :
Tetracyclin 250 mg 4 viên ngày x 3 tuần hoặc Erythromycin 1 g/ ngày chia 2 lần
trong 2-4 tuần.
Sau đó dùng liều duy trì từng đợt Tetracyclin 250 mg 2 viên/ ngày x 9 tuần xen
kẽ đợt nghỉ thuốc.
Hoặc Doxycyclin 100 mg 2 viên/ ngày hoặc Minocin 50 mg 2 viên/ ngày.
( Uống Doxycyclin là thuốc có thể có hiện tượng quang độc (phototoxic) nên uống
về mùa hè đi nắng cần che nắng).
Các ca bệnh nặng dùng Isotretinoin 0,5 mg/ kg/ ngày trong 20 tuần hoặc dùng liều
thấp 0,1 - 0,2 mg/kg/ngày.
Phòng bệnh :
Tránh uống rượu và đồ uống nóng.
Tránh xúc động căng thẳng thần kinh.
BS CKII Bùi Khánh Duy.

×