Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Vẩy nến pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.26 KB, 14 trang )

Vẩy nến

I. Đại cương
Vẩy nến là một bệnh da mạn tính do viêm và chưa thể chữa khỏi hoàn toàn. Bệnh
rất thường gặp, chiếm 2-3% dân số thế giới. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp
điều trị nhưng bệnh thường kháng trị hoặc dễ tái phát sau khi ngưng sử dụng
thuôc. Các thuốc điều trị vẩy nến hệ thống trước đây như methotrexate,
cyclosporin và retinoids có nhiều độc tính và tác dụng phụ nên người thầy thuốc
cần phải theo dõi sát những bệnh nhân sử dụng các thuốc này. Nguyên nhân của
vẩy nến hiện nay được chứng minh có liên quan đến đáp ứng miễn dịch qua trung
gian tế bào và dấu ấn của cytokine. Vì vậy, các thuốc điều chỉnh miễn dịch chọn
lọc với độc tính ít hơn được xem như một thế hệ trị liệu mới trong việc kiểm soát
và chữa lành vẩy nến.
II. Nhắc lại các yếu tố liên quan đến vẩy nến
Yếu tố di truyền:
Có hai kiểu bệnh rõ ràng trong vẩy nến: kiểu khởi phát sớm và kiểu khởi phát
muộn. Vẩy nến khởi phát sớm thường gặp ở độ tuổi 16-22. Loại này có diễn tiến
bất ổn và khuynh hướng lan rộng toàn thân. Loại này có liên quan mạnh đến tính
di truyền. Trái lại, vẩy nến khởi phát muộn thường gặp ở độ tuổi 57-60. Loại này
thường nhẹ và khu trú. Loại này thường ít có liên quan mạnh với tính di truyền
như loại khởi phát sớm.
Yếu tố ngoại sinh:
Nhiều yếu tố môi trường cũng góp phần trong sinh bệnh học của vẩy nến. Các yếu
tố ngoại sinh như chấn thương, stress, bỏng nắng, phẫu thuật, thuốc và nhiễm
trùng làm khởi phát bệnh ở những người có sẵn yếu tố di truyền tiềm tàng. Các
yếu tố này còn làm bệnh nặng thêm hoặc tái phát nặng nề.
III. Sinh bệnh học miễn dịch của vẩy nến
Vẩy nến được xem như một tình trạng tăng sinh quá mức của các keratinocyte ở
thượng bì dưới sự kích thích của các lymphocyte ở bì. Cơ chế chính xác và dây
chuyền tương tác giữa các keratinocyte và các tế bào miễn dịch vẫn chưa được
hiểu một cách đầy đủ. Tuy nhiên, nhiều bằng chứng cho thấy các tế bào T hoạt hóa


là những chất điều chỉnh miễn dịch chủ yếu trong sinh bệnh học của vẩy nến.
Thoạt đầu, các tế bào T hoạt hóa xâm nhập vào lớp bì ở vùng da tổn thương nhờ
các phân tử kết dính tế bào và cytokine tiền viêm interleukin-8 (IL-8). Đa số tế bào
T ở thượng bì là loại CD4+helper. Các tế bào T bị kích hoạt bởi các tế bào nhận
diện kháng nguyên. Quá trình này sản xuất ra nhiều loại cytokine. Các tế bào T
sản xuất IL-2 và interferon-y (INE-y) được gọi là tế bào Th1 và miễn dịch trung
gian tế bào. Ngược lại, các tế bào T sản xuất IL-4, IL-5 và IL-10 được gọi là các
thế bào Th2 và góp phần trong miễn dịch cơ thể. Các cytokime Th1 là những chất
tiền viêm, còn các cytokine Th2 là những chất chống viêm. Trong vẩy nến, loại
Th1 chiếm ưu thế còn Th2 ít hơn.
IV. Mục tiêu điều trị hiện nay
Mục tiêu điều trị hiện nay
Mục tiêu điều trị bệnh vẩy nến hiện nay chủ yếu dựa vào những điểm chính sau:
- Ngăn cản sự xâm nhập của các tế bào T hoạt hóa từ tế bào nội mô vào
thượng bì và bì;
- Ngăn cản quá trình sản xuất cytokine Th1;
- Trực tiếp kháng lại các đáp ứng của cytokine Th1;
Vẩy nến hiện nay vẫn chưa thể chữa khỏi hoàn toàn mà chỉ làm giảm, sạch thương
tổn và kéo dài thời gian tái phát. Có nhiều phương pháp điều trị và dựa vào tuổi,
phái, dạng lâm sàng, vị trí sang thương cũng như sự lan tỏa của bệnh.
Điều trị tại chỗ thường được sử dụng trong vẩy nến mức độ nhẹ và trung bình.
Vẩy nến mức độ trung bình và nặng có thể phải sử dụng quang trị liệu hoặc thuốc
hệ thống.
V. Điều trị tại chỗ
Có rất nhiều thuốc được sử dụng tại chỗ trong điều trị vẩy nến. Gần đây, một số
loại thuốc mới như tazaroten và tacrolimus cũng có hiệu quả trong điều trị vẩy
nến.
Bảng 1: Thuốc điều trị tại chỗ
Thuốc Ưu điểm Tác dụng phụ
Corticoisteroid D

ễ sử dụng, tác
dụng nhanh
Teo da, giãn m
ạch,
ức chế thư
ợng thận,
dễ tái phát.
Calcipotriene Dung nạp tốt Có th
ể gây kích ứng
da, tăng canxi máu.
Anthralin Ch
ỉ thoa 1 lần
trong ngày
Nhuộm màu da, k
ích
ứng da
Tar Có thể dùng ph
ối
h
ợp với quang trị
Nhuộm m
àu da,
chàm ti
ếp xúc, có
liệu mùi.
Acid salicylic R
ẻ tiền, dễ sử
dụng
Hi
ệu quả thấp, thoa

nhi
ều lần, kích ứng
da.
Tazarotene Có th
ể thoa ở
mặt và da non
Có th
ể sinh quái thai,
kích ứng da
VI. Quang trị liệuBảng 2: Quang trị liệu
Ưu điểm Tác dụng phụ
UVB
(Goeckerman)
Kh
ỏi bệnh kéo
dài, t
ỉ lệ sạch
thương tổn cao.
Tổn th
ương da do
ánh sáng, phát ban
ánh sáng đa d
ạng,
tăng nguy cơ l
ão hóa
và ung thư da.
PUVA Khỏi bệnh nhanh

Tổn th
ương da do

án
h sáng, lão hóa da
sớm, tăng nguy cơ
VIII. Một số tuốc mới trong điều trị vẩy nến
Bảng 4: Các thuốc sinh học mới

Cơ chế tác động
Thuốc

Tế bào T hoặc tế bào trình diện kháng nguyên
Alefacept
Efalizumab (anti-CD11a)
OKTcdrα (anti-CD4)
CTLA4-Ig
Denileukin diftitox
(DAB389-IL2)

Cytokine
Infliximab (anti TNF-α)
Etanercept (anti TNF-α)
Adalimumab (anti TNF-α)
IL-10
Onercept (anti TNF-α)
Anti-IL-12
IL-4
IL-11
Alefaceft:
Alefaceft là một protein tái kết hợp, bao gồm đoạn tận cùng IFA-3 (kháng nguyên
liên quan chức năng bạch cầu) và đoạn Fc của IgGI của người. Thuốc này được
Cơ Quan Thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) công nhận trong điều trị vẩy nến

mảng trung bình và nặng vào tháng 1/2003.
Alefaceft ngăn chặn sự tương tác giữa LFA-3 (kháng nguyên liên quan chức năng
bạch cầu) nằm trên tế bào nhận diện kháng nguyên và CD2 nằm trên tế bào T bằng
cách ức chế cạnh tranh. Điều này giúp ngăn cản sự dẫn truyền các tín hiệu đồng
kích thích giữa tế bào nhận diện kháng nguyên và tế bào T.Alefaceft còn có tác
dụng ức chế miễn dịch. Alefaceft ức chế sự tăng sinh hoạt hóa của tế bào T nhớ
bằng cách ức chế sự tương tác giữa LFA-3 và CD2, đồng thời gây sụt giảm lượng
tế bào T qua mối liên kết giữa tế bào T và tế bào killer tự nhiên.
Alefaceft có hiệu quả trong điều trị vẩy nến trung bình đến nặng (> 10% diện tích
bề mặt cơ thể). Liều trung bình là 15 mg/tuần (tiêm bắp) trong 12 tuần. Có thể
điều trị đợt 2 nhưng thời gian giữa 2 đợt tối thiểu là 12 tuần.
Bệnh nhân cần được đếm lượng CD4 trước khi điều trị và mỗi tuần trong lúc điều
trị. Nếu CD4 < 250 tế bào/mL, thuốc phải được ngưng cho đến khi CD4>250 tế
bào/mL. Nếu CD4 < 250 tế bào/mL liên tục trong 4 tuần, alefaceft phải được
ngưng lâu dài.
Không có tác dụng phụ nghiêm trọng cũng như nhiễm trùng cơ hội hay nhiễm độc
cơ quan được báo cáo trong các nghiên cứu.
Efalizumab
Efalizumab là một kháng thể đơn clon IgG1 được nhân hóa trực tiếp chống lại bán
đơn vị CD11a trong LFA-1. Efalizumab được điều chế từ tế bào buồng trứng
chuột đồng Trung Quốc và được nhân hóa nhằm làm giảm tính sinh miễn dịch.
Thuốc này được FDA công nhận trong điều trị vẩy nến vào tháng 10/2003.
LFA-1 nằm trên tế bào T và có chức năng như một phân tử kết dính. LFA-1 gồm
có hai bán đơn vị: CD18 và CD11a, LFA-1 đóng vai trò quan trọng trong việc bắt
giữ tế bào T và keratinocyte và tế bào nội mô.
Efalizumab ngăn chặn sự kết hợp giữa LFA-1 với ICAM-1 (phân tử kết dính gian
bào) do tác động trực tiếp lên LFA-1 từ đó ngăn cản dòng thác dẫn truyền tín hiệu
đến LFA-1 và mất đi chức năng bạch cầu.
Efalizumab được tiêm dưới da, 1 lần/tuần. Liều khởi đầu là 0,7 mg/kg và sau đó
liều liên tục mỗi tuần là 1 mg/kg.

Thời gian bắt đầu có tác dụng và cải thiện lâm sàng đối với Efalizumab thường
sớm khoảng 14 ngày. Nhiều nghiên cứu cho thấy điều trị Efalizumab liên tục rất
có lợi trong việc duy trì và cải thiện đáp ứng của bệnh. Tình trạng tái phát thường
xuất hiện khoảng 2 tháng sau khi ngưng điều trị và có khoảng 5% bệnh nhân có
hiện tượng “rebound”.
Thuốc thường được dung nạp tốt, tác dụng phụ thường gặp nhất là hội chứng
giống cúm, nhức đầu, lạnh run, sốt, buồn nôn.
Etanerceft
Etanerceft là một phân tử tái kết hợp bao gồm thụ thể TNF-ap75 của người (yếu tố
hoại tử khối u) và đoạn Fc của IgG1 của người. Etanerceft là một protein hợp chất
nhị trùng được điều chế từ tế bào buồng trứng chuột đồng Trung Quốc và được
công nhận trong điều trị viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vẩy nến và viêm cứng
cột sống.
Etanerceft hoạt động như một chất ức chế TNF-α bằng cách kết hợp và bất hoại
TNF-1, qua đó ngăn cản sự tương tác với các thụ thể bề mặt tế bào.
Liều Etanerceft đối với người lớn là 50 mg/kg/tuần. Đối với bệnh nhi bị viêm
khớp dạng thấp vị thành niên (4-17 tuổi), liều Etanerceft là 8,8 mg/kg/tuần (tối đa
50 mg/kg/tuần). Thuốc được sử dụng qua tiêm dưới da nên bệnh nhân có thể tự
tiêm. Liều dùng có thể 1 lần/tuần hoặc 2 lần/tuần. Vị trí thường nhất trong tiêm
dưới da gồm bụng, đùi và cánh tay. Để giảm thiểu phản ứng ở vị trí tiêm thuốc,
bệnh nhân nên tiêm mỗi vị trí cách nhau 1 inch và cách bên.
Tác dụng phụ thường gặp nhất gồm phản ứng nơi tiêm tạm thời và nhẹ, nhiễm
trùng hô hấp trên, nhức đầu và viêm mũi.
Các thuốc kháng TNF-a có thể gây ảnh hưởng đến thần kinh và làm nặng thêm
hoặc gây khởi phát suy tim sung huyết. Vì vậy, khi các dấu hiệu và triệu chứng
mới của thần kinh cũng như suy tim sung huyết xuất hiện, bệnh nhân phải ngưng
ngay các thuốc kháng TNF-a.
Infliximab
Infliximab là một kháng thể đơn nhân chuột-người gắn kết và ức chế hoạt động
của TNF-a. Thuốc này được công nhận trong điều trị viêm khớp dạng thấp và

bệnh Crohn. Giống như các thuốc kháng TNF-a khác. Infliximab cũng có hiệu quả
trong điều trị vẩy nến và viêm khớp vẩy nến. Liều thường sử dụng từ 5-10
mg/kg/tuần (tiêm tĩnh mạch). Các tác dụng phụ không mong muốn gồm nhiễm
trùng, nhức đầu, chóng mặt, đỏ bừng, ảnh hưởng tiêu hóa, chức năng gan bất
thường và mệt. Infliximab gây ly giải tế bào qua trung gian bổ thể nên xét nghiệm
IDR cần được thực hiện ở tất cả bệnh nhân điều trị bằng thuốc này.
Adalimunab
Adalimunab là một kháng thể đơn clon IgG1 người trực tiếp kháng lại TNF-1
ngăn chặn sự tương tác của các thụ thể bề mặt tế bào P55 và P75. Adalimunab còn
gây ly giải tế bào với sự hiện diện của bổ thể. Thuốc này được FDA công nhận
trong điều trị viêm khớp dạng thấp vào tháng 12/2002.
Liều của Adalimunab trong điều trị viêm khớp dạng thấp ở người lớn là 40 mg,
tiêm dưới da, cách tuần. Giống như infliximab, những bệnh nhân điều trị với
adalimunab nên được xét nghiệm IDR. Adalimunab có thể sử dụng một mình hoặc
kết hợp với methotrexate trong điều trị viêm khớp dạng thấp. Hiện nay, hiệu quả
của thuốc này trong điều trị vẩy nến và viêm khớp vẩy nến còn đang được nghiên
cứu.
Pimecrolimus (SDZ-AZM-981)
Pimecrolimus là một dẫn xuất ascomycin của macrolactam đang được nghiên cứu
trong điều trị các bệnh da do viêm.
Các dẫn xuất ascomycin đại diện cho một nhóm macrolactam kháng viêm mới.
Pimecrolimus phá vỡ dòng dẫn truyền tính hiệu của nội bào của thụ thể tế bào T
bằng cách ức chế sự hoạt hóa và sự tăng sinh tế bào T.
Pimecrolimus với dạng kem 1% có hiệu quả và dung nạp tốt trong điều trị chàm
thể tạng ở trẻ con và người lớn. Dạng thuốc bôi và uống của pimecrolimus đang
được nghiên cứu nhiều trong điều trị vẩy nến và bước đầu có hiệu quả tốt.
Rosiglitazone
Rosiglitazone maleate là một thiazolidinedione uống được Hoa Kỳ công nhận
trong điều trị đái tháo đường loại 2 và hiện đang được nghiên cứu trong điều trị
vẩy nến. Thuốc này là một đồng vận mạnh và chọn lọc của PPAR-g (thụ thể hoạt

hóa yếu tố tăng sinh peroxisome). Chất này có tác dụng ức chế sản xuất cytokine
và thúc đẩy sự biệt hóa tế bào.
Tazarotene
Tazarotene là một retinoid, gần đây được công nhận trong điều trị vẩy nến mảng
với dạng uống. Tazarotene chuyển hóa thành chất hoạt động, acid tazarotenic và
có thời gian bán hủy từ 7 – 12 giờ. Vì vậy, tazarotene có thể là thuốc thay thế an
toàn trong điều trị vẩy nến bằng retinoid hệ thống đối với những phụ nữ ở tuổi
sinh đẻ.
IX. Kết luận
Vẩy nến là một bệnh do phản ứng miễn dịch gây viêm. Các thuốc ức chế miễn
dịch hiện nay có hiệu quả trong việc kiểm soát vẩy nến đến một mức độ nhất định
nhưng cũng còn nhiều bất lợi như độc tính cao và dễ tái phát khi ngưng điều trị.
Thế hệ điều trị mới tập trung chủ yếu vào các mục tiêu chuyên biệt trong phản ứng
miễn dịch qua trung gian tế bào. Chúng ta có thể hy vọng trị liệu như thế sẽ giúp
bệnh nhân dung nạp tốt hơn và không còn những tác dụng phụ nghiêm trọng như
độc gan, độc thận và ức chế tủy.
Tài liệu tham khảo
1. Alice B.Gottlieb. Etanercept for the treatment of psoriasis and psoriatic arthritis.
Dermatologic Therapy, Vol.17, 2004, 401 – 408.
2. Craig L. Leonardi. Efalizumab in the treatment of psoroasis. Dermatologic
Therapy, Vol. 17,2004, 393 – 400.
3. Emmilia Hodak, Michadl David. Alefacept: areview of the litarature and
practical guidelines for management. Dermatologic Therapy. Vol. 17, 2004. 383 –
392.
4. Laura S. Winterfield, Alan Menter. Infliximab. Dermatologic Therapy, Vol.17,
2004, 409 – 426.
5. Toral Patel, Kenneth B.Gordon. Adalimumab: efficacy and safety in psoriasis
and rheumatoid arthritis. Dermatologic Therapy, Vol. 17, 2004, 427 – 431.
W.Sterry, J.Barker, W.H.Boehncke, J.D.Bos, S.Chimenti. Biological therapies in
the Systemic management of psoriasis: International. Consensus Conference.

British Journal of Dermatology 2004; 151 (Suppl. 69): 3-17
BS. Hoàng Văn Minh – BS. Võ Quang Đỉnh
Bộ môn Da liễu - Đại học Y dược TP.HCM

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×